“Sau khi thực hiện chính sách đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã và đang dần chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Những cải cách đó được coi là có tầm quan trọng về mặt chiến lược trong quá khứ, và thúc đẩy việc hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế mới cũng như cơ sở hạ tầng mới. Kết quả là, hệ thống ngân hàng ngày càng tiến bộ và trở thành một trung gian phân bổ nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả. Kết quả và tác động trực tiếp của quá trình đã đem lại sự lưu thông các nguồn lực và các mối quan hệ kinh tế sâu rộng.
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của tự do hóa hệ thống ngân hàng đối với các ngân hàng trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan nội dung bài tiểu luận sau đây là do tôi tự nghiên cứu và thực
hiện, không sao chép của bất kỳ ai. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính
xác thực của bài viết .
Ký tên
Hoàng Trúc Anh
2
Câu hỏi
“Sau khi thực hiện chính sách đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986,
nền kinh tế Việt Nam đã và đang dần chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ
nghĩa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Những cải cách đó được coi là có tầm quan trọng về mặt
chiến lược trong quá khứ, và thúc đẩy việc hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế mới
cũng như cơ sở hạ tầng mới. Kết quả là, hệ thống ngân hàng ngày càng tiến bộ và trở thành một
trung gian phân bổ nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả. Kết quả và tác động trực tiếp của quá
trình đã đem lại sự lưu thông các nguồn lực và các mối quan hệ kinh tế sâu rộng. Điều này còn có
nghĩa là cải cách kinh tế có liên quan chặt chẽ tới tự do hóa tài chính trong ảnh hưởng tương hỗ, do
vậy đem đến nhiều cơ hội phát triển tiềm năng đối với hệ thống ngân hàng” trích lời TS. Phùng Đắc
Kế, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mặc dầu đã bãi bỏ các quy định điều tiết, hiện này chỉ có 8 trong tổng số 85 triệu người dân
Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng. Theo các nhà tư vấn Công ty Dịch vụ quản lý tài sản Bain &
Co., số người sở hữu xe đạp và xe máy còn lớn hơn số tài khoản sử dụng séc, và chỉ 2% dân số đã
từng vay tiền ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử và thậm chí thẻ tín dụng vẫn còn xa lạ đối với
người dân. Chính phủ ước tính lượng tiền mặt và vàng có giá trị tương đương 10 tỷ đôla Mỹ đang
lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng. Kết quả là tài sản của khu vực ngân hàng Việt nam chỉ mở mức
75 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm 2006, thấp hơn rất nhiều so với tổng tài sản của các ngân hàng ở
Singapore và thấp hơn một phần ba tổng tài sản các ngân hàng của một nước trong khu vực như
Thái Lan
1. Dựa trên các nội dung đề cập ở trên hãy bình luận những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, đồng thời đề xuất những gợi ý về các biện pháp có thể thực hiện đối với ngành
ngân hàng
2. Hãy phân tích tác động của tự do hóa hệ thống ngân hàng đối với các ngân hàng trong nước.
3
Mục lục
Trang
Câu 1…………………………………………………………………………..4
Câu 2………………………………………………………………………….10
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………14
4
CÂU 1: Dựa trên các nội dung đề cập ở trên hãy bình luận những điểm mạnh và
điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời đề xuất những gợi ý về
các biện pháp có thể thực hiện đối với ngành ngân hàng
I - ĐIỂM MẠNH:
1. Ngân hàng Việt Nam là ngân hàng 2 cấp:
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi nền
kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu
chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ năm 1988 và từng
bước hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và quốc tế. Hai cấp của ngân hàng là:
+ Ngân hàng nhà nước: chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ hệ thống ngân hàng trong
nước
+ Hệ thống ngân hàng trung gian: có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận
Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều
mối quan hệ từ nhiều năm, đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Với thâm niên hoạt
động của mình, các ngân hàng nội địa rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam.
Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng.
2. Ngân hàng Việt Nam hoạt động đúng theo luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín
dụng: nhằm xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà
nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan trọng là
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng.
3. Thừa hưởng khoa học công nghệ tiên tiến:
Ngày nay các ngân hàng (NH) cạnh tranh với nhau theo hướng phát triển đa dạng hoá các dịch
vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ ngân hàng luôn
phụ thuộc và trình độ công nghệ ngân hàng. Nếu trình độ công nghệ ngân hàng không tiên tiến ,
hiện đại thì chất lượng dịch vụ cũng không thể nâng cao được. Do đó một xu thế tất yếu là các NH
phải ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lựong dịch vụ ngân hàng.
5
Việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ các ngân hàng, thanh toán liên ngân hàng, phát
triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại điện tử; vấn
đề bảo mật, an ninh, an toàn các hệ thống thông tin trong ngành NH chính là việc ứng dụng công
nghệ mới phát triển.
Ví dụ: Từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính
thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 6/2006.
Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Đặc biệt, Ngân hàng Đông Á có khả năng mở rộng
phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi
lúc, mọi nơi.
4. Quản trị điều hành được cải tiến từ thấp lên cao, mở rộng phạm vi hoạt động:
Thị trường ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhiều ngân hàng mới
được thành lập trong năm vừa rồi, quá trình cổ phần hóa các ngân hàng cũng đang được tiến hành.
Ngày càng nhiều ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của năng lực quản lý rủi ro đối với sự
sống còn và phát triển của mình.
Các Ngân hàng Thương Mại (NHTM) trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các
chi nhánh và sở giao dịch, do vậy hoạt động quản trị cũng được đẩy mạnh và chú trọng ngày một
nhiều hơn.
5. Nhân sự được đào tạo:
Nguồn nhân sự của các NH trong nước ngày càng được đào tạo một cách chuyên nghiệp và
đạt hiệu quả cao. Công tác huấn luyện, đào tạo luôn được chú trọng trong các NH, nhằm tạo được
nguồn nhân lực có chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, góp phần tạo nên sự đồng đều về năng
lực giữa các nhân viên. Ngày nay, các NH luôn biết tận dụng mọi cơ hội hợp tác với các ngân hàng
nước ngoài, để thông qua đó, việc đào tạo nhân lực được hỗ trợ từ phía các ngân hàng nước ngoài,
làm gia tăng thêm chất lượng đào tạo.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa được Bank of
America (Mỹ) trao tặng giải thưởng ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2007 (Excellent Payment
Bank 2007). Tiêu chí xét giải của Bank of America bao gồm các chuẩn về tỷ lệ cài lệnh thanh toán
chuẩn chi đạt STP trên 92% (Sacombank đạt gần 99%). Sacombank và Bank of America chính thức
đặt mối quan hệ giao dịch từ tháng 11/2001. Qua gần 6 năm hợp tác Bank of America luôn là ngân
hàng có doanh số giao dịch cao tại Sacombank.Bank of America còn hỗ trợ Sacombank đào tạo đội
ngũ nhân viên trong các khoá học trong nước và nước ngoài.
6
6. Cơ sở hạ tầng được cải tiến:
Để hội nhập cùng thế giới, để gia tăng thiện cảm của khách hàng,…các NH trong nước ngày
càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng của mình. Các trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch được hình thành với
các ưu điểm tích cực cả về số lượng và chất lượng.
Với việc thành công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, NH cung cấp nhiều
dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
7.Từng bước tự do hóa hoạt động ngân hàng
Tự do hóa hoạt động của NH tạo thuận lợi cho việc cải cách hệ thống ngân hàng theo định
hướng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả
năng hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Trong bối cảnh tự do hóa hoạt động ngân hàng theo các cam kết với WTO, hoạt động mua lại
và sáp nhập sẽ là một lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh. Các chuyên gia ngân hàng nước ngoài dự
đoán trong vòng từ năm đến bảy năm nữa, ở Việt Nam sẽ chỉ còn một nửa số ngân hàng so với hiện
nay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dự thảo hoặc sửa đổi bốn điều luật liên quan đến ngân hàng
trung ương, các tổ chức tín dụng, hoạt động giám sát ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi. Các điều luật
này sẽ được đệ trình lên Chính phủ và sau đó là Quốc hội trong năm nay.
Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi
mới của hệ thống ngân hàng VN, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý,
công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ,… Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro,
nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế .
Trong xu thế đó, VN đã có những chủ động và đang từng bước tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế. Sau gần 20 năm thực hiện mở cửa tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền
kinh tế đã đạt một số thành tựu đáng khích lệ, tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định, kiểm soát
được lạm phát, đời sống vật chất của người dân khá ổn định. Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức
năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không
ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ
và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác .
7
II - ĐIỂM YẾU
Nhìn chung các NH trong nước có các điểm yếu cần phải khắc phục sau đây:
1. Ngân hàng còn mang tính chất truyền thống
Hoạt động của các NH trong nước còn nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân
hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín
dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
2. Vốn tự có nhỏ:
Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các
ngân hàng so với các nước trong khu vực.
Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với
thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ
đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân
hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75%
thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng.
Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp
(dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất
lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ
hạn và rủi ro tỷ giá.
Theo PGS.TS Lê Hoàng Nga, Học viện Ngân hàng, nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ
khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là ngân hàng
thương mại Nhà nước, ở tình trạng âm.
Năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo dự đoán của VAFI - Hiệp
hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức
trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực
3. Liên kết hoạt động còn yếu
Liên kết hoạt động giữa các NH nội địa đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Nhiều NH ra đời,
nhưng lại hoạt động một cách riêng rẽ, không liên kết với các hệ thống khác để tạo nên sự tiện dụng
cho khách hàng cũng như từng bước chuyên nghiệp hóa hệ thống NH nội địa.
8
Điển hình là việc đưa vào hệ thống rút tiền tự động ATM, mỗi NH một máy rút tiền, không có
sự liên kết để phát triển hệ thống ATM ngày càng hiện đại và linh hoạt. Bên cạnh đó, việc chuyển
khoản giữa hai NH khác nhau chưa đươc thuận lợi và nhanh chóng như khách hàng mong đợi.
4. Công nghệ còn thấp
Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số công nghệ của các ngân hàng Việt Nam hiện ở mức thấp
nhất khu vực, chỉ đạt 0,47%.
Thách thức trước mắt của các ngân hàng Việt Nam hiện nay là vẫn chưa được tiếp cận nhiều
với các công nghệ ngân hàng hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, sẽ có những hạn chế nhất định về
quản lý rủi ro.
Các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy
móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng
Các ngân hàng của ta mới chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng, thanh toán và chuyển tiền là chủ yếu.
Trong cuộc đua không cân sức này, phần yếu thế nghiêng về các ngân hàng trong nước. Điểm yếu
chủ yếu là năng lực quản lý, vốn sở hữu và công nghệ còn một khoảng cách khá xa so với ngân hàng
ngoại. Trong khi ngân hàng ngoại có thể cung cấp khoảng 1.000 dịch vụ cho khách hàng thì ngân
hàng nội chỉ cung cấp chưa nổi 100 dịch vụ.
5. Trình độ nhân viên chưa cao
Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp
trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn
đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền
lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự
chảy máu chất xám.
Thực trạng chung của sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH hiện nay, sinh viên ngành tài chính
ngân hàng cũng có năng lực và trình độ rất hạn chế. Trong khi đó, đòi hỏi của các hoạt động trong
lĩnh vực tài chính ngày càng cao của, đặc biệt là yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đánh giá
hiện nay, số sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/3;
2/3 còn lại đều trong diện phải đào tạo lại. Nguyên nhân của hệ luỵ này là do các trường chưa chú
trọng việc nâng cao chất lượng giáo án, giáo trình. Hầu hết các trường chủ yếu dùng giáo án trong
nước tự soạn mà chưa chú ý đến mô hình đào tạo của nước ngoài.
Còn theo ông Nguyễn Thiện Nhiên, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp thì một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hàng năm các cuộc trao đổi hội thảo giữa các trường và
9
các doanh nghiệp không thường xuyên, vì thế trường không xác định được mục tiêu đào tạo và sinh
viên ra trường không làm được việc.
Bên cạnh đó, trong một vài NH, thái độ phục vụ của nhân viên chưa thật sự chuyên nghiệp và
chưa làm hài lòng khách hàng.
6. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn đơn lẻ
Một điểm yếu khác của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. Trong khi
điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ thì ngân hàng trong nước vẫn chủ yếu là hoạt
động tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo
nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản
có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.
Các ngân hàng nước ngoài có thể mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội
địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm
1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ
chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%.
7. Trình độ quản lý yếu
Vấn đề trình độ quản lý, đặc biệt trong quản trị danh mục tài sản nợ còn yếu. Trong danh mục
tài sản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng trong khi chất lượng tín dụng
chưa cao, tỷ lệ nợ xấu vẫn lớn (khoảng dưới 5%, so với các ngân hàng “ngoại” thường ở mức xấp xỉ
2%), tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Các ngân hàng còn tập trung quá nhiều vốn cho hoạt động tín dụng và
đầu tư dài hạn, chưa thiết lập được danh mục đầu tư hợp lý, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hoạt động huy động vốn chưa đảm bảo nhu cầu thanh khoản và nhu cầu tín
dụng của ngân hàng, dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản, việc quản lý kỳ hạn của nguồn vốn huy động
còn nhiều bất cập dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn khi huy động kỳ hạn ngắn nhưng lại cho vay dài hạn.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
đòi hỏi các NHTM VN phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao
hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện
đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.
10
CÂU 2: Hãy phân tích tác động của tự do hóa hệ thống ngân hàng đối với các
ngân hàng trong nước.
I – Khái niệm tự do hóa:
Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà
nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn
và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm:
1. Tự do hóa về kinh tế: phát triển theo kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
2. Tự do hóa về tài chính tiền tệ: phản ánh theo tín hiệu thị trường.
Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường
và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có
hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội.
Do đó, kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt
và tiền gửi trong hệ thống NHTM) trên thu nhập quốc dân.
Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các
dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích
phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường. Tự do hóa tài
chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn.
3. Tự do hóa về tỷ giá: được hình thành theo quan hệ cung cầu
4. Tự do hóa về hoạt động kinh doanh, nhưng NH phải hướng về thi trường.
Mọi hoạt động kinh doanh NH phải thực hiện thống nhất theo cơ chế thị trường, đều phải bị
điều chỉnh thống nhất bởi Luật chuyên ngành về Ngân hàng. Cần hạn chế dần và có kỷ cương minh
bạch, công khai về các hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi đối với khu vực thuộc đối tượng chính
sách ưu đãi của Nhà nước.
II – Tác động của tự do hóa đến hệ thống ngân hàng trong nước
Tiến trình tự do hóa có tác động đến hoạt động của ngân hàng trong nước như sau:
1. Tự chủ kinh doanh
Các NH được tự chủ kinh doanh theo giấy phép Đăng kí kinh doanh mà nhà nước đã cấp cho
NH. Theo đo các hoạt động của NH được tự chủ theo những quy định đã có sẵn.
11
2. Chủ động tài chính
Việc tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản như xóa bỏ các hạn chế, định hướng
hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng, chấm dứt các kênh cấp vốn ưu
đãi, các định chế tài chính có quyền tự do xác định các lãi suất tiền gửi, cho vay và tự do sử dụng
công cụ lãi suất, mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, chấm dứt những phân
biệt đối xử về pháp lý giữa các lọai hình sở hữu và hoạt động khác nhau và tự do hóa các luồng vốn
quốc tế. Khi tự do hóa tài chính các dòng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có hiệu suất sinh lợi
thấp sang nơi có hiệu suất sinh lợi cao mà không bị ngăn cản bởi các qui định phi kinh tế.
Theo quy định của nhà nước, các NH không được cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn
tự có của NH.
3. Lãi suất:
Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền
kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn
lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ
quố