Truyền thống và hiện đại là những yếu tốcó mặt trong đời sống của xã hội, trên mọi lĩnh
vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy
nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờtồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn ở
trong thếvận động, liên hệtác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, làm
thành diện mạo văn hóa của dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sựthống nhất biện
chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa, chúng ta không thểphát huy đầy đủvai trò
của văn hóa đối với sựphát triển xã hội.
Vềkhái niệm văn hóa, phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổbiến hiện nay, có thểrút ra
khái niệm văn hóa: văn hóa là một hệthống hữu cơcác giá trịvật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng
được nhu cầu của cảcộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từthếhệnày sang
thếhệkhác. Văn hóa là biểu hiện của trình độphát triển xã hội trong từng thời kỳlịch sửnhất định.
Truyền thống, được hiểu nhưlà tập hợp những tưtưởng và tình cảm, những thói quen
trong tưduy, lối sống và ứng xửcủa một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch
sửvà đã trởnên ổn định, được lưu truyền từthếhệnày sang thếhệkhác. Còn hiện đại được hiểu
là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Hiện đại gắn liền
với phát triển, tạo ra những giá trịmới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ.Truyền thống
và hiện đại trong sựphát triển của văn hóa có mối quan hệbiện chứng với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau; đó là sựthống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Vềsựthống nhất
giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa: truyền thống là cơsở, là tiền đềcủa hiện đại và hiện
đại là sựkếthừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời, giữa truyền thống và hiện đại
trong sựphát triển của văn hóa lại có sựmâu thuẫn, trong đó cái truyền thống do tính ổn định,
tính bảo thủcản trởsựphát triển của cái hiện đại và ngược lại có những cái hiện đại không phù
hợp, mâu thuẫn, xung đột với cái truyền thống
207 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa
truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 62.22.80.05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dựa
Người hướng dẫn khoa học: HD.1: PGS.TS. Trịnh Doãn Chính
HD.2: TS. Trần Hoàng Hảo
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt nội dung luận án:
Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của xã hội, trên mọi lĩnh
vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy
nhiên, truyền thống và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà luôn ở
trong thế vận động, liên hệ tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, làm
thành diện mạo văn hóa của dân tộc. Nếu không nhận dạng và giải quyết tốt sự thống nhất biện
chứng giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò
của văn hóa đối với sự phát triển xã hội.
Về khái niệm văn hóa, phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể rút ra
khái niệm văn hóa: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng
được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Truyền thống, được hiểu như là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen
trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch
sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn hiện đại được hiểu
là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Hiện đại gắn liền
với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ. Truyền thống
và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau; đó là sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Về sự thống nhất
giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa: truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại và hiện
đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống. Đồng thời, giữa truyền thống và hiện đại
trong sự phát triển của văn hóa lại có sự mâu thuẫn, trong đó cái truyền thống do tính ổn định,
tính bảo thủ cản trở sự phát triển của cái hiện đại và ngược lại có những cái hiện đại không phù
hợp, mâu thuẫn, xung đột với cái truyền thống.
Trong tiến trình lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc phát triển kinh tế, xã
hội, Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa; trong đó, việc kết hợp biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại luôn được chú trọng và được xem như một quy luật phát triển của văn
hóa. Nhờ đó mà văn hóa Cần Thơ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa Cần Thơ còn nhiều mặt hạn chế, mâu thuẫn:
sự tụt hậu về nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với vai trò của
2
văn hóa; các biểu hiện của phong tục tập quán, lạc hậu, lỗi thời làm cản trở sự phát triển xã
hội mới;…Để khắc phục những hạn chế, mâu thuẫn đó, Cần Thơ cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm chuyển biến căn bản tâm lý
của cán bộ, đảng viên và nhân dân sớm thích nghi với đời sống đô thị và nhận thức đúng đắn
vai trò của văn hóa; nâng cao trình độ dân trí để nhân dân hưởng thụ và sáng tạo những giá trị
văn hóa; tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa
mới lành mạnh trong xã hội, đi đôi với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn hóa;
khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều công trình văn hoá nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao;
bảo tồn, phát huy các đặc điểm, giá trị văn hóa riêng có ở Cần Thơ.
Những kết quả mới của luận án:
Một là, luận án đã phân tích làm rõ lý luận chung về văn hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn
giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ.
Hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ, luận án đề xuất một số giải pháp có tính
định hướng góp phần vào phát triển văn hóa Cần Thơ trên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa
truyền thống và hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khả năng ứng dụng của luận án:
Luận án giúp người đọc hiểu rõ nội dung, giá trị của truyền thống và hiện đại trong văn
hóa, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn
hóa mới ở Cần Thơ. Những ý nghĩa lịch sử mà luận án rút ra cũng như một số giải pháp có tính
định hướng mà luận án đề xuất, có thể góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ
bản trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng
đồng bằng sông nước, văn minh miệt vườn ở Cần Thơ. Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Văn hóa học.
Xác nhận Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2011
của người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Trịnh Doãn Chính Nguyễn Văn Dựa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng với sự hình thành
và phát triển đất nước, là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta mà cội nguồn của
sức mạnh đó là nền văn hoá Việt Nam với sự thống nhất biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại.
Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của mỗi
quốc gia dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh
vực văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, truyền thống và hiện đại
không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà chúng luôn có sự
liên hệ, tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, tạo thành
sự vận động, phát triển và làm thành diện mạo văn hóa của một dân tộc. Chính
vì vậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở
thành vấn đề hàng đầu ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát
triển, vốn mang trên mình sức nặng của truyền thống hình thành qua suốt chiều
dài của lịch sử và lại đứng trước một sự nghiệp hiện đại hóa to lớn. Nếu không
nhận dạng được sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình
phát triển của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của văn hóa
đối với sự phát triển xã hội.
Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc vì đó là bản sắc, là tâm hồn và trí tuệ, là đạo lý
và nhân cách của con người Việt Nam, là nền tảng tinh thần cho công cuộc
phục hưng dân tộc và cho sự phát triển bền vững của đất nước tiến lên văn
minh, hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã
xác định: “Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [32, 212] và đẩy
mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa đã được xác định trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là “làm cho văn hóa thấm
2
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới
của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp
thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy,
độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
và sinh hoạt của nhân dân…” [32, 212-213].
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, kiên
cường đấu tranh dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam cũng là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền
văn minh nhân loại để không ngừng phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc
nên tâm hồn, tính cách, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ
lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành những giá trị
truyền thống bền vững và bản sắc riêng. Trên nền tảng ấy mà ngày nay chúng
ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mới ngang tầm thời đại.
Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng hiện nay là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, với các đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Nước ta là
một quốc gia có nhiều dân tộc, việc nghiên cứu vấn đề kế thừa giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc chẳng những có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng
nền văn hóa chung của đất nước mà còn có tác dụng phát huy bản sắc văn hóa
của từng dân tộc trong sự phát triển văn hóa.
Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hiện đứng trước tình
hình, một mặt phải tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc với âm mưu “diễn biến
hòa bình”, tấn công bằng sự xâm lăng văn hóa; mặt khác, phải bảo vệ nền văn
hóa dân tộc, coi đó là một tiềm lực để đi lên hiện đại hóa. Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ có ý nghĩa để cho dân tộc ta giữ được
cội nguồn phát triển mà còn có ý nghĩa bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp vì
sự phát triển của nhân loại. Cơ chế kinh tế thị trường đang phát huy tác động
toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả mặt tích cực
và tiêu cực, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kế thừa các giá trị truyền thống văn
hóa dân tộc để xây dựng nền văn hóa hiện nay.
3
Đối với Cần Thơ, trong những năm qua, nhiều cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đã nhận thức đúng đắn sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại
trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy văn hóa của Cần Thơ nói riêng
và đồng bằng sông Cửu Long nói chung...; đã đưa những nội dung này vào
nghị quyết các Đại hội, các hội nghị và chương trình hành động hàng năm của
các cấp, giúp thành phố Cần Thơ thu được những thành tựu và kinh nghiệm
quý báu trong quá trình đổi mới nói chung và lĩnh vực phát triển văn hóa - xã
hội nói riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền văn hóa mới được tạo dựng, quá
trình đổi mới tư duy về văn hóa, xã hội, xây dựng con người và nguồn nhân
lực có bước phát triển mới. Môi trường văn hóa, xã hội có những thuận lợi cho
việc phát huy nguồn nhân lực để xây dựng đất nước. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ ổn định, tạo điều kiện
cơ bản cho phát triển thành phố. Kinh tế phát triển liên tục, xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề giải
quyết các vấn đề xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, còn không ít cấp ủy đảng,
chính quyền và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ vai trò của văn hóa, chưa thấy
hết tầm quan trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện
đại trong quá trình phát triển văn hóa. Từ đó dẫn đến sự phát triển văn hóa
chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với
nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng; những tiêu cực xã hội không những
chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng gia tăng; vai trò của văn hóa đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát huy đúng mức, chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn
chưa khai thác đúng mức.
Ngày nay, cùng với cả nước Cần Thơ bước vào thời kỳ phát triển mới
trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách
thức gay gắt, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Với vị trí quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo,
4
dịch vụ, thương mại của vùng, cùng với tiềm năng vật chất phong phú, thiên
nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào, lao động cần cù sáng tạo, biết vận dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, biết tận dụng khai thác mọi tiềm
năng, thế mạnh của mình, lại giàu truyền thống cách mạng trong kháng chiến
giải phóng dân tộc, Cần Thơ sẽ thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng và phát triển
thành phố.
Để “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành
phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của
cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương
mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ,
trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”
theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ
cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò của văn hóa, tầm quan
trọng của sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển văn hóa. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và phát triển nền
văn hóa Cần Thơ tiên tiến, mang đậm bản sắc của vùng đồng bằng sông nước,
văn minh miệt vườn; bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao
văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba
lĩnh vực này là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và
bền vững của thành phố Cần Thơ.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Sự thống nhất và
mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa
ở Cần Thơ” làm luận án Tiến sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về văn hóa nói chung cũng như vấn đề truyền thống và
hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa đã được nhiều nhà khoa học xã hội
và nhân văn trong và ngoài nước quan tâm.
5
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Liên Xô trước đây đã có những
công trình nghiên cứu lớn chuyên khảo về đề tài văn hóa của các nhà lý luận
mácxít. Đáng kể là những công trình lý luận văn hóa như: “Tính kế thừa trong
phát triển văn hóa” (1969) của Bale A.E, Mátxcơva; “Triết học văn hóa
(1975) của Migôlatep A.A, Mátxcơva; “Cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin”
(1976) do Acnônđốp A.I chủ biên, Mátxcơva; “Một số vấn đề lý luận văn
hóa” (1977) của Actanốpxki S.N, Lêningrát; “Những vấn đề triết học của văn
hóa” (1984) của tập thể tác giả, Mátxcơva; “Tính kế thừa trong sự phát triển
văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1977) của Cairan V.I,
Mátxcơva;… Các công trình này, chủ yếu đề ra những nguyên tắc xây dựng
nền văn hóa chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có những luận điểm khoa học có thể
kế thừa, nhưng cũng có những kết luận mà thực tiễn cuộc sống xã hội hiện đại
đòi hỏi phải được nghiên cứu, thảo luận thêm.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn của các nhà lý luận mácxít
về văn hóa, ở phương Tây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn
hóa với khuynh hướng chung là khẳng định vai trò quan trọng không thể
thiếu của văn hóa truyền thống trong phát triển như: “Tạo dựng nền văn minh
mới của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Sự va chạm của các nền văn minh” (2003) của
Samuel Huntingtong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;…
Ở các nước khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, từ khi tiến hành
cải cách đến nay, đã có nhiều công trình lý luận khoa học nghiên cứu về vai
trò của văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa như: “Cải cách thể chế
văn hóa” (1996) do Khang Thức Chiêu chủ biên; “Thử bàn về qui luật đặc
thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường” (1997) của Lưu
Bôn; “Văn hóa trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Á”
(2000) của Kyong-Dong Kim (Hàn Quốc)…
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận mácxít ở
Liên Xô trước đây cũng như ở Trung Quốc và các quốc gia khác đều đưa ra
6
những quan điểm cảnh báo sự suy thoái trong chiến lược xây dựng và phát
triển nền văn hoá của mỗi quốc gia, nếu việc đánh giá mọi sự hiện đại hóa
theo tiêu chuẩn của phương Tây, bằng việc chối bỏ mọi truyền thống của dân
tộc. Đây là những vấn đề đáng được chúng ta tham khảo, nghiên cứu và vận
dụng trong đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
được Đảng ta đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện khá đầy đủ trong các văn
kiện của Đảng. Đồng thời, đã có những công trình được xuất bản thành sách
hay đăng trên các tạp chí lý luận, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vai trò của
văn hóa đối với sự phát triển, trong đó phải kể đến những công trình như: “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1993) của GS. Trần Văn Giàu, Nxb.
TP. Hồ Chí Minh; “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt
Nam” (2000) của GS.Trần Văn Giàu, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; “Văn hóa - mục tiêu
và động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh;
“Bản sắc văn hóa Việt Nam từ góc nhìn ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt” (2000)
của GS. Đỗ Hữu Châu, Nxb. Khoa học Xã hội; “Vai trò của văn hóa trong đời
sống xã hội” (2001) của Thạc sĩ Trịnh Đình Bảy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
“Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS.TS. Lê Văn Quán;… là những
công trình nghiên cứu, chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển văn
hóa, làm cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định chiến lược nước ta nghiên cứu xây
dựng đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Ngoài ra, việc nghiên cứu vai trò của văn hóa, mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đối với sự phát triển cũng được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình có giá trị đã được công bố
như: “Văn hóa và đổi mới” (1994) của Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; “Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới” (1996) do
GS.TS. Hoàng Vinh chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Tư tưởng
7
Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam (1998) của nhiều tác giả, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Hiện đại hóa ở Việt Nam” (1997) của Nguyễn
Thế Nghĩa, Nxb. Khoa học xã hội; “Văn hóa Việt Nam – truyền thống và
hiện đại” (2000) do Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng hợp và giới thiệu;
“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ” (2001) do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, TS. Phạm Văn Đức, TS.
Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Giá trị truyền
thống và những thách thức toàn cầu hóa” (2002) do GS.TS. Nguyễn Trọng
Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận” (2001) do
GS.TSKH. Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Nxb. Giáo dục;“Bản sắc văn hóa Việt
Nam” (1998) của Phan Ngọc, Nxb. Văn hóa thông tin; “Văn hóa và phát
triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2006) của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; “Bản sắc dân tộc và hiện đại trong văn hóa”
(2000) của GS.VS. Hoàng Trinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Cơ sở
văn hóa Việt Nam” (2006) của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc
Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội; “Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam” (2000) của tập thể các nhà
nghiên cứu văn hóa: Trần Đình Nghiêm, Trần Hoàn, Nguyễn Phúc Khánh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa và thời đại” (2009) của Nguyễn
Chí Tình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;… Đây là những công trình của cá
nhân, tập thể các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu xoay quanh
vấn đề là làm thế nào để loại bỏ hay kế thừa những truyền thống văn hóa dân
tộc, vừa giữ gìn được bản sắc, nhưng cũng vừa thể hiện tính hiện đại của nền
văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong đó, có những tác
phẩm đề cập đến khuynh hướng vận động của nền văn hóa Việt Nam và
những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa dân tộc trên một tầm cao mới.
Gần đây, những