Đề tài Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng, phản ánh hoạt động của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và là diễn đàn, nhu cầu không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Trong đấu tranh chính trị, các lực lượng chính trị đều nhận thấy tác dụng lợi - hại của báo chí. Họ sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức, hành động mới theo những định hướng của mục tiêu chính trị. Do đó, để phát huy được vai trò của báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình, thì lực lượng chính trị cầm quyền tất yếu và cần thiết phải định hướng, quản lý hoạt động báo chí. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, đồng thời quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện để báo chí liên tục phát triển. Trong các thời kỳ cách mạng, báo chí luôn là vũ khí sắc bén trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, báo chí nước ta đã phản ánh sinh động, kịp thời mọi khía cạnh, mọi mũi tiến công, mọi thắng lợi trong từng trận đánh suốt mấy chục năm kháng chiến trường kỳ và vĩ đại. Trong công cuộc xây dựng đất nước, báo chí đã đóng góp tích cực vào thành tựu đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sự phát triển của báo chí là một bộ phận không thể tách rời của sự phát triển xã hội, là thành tựu, đồng thời là động lực to lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động báo chí còn những thiếu sót, khuyết điểm không thể xem thường. Tình trạng thương mại hóa và xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chậm được ngăn chặn, khắc phục làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, gây bức xúc trong nhân dân... phần lớn là do những hạn chế không đáng có trong công tác lãnh đạo và điều hành của Đảng. Vì vậy, để đảm bảo tính chính trị, tính giai cấp của báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới thì việc tăng cường lãnh đạo báo chí của Đảng là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách.

pdf104 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng, phản ánh hoạt động của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và là diễn đàn, nhu cầu không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Trong đấu tranh chính trị, các lực lượng chính trị đều nhận thấy tác dụng lợi - hại của báo chí. Họ sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức, hành động mới theo những định hướng của mục tiêu chính trị. Do đó, để phát huy được vai trò của báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình, thì lực lượng chính trị cầm quyền tất yếu và cần thiết phải định hướng, quản lý hoạt động báo chí. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, đồng thời quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện để báo chí liên tục phát triển. Trong các thời kỳ cách mạng, báo chí luôn là vũ khí sắc bén trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, báo chí nước ta đã phản ánh sinh động, kịp thời mọi khía cạnh, mọi mũi tiến công, mọi thắng lợi trong từng trận đánh suốt mấy chục năm kháng chiến trường kỳ và vĩ đại. Trong công cuộc xây dựng đất nước, báo chí đã đóng góp tích cực vào thành tựu đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sự phát triển của báo chí là một bộ phận không thể tách rời của sự phát triển xã hội, là thành tựu, đồng thời là động lực to lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động báo chí còn những thiếu sót, khuyết điểm không thể xem thường. Tình trạng thương mại hóa và xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chậm được ngăn chặn, khắc phục làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, gây bức xúc trong nhân dân... phần lớn là do những hạn chế không đáng có trong công tác lãnh đạo và điều hành của Đảng. Vì vậy, để đảm bảo tính chính trị, tính giai cấp của báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới thì việc tăng cường lãnh đạo báo chí của Đảng là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, có diện tích đất gần 40.000 km2, dân số khoảng 17 triệu người, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất ra lượng lương thực lớn nhất Việt Nam, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Đây cũng là vùng đất có hệ thống báo chí địa phương có bề dày lịch sử và có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và quản lý của Nhà nước. Những năm qua, quán triệt quan điểm của Đảng, công tác lãnh đạo hoạt động báo chí ở khu vực ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cơ quan chủ quản đã coi trọng công tác lãnh đạo, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng trong các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, thường xuyên định hướng thông tin, hướng dẫn báo chí nhận thức đúng bản chất những sự kiện nổi cộm, biểu dương kịp thời những đóng góp quan trọng của báo chí, đồng thời chú ý nhắc nhở xử lý các sai phạm. Nhờ đó, báo chí đã kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ, động viên các phong trào hành động cách mạng, tham gia đắc lực vào công cuộc chống tham nhũng, chống các biểu hiện tiêu cực; phản ánh ý kiến, nguyện vọng bức xúc của quần chúng nhân dân; góp phần to lớn trong việc ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL nhìn chung vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Một số cơ quan chủ quản báo chí nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức về vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội; ý thức chưa cao trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí. Sự phân công cán bộ phụ trách báo chí ở nhiều cơ quan chủ quản còn mang tính hình thức; chỉ đạo công tác cán bộ thiếu chặt chẽ từ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý đến khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Nhiều trường hợp bố trí cán bộ phụ trách báo chí không ngang tầm nhiệm vụ. Một số cơ quan chủ quản chưa làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, định hướng, chỉ đạo thiếu sâu sát, chặt chẽ, đặc biệt chưa kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của cơ quan báo chí trực thuộc, chưa kiên quyết xử lý thích đáng những sai phạm của cán bộ, phóng viên, biên tập viên vi phạm. Trong hoạt động báo chí, từng lúc, từng nơi còn biểu hiện tình trạng thương mại hóa. Xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ ở một số báo chậm được ngăn chặn khắc phục. Đáng chú ý là còn nhiều thông tin thiếu khách quan, không chính xác, tô đậm mặt trái xã hội trên các báo địa phương. Một số báo đưa thông tin thiếu cân nhắc về sự kiện, thời điểm, liều lượng, mức độ, thậm chí có trường hợp biểu hiện sự lệch lạc, thông tin theo kiểu giật gân, câu khách, sa đà thị hiếu tầm thường, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" là cấp thiết. Công trình nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó là khẳng định tầm quan trọng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương nhằm phát huy tối đa vai trò, vị trí, nhiệm vụ của báo chí địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác lãnh đạo báo chí có vai trò rất quan trọng trong mỗi giai đoạn cách mạng. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là một số công trình sau đây: - Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, của GS. Trần Quang Nhiếp chủ biên, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2002. - Quản lý và phát triển báo chí- xuất bản, của TS. Lê Thanh Bình, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2004. - Tình hình phát triển và quản lý báo chí qua 20 năm đổi, mới của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ban hành năm 2004. - Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mớ,i của TS. Nguyễn Vũ Tiến, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005. - Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, của Ban Tuyên giáo Trung ương, do Nhà xuất bản Lý luận Chính trị xuất bản năm 2007. - Tổng hợp báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí của một số tỉnh, thành phố, cơ quan, tổ chức, của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 2007. - Một số vấn đề đặt ra với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác báo chí và truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay, của tác giả Lương Đình Hải đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2008. Nhìn chung, các công trình trên đề cập đến công tác lãnh đạo báo chí ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau. Song nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp về công tác lãnh đạo báo chí địa phương vùng ĐBSCL. Vì vậy, đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu nhằm đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác lãnh đạo báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương ở vùng này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương trong thời kỳ mới. - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hệ thống báo chí địa phương vùng ĐBSCL và thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vùng này. - Phát hiện những vấn đề đang đặt ra trong công tác lãnh đạo báo chí địa phương và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương ở khu vực ĐBSCL hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL (không khảo sát đại diện thường trú của các báo Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động trên địa bàn), cụ thể là ở 3 tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 01- 2004 đến tháng 06-2009 (thời điểm Bộ Chính trị ban hành Thông báo kết luận số 162-TB/TW, ngày 01-02-2004 Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình mới). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các phân tích, đánh giá trong luận văn đứng trên quan điểm báo chí vô sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn tiến trình vận động, phát triển báo chí cách mạng với tiến trình vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và thế giới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện luận văn dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng về của công tác lãnh đạo báo chí. - Các phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, so sánh, quan sát nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác lãnh đạo báo chí địa phương ở ba tỉnh vùng ĐBSCL. - Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện từ 20 đến 30 đối tượng là cán bộ trực tiếp lãnh đạo báo chí ở các cơ quan Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, lãnh đạo các báo, đài của 3 tỉnh được khảo sát. - Các phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm rút ra những kết luận khoa học cần thiết, từ đó đề xuất giải pháp góp phần tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương các tỉnh vùng ĐBSCL. 6. Đóng góp mới của đề tài - Phác thảo diện mạo đích thực, sinh động và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. - Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí vùng ĐBSCL từ đó giúp cho báo chí trong vùng thực hiện nhiệm vụ chính trị ngày càng tốt hơn. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Về mặt lý luận - Đây là đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về công tác lãnh đạo báo chí ở một vùng đồng bằng tương đối rộng lớn, có bề dày kịch sử báo chí cách mạng như ĐBSCL. Đề tài nếu nghiên cứu thành công không chỉ góp phần làm sáng tỏ nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương mà còn là sự đánh giá tương đối chính xác về vai trò quan trọng của Đảng đối với sự trưởng thành, phát triển không ngừng của báo chí địa phương trong hiện tại cũng như trong tương lai. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu đối với đề tài này. 7.2. Về mặt thực tiễn - Những cứ liệu có trong luận văn có thể được khai thác để làm cơ sở cho việc hoạch định nội dung, phương thức lãnh đạo báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL. - Giúp các cơ quan lãnh đạo báo chí địa phương ở ĐBSCL nhận thấy mặt được và chưa được trong công tác lãnh đạo; nghiên cứu và áp dụng những giải pháp luận văn đưa ra để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình, giúp báo chí địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. - Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liên quan công tác lãnh đạo báo chí địa phương cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY 1.1. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN Trong thời kỳ đất nước đang có chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu do cơ chế quan liêu bao cấp nên việc quản lý xã hội nói chung chủ yếu dựa trên các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chứ chưa xây dựng một nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật. Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã trải qua một chặng đường đầy thử thách, cam go nhưng cũng đầy sáng tạo, mang lại những chuyển biến toàn diện về kinh tế và xã hội. Đảng ta đã xác định: báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân- qua đó nối kết Nhà nước với quần chúng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Chúng ta đã biết: Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức động viên thực hiện, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Theo đó lãnh đạo báo chí là sự định hướng về thông tin, vạch ra đường lối, chiến lược thông tin; quản lý báo chí là việc sắp xếp, quy hoạch hệ thống báo chí và tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động báo chí bằng pháp luật [22]. Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng đối với báo chí không phải là bắt tay chỉ việc mà là định hướng. Sự định hướng đó thể hiện trong các đường lối, quan điểm, nội dung thông tin tuyên truyền. Đó là việc đi trước nắm bắt tình hình để dự báo các động thái trong nước và thế giới, giúp cơ quan báo chí có điều kiện giữ đúng định hướng thông tin như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu: Hướng báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng, nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin; khắc phục khuynh hướng "thương mại hóa" trong hoạt động báo chí, xuất bản [31, tr. 39]. 1.1.1. Đảng cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đã được Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khẳng định tại Điều 4 như sau: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [45]. Từ khi thành lập đến nay, ĐCSVN đã thể hiện đầy đủ vai trò là ngọn cờ tập hợp trí tuệ, sức mạnh và tinh hoa của dân tộc. Đó là vai trò không thể thay thế bởi lẽ nó là vai trò của trí tuệ và niềm tin, vai trò của sự thống nhất và đoàn kết, vai trò của sự hướng dẫn quần chúng hành động theo đúng quy luật khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nước. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí cả những thử thách tưởng chừng khó vượt qua, Đảng vẫn luôn là người cầm lái kiên định, sáng suốt lãnh đạo đất nước phát triển tới ngày hôm nay. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ ra rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã trải qua biết bao gian nan thử thách, đã được nhân dân thừa nhận, nhân dân đã gọi ĐCSVN là Đảng ta; ĐCSVN là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời đã trở thành đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, song có hai thời kỳ khác nhau cơ bản: thời kỳ chính quyền chưa về tay nhân dân và thời kỳ chính quyền đã về tay nhân dân. Do có những thuận lợi và khó khăn khác nhau giữa hai thời kỳ nên nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng cũng có những điểm khác quan trọng. Song, về bản chất lãnh đạo trong cả hai thời kỳ vẫn có một điểm chung cơ bản, đó là: Lãnh đạo là ngọn đuốc soi đường, là trí tuệ chỉ đường, là tổ chức, vận động, thuyết phục… không phải là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội. Trở lại những năm tháng đầu tiên khi Đảng ta mới được thành lập, Đảng ta phải hoạt động trong điều kiện bí mật, chính quyền thực dân phong kiến đã đặt Đảng ta ra ngoài vòng pháp luật; chúng lùng bắt, giam cầm, tra tấn và giết hại dã man biết bao cán bộ của Đảng. Bất chấp sự khủng bố tàn khốc của địch, nhân dân ta được giác ngộ đã đi theo tiếng gọi của Đảng để hoạt động và phục vụ cách mạng, nuôi và bảo vệ cán bộ của Đảng trong hầm bí mật, nhiều khi ở ngay trong nhà mình. Trong hoàn cảnh đối kháng sống còn đó càng thấy rõ các chủ trương của Đảng để lãnh đạo nhân dân không thể là mệnh lệnh hành chính đối với chính quyền thực dân phong kiến. Song ngay trong những ngày đó, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng bằng cương lĩnh chính trị và các chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân; bằng tuyên truyền, vận động thuyết phục; bằng tổ chức; bằng bạo lực cách mạng… và đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Chủ trương lãnh đạo của Đảng trong trường hợp này là đối kháng sống còn với quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến, song lại hợp với lòng dân nên được dân ủng hộ, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, lớn mạnh hơn quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến và đã đánh đổ quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến. Từ ngày chính quyền đã về tay nhân dân, Đảng ta lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong điều kiện mới với những thuận lợi mới chưa từng có, đặc biệt là đường lối của Đảng đã được thể chế hóa trong hệ thống Pháp luật. Nhiều cán bộ của Đảng đã nắm giữ các vị trí trọng yếu trong hệ thống chính trị của cả nước. Trong điều kiện đó, quyền lực chính trị của Đảng là thống nhất với quyền lực nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, nhân dân ta đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH, và ngày nay đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chủ động mở rộng hợp tác và hội nhập khu vực và quốc tế. Song cương lĩnh chính trị của Đảng, những chủ trương lãnh đạo của Đảng trong điều kiện chính quyền đã về tay nhân dân cũng vẫn là ngọn đuốc soi đường, là trí tuệ chỉ đường; cũng vẫn không phải là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội. Đảng ta vẫn phải làm tốt công tác tổ chức, vận động, thuyết phục,… tuy Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo hợp Hiến đối với Nhà nước và xã hội như Hiến pháp đã khẳng định. Phương thức lãnh đạo của Đảng đã được quy định trong Cương lĩnh năm 1991 như sau: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng li
Tài liệu liên quan