Chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắkđang phát triển mạnh, số lượng đàn bò năm 2008 là 220.000 con
(Cục Thống kê Đắk Lắk, 2008). Tổng đàn bò tăng trong khi đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp đã
làm khan hiếm thức ăn cho đàn bò một cách trầm trọng. Trước thực trạng đó, các hộ chăn
nuôi đã sử dụng nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp để làm thức ăn nuôi bò trong đó đặc biệt
là thân lá cây ngô sau thu ho ạch. Lượng thân cây ngô hằng năm ước tính có thể thu về là
994.109 tấn chất khô (Trương La và cs, 2008). Đây là nguồn thức ăn dồi dào, rẻ tiền có thể
dùng nuôi vỗ béo bò nhằm mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế cũng như môi trường. Sử
dụng tốt nguồn phụ phẩm này là một trong những biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt thức
ăn cho đàn bò hiện nay. Tuy nhiên, thân cây ngô có hàm lượng xơ cao (34,44%) (Trương La
và cs, 2008) đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Do đó, muốn sử dụng nguồn phụ
phẩm này một cách có hiệu quả cần phối hợp với các nguyên liệu khác giàu năng lượng và
protein như rỉ mật, bột ngô, hạt bông, khô dầu lạc…
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo tại Tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỖ THỊ THANH VÂN – Sử dụng thân lá lạc ủ chua ...
31
SỬ DỤNG THÂN LÁ LẠC Ủ CHUA TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ VỖ
BÉO TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
Đỗ Thị Thanh Vân, Lê Văn Hùng và Vũ Chí Cương
Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ-Viện Chăn Nuôi.
*Tác giả liên hệ : Đỗ Thị Thanh Vân - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ
Viện Chăn Nuôi - Từ Liêm - Hà nội - Việt nam
Tel: (04) 38.386.126/ 0982.343.896; Fax : (04) 38.389.775: Email: dothanhvan@hotmail.com or
lyvan@hn.vnn.vn
ABSTRACT
The effect of different levels of ensilaged groundnut vines in the diets of fattening cattle on the daily weight
gain (ADG), feed conversion ratio (FCR) and economic efficiency
16 Lai Sind young bulls weighing 212 kg (SD=41kg) at 22 months of age were used to study the effect of
different levels of ensilaged groundnut vines in the diets of fattening cattle on the daily weight gain (ADG), feed
conversion ratio (FCR) and economic efficiency. In this study, animals were randomly allocated into 4
treatments (KP1; KP2; KP3 and KP4) according to 4 levels of ensilaged groundnut vines in the diets. The level
of ensilaged groundnut vines used was 13%; 26%; 39% and 52% of total dry matter (DM) of the diets for KP1;
KP2; KP3 and KP4, respectively. The daily DM offered was equal to 3% of initial BW and the experimental
time was 12 weeks.
The animals fed the KP1 and KP2 consumed significantly higher amounts of total DM (102 and 108g DM/kg
W0.75, respectively) than that of animals fed the KP4 (91g DM/kg W0.75), but there was no significant difference
in total DM intake among KP1, KP2, KP3 (102, 108 and 97g DM/kg W0.75, respectively). The ADG of animals
were in the range 0.523 to 0.833kg/head/day; and the highest ADG was obtained in the animals fed KP2 leading
to the lowest FCR of DM (8.29kgDM/kg BW gain) and better profit (334,000VND/head/month) for KP2
compared to KP1, KP3 and KP4. In conclusion, the best benefit was obtained when ensilaged groundnut vines
fed at a level of 26% of total DM of the diet.
Key words: Fattening cattes, ensilaged groundnut vines, levels, intake, weight gain.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm nước ta có khoảng 1,2-1,4 triệu tấn thân lá lạc tươi, nhưng phần lớn khối lượng này
bị bỏ ngoài đồng làm phân bón, một phần nhỏ được dùng làm chất đốt. Lạc chiêm là vụ lạc
chính, thường thu hoạch vào tháng 6 tháng 7 hàng năm, trùng vào mùa mưa nên thân cây lạc
rất dễ bị nấm mốc và vi sinh vật phân hủy. Thân lá lạc sau thu hoạch có hàm lượng dinh
dưỡng tương đối cao: 26,45% vật chất khô (VCK); 14,17% protein thô /CP); 28,99% xơ thô
và 2289 Kcal ME/kg VCK (Nguyễn Hữu Tào, 1996; Bùi Văn Chính và cs., 2002). Thân lá lạc
ủ chua (bổ sung 0,5% muối và 5% bột sắn) đạt pH từ 4,3-4,5; hàm lượng axit lactic đạt khá
cao 2,8%. Bò sữa ăn khẩu phần có thân lá lạc, chiếm 39% năng lượng toàn khẩu phần, vẫn
cho năng suất sữa khá cao, đồng thời giá tiền chi phí thức ăn giảm đi 18,6% (Nguyễn Hữu
Tào, 1996).
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung, người dân chủ yếu làm nông nghiệp; canh tác
lúa, hạt tiêu, lạc. Diện tích trồng lạc toàn tỉnh đạt 5.300 ha năm 2006. Một năm hai vụ lạc
Đông Xuân và Hè Thu đã cho thu nhập cao hơn gấp 2 đến 3 lần trồng lúa, vì vậy nhiều địa
phương trong tỉnh đã chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng lạc. Bên cạnh đó,
ngành chăn nuôi của tỉnh đang phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi gia súc nhai lại như trâu, bò,
dê. Phong trào Sind hóa đàn bò phát triển khá nhanh, tỷ trọng chăn nuôi đã chiếm gần 40%
tổng giá trị ngành nông nghiệp. Mặc dù cây lạc và chăn nuôi gia súc nhai lại đang phát triển
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
32
mạnh tại tỉnh Quảng Trị nhưng người dân nơi đây chưa có thói quen chế biến, bảo quản thân
lá lạc làm thức ăn cho gia súc do chưa biết cách và phương pháp bảo quản hợp lý.
Để giúp người dân Quảng Trị sử dụng hiệu quả nguồn thân lá lạc sau thu hoạch trong chăn
nuôi bò thịt, năm 2007 chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Nghiên cứu chế biến, bảo quản
và sử dụng thân lá lạc để vỗ béo bò ở tỉnh Quảng Trị” kết quả cho thấy thân lá lạc được bảo
quản theo phương pháp ủ chua phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; thay thế 16,5% hoặc
33% bột sắn trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo bằng thân lá lạc ủ chua cho hiệu quả kinh tế
cao hơn so với khẩu phần không có thân lá lạc ủ chua (Đỗ Thị Thanh Vân và cs., 2009). Tuy
vậy, lượng thân lá lạc ủ chua (VCK) sử dụng trong khẩu phần còn thấp, mới chỉ đạt 0,23-
0,46% khối lương cơ thể, tương đương 8,56-18,54% VCK trong khẩu phần, nên tiềm năng sử
dụng nguồn thân lá lạc sau thu hoạch trong chăn nuôi bò thịt của tỉnh vẫn chưa được khai thác
triệt để. Vì vậy chúng tôi tiến hành triển khai đề tài này với mục đích xác định lượng ăn vào
tối đa và tỷ lệ sử dụng hiệu quả của thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo.
VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai tại xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian từ
tháng 5 đến tháng 11 năm 2008.
Vật liệu và cách quản lý thí nghiệm
Gia súc thí nghiệm: 16 bò đực Lai Sind, 22 tháng tuổi, khối lượng trung bình 212 kg
(SD=41kg) được chọn và nuôi tại các nông hộ có điều kiện nuôi dưỡng tương đối giống nhau
(10 hộ). Toàn bộ gia súc thí nghiệm được tẩy sán lá gan bằng thuốc Fasinex (Thụy sỹ) trước
khi đưa vào giai đoạn nuôi thích nghi.
Thức ăn thí nghiệm: Bao gồm thân lá lạc ủ chua, cỏ tự nhiên và thức ăn tinh. Thân lá lạc sau
thu hoạch (dài khoảng 30-40cm) được băm nhỏ 3-5cm, sau đó được ủ trong túi ủ theo công
thức: 100 (kg) thân lá lạc + 5 (kg) bột sắn + 0,5 (kg) muối ăn. Cỏ tự nhiên: Là loại cỏ mọc xen
kẽ với các cây trồng ngắn ngày, ở các bờ thửa... được cắt về hàng ngày. Thức ăn tinh được
phối chế từ 50% cám gạo, 47,5% bột sắn củ và 2,5% urea. Thành phần hóa học của các loại
thức ăn sử dụng trong nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của bò thí
nghiệm (% VCK)
Loại thức ăn VCK (%) CP Mỡ thô Xơ thô Khoáng tổng số
Thân lá lạc ủ chua 24,02 12,15 2,08 24,64 10,3
Cỏ tự nhiên 18,97 10,21 1,94 35,2 8,49
Bột sắn củ 89,51 2,48 - 4,32 2,57
Cám gạo 92,55 8,17 8,47 7,24 7,58
Cách quản lý thí nghiệm: Gia súc nuôi nhốt hoàn toàn; được cho ăn thân lá lạc ủ chua và cỏ tự
nhiên 3 lần/ngày (sáng, trưa và tối), thức ăn tinh 2 lần/ngày (sáng và tối); nước uống tự do.
Các loại thức ăn được cho ăn trong các máng ăn riêng rẽ.
Thiết kế thí nghiệm
Với 16 bò đực Lai Sind được chia thành 4 nhóm theo khối lượng (4con/nhóm). Sau đó, bò
trong mỗi nhóm được chia ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm tương ứng với 4 mức thân lá lạc ủ
ĐỖ THỊ THANH VÂN – Sử dụng thân lá lạc ủ chua ...
33
chua khác nhau trong khẩu phần (% tổng VCK khẩu phần). 4 mức thân lá lạc ủ chua khác
nhau trong khẩu phần là 13% (KP1); 26% (KP2); 39% (KP3) và 52% (KP4).
Bảng 2. Khẩu phần ăn hàng ngày của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4
Tổng VCK khẩu phần (kg/con/ngày) 6,82 7,36 6,99 6,98
- Thân lá lạc ủ chua (% trong khẩu phần) 13 26 39 52
- Cỏ tự nhiên (% trong khẩu phần) 47 34 21 8
- Cám hỗn hợp (% trong khẩu phần) 40 40 40 40
% CP /kg VCK khẩu phần 15,21 15,48 15,70 15,96
MJ ME/kg VCK khẩu phần* 9,36 9,45 9,53 9,62
* Ước tính từ số liệu của Vũ Chí Cương và cs, (2004) và Đỗ Thị Thanh Vân (2009)
Lượng VCK cho ăn hàng ngày tương đương với 3% khối lượng cơ thể và được hiệu chỉnh sau
mỗi lần cân gia súc thí nghiệm. Khẩu phần ăn hàng ngày của bò thí nghiệm được trình bày tại
Bảng 2. Thời gian thí nghiệm kéo dài 98 ngày, trong đó 14 ngày đầu là giai đoạn nuôi thích
nghi để gia súc làm quen với khẩu phần TN và 84 ngày sau là giai đoạn thu thập số liệu.
Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
Chỉ tiêu theo dõi: Lượng thức thu nhận hàng ngày, khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế
của việc vỗ béo bò.
Phương pháp xác định: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò được xác định bằng cách
cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa hàng ngày theo từng cá thể; hàng tháng lấy mẫu thức
ăn cho ăn, thức ăn thừa để phân tích thành phần hóa học (VCK, CP, mỡ thô, xơ thô và khoáng
tổng số). Khả năng tăng trọng của bò được xác định thông qua việc cân khối lượng bò vào
buổi sáng trước khi cho ăn tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm, sau 4 và 8 tuần thí
nghiệm bằng cân điện tử RudWeight, Australia. Hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò được sơ
bộ tính toán dựa trên giá cả thức ăn và giá gia súc tại thời điểm thí nghiệm.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên phần
mềm MINITAB 14.2. Mô hình toán thống kê sử dụng để phân tích số liệu là: yij = µ + αi + eij ;
trong đó yij là biến phụ thuộc, µ là trung bình chung, αi là ảnh hưởng của khẩu phần thí
nghiệm và eij là sai số ngẫu nhiên.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày
Lượng VCK thu nhận hàng ngày của bò trong nghiên cứu này đạt từ 5,59 đến 6,93
kg/con/ngày (Bảng 3) và không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05) giữa các khẩu phần thí nghiệm.
Kết quả này nằm trong khoảng khuyến cáo của Kearl (1982): Bò có khối lượng 200-300 kg,
tăng trọng 0,75 kg/con/ngày cần từ 5,4 đến 7,4 kg VCK/con/ngày.
Tỷ lệ thân lá lạc ủ chua ăn vào thực tế hàng ngày tính theo tổng lượng VCK ăn vào tương ứng
đạt 14,84; 27,02; 32,50 và 43,43% cho KP1; KP2; KP3 và KP4; và tính theo tổng lượng thức
ăn thô xanh ăn vào tương ứng đạt 25; 45; 57; 81% cho KP1; KP2; KP3; KP4.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
34
Có sự sai khác rõ rệt (P<0,05) giữa các khẩu phần thí nghiệm về tổng lượng VCK ăn vào hàng
ngày của bò tính theo % khối lượng cơ thể hoặc tính theo khối lượng trao đổi (W0.75). Lượng
VCK ăn vào đạt cao nhất ở KP2, cao hơn rõ rệt so với KP4 và không có sự sai khác rõ rệt so
với KP1 và KP2. Lượng VCK ăn vào tính theo % khối lượng cơ thể của bò trong nghiên cứu
này đạt từ 2,4- 2,76%, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Preston và Willis (1967) (2,8-
3%) và của Vũ Chí Cương và cs, (2005) (3,04-3,12%), nhưng lại tương tự như kết quả nghiên
cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, (2009) (2,48-2,88%). Lượng VCK ăn vào hàng ngày của bò
thấp nhất ở KP4 có thể là do lượng thân lá lạc ủ chua chiếm tỷ lệ quá cao trong khẩu phần vì
theo Dawson và Mayne (1995) thì lượng VCK ăn vào hàng ngày của bò nuôi dưỡng bằng
thức ăn ủ chua thường thấp hơn từ 10 đến 66% (trung bình 33%) so với lượng VCK ăn vào
của bò nuôi dưỡng bằng cỏ tươi hoặc cỏ khô, và nguyên nhân của việc thấp hơn này được cho
là do các axit hữu cơ có trong thức ăn ủ chua đã đóng vai trò trong cơ chế kiểm soát lượng
thức ăn ăn vào của gia súc nhai lại.
Lượng CP ăn vào của bò đạt từ 15-16g/ kg W0.75 và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) giữa các khẩu phần thí nghiệm. Lượng CP ăn vào hàng ngày của bò trong nghiên
cứu này đều nằm trong khoảng khuyến cáo của Kearl (1982).
Bảng 3. Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày (Trung bình và SE)
Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4 SE
VCK ăn vào (kg/con/ngày) 6,12 6,93 6,02 5,59 0,67
- Thân lá lạc ủ chua (% trong KP) 14,84 27,02 32,5 43,43 0,82
- Cỏ tự nhiên (% trong KP) 44,07 33,22 24,31 10,00 0,58
- Cám hỗn hợp (% trong KP) 41,10 39,87 43,19 46,57 0,91
VCK ăn vào (% khối lượng) 2,66a 2,76a 2,53ab 2,40b 0,05
VCK ăn vào (g/kg W0.75) 102a 108a 97ab 91b 0,01
CP ăn vào (kg/con/ngày) 0,93 1,06 0,94 0,91 0,1
CP ăn vào (g/kg W0.75) 15 16 15 15 0,7
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong hàng có số mũ (a,b) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Thay đổi khối lượng và tăng trọng của bò thí nghiệm
Khối lượng bò lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm không có sự sai khác thống kê giữa các khẩu
phần (Bảng 4). Nhưng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về chỉ tiêu tăng trọng
trung bình (g/con/ngày) giữa các khẩu phần thí nghiệm. Khả năng tăng trọng trung bình của
bò ăn KP2 đạt cao nhất (0,833 kg/con/ngày), cao hơn rõ rệt so với bò ăn KP4 (0,523
kg/con/ngày) và không sai khác so với bò ăn KP1 (0,635 kg/con/ngày) và KP3 (0,627
kg/con/ngày).
Mức tăng trọng trung bình của bò trong thí nghiệm này tương đương với kết quả nghiên cứu
của Vũ Chí Cương và cs, (2005) khi vỗ béo bò Lai Sind bằng phế phụ phẩm nông nghiệp
(0,583-0,839kg/con/ngày) nhưng lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Nội và cs,
(2000), Nguyễn Xuân Trạch và Trần Xuân Nhạc, (2008) khi vỗ béo bò nội bằng các nguồn
thức ăn sẵn có tại địa phương (0,475-0,581 kg/con/ngày). Theo khuyến cáo của Munthali
(2006) thì tỷ lệ sử dụng hiệu quả của thân lá lạc và thân cây ngô sau thu hoạch trong khẩu
phần ăn của bò vỗ béo nên là 50:50 vì khi đó khả năng tăng trọng của bò sẽ đạt cao nhất và
tiêu tốn VCK/kg tăng trọng sẽ đạt thấp nhất so với các tỷ lệ 100:0; 75:25; 25:75 và 0:100.
Bảng 4 cho thấy, lượng VCK tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng trong thí nghiệm này là từ 8,29kg
đến 11,33kg và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các khẩu phần thí nghiệm (P<0,05).
ĐỖ THỊ THANH VÂN – Sử dụng thân lá lạc ủ chua ...
35
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đạt thấp nhất ở KP2 (8,29 kg VCK/kg tăng trọng), thấp
hơn rõ rệt so với KP3 (11,33 kg VCK/kg tăng trọng) và KP4 (10,96 kg VCK/kg tăng trọng),
nhưng lại không sai khác so với KP1(9,72 kg VCK/kg tăng trọng). Kết quả này tương tự như
kết quả nghiên cứu của Vũ Chí Cương và cs, (2005): Từ 8,19-11,33kgVCK/kg tăng trọng; và
của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, (2009): Từ 10,57kg đến 12,92 kgVCK/kg tăng trọng. Tuy vậy,
kết quả này lại vượt trên khoảng khuyến cáo của INRA (1989): Từ 7,1 - 8,8 kg VCK/kg tăng
trọng.
Bảng 4. Tăng trọng hàng ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của bò thí nghiệm
(Trung bình và SE)
Chỉ tiêu theo dõi KP1 KP2 KP3 KP4 SE
Khối lượng bắt đầu thí
nghiệm (kg) 212,4 222,6 226,3 217,6 24,11
Khối lượng kết thúc thí
nghiệm (kg) 265,6 292,6 283,8 261,5 27,3
Tăng trọng trung bình
(kg/con/ngày) 0,635
ab 0,833a 0,627ab 0,523b 0,073
Tăng trọng trung bình
tháng 1 (kg/con/ngày) 0,565 0,608 0,453 0,441 0,071
Tăng trọng trung bình
tháng 2 (kg/con/ngày) 0,721 0.950 0,790 0,585 0,154
Tăng trọng trung bình
tháng 3 (kg/con/ngày) 0,619 0,940 0,630 0,540 0,227
Tiêu tốn thức ăn (kg
VCK/kg tăng trọng) 9,72
ab 8,29a 11,33b 10,96b 1,25
Các giá trị trung bình trong hàng có số mũ (a,b) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò
Hiệu quả của việc sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo đươc trình bày
tại Bảng 5.
Bảng 5: Hiệu quả của việc sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu ăn của bò vỗ béo
Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4
Lượng thức ăn cho ăn (kg/con/ngày)
Cỏ tự nhiên 17,36 13,47 7,94 3,02
Thân lá lạc ủ chua 3,84 8,24 11,79 15,70
Cám hỗn hợp 3,06 3,27 3,12 3,13
Tăng trọng (g/con/ngày) 0,635 0,833 0,627 0,523
Tiền chi mua thức ăn (đồng/ngày) 19.170 20.120 18.816 18.433
Tiền thu từ tăng trọng (đồng/ngày) 24.765 32.487 24.453 30.397
Chênh lệch giữa thu và chi (đồng/ngày) 5.595 12.367 5.637 1.964
Chênh lệch giữa thu và chi (đồng/tháng) 151.073 333.909 152.193 53.022
Kết quả Bảng 5 cho thấy, số tiền chênh lệch giữa thu và chi đạt cao nhất ở KP2 khi thân lá lạc
ủ chua được sử dụng ở mức 26% VCK khẩu phần (333.909 đồng) và đạt thấp nhất ở KP4 khi
thân lá lạc được sử dụng ở mức 52% VCK khẩu phần (53.022 đồng). Theo Vũ Chí Cương và
cs, (2005) khi bò tại Đắc Lắc được vỗ béo bằng khẩu phần gồm các loại phế phụ phẩm nông
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
36
nghiệp thì số tiền lãi thu được từ 143.000-274.286 đồng/con/tháng tùy vào tỷ lệ sử dụng của
các loại phế phụ phẩm nông nghiệp trong khẩu phần.
KẾT LUẬN
Lượng thân lá lạc ủ chua ăn vào thực tế có thể chiếm đến 43,43% VCK của khẩu phần ăn vào
(tương ứng 81% lượng thức ăn thô xanh). Nhưng hiệu quả kinh tế nhất khi thân lá lạc ủ chua
được sử dụng ở mức 26% VCK của khẩu phần ăn của bò vỗ béo (tương ứng 43% lượng thức
ăn thô xanh): Bò tăng 0,833kg/con/ngày; tiêu tốn 8,29kg VCK/kg tăng trọng; chênh lệch giữa
thu và chi đạt 333.909 đồng/con/tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Phạm Văn Thìn, Đỗ Viết Minh, Nguyễn Văn Hải, (2002). Kết
quả nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc. Viện Chăn nuôi, 50 năm
xây dựng và phát triển.
Dawson, L., Mayne, C.S, (1995). The effects of either dietary additions or intraruminal infusion of amines and
juice extracted from grass silage on the volumtary intake of steers offered grass silage. Animal Feed
Science and Technology 56: pp.119-131.
Đỗ Thị Thanh Vân, (2009). Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu chế biến, bảo quản và sử dụng thân lá lạc để vỗ
béo bò tại tỉnh Quảng Trị”. Viện Chăn nuôi.
Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thành Trung, Vũ Chí Cương, Lê Văn Hùng và Phạm Bảo Duy, (2009). Ảnh hưởng
của thay thế một phần bột sắn bằng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần đến năng suất bò thịt tại Quảng
Trị. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Số 18. Tr. 52-57.
INRA, (1989). Ruminant Nutrition: Recommended allowances and feed tables, INRA, Paris.
Kearl. L. C, (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedtuffs Institute. Utah
Agricultural Experiment Station. Utah State University, Logan, Utah, USA.
Munthali, J.T, (2006). Cattle fattening on basal diets of maize stovers and groundnut tops in Malawi.
http:/www.fao.org/Wairdocs/ILRI/x5494E/x5494e06.htm
Nguyễn Hữu Tào, (1996). Nghiên cứu nuôi dưỡng bò sữa và lợn thịt bằng khẩu phần ăn có thân lá lạc chế biến,
dự trữ sau thu hoạch. Luận văn Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.
Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc, (2008). Ảnh hưởng của độ tuổi và mức thức ăn tinh đến tăng trọng và
hiệu quả kinh tế vỗ béo bò địa phương tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia lai. Tạp chí Khoa học và Phát triển-
ĐHNN Hà Nội. Số 4/2008. Tr. 343-347.
Preston, T.R and Willis, M.B, (1967). Intensive Beef Production from Sugar Cane.
Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Thế Huệ., 2005. Ảnh hưởng của nguồn thức ăn thô trong khẩu phần
đến năng suất bò Lai Sind vỗ béo tại Đắc Lắc. Báo cáo khoa học năm 2005 Viện Chăn nuôi- Phần nghiên
cứu thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi. Tr. 46-52.
Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Hùng Cường và Lưu Thị Thi, (2004). Kết quả ước tính tỷ lệ tiêu hoá và
giá trị năng lượng của một số loại thức ăn dùng cho Bò từ lượng khí sinh ra khi lên men in vitro gas
production và thành phần hoá học. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y- Phần dinh dưỡng và thức ăn vật
nuôi. Tr. 47-54.
Vũ Văn Nội, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền, (2000). Nghiên cứu sử dụng các nguồn
thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế. Báo cáo Khoa học 1999-
2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Tr. 152-162.
*Người phản biện PGS.TS.Phan Đình Thắm; TS. Nguyễn Xuân Bả