Đề tài Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam

Cuộc khủng hoảng c ho vay dưới chuẩn từ cuối năm 2006 đến nay đang tàn phá thị trường tài chính Mỹ và nh iều nước trên thế giới, để lại đằng sau nh iều ngân hàng, nhiều quỹ đầu tư phá sản và nhiều tổ chức tài chính khác đang chìm ngập trong cơn bão tài chính. Mọi việc bắt đầu vào cuối năm 2006 khi thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị rất lớn, dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ, nợ xấu, nợ khó đòi tăng nhanh và vỡ nợ. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng khắp nơi.

pdf14 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới đến nền kinh tế Việt Nam Người phân tích và tổng hợp: PGS-TS Trần Hoàng Ngân Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn từ cuối năm 2006 đến nay đang tàn phá thị trường tài chính Mỹ và nhiều nước trên thế giới, để lại đằng sau nhiều ngân hàng, nhiều quỹ đầu tư phá sản và nhiều tổ chức tài chính khác đang chìm ngập trong cơn bão tài chính. Mọi việc bắt đầu vào cuối năm 2006 khi thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị rất lớn, dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ, nợ xấu, nợ khó đòi tăng nhanh và vỡ nợ. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng khắp nơi. www.bloomberg.com cổ phiếu Lehman Brothers 70- 0 USD www.bloomberg.com cổ phiếu Merrill Lynh 75- 22 USD/cp 1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ: - Bắt đầu từ đầu năm 2001 (12/01/2001), để giúp nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ kéo dài (một phần lớn bị tác động bởi sự kiện 11/09/2001 nước Mỹ bị khủng bố và Mỹ tấn công Afghanistan, Iraq), nguyên Thống đốc Hệ thống Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Alan Green Span đã liên tục điều chỉnh hạ thấp lãi suất Federal Funds từ 6% xuống còn 1% vào ngày 25/06/2003, từ đó dẫn đến các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho vay (từ 9-10%/năm xuống còn 4-5%/năm). Chính sách tiền tệ của NHTW được nới lỏng, dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM cũng được mở rộng theo, nhiều khoản vay mua nhà dưới chuẩn được thực hiện với sự tiếp sức của các môi giới tín dụng và môi giới bất động sản (BĐS). www.bloomberg.com Nhờ vậy thị trường bất động sản trở nên nhộn nhịp cũng giống như ở nước ta năm 2007 và bong bóng BĐS đã hình thành với sư giúp sức của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp. Theo ước tính của các chuyên gia (trên Báo Thanh niên ngày 16/10/2008) thì dư nợ cho vay dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Điều đó cho chúng ta thấy rằng khoản cho vay dưới chuẩn đã tăng lên một cách nhanh chóng. Cũng theo ước tính của nhiều chuyên gia (Thời Báo Kinh tế VN ngày 03/10/2008) trong 22.000 tỷ USD giá tr ị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là t iền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Điều lưu ý là phần lớn các hợp đồng vay dài hạn thường được tính theo lãi suất khả biến và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. - Và cũng bắt đầu từ ngày 30/06/2004 FED đã chính thức điều chỉnh tăng lãi suất để chống lại lạm phát đang có khuynh hướng gia tăng trước chính sách tiền tệ nới lỏng. FED đã lien tục điều chỉnh lãi suất FED FUNDS gia tăng từ 1% lên 1.25, 1.50, và 5.25% vào ngày 30/06/2006, kéo theo lãi suất NHTM tăng từ 4% lên 8-9%/năm. Các khoản tiền lãi vay phải trả của những người mua nhà đã gia tăng mạnh và đe dọa khả năng trả nợ. Thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá tr ị,..nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ hiện nay. Nguồn: www.bloomberg.com lãi suất FED 2004-2008 - Mọi v iệc sẽ bớt phức tạp nếu dừng lại ở đó không “phái sinh” thêm nữa. Tại Mỹ, thị trường tài chính vốn dĩ là bà đỡ cho nền kinh tế nên nó đã bị lợi dụng trong ván bài này. Cụ thể là các khoản nợ dưới chuẩn này lại là cơ sở để hình thành các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Các nhà đầu tư (các ngân hàng, công ty bảo hiểm) mua lại các khoản thế chấp này (mortgages), sau đó các tổ chức tài chính đã biến các hợp đồng cho vay bất động sản này làm tài sản bảo đảm để phát hành trái phiếu ra thị trường với tên gọi là “Mortgage backed securities – MBS”. Các sản phẩm phái sinh này lại được các tổ chức định mức tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao, nên dễ mua bán. Bên cạnh đó, các hợp đồng tín dụng dưới chuẩn này còn được các tổ chức bảo hiểm (AIG là một điển hình) bảo lãnh dưới những hợp đồng hoán đổi CDS-Credit Default swap (giống như mua bảo h iểm rủi ro). Khi nợ không đòi được tổ chức bảo hiểm phải bồi hoàn cho ngưới mua bảo hiểm (người cho vay). www.bloomberg.com cổ phiếu AIG 17/10/2008 60USD xuống còn 2.1USD/cp - Điều lưu ý là cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại không đơn thuần chỉ là khủng hoảng tín dụng nhà đất mà nguyên do sâu xa hơn được tích lũy thời gian dài: do bùng nổ tín dụng, sự bùng nổ nợ tiêu dùng, nhận thức xu hướng phát triển tồn tại mãi, sự tôn sùng về thị trường tự do không kiểm soát, sự sùng bái thị trường tài chính, kinh tế thị trường... 2. Giải pháp đối phó của các nước: Đứng trước tình hình hết sức khó khăn của phố Wall, Bộ Tài Chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch giải cứu thị trường với tổng giá tr ị là 700 tỷ USD chủ yếu để mua lại các khoảng nợ xấu của các định chế tài chính. Tuy nhiên, để kế hoạch này được thông qua thì cần phải có sự chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ. 6 điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ: 1. Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa. 2. Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định. 3. Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo h iểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch 4. Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ. 5. Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực. 6. Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu. 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với 205 phiếu thuận và 228 phiếu chống. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: g ia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo h iểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. Ngày 7/10/ 2008 , Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định thành lập một quỹ đặc biệt nhằm mua vào các loại tín phiếu công ty-thương phiếu (commercial paper) do các doanh nghiệp nước này phát hành. Đây được coi là một động thái khẩn cấp của FED nhằm giải quyết tình trạng kẹt tiền mặt cho giới doanh nghiệp trong bối cảnh thắt chặt tín dụng căng thẳng, khiến các công ty Mỹ không biết tìm đâu ra vốn để trang trải cho các hoạt động của họ Tín phiếu công ty- Thương phiếu (commercial paper) là những giấy tờ có giá do các doanh nghiệp lớn và phần lớn các tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ phát hành, thường có thời hạn ngắn, từ 270 ngày trở xuống. Trước đây, các nhà đầu tư cho rằng, tín phiếu công ty luôn là một khoản đầu tư rất an toàn và dễ bán lại. Tuy nhiên, sự leo thang của khủng hoảng, nhất là sau vụ phá sản của Lehman Brothers, đã khiến giới đầu tư trở nên e dè với thị trường tín phiếu, mặc dù những giấy tờ này do các doanh nghiệp hầu như chẳng dính dáng gì tới hoạt động cho vay dưới chuẩn phát hành, và thậm chí có mức xếp hạng tín nhiệm cao. Ở thời điểm tháng 8/2008, có khoảng 1.300 tỷ USD giá trị thương phiếu loại này được lưu hành trên thị trường. Trong số này, có 100 tỷ USD tín phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp phi tài chính, 600 tỷ USD tín phiếu dưới dạng nợ không được bảo đảm của các doanh nghiệp tài chính, và 600 tỷ USD tín phiếu dưới dạng nợ được bảo đảm bằng tài sản tại các doanh nghiệp phát hành. Ngày 08/10/2008 Trong một đợt phối hợp hành động toàn cầu nhằm ngăn bước tiến của khủng hoảng tài chính, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và một số ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bất ngờ đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản. Cùng tham gia vào đợt phối hợp hành động chưa từng có này với FED, ECB và BoE còn có Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ. Trong đó, 5 ngân hàng trung ương trừ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng hạ lãi suất cơ bản 0,5%. Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Trước đó, cũng trong ngày 08/10 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 0,27%. còn 6.93% Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, đây lại là lần đầu t iên ECB t iến hành cắt giảm lãi suất trong 5 năm qua. Cùng ngày 08/10/2008 Trong một động thái chưa từng có, Chính phủ Anh vừa tuyên bố một chương trình giải cứu khổng lồ dành cho hệ thống ngân hàng của nước này. Nội dung kế hoạch :Chính phủ Anh sẽ mua lại lượng cổ phiếu ưu đãi tr ị giá tới 50 tỷ Bảng, tương đương 87 tỷ USD, của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ cho các ngân hàng. Số tiền đầu tư vào mỗi ngân hàng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như cổ tức, lương lãnh đạo của các ngân hàng Chính phủ Anh cũng yêu cầu các ngân hàng được rót vốn phải cho các doanh nghiệp nhỏ và người sở hữu nhà được vay tiền. Hiện đã có 8 ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở của Anh khẳng định họ sẽ tham gia vào chương trình này là Abbey, Barclays, HBOS, HSBC, Lloyds TSB, Nationwide Building Society, RBS và Standard Chartered. Cũng ngày 08/10/2008 Cơ quan Giám sát tài chính Iceland (FAS) vừa tuyên bố sẽ tiếp quản ngân hàng lớn nhất nước này là Kaupthing Bank hf. Như vậy, Kaupthing sẽ trở thành ngân hàng thứ ba ở Iceland quốc hữu hóa kể từ khi khủng hoảng tài chính leo thang ở nước này trong ít ngày gần đây. Trước Kaupthing, các nhà chức trách của Iceland đã quốc hữu hóa ngân hàng lớn thứ hai và lớn thứ ba của nước này là Landsbanki Islands hf và Glitnir Bank hf. Iceland đã được phía Nga đồng ý cấp cho một khoản vay trị giá 4 tỷ Euro, tương tương khoảng 5,5 tỷ USD. Ngày 09/10/2008 Hàn Quốc và Đài Loan đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25%, lần lượt còn 5% và 3,25%. Đây là lần đầu t iên Hàn Quốc cắt giảm lãi suất trong vòng 4 năm qua. Trong khi đó, lãi suất cơ bản của Đô la Hồng Kông được đưa về mức 2%/năm. Ngày 12/10/2008 trước tình thế căng thẳng đã buộc các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đi tới một kế hoạch tập thể nhằm giải cứu ngành ngân hàng của khu vực trong ngày (12/10). Đây là kết quả của một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp với sự tham gia của lãnh đạo 15 quốc gia Eurozone do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chủ trì tại điện Elysee, Paris, kết thúc ngày 12/10 theo giờ châu Âu. “Chúng tôi cần tới những biện pháp cụ thể và sự đoàn kết, và chúng tôi đã có được điều này. Không một quốc gia đơn lẻ nào trong số các nước châu Âu có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng này”, Tổng thống Pháp Sarkozy tuyên bố trong một cuộc họp báo tổ chức tại điện Elysee sau hội nghị. Các biện pháp cụ thể mà tuyên bố của cuộc họp đưa ra bao gồm: - Từ nay tới cuối năm 2009, các nước sử dụng đồng Euro sẽ cam kết bảo lãnh cho các khoản nợ do các ngân hàng phát hành với kỳ hạn tối đa 5 năm - Cho phép các chính phủ được mua lại cổ phần trong các ngân hàng; - Cam kết tái cấp vốn cho các ngân hàng có tầm quan trọng đối với cả hệ thống trong trường hợp các ngân hàng này rơi vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản. Các nước công nghiệp phát triển G7 trong cuộc họp tại Washington cũng tỏ rõ quyết tâm không để ngành tài chính thế giới có thêm những kết cục xấu như Lehman Brothers. Trước đó, Ngày 7/10, IMF công bố Báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu và tuyên bố kích hoạt một chương trình cho vay khẩn cấp trị giá hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ ngành tài chính toàn cầu, đặc biệt là các ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2009 và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ gây tổng thiệt hại lên tới 1.400 tỷ USD. Ngày 13/10/08, 3 ngân hàng hàng đầu của Anh là Royal Bank of Scotland, HBOS và Lloyds đã tiếp nhận khoản vốn khổng lồ 37 tỷ Bảng (64 tỷ USD) từ Chính phủ nước này như một phần trong kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng của Anh. 13/10/08 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, các ngân hàng trung ương lớn sẽ cung cấp USD với khối lượng không giới hạn cho các tổ chức tài chính nhằm phục hồi niềm tin và đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) sẽ tiến hành đấu g iá các khoản vay bằng USD có kỳ hạn 7 ngày, 28 ngày và 84 ngày với mức lãi suất cố định và khối lượng không giới hạn. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp tương tự. Ngày 16/10, Chính phủ Thụy Sỹ đã công bố gói hỗ trợ trị giá 59,2 tỷ USD dành cho ngân hàng lớn nhất nước này là UBS. Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ cũng đang có kế hoạch nâng trần bảo h iểm tiền gửi tiết kiệm và sẵn sàng đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn trên thị trường liên ngân hàng - tương tự như các biện pháp mà hầu hết các nước châu Âu đã áp dụng, mà đi đầu là nước Anh. Theo kế hoạch này, UBS sẽ nhận được 6 tỷ Franc Thụy Sỹ, tương đương 5,2 tỷ USD, từ Chính phủ. Đổi lại, Chính phủ Thụy Sỹ sẽ có được lượng cổ phần 9,3% trong UBS. Bên cạnh đó, UBS cũng chuyển lượng tài sản xấu trị giá 60 tỷ USD sang một quỹ do Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) hỗ trợ. SNB sẽ dành cho quỹ này một khoản vay 54 tỷ USD. Ngày 17/10/2008 Singapore và Malaysia tuyên bố sẽ bảo đảm cho tất cả tài khoản tiền gửi của người dân trong ngân hàng - giải pháp tương tự như nhiều nước châu Âu và nền kinh tế láng giềng khác trong khu vực như Hồng Kông, Indonesia, Australia và New Zealand đã áp dụng trước đó. Ngày 19/10, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch giải cứu nói trên. Theo đó, Chính phủ nước này sẽ dành 100 tỷ USD cho việc bảo đảm các khoản vay giữa các ngân hàng và chi 30 tỷ USD để bơm tiền vào hệ thống tài chính nhằm tăng cường tính thanh khoản. Giá trị gói giải cứu này tương đương với 13% GDP của Hàn Quốc. Đồng Won của Hàn Quốc từ đầu năm tới nay đã mất giá 37% so với USD, trở thành đồng tiền mất giá nặng nhất ở châu Á. Theo các nhà phân tích, nợ ngắn hạn của Hàn Quốc hiện tương đương với mức 76% dự trữ ngoại hối của nước này, đưa Hàn Quốc vào thế rủi ro nhất ở châu Á trong khủng hoảng tài chính. Ngày 20/10/2008 Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã t iến hành cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua nhằm ngăn chặn sự giảm tốc kinh tế, bất chấp lạm phát nước này vẫn đang ở mức cao. Theo đó, lãi suất cơ bản đồng Rupee đã giảm từ mức 9% xuống còn 8%. Trước đó, vào ngày 11/10, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại từ mức 6,5% xuống còn 2,5%. Ngày 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã cho biết, việc Chính phủ nước này mua cổ phiếu của các ngân hàng được coi như một thương vụ đầu tư và nó có thể mang lại lợi nhuận cho những người đóng thuế. Khi sở hữu cổ phiếu, Chính phủ sẽ được nhận cổ tức cũng như số cổ phiếu phổ thông trong các ngân hàng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cũng đã có bài phát biểu kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế trước bối cảnh nhu cầu tiêu dùng trong nước đang có xu hướng giảm đi. “Với việc nền kinh tế có thể sẽ phát triển chậm hơn trong một vài quý tới và những rủi ro về tăng trưởng chậm sẽ tiếp tục kéo dài, đã đến lúc Quốc hội nên cân nhắc thông qua kế hoạch tài khóa mới - kế hoạch kích thích tiêu dùng ”, ông Ben Bernanke nói. Từ đó giúp thị trường chứng khoán hồi phục nhanh. 3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến nền kinh tế của Việt Nam - Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lượng và giá cả do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nước, giảm GDP, thất nghiệp tăng,Tuy nhiên nếu có chính sách đúng thì vẫn có điều kiện tăng xuất khẩu và nhảy vào thị trường mới, khi các doanh nghiệp các nước đang gặp khó khăn và phá sản.. - Du lịch quốc tế vào VN giảm, kéo theo dịch vụ giảm.. giảm nguồn thu ngoại tệ cho cán cân vãng lai - Đầu tư nước ngoài FDI, FII, ODA giảm, giải ngân chậmgiảm nguồn thu ngoại tệ, thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, nợ quá hạn của NH sẽ tăng - Kiều hối giảm mạnh, đặc biệt là kiều hối “đầu tư”. - Ảnh hưởng nhất định đến cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn, và cán cân tổng thể - Lãi suất vay USD tăng, chi phí trả nợ nước ngoài tăng - Hệ thống NHTM gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế và chi phí chuyển tiền tăng do phải tránh bão. - Thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, do vốn nước ngoài rút. - Vấn đề việc làm, an sinh xã hội là bài toán khó 4. Kiến nghị với Chính phủ : - Tiếp tục thực hiện đồng bộ 8 g iải pháp như đã ban hành. Tuy nhiên cần ưu tiên cho việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi ngân sách, thắt lưng buộc bụng, từ đó có thể giảm bớt sự thắt chặt chính sách tiền tệ. - Duy trì lãi suất hợp lý, không quá cao để ổn định kinh tế. Không nên quá tập trung tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, tăng trưởng bền
Tài liệu liên quan