Hoạt động dạy và học đạt kết quảcao nhất khi có sựhợp tác, tương tác giữa người dạy và
người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vậy làm thếnào đểluôn có được sựtương tác
hiệu quảgiữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học? Đểlàm được điều đó, trước tiên
chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả. Một trong những phương tiện giao tiếp
hiệu quảtrong lớp học đó là việc đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Vật lý. Bởi, Vật lý là một
môn học thực nghiệm, nghiên cứu sựvận động của thếgiới vật chất, vì vậy cần có sựtưduy,
tưởng tượng và sựsáng tạo của học sinh.
Gần đây, các đềtài vềlĩnh vực đặt câu hỏi trong dạy học ởViệt Nam cũng được nghiên
cứu sâu rộng. Tiêu biểu là các hoạt động nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN
với nội dung “Dạy học với câu hỏi hiệu quả”. Các nhà giáo dục của chương trình Dạy học cho
tương lai của Intel nhấn mạnh vai trò của đặt câu hỏi: “Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp
dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp đểkích thích tư
duy của học sinh và thu hút các em vào các cuộc thảo luận hiệu quả”. Nghệthuật đặt câu hỏilà
một trong những kỹnăng cơbản của giáo viên trong quá trình dạy học.
Trên thếgiới, người nghiên cứu sâu đến vấn đề“câu hỏi hiệu quảcao trong dạy học” là
Ivan Hannel. Ông là tác giảcủa cuốn sách “ Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quảtrong dạy học”.
Nối tiếp nghiên cứu của cha mẹông trước đó 10 năm, Ông đã đưa ra một lý thuyết gần nhưhoàn
chỉnh vềcách đặt câu hỏi hiệu quảcao trong dạy học. Ông khẳng định “ Đặt câu hỏi hiệu quả
cao là cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập”. Ông đưa ra đầy đủ
các tác dụng, các quy tắc và các bước đặt câu hỏi hiệu quảtrong dạy học.
Ý tưởng của Ivan Hannel đã được sửdụng khá rộng rãi, hiệu quả ởnhiều nước. Ý tưởng
này cũng đã bắt đầu được nghiên cứu tới ởViệt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa
có những ứng dụng cụthể, rõ nét ý tưởng này trong quá trình dạy học.
Tất cảnhững khía cạnh trên đã thôi thúc nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
về đềtài “Sửdụng câu hỏi hiệu quảcao trong dạy học Vật lý, áp dụng cho bài Lăng kính và thấu
kính mỏng - Chương trình Vật lý 11 ban cơbản”. Với mong muốn đóng góp một cách thức sử
2
dụng triệt để, sáng tạo ý tưởng của Ivan Hannel trong quá trình dạy học Vật lý ởphổthông. Từ
đó nâng cao hiệu quảcủa các giờdạy vậy lý ởtrường phổthông.
13 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học vật lý áp dụng cho bài lăng kính và thấu kính mỏng chương trình vật lý 11 ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ CAO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
ÁP DỤNG CHO BÀI LĂNG KÍNH VÀ THẤU KÍNH MỎNG
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN
Sinh viên: Trương Thị Chinh, Phùng Thị Nhàn, Đinh Văn Thiên
Lớp: QH-2007-S Sư phạm Vật lý
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thái Hưng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác, tương tác giữa người dạy và
người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vậy làm thế nào để luôn có được sự tương tác
hiệu quả giữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học? Để làm được điều đó, trước tiên
chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả. Một trong những phương tiện giao tiếp
hiệu quả trong lớp học đó là việc đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Vật lý. Bởi, Vật lý là một
môn học thực nghiệm, nghiên cứu sự vận động của thế giới vật chất, vì vậy cần có sự tư duy,
tưởng tượng và sự sáng tạo của học sinh.
Gần đây, các đề tài về lĩnh vực đặt câu hỏi trong dạy học ở Việt Nam cũng được nghiên
cứu sâu rộng. Tiêu biểu là các hoạt động nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN
với nội dung “Dạy học với câu hỏi hiệu quả”. Các nhà giáo dục của chương trình Dạy học cho
tương lai của Intel nhấn mạnh vai trò của đặt câu hỏi: “Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp
dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư
duy của học sinh và thu hút các em vào các cuộc thảo luận hiệu quả”. Nghệ thuật đặt câu hỏi là
một trong những kỹ năng cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học.
Trên thế giới, người nghiên cứu sâu đến vấn đề “câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học” là
Ivan Hannel. Ông là tác giả của cuốn sách “ Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học”.
Nối tiếp nghiên cứu của cha mẹ ông trước đó 10 năm, Ông đã đưa ra một lý thuyết gần như hoàn
chỉnh về cách đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học. Ông khẳng định “ Đặt câu hỏi hiệu quả
cao là cách thức giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập”. Ông đưa ra đầy đủ
các tác dụng, các quy tắc và các bước đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học.
Ý tưởng của Ivan Hannel đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu quả ở nhiều nước. Ý tưởng
này cũng đã bắt đầu được nghiên cứu tới ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa
có những ứng dụng cụ thể, rõ nét ý tưởng này trong quá trình dạy học.
Tất cả những khía cạnh trên đã thôi thúc nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
về đề tài “Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý, áp dụng cho bài Lăng kính và thấu
kính mỏng - Chương trình Vật lý 11 ban cơ bản”. Với mong muốn đóng góp một cách thức sử
2
dụng triệt để, sáng tạo ý tưởng của Ivan Hannel trong quá trình dạy học Vật lý ở phổ thông. Từ
đó nâng cao hiệu quả của các giờ dạy vậy lý ở trường phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
• Nghiên cứu quy tắc, các bước sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
• Áp dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài Lăng kính và Thấu kính mỏng trong
chương trình Vật lý 11 cơ bản.
• Dạy thực nghiệm hai bài trên sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, đối chứng kết quả đánh
giá tính hiệu quả của câu hỏi hiệu quả cao. Từ đó nêu quan điểm về sử dụng lý thuyết
câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel trong dạy học Vật lý.
3. Đối tượng nghiên cứu
• Câu hỏi hiệu quả cao, phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học.
• Quy trình đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
4. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 11A, 11D, 11H và 11I trường THPT Chuyên Ngoại ngữ -Trường ĐHNN.
5. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng cho bài “Lăng kính” và “Thấu kính mỏng” – Vật lý 11 Cơ bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
• Trình bày một ý tưởng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel – một vấn đề
đang được nghiên cứu sâu rộng tại trường Đại học Giáo Dục.
• Đề tài đóng góp vào các phương pháp dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp Nghiên cứu lý thuyết.
‐ Nghiên cứu tài liệu phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel, hệ
thống hóa các khái niệm, các quan điểm và các cách thức đặt câu hỏi.
‐ Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách tham khảo, internet các phương pháp giảng
dạy có sử dụng câu hỏi hiệu quả.
• Phương pháp thực nghiệm.
‐ Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học
Vật lý. Áp dụng cho hai bài Lăng kính và Thấu kính mỏng.
‐ Thực hiện giảng dạy bằng 2 phương pháp để kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó.
• Phương pháp điều tra và phỏng vấn sâu.
Thực hiện ngay sau các tiết dạy, nhằm xem xét quan điểm người học có thấy hiệu quả
hơn so với phương pháp giảng dạy thông thường hay không.
• Phương pháp phân tích tổng hợp , xử lý số liệu.
‐ Phân tích và tổng hợp các ý kiến đánh giá, nhằm đưa ra tính hiệu quả của việc áp
dụng đó vào dạy học vật lý ở trường THPT.
3
‐ Từ đó đề xuất những giải pháp áp dụng để phát huy hiệu quả sử dụng câu hỏi trong
dạy học.
TỔNG QUAN
1. Tính thời sự
Câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel đang được nghiên cứu tại các trường đại học tại Việt
Nam, tiêu biểu tại Trường đại học Giáo Dục – ĐHQGHN. Nhưng việc nghiên cứu lý thuyết của
Ivan Hannel vẫn chưa được triệt để và có tính phổ thông. Với nghiên cứu sử dụng câu hỏi hiệu
quả cao trong dạy học Vật lý – một vấn đề mới mẻ tại Việt Nam hiện nay, các tác giả đề tài tập
trung các vấn đề sau :
• Nghiên cứu quy tắc, các bước sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý.
• Áp dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học bài Lăng kính và Thấu kính mỏng trong
chương trình Vật lý 11 cơ bản.
• Dạy thực nghiệm hai bài trên sử dụng câu hỏi hiệu quả cao, đối chứng kết quả đánh
giá tính hiệu quả của câu hỏi hiệu quả cao. Từ đó nêu quan điểm về sử dụng lý thuyết
câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hanel trong dạy học Vật lý.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Câu hỏi hiệu quả cao.
Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết học. Câu hỏi trong dạy học chính là vấn đề giáo
viên đặt ra trên cơ sở logic bài dạy, yêu cầu học sinh thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có
nhằm hoàn thành mục tiêu bài học.
Câu hỏi trong dạy học có vai trò cực kỳ quan trọng: tạo môi trường giao tiếp; tạo môi
trường học tập; là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu
hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học.
Thuyết phân loại của Bloom thường gắn kết với chiến lược đặt câu hỏi. Nhưng có ít giáo
viên có thể áp dụng được những kiến thức đó khi hỏi học sinh. Đi tiếp con đường của cha mẹ
ông, Ivan Hannel đã ứng dụng thành công phân loại Bloom vào việc đặt câu hỏi hiệu quả cao,
đặt tên là HEQ.
Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về
HEQ như sau:
- Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học là câu hỏi hướng tới sự phát triển khả năng tư
duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường dạy học và có sự
liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học nhằm hình thành nên các khái niệm hoàn
chỉnh (đáp ứng yêu cầu mục đích người học)
- Câu hỏi hiệu quả cao là một hệ thống các câu hỏi cho một bài học, được đặt ra theo
các bậc nhận thức Bloom; nhằm mục đích hình thành và phát triển khả năng tư duy
phê phán và sáng tạo cho người học.
2.2. Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi.
Câu hỏi hiệu quả cao theo Ivan Hannel được xác định bởi các yếu tố:
- Chất lượng câu hỏi, mục đích của câu hỏi do người dạy đặt ra cho học sinh.
4
- Chất lượng câu trả lời của học sinh: Có 3 tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời của một học
sinh cho một câu hỏi: Mức đặc trưng/cụ thể; Sự hoàn thiện ; Sự đánh giá/minh chứng.
- Mức độ hứng thú với các câu hỏi và cuối cùng là mức độ kiến thức học sinh thu nhận
được sau tiết học.
Vì vậy, câu hỏi hiệu quả cao không chỉ là một câu hỏi độc lập mà đó là một hệ thống các
câu hỏi. Hệ thống câu hỏi này kích thích được khả năng tư duy phê phán sáng tạo của người học.
2.3. Quy tắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel.
Theo Ivan Hannel, việc đặt câu hỏi được xây dựng dựa trên 7 quy tắc. Các quy tắc này dựa
trên những đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường dạy học.
Quy tắc 1: Học sinh đến trường là để học tập và chúng bắt buộc phải học.
Nếu chúng ta chỉ lên lớp và mong đợi các học sinh của mình tự giác tham gia vào bài học
thì đó là một sai lầm. Nếu không phải tồn tại các kỳ thi thì có lẽ học sinh tới trường chỉ để gặp
mặt chuyện trò.
Vì vậy giáo viên hãy tương tác và hỏi tất cả các em học sinh trong lớp dù chúng giơ tay
hay không giơ tay.
Quy tắc 2: Học sinh là những người chưa được giáo dục, rèn luyện đầy đủ, chứ không phải thiếu
đầu óc suy nghĩ; chúng không hoạt động chứ không phải đã chết!
Theo thống kê , 90% học sinh có một bộ óc khoẻ mạnh, có thể tham gia hoạt động ở
mức chấp nhận được hay ở mức cao trong các hoạt động mang tính học thuật. Do đó hãy hỏi học
sinh cùng một lượng câu hỏi có chất lượng như nhau; chọn câu hỏi rồi chọn học sinh trả lời.
Qui tắc 3: Chúng tôi cho rằng chiều sâu của câu hỏi tạo ra những kết quả khác nhau.
Mục đích của việc đặt câu hỏi hiệu quả là kích thích tư duy phê phán của học sinh. Kết quả của
hoạt động tư duy phê phán thể hiện khác nhau tùy theo chất lượng câu hỏi đặt ra. Vì vậy hỏi
nhiều câu hỏi và cố tránh kể chuyện, gợi ý, giúp đỡ hay những hình thức dạy học không đặt câu
hỏi khác.
Quy tắc 4: Sự chứng minh cũng quan trong như câu trả lời được đưa ra.
Để thực hiện nguyên tắc này giáo viên hãy đề nghị học sinh đánh giá câu trả lời của bạn ,
đưa ra lí do cho câu trả lời của mình
Quy tắc 5: Duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực và thúc đẩy nó.
Nguyên tắc này không chỉ được lưu ý trong các giờ học sử dụng câu hỏi mà còn cần chú
ý với tất cả các phương pháp dạy học, nghĩa là tạo được sự chú ý và duy trì hứng thú của học
sinh trong suốt giờ học.
Hãy hỏi với giọng trung tính, khẳng định, tránh câu hỏi cường điệu.
Quy tắc 6: Đặt câu hỏi có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên
Một câu hỏi ngẫu nhiên có thể không đúng hay không phù hợp với hệ thống câu hỏi của
bài học làm cho sự hình thành kiến thức của học sinh thêm khó khăn
5
Do vậy giáo viên không nên hỏi vì mục đích suy đoán.
Quy tắc 7: Khi học sinh trả lời "Em không biết" đa phần là một cách trốn tránh sự tham gia vào
bài học.
Hãy hỏi 1 - 3 hay nhiều câu hỏi hơn thế sau khi nhận được câu trả lời "Em không biết".
2.4. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel.
Bước 1: Đặt tên (ứng với bậc 1: nhớ của phân loại Bloom)
- Thao tác đầu tiên của tư duy có phê phán trong HEQ là đặt tên, xác định hay tìm thông
tin chính trong các nội dung.
- Đây là một kỹ năng tư duy bậc thấp.
Ví dụ: Các em đã đọc được gì về bài học ngày hôm nay của chúng ta?
Bước 2: Liên kết (ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
Bước 2 trong trật tự đặt câu hỏi là yêu cầu học sinh liên kết, suy luận, so sánh, đối chiếu
và nhận ra những sự rời rạc trong nội dung.
Do đó, bước 2 là bước liên kết các chương, phần, mục.
Ví dụ: Vì sao ta tính toán được như vậy với vật lý ?
Bước 3: Thứ tự, trật tự, phân loại, nhóm họp, tóm tắt trước và tổng hợp
(ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)
Các câu hỏi trong bước 3 yêu cầu học sinh sắp xếp theo thứ tự, trật tự,phân loại hay tóm
tắt trước một loạt các ý hay một phần nội dung.
Ghi chú: Ba bước đầu tiên trong 7 bước giúp cho học sinh đi từ bước cơ bản đặt tên cho các ý
đến kết hợp cả chu trình hay các quá trình. Một cách khác để kết hợp là đi từ bộ phận đến tổng
thể.
Bước 4 (ứng với bậc 2 Áp dụng của phân loại Bloom)
Bước 4 áp dụng cho việc giúp học sinh giải mã, hiểu hay đơn giản tìm ra một câu hỏi kiểm
tra viết hỏi gì. Trong khi bước 1, 2 và 3 nhằm vào nội dung của bài học, bước 4 được áp dụng
khi bạn gặp phải các câu hỏi kiểm tra viết, câu hỏi ôn tập.
Bước 5: Mã hóa, trả lời
(Ứng với bậc 2: Áp dụng của phân loại Bloom)
6
Trong bước 5 học sinh được đề nghị lựa chọn hay trả lời cho các câu hỏi viết mà các em đã
giải mã trong bước 4. Nếu bước 4 là "câu hỏi muốn hỏi gì và tại sao bạn cho là như thế?" Thì
bước 5 là "câu trả lời của bạn là gì và tại sao bạn lựa chọn câu trả lời đó?”
Bước 6: Áp dụng, chẩn đoán, dự án và khái niệm hóa
(Ứng với bậc 3: Áp dụng của phân loại Bloom)
Bước 6 là yêu cầu học sinh áp dụng, dự đoán, thay đổi hay sử dụng những gì đã được học
trong bài học vào một hoàn cảnh mới và khác biệt. Một vài ví dụ mẫu về các câu hỏi trong bước
6 là:
- Bạn sử dụng điều này trong một ngữ cảnh khác như thế nào?
- Bạn sẽ áp dụng phần kiến thức này cho cuộc sống của riêng bạn ra sao?
Bước 7: Tóm tắt và kết luận
(Ứng với bậc 4: Tổng hợp và bậc 5: Đánh giá của phân loại Bloom)
Bước 7 yêu cầu học sinh làm một bản tóm tắt cuối cùng về những gì các em đã học trong
bài học hay trong tiết học. Bước 7 có thể nói đơn giản là hỏi học sinh "Các em có hiểu gì trong
tiết học ngày hôm nay?". Mục tiêu của bước 7 là tóm tắt nội dung đã cho và khiến học sinh nhận
ra sự liên kết giữa các kiến thức đã học.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Áp dụng soạn câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý
Với việc sử dụng ý tưởng về đặt câu hỏi hiệu quả cao của Ivan Hannel, nhóm nghiên cứu
đã có một phương pháp luận để có thể nghiên cứu, áp dụng xây dựng quy trình đặt câu hỏi hiệu
quả cao cho dạy học Vật lý nói riêng.
Việc dạy học Vật lí và các phương pháp dạy học Vật lí được chia theo các nội dung của
bài học như: dạy khái niệm Vật lý, dạy các đại lượng Vật lý, dạy các định luật Vật lý, dạy các
thuyết Vật lý, dạy ứng dụng kĩ thuật của Vật lý, dạy bài tập Vật lý, dạy thí nghiệm Vật lý. Mỗi
nội dung có những đặc trưng đặc thù riêng về phương pháp dạy.
1.1. Dạy học các khái niệm Vật lý
Sử dụng phương pháp cho học sinh quan sát các hiện tượng Vật lý. Vì vậy, theo nhóm
nghiên cứu phần đầu này chúng ta sử dụng các câu hỏi bước 1, 2, 3.
Các khái niệm vật lý được hình thành và hoàn thiện dần theo bậc học. Học sinh ngày
càng hiểu rõ nội hàm của các khái niệm. Do đó phần này có thể sử dụng câu hỏi bước 6,7.
1.2. Dạy học các đại lượng Vật lý
Một đại lượng Vật lý bao giờ cũng có mối quan hệ với các đại lượng khác bằng một công
thức toán cụ thể. Do vậy, phần này sử dụng chủ yếu câu hỏi bước 4,5.
1.3. Dạy học các định luật Vật lý
Tổ chức quá trình dạy học nhằm hình thành ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề.
Hình thức dạy học Cách giải quyết
Bậc CH được áp
dụng
7
Nêu vấn đề
Đưa ra các nhận định ban đầu, những thí
nghiệm có vấn đề để cho học sinh phán đoán,
tìm hiểu, xem xét, đánh giá.
Dùng câu hỏi
bậc 1,2 vào
phần này.
Giải quyết vấn đề
Tiến hành các công việc có liên quan đến
những ý tưởng trong phần nêu vấn đề.
Tiếp tục đưa ra
câu hỏi bậc 2.
Tổng kết Tóm lược lại các vấn đề đã được thực hiện.
Áp dụng chủ
yếu là câu hỏi
bậc 3.
Áp dụng
- Áp dụng đặt câu hỏi cho các bài tập sử
dụng định luật.
- Với phần ứng dụng thực tế.
Áp dụng các
câu hỏi bước
4, 5
Áp dụng CH
bước 6,7
1.4. Dạy học các thuyết Vật lý
Trong dạy học các học thuyết cần phải dần dần từng bước xây dựng cho học sinh những quan
điểm của học thuyết đó, quá trình thường theo các bước sau:
Hình thức dạy học Bậc CH được áp dụng
Tìm hiểu những cơ sở của thuyết Chúng ta sử dụng câu hỏi bước 1,2
Xây dựng hạt nhân của thuyết Chúng ta sử dụng câu hỏi bước 4,5,6,7
Vận dụng hạt nhân của thuyết:
Chú trọng vào khải năng dự đoán định tính
của học sinh do vậy sử dụng nhiều câu
bước 6,7.
1.5 Dạy học những ứng dụng kỹ thuật của Vật lý
Hình thức DH Cách giải quyết Bậc CH được áp
dụng
Bước 1 Cho học sinh quan sát thiết bị gốc (nếu có thể) .
trình bày các mục đích sử dụng của nó
Phần này sử
dụng câu hỏi chủ
yếu bước 1,2
Bước 2 Nghiên cứu cấu tạo của thiết bị gốc để đưa ra mô
hình của nó (có thể là mô hình hình vẽ hay mô
hình vật chất chức năng).
Chúng ta sử
dụng câu hỏi
bước 2, 3
Bước 3 Sử dụng mô hình để giải thích nguyên tắc hoạt
động của thiết bị trên cơ sở vận dụng các mối
quan hệ nhân quả và các mối quan hệ có tính quy
luật về Vật lí đã biết.
Sử dụng câu hỏi
bước 2,3,6,7
1.5. Dạy các bài tập Vật lý
8
Trong phần này chúng ta sử dụng các câu hỏi chủ yếu là bước 4, 5.
1.6. Dạy học thí nghiệm Vật lý
Trong phần dạy học các thí nghiệm, thường được lồng ghép trong các bài học Vật lý (trừ
tiết học Thực hành). Vì vậy chúng ta cũng thường dùng câu hỏi bước 1,2.
2. Các bước soạn giáo án Vật lý sử dụng câu hỏi hiệu quả cao
Các bước lập giáo án bài dạy sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài dạy (theo phân bậc nhận thức Bloom): nghiên cứu về
kiến thức nền của người học như thế nào? Đồng thời bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ
giáo dục đã ban hành cho chương trình Vật lý trung học phổ thông.
Thứ hai: Xác định logic kiến thức trong bài học (khi phân tích giáo án, ta phải đưa ra
được logic của bài học cho học sinh) chú ý: bám chặt vào đặc thù của từng nội dung một (khái
niệm,...) bám sát mục tiêu bài dạy. Đồng thời phải dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của trường
học.
Thứ ba: Xác định phương pháp dạy học (thí nghiệm, thuyết trình, hoạt động nhóm...) dựa
trên việc xác định được logic bài giảng.
Thứ tư: Xây dựng hệ thống câu hỏi HEQ sử dụng trong bài dạy tuân thủ các nguyên tắc ở
trên đồng thời phù hợp với logic và phương pháp đã lựa chọn.
Lưu ý: Theo lý thuyết HEQ chúng ta không thể nhảy bậc câu hỏi. Tuy nhiên khi ứng
dụng vào vật lý, chúng tôi thấy rằng, trong một tiết học Vật lý, có thể có rất nhiều nội dung được
truyền tải: như khái niệm; định lý; định luật. Vì vậy giáo viên không thể cứ tuân thủ 7 bước đặt
câu hỏi HEQ để dạy từng nội dung, mà phải biết kết hợp các nội dung trong từng bước câu hỏi
và kiến thức cần đạt tới phù hợp mục tiêu đã đặt ra.
3. Ví dụ về HEQ sử dụng trong dạy bài Lăng kính- lớp 11 Ban cơ bản
CH1: Có bạn nào biết vật cô đang cầm trên tay là dụng cụ gì không ? – Lăng kính.
CH2: Vậy có ai biết tác dụng của dụng cụ này không nhỉ ? – Phân tích ánh sáng.
CH3: Hãy nêu những hiểu biết của em về ánh sáng mặt trời ?
Ánh sáng mặt trời qua lăng kính sẽ thu được chùm sáng nhiều màu, hiện tượng này sẽ được
nghiên cứu rõ ở lớp 12, tuy nhiên để có thể hiểu tại sao lại có hiện tượng trên, chúng ta cùng đi
nghiên cứu về lăng kính.
CH4: Quan sát lăng kính cô cầm trên tay, hãy mô tả lăng kính?
Câu hỏi mở rộng: Nếu có một hộp nhựa hình lăng trụ tam giác rỗng, bên trong đổ đầy nước thì
có tạo nên một lăng kính không? Vì sao?
CH5: Chiếu xiên góc một chùm tia tới từ không khí vào mặt bên của lăng kính, có hiện tượng gì
xảy ra?
CH6: Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có cả tia tới, tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới,
hay chúng đồng phẳng? Vậy khi ta vẽ đường đi của một tia sáng qua lăng kính, ta có nên vẽ cả
lăng kính không? Mà nên vẽ như thế nào?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều đã biết về lăng kính?
Câu hỏi bước 1: C1, C2, C3
9
Câu hỏi bước 2: C4,C5,C6
Câu hỏi bước 3: C7
Câu hỏi bước 6: Câu hỏi mở rộng
4. Thực nghiệm và phân tích kết quả
Ứng dụng quy trình xây dựng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Vật lý và các bước lập
giáo án sử dụng câu hỏi hiệu quả cao ở trên, nhóm nghiên cứu đã soạn thảo giáo án bài Lăng
kính, bài Thấu kính mỏng (tiết 1). Sử dụng hai giáo án trên giảng dạy thực nghiệm đồng thời
giảng dạy với giáo án thường để đối chứng kết quả.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành giảng dạy tại 2 lớp thực nghiệm là lớp 11H và 11A, và 2
lớp đối chứng với phương pháp giảng dạy thông thường là lớp 11I và 11D trường THPT Chuyên
Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN.
Với điểm chú ý là chất lượng học sinh tại các lớp với chuẩn đầu vào là như nhau, không
có sự chênh lệch đáng kể về trình độ giữa các lớp. Và điểm tổng kết môn Vật lý của hai các lớp
học kỳ I năm học 2010 – 2011 là tương đương nhau. (tổng kết của học sinh thấp nhất tại 2 lớp là
7.4 và 7.5).
4.1. Kết quả điều tra phỏng vấn
Sau khi hai thành viên trong nhóm nghiên cứu là