Đề tài Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT)là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng n-ớc với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Thực chất HNKTQT đối với một quốc gia là việc quốc gia đó thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế - tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá thương mại, đầu tư cũng như các yếu tố sản xuất khác nh- công nghệ, lao động,. Quá trình HNKTQT gắn liền với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra trên hai cấp độ là toàn cầu hoá (TCH) và khu vực hoá (KVH), tạo nên sự thống nhất ngày càng cao của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, tiến trình HNKTQT càng phát triển mạnh và trở thành một xu thế tất yếu cùng với xu hướng TCH đời sống kinh tế thế giới, thể hiện ở sự xuất hiện nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) liên minh Châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á- Âu (ASEM). Các nhà triết học cổ đại ph-ơng Đông đã khởi thuỷ tư tưởng có liên quan đến khía cạnh hội nhập toàn thế giới trên cơ sở đ-a ra qui luật tuần hoàn của vũ trụ theo nguyên lý tiến hoá và nguyên lý đại thống nhất tầm vũ trụ. Triết học Mác-Lê nin đã tiếp thu những thành tựu của triết học Phương Đông về qui luật tuần hoàn của vũ trụ, đã "lộn ngược đầu" phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen để đề ra nguyên lý thống nhất - đa dạng (thống nhất trong đa dạng), thống nhất hệ thống và đa nguyên nhất thể hoá, coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất trong mâu thuẫn. Vận dụng vào lĩnh vực lịch sử phát triển tiến hoá của xã hội loài ng-ời (thuyết tiến hoá xã hội), trong lý thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác đã dự báo xã hội loài người sẽ đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai với các nét đặc trưng: đó là một xã hội phi hàng hoá, phi nhà nước, phi biên giới quốc gia (gần nh-khái niệm thế giới đại đồng của Khổng Tử). Trong đó, C.Mác đã sử dụng các qui luật mâu thuẫn và thống nhất, qui luật phủ định của phủ định để chứng minh chủ nghĩa cộng sản là sự phủ định của chủ nghĩa tư bản, là bước phát triển tất yếu sau khi chủ nghĩa t- bản đã phát triển tới giớihạn khách quan của nó, là sự thay thế chủ nghĩa t- bản trên phạm vi toàn thế giới. Khácvới triết học Mác - xít, triết học t-sản hiện đại (sau những năm 50 của thế kỷ XX) đã đề ra tư tưởng về hội nhập quốc tế nh-ng không theo nguyên lý của qui luật mâu thuẫn và qui luật phủ định của phủ định mà theo nguyên lý song hành. Tiêu biểu là lý thuyết song hành của Phờ-rớt khi cắt nghĩa về tâm lý: không phải sinh lý quyết định tâm lý mà là song hành; còn Kak-pon-pơ khi theo h-ớng này để luận giải sự phát triển của lịch sử xã hội đã đề ra thuyết "Hội tụ" và đề ra nguyên lý: không có sự phát triển lịch sử này thay thế cái kia (chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa t-bản để đi đến xã hội cộng sản chủ nghĩa) mà là cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa t-bản cùng song hành đi đến xã hội cộng sản chủ nghĩa. Từ sau những năm 70 thế kỷ XX trở lại đây, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra trên hai cấp độ KVH và TCH kinh tế ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế chính yếu chi phối đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Nghiên cứu về TCH và hội nhập ngày càng đ-ợc tất cả các n-ớc, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Do xuất phát điểm, góc độ tiếp cận, quan điểm ý thức hệ, mục tiêu nghiên cứu có những khác biệt mà các công trình nghiên cứu về hội nhập của các nhà khoa học, các tổ chức, các quốc gia cósự khác nhau trong nhìn nhận, đánh giá, đặc biệt là nhìn nhận, đánh giá về tác động của HNKTQT đối với đời sống kinh tế - xã hội và tư duy con người. Tại các nước phát triển, nơi khởi xướng của TCH và hội nhập, các nghiên cứu tập trung luận giải cơ sở lý thuyết của hội nhập kinh tế và nghiên cứu các khía cạnh "kỹ thuật" của quá trình hội nhập, nh-tiến trình, nội dung dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan; các nội dung đàm phán và các cam kết trong khuôn khổ các liên kết kinh tế - tài chính khu vực và thế giới;. Ngoài ra, hiện nay các n-ớc này cũng đang quan tâm giảiquyết các vấn đề thực tiễn toàn cầu như xử lý ô nhiễm môi trường, chống khủng bố. ởcác nước đang phát triển, các nghiên cứu tập trung vào những phương sách và bước đi thích ứng với tiến trình hội nhập trong bối cảnh TCH, đặc biệt là nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách về thương mại, đầu tư, thuế quan,. để thúc đẩy nền kinh tế của nước họ hội nhập nhanh, hiệuquả vào nền kinh tế thế giới và nhất là để tham gia đầy đủ các tổ chức và định chế kinh tế toàn cầu nh-WTO, IMF, WB. Đến nay đã có nhiều công trình nghiêncứu về hội nhập nói chung và tác động của hội nhập đến đời sống kinh tế - xã hội và nhận thức, t-duy của con người trong một quốc gia nói riêng được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các học giả nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề tác động nhiều mặt của hội nhập đến đời sống kinh tế - xã hội và nhận thức, tư duy của con ng-ời ở mỗi nước là một vấn đề đặc thù, được quy định bởi điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Vì vậy, vấn đề này vẫn đang được tiếp tục quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn và đ-ợc nhiều nước lưu tâm nghiên cứu để giải đáp các yêu cầu riêng của quốc gia mình trong tiến trình hội nhập và tham gia vào đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Phù hợp với tiến trình đổi mới và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tế và kinh tế trong nước, khởi nguồn từ Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta vạch ra đường lối đổi mới, thực thi chính sách mở cửa nền kinh tế trong nước với nước ngoài. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) có thể coi như dấu mốc khởi đầu tiến trình HNKTQT trong giai đoạn mới của nước ta với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Trong nhiệm kỳ của Đại hội VII,Việt Nam đã khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á(ASEAN). Đaị hội VIII của Đảng (1996) đã quyết định "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới" với nhiệm vụ "mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế n-ớc ta trên trường quốc tế". Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định rõ chủ tr-ơng "phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động HNKTQTđể phát triển nhanh, có hiệu qủa và bền vững". Để nêu bật tầm quan trọng và tăng c-ờng sự chỉ đạo của Đảng trong quá trình hội nhập, Bộ Chính trị BCH TW khoá IX đã ra Nghị quyết về HNKTQT (số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001). Nh-vậy, nhận thức chung và quan điểm, t-duy đổi mới đối với vấn đề HNKTQT nói riêng và quan hệ đối ngoại nói chung của Đảng ta ngày càng rõ. Từ việc nhận thức yêu cầu khách quan của HNKTQT trong bối cảnh quốc tế mới, Đảng ta đã chủ trương "mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cốvà nâng cao vị thế nước ta trên trư-ờng quốc tế" và "chủ động HNKTQT để phát triển nhanh,có hiệu qủa và bền vững". Đường lối, tư duy đổi mới đó của Đảng đã đ-ợc thể chế hoá thành pháp luật và chính sách của Nhà nước. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành theo hướng thích ứng với yêu cầu, quy tắc và chuẩn mực quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta. Nhiều chính sách đã được thực thi, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư nhằm mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho quá trình phát triển. Chúng ta cũng đang bắt đầu thực hiện cam kết về lộ trình cắt giảm thuế và tham gia hội nhập sâu vào khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Công tác nghiên cứu về HNKTQTvà giải quyết các ảnh h-ởng, tác động của nó đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhận thức và tư duy đã được đặt ra và ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau đã bước đầu được thực hiện. Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ LĐTB &XH, các cơ quan, viện nghiên cứu, tr-ờng đại học và nhiều bộ, ban, ngành khác đều đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến HNKTQT; ở cấp độ một địa ph-ơng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những công trình nghiên cứu về HNKTQT . Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đặt ra và bước đầu giải quyết được một số vấn đề như: quán triệt và làm rõ chủ trương HNKTQT của Đảng và Nhà nước; phân tích bối cảnh quốc tế, xu thế TCH và tất yếu khách quan phải hội nhập trong điều kiện hiện nay; bản chất, nội dung và các bước đi cần thiết để HNKTQT; định h-ớng và các giải pháp nhằm chủ động HNKTQT trong từng giai đoạn phát triển; nhận diện những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình HNKTQT; tác động của HNKTQT đến các chính sách thuế, th-ơng mại, đầu tư của Việt Nam và yêu cầu đổi mới các chính sách này cho phù hợp với tiến trình HNKTQT của n-ớc ta; các chính sách và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài; chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của các doanh nghiệp và sản phẩm hàng hoá Việt Nam trong quá trình HNKTQT; tăng c-ờng an ninh quốc gia, củng cố quốc phòng trong điều kiện và bối cảnh quốc tế hiện nay; đổi mới các chính sách xã hội thích ứng với yêu cầu và điều kiện của quá trình HNKTQT.