Chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắkđang phát triển mạnh, số lượng đàn bò năm 2008 là 220.000 con
(Cục Thống kê Đắk Lắk, 2008). Tổng đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã
làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, các hộ chăn
nuôi đã sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò trong đó đặc biệt
là thân lá cây ngô sau thu ho ạch. Lượng thân cây ngô hằng năm ước tính có thể thu về là
994.109 tấn chất khô (Trương La và cs, 2008). Đây là nguồn thức ăn dồi dào, rẻ tiền có thể
dùng nuôi vỗ béo bò nhằm mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Sử
dụng tốt nguồn phụ phẩm này là một trong những biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt thức
ăn cho đàn bò hiện nay. Tuy nhiên, thân cây ngô có hàm lượng xơ cao (34,44%) (Trương La
và cs, 2008) đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Do đó, muốn sử dụng nguồn phụ
phẩm này một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng lượng và
protein như rỉ mật, bột ngô, hạt bông, khô dầu lạc…
5 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch để nuôi vỗ béo bò Laisind Tại Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ...
29
SỬ DỤNG THÂN CÂY NGÔ SAU THU HOẠCH ĐỂ NUÔI VỖ BÉO
BÒ LAISIND TẠI ĐẮK LẮK
Trương La1, Vũ Văn Nội2 và Trịnh Xuân Cư2
1Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
2 Viện Chăn nuôi Quốc gia
*Tác giả liên hệ: Trương La - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
Tel: (0500) 3862790/0913.411.442; Email: trlanlntn@gmail.com.
ABSTRACT
Using maize stover for fattening Laisind cattle in Daklak province
Twenty four young males cattle aging approximately 18 months old were used for an experiment to examine the
Average Daily Gain (ADG), Feed Conversion Ratio (FCR) and economic efficiency of cattle fattened by diets of
maize stover and other ingredients. The experimental animals were allocated into 3 groups and offered diets
containing maize stover at a rate of 5; 15 and 25% dietary dry matter for a period of 84 days.
The results showed that the ADG of cattle in group 1 was 0,738 kg/head/day and group 2 was 0,735 kg/head/day and it
was higher than that of group 3 (0,658 kg/head/day). Conversely, FCR of cattle in group 1 (7,51 kg DM/kg gain) and
group 2 (7,66 kg DM/kg gain) was lower than that of group 3 (8,94 kg DM/kg gain). The income from fattening
beef cattle by diets containing 5 and 15% was higher than that of diet containing 25% maize stover.
Key words: Maize stover, Laisind young male , fattening.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắk đang phát triển mạnh, số lượng đàn bò năm 2008 là 220.000 con
(Cục Thống kê Đắk Lắk, 2008). Tổng đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã
làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, các hộ chăn
nuôi đã sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò trong đó đặc biệt
là thân lá cây ngô sau thu hoạch. Lượng thân cây ngô hằng năm ước tính có thể thu về là
994.109 tấn chất khô (Trương La và cs, 2008). Đây là nguồn thức ăn dồi dào, rẻ tiền có thể
dùng nuôi vỗ béo bò nhằm mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Sử
dụng tốt nguồn phụ phẩm này là một trong những biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt thức
ăn cho đàn bò hiện nay. Tuy nhiên, thân cây ngô có hàm lượng xơ cao (34,44%) (Trương La
và cs, 2008) đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Do đó, muốn sử dụng nguồn phụ
phẩm này một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng lượng và
protein như rỉ mật, bột ngô, hạt bông, khô dầu lạc…
Nhằm sử dụng có hiệu quả thân cây ngô sau thu hoạch để vỗ béo bò, chúng tôi đã tiến hành
thí nghiệm:“Sử dụng thân cây ngô sau thu hoạch để nuôi vỗ béo bò Laisind tại Đắk Lắk”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng 24 bò đực Laisind từ 18 tháng tuổi, chia 3 lô đồng đều về khối lượng và tuổi. Bò ở 3
lô thí nghiệm cho ăn theo 3 khẩu phần tương ứng (khẩu phần 1; 2 và 3) có tỉ lệ thân cây ngô
khác nhau trong thành phần. Thức ăn vỗ béo gồm thân cây ngô, rỉ mật, bột ngô, bột sắn, hạt
bông, khô dầu lạc, urê và khoáng premix.
Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm tiến hành tại huyện Eakar (Đắk Lắk) từ 12/2007 - 4/2008.
Thành phần hoá học và khẩu phần thí nghiệm như sau:
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
30
Bảng 1. Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm (% chất khô)
TT Loại thức ăn Chất khô Protêin thô Mỡ thô Xơ thô Khoáng tổng số
1 Thân cây ngô 91,15 5,87 0,70 34,41 5,35
2 Bột ngô 89,33 8,23 3,64 2,35 1,28
3 Bột sắn 86,14 4,05 0,87 2,21 1,8
4 Rỉ mật 70,80 8,60 0,32 - -
5 Hạt bông 87,13 21,68 16,79 25,12 3,84
6 Khô dầu lạc 85,79 43,71 12,60 5,61 4,34
Bảng 2. Công thức thức ăn thí nghiệm (%)
Loại thức ăn (%) Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3
Rỉ mật 46 36 30
Bột ngô 0 10 16
Bột sắn 25 15 5
Thân cây ngô sau thu hoạch 5 15 25
Hạt bong 11 11 11
Khô dầu lạc 11 11 11
U rê 1 1 1
Premix khoáng 1 1 1
Tổng 100 100 100
*Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng trao đổi (MJ ME/kg CK) 8,72 8,74 8,62
Protêin thô (%) 12,45 12,60 12,76
Chất khô (%) 77,68 80,04 81,65
Bò được nuôi trong 12 tuần (84 ngày). Toàn bộ bò được tẩy giun sán và cho làm quen thức ăn
trong 10 ngày trước khi vỗ béo. Trong thời gian nuôi, bò được cho uống nước tự do. Thức ăn
cho ăn được chia làm 2 bữa, sáng vào lúc 8 giờ và chiều vào lúc 16 giờ.
Lượng thức thu nhận được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn
thừa của từng cá thể bằng cân đồng hồ.
Theo dõi khối lượng bò bằng cách cân bò 2 tuần một lần bằng cân điện tử Ruddweigh 200
(Australia).
Xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được được xử lý ANOVA một nhân tố trên phần mềm Excel và so
sánh các lô bằng phần mềm MSTATC.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tăng khối lượng của bò vỗ béo
Tăng trọng của bò vỗ béo được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1 cho thấy, khối lượng bò bắt đầu thí nghiệm là khá đồng đều (191,75 - 193,10kg/con).
Khối lượng lúc 84 ngày nuôi ở các lô 1; 2 và 3 tương ứng là 254,1; 253,5 và 248,4kg/con.
Tăng trọng của bò ở 3 lô có xu hướng đạt cao nhất ở tháng thứ nhất, tiếp đến là tháng thứ 2 và
thấp nhất là tháng thứ 3.
TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ...
31
Tăng trọng của bò ở lô 1 và lô 2 ở các thời điểm 28; 56 và 84 ngày là tương đương nhau
(P>0,05) và đều cao hơn lô 3. Tương ứng, tăng trọng bình quân cả giai đoạn vỗ béo của bò ở
lô 1 (khẩu phần có 5% thân cây ngô) đạt: 0,738kg/con/ngày tương đương với lô 2 (khẩu phần
có 15% thân cây ngô): 0,735kg/con/ngày và cả 2 lô này đều cao hơn bò ở lô 3 (khẩu phần có
25% thân cây ngô): 0,658kg/con/ngày.
Sở dĩ lô 3 cho tăng trọng thấp hơn lô 1 và lô 2 là do khi tăng tỉ lệ thân cây ngô ở khẩu phần 3
lên sẽ làm tăng hàm lượng xơ của khẩu phần này lên, vì thân cây ngô là loại phụ phẩm có hàm
lượng xơ cao. Do đó, gia súc phải sử dụng năng lượng nhiều hơn cho việc lên men lượng chất
xơ này. Vì vậy năng lượng cho tích luỹ sẽ giảm nên làm giảm tăng trọng của bò lở lô 3.
Bảng 3. Khối lượng và tăng trọng của bò thí nghiệm (Mean ± SD)
Chỉ tiêu theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
KL đầu kỳ (kg) 192,1 ± 4,82 191,75 ± 6,34 193,1 ± 5,30
KL lúc 28 ngày (kg) 215,8 ± 3,72 215,2 ± 6,96 214,8 ± 6,07
TTBQ tháng 1 (kg/con/ngày 0,845 ± 0,06a 0,837 ± 0,05a 0,775 ± 0,06b
KL lúc 56 ngày (kg) 237,1 ± 2,98 236,2 ± 7,10 233,8 ± 4,35
TTBQ tháng thứ 2 (kg/con/ngày) 0,761 ± 0,06a 0,750 ± 0,04a 0,679 ± 0,09b
KL lúc 84 ngày (kg) 254,1 ± 2,70 253,5 ± 5,25 248,4 ± 4,26
TTBQ tháng thứ 3 (kg/con/ngày) 0,609 ± 0,04a 0,617 ± 0,10a 0,520 ± 0,04b
TTBQ cả kỳ (kg/con/ngày) 0,738 ± 0,05a 0,735 ± 0,04a 0,658 ± 0,04b
Ghi chú: - KL: Khối lượng; TTBQ: Tăng trọng bình quân ; Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số
trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu trước đây. Vũ Chí Cương và cs
(2001) khi vỗ béo bò bằng nguồn phụ phẩm nông nghiệp với rỉ mật cho tăng trọng 650 -
700g/con/ngày; kết quả của Vũ Văn Nội và cs, (1999) khi vỗ béo bò bằng nguồn phụ phẩm là
rơm, cỏ khô, rỉ mật đường, hạt bông… cho thấy bò có khả năng tăng trọng 610 -
700g/con/ngày và cao hơn của Vũ Chí Cương và cs, (2007) khi vỗ béo bò tại Đắk Lắk bằng
nguồn xơ là thân cây ngô với tỉ lệ trong khẩu phần là 27%, bò cho tăng trọng 625g/con/ngày.
Tuy nhiên, kết quả này lại thấp hơn của Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình, (2004) khi sử
dụng rơm lúa và thân áo ngô ủ 4% urê, tăng trọng của bò đạt 758 - 784g/con/ngày.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo
Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của các nhóm bò vỗ béo được trình bày ở
Bảng 4.
Bảng 4. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò (Mean ± SD)
TT Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3
1 Chất khô ăn vào (kg/con/ngày) 5,53 ± 0,16a 5,62 ± 0,28ab 5,86 ± 0,22b
2 Chất khô ăn vào theo KL (%) 2,48 ± 0,16 2,52 ± 0,20 2,65 ± 0,14
3 Tiêu tốn TĂ (kg CK/kg TT) 7,51 ± 0,33b 7,66 ± 0,35b 8,94 ± 0,68a
4 HQSDTĂ(gam TT/MJ ME) 15,29 ± 0,65 14,96 ± 0,66 13,05 ± 0,94
Ghi chú: - KL: Khối lượng; TT: Tăng trọng; TĂ: Thức ăn; HQSD: Hiệu quả sử dụng
- Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về
mặt thống kê (P<0,05)
Chất khô ăn vào của bò ở lô 1 là 5,53kg/con tương đương với lượng thức ăn ăn vào của bò ở
lô 2 (5,62kg/con). Lượng chất khô ăn vào của lô 3 là cao nhất (5,86kg/con) và sai khác có ý
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20 -T háng 10-2009
32
nghĩa thống kê với lô 1 (P<0,05).
Tiêu tốn thức ăn của bò ở các lô thí nghiệm lần lượt là lô 1: 7,51kg; lô 2: 7,66kg; lô 3: 8,94kg
chất khô/kg tăng trọng. Tiêu tốn thức ăn của bò ở lô 1 và lô 2 là tương đương nhau và thấp
hơn lô 3 (P<0,05). Theo Nhu cầu dinh dưỡng cho bò của Kearl (1982 thì nhu cầu của bò có
tăng trọng 750g/ngày cần 11.700Kcal và 622g prôtêin thô trong một ngày đêm. Như vậy, thức
ăn trong thí nghiệm của chúng tôi đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò ở lô 1 là cao nhất: 15,29g tăng trọng/MJ ME, tiếp đến là lô
2: 14,96g tăng trọng/MJ ME và thấp nhất là lô 3: 13,05g tăng trọng/MJ ME.
Như vậy, khi tỉ lệ thân cây ngô trong khẩu phần nuôi vỗ béo bò tăng lên mức 25% đã làm tăng
tiêu tốn thức ăn và từ đó làm giảm hiệu quả sự dụng thức ăn của bò. Điều đó cho thấy sự ảnh
hưởng của hàm lượng thân cây ngô trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của bò là
rất rõ ràng.
Kết quả tiêu tốn thức ăn của các nhóm bò trong thí nghiệm của chúng tôi đều thấp hơn kết quả
của Vũ Chí Cương và cs, (2007) khi sử dụng 27% thân cây ngô trong khẩu phần để vỗ béo bò,
tiêu tốn thức ăn là 10,84kg CK/kg tăng trọng.
Ước tính hiệu quả kinh tế vỗ béo
Căn cứ vào giá nguyên liệu thức ăn, giá mua bán bò thực tế, chúng tôi so bộ ước tính hiệu quả
kinh tế vỗ béo. Kết quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo
Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3
Giá thành thức ăn đ/kg) 2.435 2.342 2.220
Giá mua bò (đ/kg) 23.000 23.000 23.000
Gia bán bò (đ/kg) 26.000 26.000 26.000
KL bò lúc mua (kg/con) 192,1 191,8 193,1
KL bò lúc bán (kg/con) 254,1 253,5 248,4
Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con) 590,1 593,4 602,9
* Chi:
Tiền mua bò (đ/con) 4.418.875 4.410.250 4.441.875
Tiền mua thức ăn (đ/con) 1.435.184 1.389.743 1.338.383
Cộng chi: 5.854.059 5.799.993 5.780.258
* Thu:
- Tiền bán bò (đ/con) 6.607.250 6.590.675 6.458.075
* Chênh lệch thu - chi (đ/con) 753.191 790.682 677.818
* Tiền lãi/con/tháng (đ/con) 251.064 263.561 225.939
Giá 1kg thức ăn hỗn hợp ở lô 1 là: 2.435đ; lô 2: 2.342đ và lô 3: 2.220đ. Giá thức ăn hỗn hợp
giảm dần theo tỉ lệ thân cây ngô tăng dần trong khẩu phần, bởi vì giá của cây ngô thấp hơn
nhiều so với bột ngô. Theo đó, chi phí cho vỗ béo cũng giảm dần từ lô 1 đến lô 3.
Tuy nhiên, do tăng trọng giảm dần từ lô 1 đến lô 3 nên tổng thu cũng giảm dần từ lô 1 đến lô
3. Chênh lệch thu - chi ở lô 2 là cao nhất: 790.682đ/con, tiếp đến là lô 1: 753.191đ/con và thấp
nhất là lô 3: 677.818đ/con. Như vậy, khi sử dụng thân cây ngô với tỉ lệ 25% trong khẩu phần
thì hiệu quả kinh tế mang lại thấp hơn khi sử dụng 5% hoặc 15% thân cây ngô.
TRƯƠNG LA - Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn ...
33
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Có thể sử dụng khẩu phần có thân cây ngô sau thu hoạch kết hợp với các thức ăn giàu năng
lượng và protein để nuôi vỗ béo bò.
Khi sử dụng thân cây ngô ở mức 5% và 15% trong khẩu phần nuôi vỗ béo, bò cho tăng trọng
cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn bò cho ăn khẩu phần có 25% thân cây ngô (tăng trọng
của bò ở các khẩu phần tương ứng là: 0,738; 0,735; 0,658kg/con/ngày và tiêu tốn thức ăn
tương ứng: 7,51; 7,66; 8,94kg CK/kg tăng trọng).
Sử dụng khẩu phần có thân cây ngô để vỗ béo bò có thể thu được 225.939-263.561
đ/con/tháng
Đề nghị
Áp dụng khẩu phần vỗ béo bò có 5% và 15% thân cây ngô vào sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Chí Cương, Đặng Vũ Hoà, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương và Nguyễn Thành Trung,
(2001). Ảnh hưởng của nguồn thức ăn thô trong khẩu phần vỗ béo có hàm lượng rỉ mật cao đến tăng
trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt. Tạp chí NN và Phát triển nông thôn, tr: 48 - 50.
Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Hùng Cường, (2007). Ảnh hưởng của các nguồn xơ
khác nhau trong khẩu phần vỗ béo bò lai Sind tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số
4-2/2007, tr:36-42.
Cục Thống kê Đắk Lắk, (2008). Niên giám thống kê 2008.
Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương, (2008). Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công
nghiệp làm thức ăn cho bò tại huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, số 11
tháng 4/2008, tr:34 - 39.
Nguyễn Tuấn Hùng và Đặng Vũ Bình, (2004). Sử dụng thân lá áo ngô sau thu hoạch làm thức ăn vỗ béo bò Lai
Sind trong mùa khô hạn. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 2002 - 2007, trường
Đại học Tây Nguyên, 2007.
Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền và Nguyễn Văn Vinh, (1999). Nghiên cứu sử dụng các nguồn
thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu KHKT
chăn nuôi 1998-1990 NXB Nông nghiệp, tr: 377 - 380.
Viện Chăn nuôi, (2003). Thành phần và Giá trị dinh dưỡng Thức ăn Gia súc - Gia cầm Việt Nam. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội - 2003.
*Người phản biện: PGS.TS.Bùi Quang Tuấn (ĐHNNI); TS.Đinh Văn Tuyền