Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động, thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mợi mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội Sự biến đổi toàn diện trên các mặt đó có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc tới quan hệ hôn nhân.
Goode đã phân tích cách biến đổi của các mẫu hình gia đình ở nhiều nơi trên thế giới, do ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội mà ông gọi là công nghiệp hóa. Theo ông, dù các mẫu hình gia đình trong các mẫu hình văn hóa, các xã hội khác nhau, nhưng chịu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, chúng đều thay đổi theo hướng ông trở nên giống nhau trong mẫu hình mà ông đặt tên là gia đình vợ chồng.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân của cư dân đô thị Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN
Công nghiệp hóa, đô thị hóa và quan hệ hôn nhân ở đô thị Thanh Hóa.
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động, thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mợi mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội… Sự biến đổi toàn diện trên các mặt đó có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc tới quan hệ hôn nhân.
Goode đã phân tích cách biến đổi của các mẫu hình gia đình ở nhiều nơi trên thế giới, do ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội mà ông gọi là công nghiệp hóa. Theo ông, dù các mẫu hình gia đình trong các mẫu hình văn hóa, các xã hội khác nhau, nhưng chịu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, chúng đều thay đổi theo hướng ông trở nên giống nhau trong mẫu hình mà ông đặt tên là gia đình vợ chồng.
Ông nhấn mạnh tính chất tiến bộ hơn hăn của gia đình trong giai đoạn công nghiệp hóa so với giai đoạn tiền công nghiệp hóa trong các quan hệ gia đình, ông chỉ tập trung vào các cặp vợ chồng mà coi nhẹ quan hệ cha mẹ - con cái. Để thấy dõ hơn được tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, tác động của nó đến quan hệ hôn nhân và hệ quả.
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
Khái niệm
Khái niệm công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trính nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động và giá trị gia tăng.
Đây là một quá trinh chuyển biến kinh tế xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế tập trung với mức độ tập trung trung bình nhỏ bé ( xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ. Đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình tháy triết học hoăncj sự thay đổi trong nhận thức tự nhiên.
Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội lịch sử mang tính quy luật trên quy mô toàn cầu.
Đô thị hóa được xem là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại.
( Theo quan điểm của xã hội học)
Khái niệm hôn nhân.
Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
( Điểm 6, Điều 8)
Trong vấn đề này nhóm chúng tôi triển khai quan hệ hôn nhân dưới tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa dựa trên các yếu tố như sau:
+ Độ tuổi kết hôn.
+ Không gian ( Bán kính) kết hôn.
+ Tiêu chí lựa chọn bạn đời.
+ Quyền ra quyết định kết hôn.
+ Hình thức cư trú sau khi kết hôn.
Thực trạng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của cư dân đô thị Thanh hóa.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và ở đô thị Thanh Hóa nói riêng, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của cư dân. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp trong đó một số khu công nghiệp tập trung ở các đô thị như:
+ Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn ( Đô thị loại IV)
+Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa
+Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa
Ngoài ra ở các đô thị loại V (thị trấn) ở Thanh Hóa cũng đang diễn ra công nghiệp hóa, đô thị hóa song chưa rõ rệt.
Quy hoạch các trục đương chính ở Bỉm Sơn
Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thể hiện rõ nét qua các mặt sau:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành phố thanh hóa, trong đó có cả dân gốc và dân nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Theo thống kê dân số của Tỉnh Thanh hóa là khoảng 900.000 người trong đó số dân đô thị Thanh Hóa chiếm 1/4dân số của toàn tỉnh (Năm 2010). Đồng thời số dân đô thị Thanh Hóa tăng lên theo chiều ngang (tức là mở rộng về phạm vi đô thị của tỉnh Thanh Hóa) là do trong những năm gần đây tỉnh đã có dự án quy hoạch các xã ven khu vực thành phố với 19 xã sáp nhập vào thành phố như các xã Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Tâm, xã Thiệu Khánh, xã Thiệu Dương, Thị trấn nhồi…
- Dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa cơ sở hạ tầng được phát triển hơn. Với những dự án đầu tư của Trung ương và của Tỉnh như dự án mở rộng quốc lộ 47 ( Tuyến đường du lịch từ T.P Thanh Hóa đi Sầm Sơn), Tuyến đường vận tải đi từ Cầu Voi xuống Sầm Sơn, mở rộng tuyến đường Nam Sông Mã…Hệ thống các trạm điện được tu sửa, trường học ở các khu vực ven thành phố được đầu tư nâng cấp và được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Projecter, loa, míc, tivi…
- Các nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều như Khu công nghiệp Lễ Môn, Siêu thị BigC, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, Khu Công nghiệp Đông Bắc Ga và nhiều công ty khác với sự đa dạng về ngành nghề, việc làm thu hút phần lớn lao động tự do ở đô thị và nông thôn vào làm việc.
- Dịch vụ xã hội phát triển với nhiều loại hình đa dạng như dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, gia sư, giúp việc gia đình, đa dạng về các loại hình vui chơi giải trí.
- Thương nghiệp phát triển: Đô thị thường được xác định là nơi tập trung những cơ quan, tổ chức chính trị. Cụ thể đây là nơi tập trung của các cơ quan như đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa, sở nội vụ, sở tài nguyên môi trường, sở lao động thương binh xã hội…Là trung tâm của tỉnh nên các hoạt động giao thương buôn bán diễn ra rất sôi nổi với nhiều trung tâm, siêu thị, các chợ lớn nhỏ như chợ Đông Thành ( Đối diện cổng trường Đại học Hồng Đức cơ sở 2), chợ Tây Thành (Đường Nguyễn Trãi), chợ Điện Biên, chợ vườn hoa, chợ hoa quả…Trong chợ các sản phẩm được bày bán rất đa dạng, phong phú. Đường giao thông thì khá là thuận lợi cho việc giao thương qua lại với các vùng lân cận như Quảng Xương, Hoàng Hóa, Triệu Sơn…
3. Tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân của cư dân đô thị Thanh Hóa.
Độ tuổi kết hôn.
Luật Hôn nhân & Gia đình ban hành năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi trở lên.
Nếu như trước đây, độ tuổi kết hôn của nam và nữ là rất sớm, có hiện tượng tảo hôn. Theo luật hôn nhân và gia đình thì nam phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 mới được kết hôn. Tuy nhiên trước đây ở đô thị Thanh Hóa vẫn diễn ra khá phổ biến hiện tượng tảo hôn. Cụ thể theo số liệu thông kê ở các đô thị lớn ở Thanh Hóa như ở Bỉm Sơn tỷ lệ nam, nữ kết hôn sớm chiếm 20,5%, ở T.p Thanh Hóa chiếm 18,8%, ở Sầm Sơn thì tỷ lệ nam nữ kết hôn sớm nhiều hơn chiếm khoảng 26,5%.
Xu hướng kết hôn sớm của nam, nữ ở các đô thị này được lí giải bởi nhà đông con, nghề nghiệp không có, nhận thức về tình yêu, hôn nhân chưa rõ ràng, mối quan hệ của gia đình…Chính vì vậy mà tỷ lệ nam, nữ kết hôn sớm là cao.
Việc kết hôn quá sớm cũng đồng nghĩa với việc "đóng cửa" con đường học hành, sự nghiệp với người phụ nữ. Rất ít chị em lập gia đình, sinh con đẻ cái xong lại được đi học để có cơ hội tìm một việc làm theo ý, mà thường chấp nhận chăm sóc gia đình, hoặc tìm một công việc lao động phổ thông, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn.
Cụ thể khi hỏi bác Nguyễn Thị Thuận (Xã Quảng Cát, T.p Thanh Hóa) về tuổi kết hôn của bác và xu hướng kết hôn của người dân ở đây. Bác cho biết: Bác cưới từ năm 1985.Hồi trước có đủ ăn giống bây giờ đâu, nhà thì năm, bảy an hem. Cứ ở nhà như thế các cụ sốt ruột bắt đi lấy chồng chứ. Học hành thì không học nên lấy chồng sớm, chịu khổ. Nói chung ở đây vào thời đó cũng thường đi lấy chông lấy vợ sớm như thế chứ cũng không phải mình mình.
Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa – nó có ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Mà ở đô thị Thanh Hóa sự tác động này thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng được xây dựng cả về: Điện, đường, trường, trạm y tế, sự năng động về hoạt động giao thương buôn bán, cũng như hiện tượng cư dân tập trung ở đô thì vì ở đây có các trường học lớn như trường Đại học, Cao đẳng. Và sự hiện thực hóa tác động đó được thể hiện rõ nét thông qua các yếu tố như trình độ học vấn tăng lên, nhận thức được nâng cao, thu nhập tăng, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp được khẳng định ở cả hai giới nam và nữ.
Chính vì vậy, xu hướng tuổi kết hôn tăng lên (Tuổi kết hôn muộn hơn) ở cả nam và nữ tăng lên. Hiện nay, ở đô thị Thanh Hóa tuổi kết hôn trung bình của nam thường là 28 tuổi còn nữ là 25 tuổi.
Hiện tượng kết hôn sớm ở đô thị không phải là không còn tuy nhiên nó có xu hướng giảm dần. Và xu hướng chính ở các đô thị trong những năm gần đây đó là kết hôn muộn hơn vì với họ giành nhiều thời gian cho việc học hành, theo đuổi công danh sự nghiệp.
Không gian (Bán kính) kết hôn.
Không gian (Bán kính) kết hôn được hiểu là phạm vi kết hôn. Điều mà chúng ta dễ nhận thấy đó là nhận thức của con người với việc yêu đương và hôn nhân đã có sự đột phá về giới hạn không gian và thực hiện vượt qua cả giới hạn văn hóa.
Trước đây với quan niệm của ông bà ta là hôn nhân dựa trên sự sắp đặt của bố mẹ, lấy chồng, lấy vợ gần tiện cho việc chăm nom khi sinh đẻ và cũng là để cho bố mẹ được ở gần con cháu. Điều đó, đồng nghĩa với việc trai làng sẽ lấy gái làng hoặc phạm vi kết hôn cũng gần gũi.
Với quan niệm truyền thống:
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn’’
Hay “Gái làng như vàng trong chum”
Chính vì vậy mà dù ở nông thôn hay đô thị thì xu hướng kết hôn gần nhà vẫn là xu hướng phổ biến.
Ngày nay, do tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa công nghệ thông tin phát triển, các phương tiện truyền thông mới ra đời như Internet, radio….con người có thể trò chuyện làm quen thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, chat yahoo, email với các thông dụng rất hữu ích, con người có thể trò chuyện làm quên với mọi người trên tất cả mọi vùng miền, kể cả trong nước và quốc tế.
Đồng thời yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng mở rộng phạm vi kết hôn. Rất dễ lí giải bởi khi đòi hỏi của nghề nghiệp là phải tiếp xúc với nhiều người bất kì đó là người cùng quê, khác quê hay khác đất nước thì đó cũng chính là cơ hội để chọn bạn đời của mình và cũng dễ lí giải vì sao xu hướng lấy chồng ngoại quốc của phụ nữ Việt Nam ngày càng nhiều, qua đó chứng tỏ phạm vi kết hơn đã được mở rộng không những trong khu vực quốc gia mà cả khu vực xuyên quốc gia.
Cụ thể Chị Nguyễn Thu Trang – một sinh viên chị cho biết: Việc lấy chồng ở đâu không quan trọng, có thể ở cùng quê hay khác mà điều quan trọng là phải có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng nếu được ở quê gần bố, mẹ thì thích hơn.
Yếu tố địa lí gần gũi nhau cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thu hút lẫn nhau trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Tiêu chí lựa chọn bạn đời.
Bạn đời là một trong những đối tượng được xem là quan trọng nhất trong hôn nhân. Nó được hiểu là người tâm đầu ý hợp với vợ (chồng). Tuy nhiên, để chọn được một người phù hợp với những tiêu chí mà mình đang đặt ra thì không phải là dễ và với mỗi cá nhân thì tiêu chí lựa chọn bạn đời là khác nhau.
Trước đây, con người đến với nhau rồi tiến tới hôn nhân có thể là do yếu tố tình cảm, tình yêu đôi lứa nhưng cũng có thể chẳng vì tiêu chí nào mà do hai bên gia đình đính ước với nhau. Ngày nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa các yếu tố như trình độ học vấn, yếu tố nghề nghiệp, thu nhập… tăng lên, ổn định hơn với đa dạng về cơ cấu ngành nghề cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra những tiêu chí để lựa chọn bạn đời.
Cả hai phái nam và nữ đều có những tiêu chí để lựa chọn một người bạn đời được xem là phù hợp nhất với mình. Đối với phái nam tiêu chí lựa chọn bạn đời có thể là xinh gái, con nhà gia giáo, học giỏi, thùy mị, nết na, nữ tính, có nghề nghiệp ổn định, có cá tính….trong đó hầu như tiêu chí được phái nam lựa chọn nhiều nhất so về thời gian cả trước đây và bây giờ đó là những cô gái thùy mị, nết na, con nhà gia giáo, thêm một yếu tố được xem là khá cần thiêt bây giờ đó là con gái cũng cần phải có nghề nghiệp ổn định…Và điều đó được lí giải là vì họ thích mẫu con gái truyền thống, nhẹ nhàng, họ cho rằng những người có những cá tính như vậy thì sẽ giữ gìn được hạnh phúc gia đình lâu bền, đồng thời chăm sóc tốt con cái.
Cụ thể khi được hỏi về tiêu chí lựa chọ bạn đời của anh Cao Văn Trọng
( Xã Quảng Tâm, T.P Thanh Hóa) anh cho biết tiêu chí quan trọng nhất với anh đó là phải hiền thục, nết na và có nghề gì đó để làm bây giờ ở nhà làm mấy sào ruộng vừa vất vả lại không ra tiền. Cuộc sống chỉ mình chồng làm nuôi cả gia đình vất vả lắm.
Đối với phái nữ có một số tiêu chí như có nghề nghiệp ổn định, biết quan tâm, chiều cao lí tưởng, con nhà giàu…trong đó tiêu chí mà phần lớn phái nữ ở đô thị Thanh Hóa lựa chọn đó là có nghề nghiệp ổn định và biết quan tâm. Nhiều lí do được đưa ra cho những tiêu chí lựa chọn bạn đời như vậy chính là do yếu tố kinh tế ở đô thị này nếu không có nghề gì đó trong tay thì sẽ rất khó để kiếm sống và như vậy thì hạnh phúc gia đình cũng không thể bền chặt được.
Cụ thể khi hỏi về tiêu chí lựa chọn bạn đời chị Lan Anh (Giáo viên Tiếng Anh – số nhà 412, đường Lê Lai) cho biết: Tiêu chí của chị đó là người đó phải cao hơn chị, có nghề nghiệp ổn định và đặc biệt là phải biết quan tâm đến chị.
Đồng thời một yếu tố không thể không nhắc đến đó là những người có nghề nghiệp gần giống như nhau, sở thích giống nhau thì sẽ tạo nên sự thu hút lẫn nhau trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Quyền ra quyết định kết hôn.
Hôn nhân là chuyện trọng đại, cả đời người.
Trước đây, trong xã hội truyền thống muốn tiến tới hôn nhân thì phải được cả dòng họ bàn bạc, đánh giá xem có được lấy hay không? Phần lớn hôn nhân của con cái trong gia đình thường do bố mẹ sắp đặt, mối kết hôn đó thường dựa trên mối quan hệ của gia đình hay môi trường xung quanh mà không cần phải có sự đồng ý, tinh thần tự nguyện từ phía con cái mà miễn là hai bên gia đình đồng ý.
Cụ thể như khi hỏi Bác Hồng 55 tuổi (Xã Quảng Phú, T.p Thanh hóa) bác cho biết trước đây làm gì có chuyện yêu đương như bọn trẻ bây giờ đâu, đến tuổi lấy chồng, lấy vợ là các cụ nhà ta đi hỏi vợ dần cho con rồi. Như nhà bác ấy ngày trước hai bác gặp nhau có mỗi một hôm xong rồi các cụ bảo cưới thì cưới thôi.
Còn trong xã hội hiện đại chuyện hôn nhân trọng đại được dựa trên tinh thần tự nguyện của con cái, tuy nhiên không thể nói là hoàn toàn không có hôn nhân dựa trên sự sắp đặt của gia đình. Một đặc trưng nổi bật trong quan hệ hôn nhân hiện đại là cha mẹ chỉ đóng vai trò là người nhận định, nhận xét xem bạn đời của con mình là người như thế nào còn quyết định cuối cùng vẫn là ở con cái.
Cụ thể khi được hỏi anh Thành 23 tuổi (Xã Quảng Cát, T.p Thanh Hóa) cho biết bây giờ cưới vợ, lấy chồng thì hai bên phải đồng ý mới cưới chứ, ít ra cũng phải được dăm bữa nữa tháng đi chơi với nhau, tìm hiểu gia đình thì mới cưới chứ thời này bắt cũng chẳng được.
Hình thức cư trú sau khi kết hôn.
+ Cư trú bên chồng
Cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống là sống ở gia đình nhà chồng. Mô hình sống chung với bố mẹ không chỉ phản ánh kì vọng rằng con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già mà còn thể hiện mong muốn của cha mẹ muốn giúp đỡ con cái trước khi con chưa có khả năng xác lập một gia đình độc lập. (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman,2000; Mai Huy Bích,2000).
Tuy nhiên, dưới sự biến đổi về mặt thời gian lẫn không gian thì các mô hình nơi ở sau khi kết hôn của các cặp vợ chồng cũng có những chuyển biến mạnh mẽ, đăc biệt là mô hình nơi ở bên chồng sau khi kết hôn. Cụ thể là dưới sự tác động của các yếu tố như: Nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi khi kết hôn, mức sống của gia đình chồng khi kết hôn, số anh chị em và trách nhiệm của người chồng trong gia đình, nơi làm việc cũng như điều kiện kinh tế….Sau đây chúng ta sẽ đi làm rõ tác động của từng yếu tố để thấy rõ được sự biến đổi của mô hình nơi ở bên chồng của các cặp vợ chồng sau khi kết hôn trước đây và bây giờ qua bảng số liệu phân tích tỷ lệ sống chung cùng gia đình chồng sau khi kết hôn dưới đây:
Bảng 1. Tỷ lệ sống chung cùng gia đình chồng sau khi kết hôn trong các gia đình ở đô thị Thanh Hóa năm 1948 – 2010.
Đơn vị: %
Đặc điểm gia đình và cá nhân
Tỷ lệ
Lớp thế hệ kết hôn
1948 -1975
1976 - 1985
1986 - 1995
1996 – 2005
2006 – 2010
71,1
75,7
77,1
81,1
60,2
Học vấn của chồng
Mù chữ + Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông + Cao dẳng, Đại học.
78
75,9
73,3
Mức sống của gia đình chồng khi kết hôn.
Nghèo
Trung bình
Khá
70,4
83
81,5
Số anh chị em bên chồng
1- 4
5- 7
8 trở lên
76,3
76,9
74,2
Người chồng có phải con cả
Con cả
Không phải con cả
77,1
75,7
Quyền quyết định hôn nhân
Bố mẹ quyết định
Con cái quyết định
81,8
73,9
Khu vực làm việc của hai vợ chồng
Cả hai không làm nhà nước
Ít nhất một người làm nhà nước
81,8
50,4
Việc làm của vợ khi kết hôn
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
81,4
61,1
Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tỷ lệ sống chung với gia đình chồng khá ổn định qua các thế hệ kết hôn từ 1948 - 1975 đến 1986 – 1995. Ở giai đoạn 1996 – 2005 khả năng sống cùng gia đình tăng lên khá rõ rệt.
Mô hình cư trú bên nhà chồng xuất hiện từ khi chế độ phụ hệ của xã hội nguyên thủy ra đời. Ở xã hội ấy, luôn coi trọng đàn ông cùng với quan niệm của ông cha ta luôn cho rằng trách nhiệm của người con gái sau khi lấy chồng là phải phụng dưỡng bố mẹ chồng. Người phụ nữ sau khi lấy chồng thường phải chăm sóc các thành viên của nhà chồng, sống cho phải đạo làm dâu. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá tính hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Trước đây các bậc làm cha làm mẹ có nhiều con trai họ không phải lo chuyện đất đai vì tất cả sau khi lấy vợ sẽ về sống chung dưới một mái nhà.
Mô hình cư trú bên chồng thể hiện truyền thống của người Việt Nam xưa, gia đình có vai trò lớn trong xã hội và đó thường là gia đình mở rộng, nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà. Nó cũng thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà, nét truyền thống của gia đình, cũng là trách nhiệm của con cái là phải phụng dưỡng bố mẹ. Người phụ nữ chỉ làm những việc nội trợ, bếp núc.
Một minh chứng tiêu biểu mà nhóm được biết đó là gia đình Bác Nguyễn Văn Hải (Số nhà 407, Đường Lê Lai). Khi được hỏi sau khi cưới thì hai bác sống riêng hay ở gia đình bố mẹ luôn. Bác nói: Ở đất thành phố nhiều cái khó khăn, đất chật, người đông, hai vợ chồng bác cũng làm công nhân thôi tiền đâu mà mua đất trên đây với lại nhà bác có mình bác là con trai nên phải có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà già, mấy chị thì đi lấy chồng xa cả cả năm mới về một lần.
+ Mô hình cư trú sống độc lập.
Gia đình là tế bào của xã hội, nó tồn tại phổ biến trong tất cả xã hội. Song không phải tất cả các gia đình đều “ Nhất thành bất biến” mà luôn vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi xã hội. Cụ thể là:
Với hình thức cư trú độc lập có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta hiện nay. Từ hình thức cư trú gia đình mở rộng chuyển sang hình thức cư trú độc lập sau khi đổi mới ngày càng tăng. Xét về cả 2 khu vực thành thị. và nông thôn, đặc biệt là ở thành thị, dưới sự tác động của sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trong thời gian vừa qua ta thấy sự biến đổi như sau:
Bảng 2: Sự tương quan về mô hình sống độc lập giữa khu vực thành thị và nông thôn Tỉnh Thanh Hóa. (Đơn vị %)
Năm
Mô hình sống độc lập
1976
1986
1996
2006
Gia đình sống độc lập ở thành thị
60,1
57,3
64,5
75,9
Gia đình độc lập ở nông thôn
39,9
42,7
35,5
24,1
( Nguồn gia đình việt nam năm 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy mô hình sống độc lập từ năm 1976 đến năm 2006 tỷ lệ các cặp vợ chồng sau khi kết hôn sống độc lập ở hai khu vực thành thị và nông thôn chênh lệch khá rõ rệt. Mặc dù có sự chuyển biến thay đổi về con số tuy nhiên mô hình sống độc lập ở khu vực thành thị vẫn cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Cụ thể năm 1976 tỷ lệ sống độc lập ở thành thị chiếm 50,1%, còn ở khu vực nông t