Đề tài Tác hại của chất thải rắn y tế

Cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện, đang là những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của nhân dân.

ppt60 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác hại của chất thải rắn y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác hại của chất thải rắn y tế Biểu tượng gì??? LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe của mình ngày càng được chú trọng một cách chu đáo hơn. Cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện, đang là những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của nhân dân. Hằng ngày các bệnh viện và cơ sở y tế khám và chữa bệnh thải ra một lượng chất thải y tế khá lớn vì xu thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần. Trong chất thải rắn có rất nhiều loại nguy hiểm đối với môi trường và con người. Do đó, vấn đề xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Chất thải y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Đây thực sự là mối quan tâm, lo lắng không chỉ với ngành Y tế mà cả với người dân sống quanh khu vực bệnh viện. Những vấn đề trong bài báo cáo về chất thải rắn y tế của nhóm 5 ngày hôm nay là những gì mà nhóm đã nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp được từ nhiều nguồn tài liệu. Hi vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quan về chất thải rắn y tế. Nêu ra những tính chất độc hại, phương pháp xử lý cũng như những ảnh hưởng lâu dài của nó tới con người, hệ sinh thái. Những phương hướng xử lý khắp phục đang được áp dụng để có thể hạn chế tác động của nó tới con người và môi trường. NỘI DUNG 1. Khái niệm I. Chất thải rắn y tế là gì ? - - _ Là chất thải phát sinh trong các hoạt động y tế: Khám chữa bệnh Chăm sóc Xét nghiệm Phòng bệnh Nghiên cứu Đào tạo Nguồn: Quy chế quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 1999 2. Nguồn gốc phát sinh Cần phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh Tất cả chất thải phát sinh từ bệnh viện đều được coi là chất thải bệnh viện.Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, không có nguy cơ gì. Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25% được chia làm 4 nhóm sau đây: Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải bệnh phẩm, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao. Chất thải hóa học bao gồm các chất thải thường dùng trong y tế, formaldehyde, hóa chất quang hình, kim loại nặng, chất thải dược phẩm và chất thải gây độc tế bào. Chất thải phóng xạ. Bình chứa áp suất 01 02 03 04 05 06 07 08 09 20 19 18 16 17 15 14 13 11 Sự phát sinh chất thải y tế rất khác nhau, tùy thuộc vào dịch vụ bệnh viện, chất lượng và năng lực quản lý bệnh viện. Theo ước tính của Bộ Y tế, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 2: Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình 01 02 03 04 05 06 07 08 09 20 19 18 16 17 15 14 13 11 12 10 3. Tính chất , độc tính: a.Tính chất Xương(Ca,P):5% - Là thông số quan trọng đánh giá khả năng thu hồi phế liệu lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp. - Thành phần chất thải(rác sinh hoạt y tế): Giấy và giấy thấm:60% Plastic:20% Thực phẩm thừa:20% Kim loại,thủy tinh,chất vô cơ:7% Các loại hỗn hợp khác:3% Giấy và quần áo:50-70% Chất dịch:5-10% Thủy tinh:10-20% - Thành phần vật lý chất thải y tế một số bệnh viện ở thành phố HCM: Plastic(C2H3CL):30,1% Cao su(C4H6)n:24,2% Vải,giấy(C6H10O5)n:36,2% Lipit(C30H5O2N):4% Protit(C2H5O2N):4% Xương(Ca,P):5% b.Độc tính -Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Nhóm có nguy cơ cao gồm: 01 02 03 04 05 06 07 08 09 20 19 18 16 17 15 14 13 11 12 10 -Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viên; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân; những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân; những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác; ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. 01 02 03 04 05 06 07 08 09 20 19 18 16 17 15 14 13 11 12 10 -Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn: Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa... Có một mối liên quan đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do HIV và virut viêm gan B, C, đó là những bằng chứng của việc lan truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường rác thải y tế. Những virut này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh. -Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu như là những mối nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khỏe trong các loại chất thải bệnh viện. Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh. Như vậy, những vật sắc nhọn được coi là một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm. -Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao. -Các sản phẩm hóa chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước này,. Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thủy ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế. 4.Tác hại của chất thải rắn lên con người,thực vật ,động vật,môi trường hệ sinh thái: Nguy cơ đối với sức khỏe -Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở trong hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có nguy cơ bao gồm: + Nhân viên y tế: bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên + Bệnh nhân + Người nhà và khách thăm nuôi bệnh nhân. + Công nhân làm việc trong khối hỗ trợ như thu gom, vận chuyển rác, giặt là; + Công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải (như bãi rác hoặc lò đốt), bao gồm cả những người nhặt rác. Nguy cơ của chất thải lây nhiễm: - Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường: Qua vết thương Vết cắt trên da Qua niêm mạc Qua đường hô hấp Qua đường tiêu hóa. - Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng qua, và 70% trong số họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV, và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng. 01 02 03 04 05 06 07 08 Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm -Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví dụ chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở khối lượng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất qua đường da niêm mạc, qua đường hô hấp, tiêu hóa. Tổn thương da, mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn mòn, gây phản ứng (ví dụ formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác). Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử khuẩn được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò thoát, đổ tràn. Bệnh lạ của người tiếp xúc với chất thải rắn y tế 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 -Nguy cơ của chất thải gây độc tế bào: Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể gây kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thư qua hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào. 01 02 03 04 05 06 07 Nguy cơ của chất thải phóng xạ Cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn. Nguy cơ đối với môi trường nước -Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể chứa kim loại nặng, phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước cấp. Nguy cơ đối với môi trường đất Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn. Nguy cơ đối với môi trường không khí Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất định, có thể tạo ra khí axit, thường là HCl and SO2 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 -Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl,. Br, I..) ở nhiệt độ thấp, thường tạo ra axit. như hydrochloride (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxins, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, như thủy ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt. -Những nguy cơ môi trường này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người trong dài hạn. 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Sự nhạy cảm của cộng đồng Công chúng và cộng đồng xung quanh bệnh viện rất nhậy cảm với những tác động thị giác của chất thải giải phẫu, trong khi đó, việc vận hành kém lò đốt có thể dẫn đến xả ra khí thải gây khó chịu cho nhà dân xung quanh. : - Khói thải từ lò đốt chất thải rắn y tế Những bãi rác y tế lộ thiên 5. Thực trạng của chất thải rắn đối với nước ta và thế giới hiện nay : Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm chất thải rắn. Theo tính toán của các chuyên gia về môi trường, đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24% đến 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Công tác môi trường y tế nhiều nơi vẫn còn bỏ ngỏ 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 -Ngoài nguồn chất thải từ các cơ sở công nghiệp, chất thải rắn từ các bệnh viện cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau, và việc quản lý chất thải rắn y tế rất khó khăn. -Năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. -Tuy nhiên, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Có tới hơn 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tập trung ở các đô thị, 35% lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 - Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao. Chất thải y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người. - Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn II. Phương pháp xử lý và công tác quản lý hiện tại ở Việt Nam: -Đối với chất thải rắn y tế có 95,6% bệnh viện có phân loại chất thải rắn, 90,9%  bệnh viện thực hiện thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày nhưng chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đúng quy định. Hiện nay phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác... còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế).  Có 35% bệnh viện có lò đốt chất thải y tế nhưng công suất sử dụng chưa hợp lý và việc xử lý khí thải còn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, trong 3 ngày 3-5/4 tại Hà Nội, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường tổ chức hội thảo tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế”. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 với những mục tiêu  cụ thể cho từng giai đoạn về thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế nguy hại nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ông Nguyễn Thành Yên, Cục QLCT&CTMT giới thiệu về quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Hình ảnh minh họa Thùng đựng chất thải y tế nguy hại Phân loại chất thải tại nguồn Tại nguồn, chất thải rắn sẽ được phân loại vào các túi nilon và thùng đựng rác được mã màu. Hộ lý hoặc công nhân vệ sinh môi trường sẽ thu gom và vận chuyển rác thải tới nơi lưu giữ tạm thời để lưu giữ tối đa trong 48 giờ. Nếu cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại có sẵn trong tỉnh/thị trấn, chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển tới đó để xử lý tập trung.. Chất thải thông thường sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển tới bãi rác để tiêu hủy. Chất thải có thể tái chế sẽ được bán cho cơ sở tái chế có giấy phép hành nghề. Phương án quản lý an toàn chất thải rắn y tế được trình bày trong hình dưới đây: Tiêu hủy sau cùng: -Hóa chất nguy hại như tro lò đốt hoặc hóa chất chứa nhiều kim loại nặng sẽ được chôn lấp an toàn trong các hố chôn xi măng, hoặc vận chuyển tới bãi chôn lấp đặc biệt dành cho chất thải nguy hại. Bùn của hệ thống xử lý nước thải vốn được xem là chất thải nguy hại sẽ được nạo vét định kỳ và tiêu hủy bởi công ty tiêu hủy chất thải có giấy phép và đủ phương tiện chuyên dụng. Các chất thải có thể tái chế như nhựa, bìa các tông, hộp kim loại sẽ được bán cho cơ sở tái chế có giấy phép hành nghề. Chất thải sinh hoạt được công ty môi trường đô thị vận chuyển tới bãi rác để tiêu hủy. Để đảm bảo tiêu hủy và tái chế an toàn chất thải, bệnh viện phải ký hợp đồng với các công ty có giấy phép hành nghề quản lý chất thải và phải thiết lập hệ thống hồ sơ chất thải để theo dõi chất thải từ lúc phát sinh tới khi tiêu hủy cuối cùng.. Hố chôn lấp rác y tế của trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh III.Xây dựng mô hình thích hợp: A: Thiêu đốt Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 yêu cầu các bệnh viện hạn chế lắp đặt lò đốt mới, cung cấp thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cho lò đốt hiện có và khuyến khích ứng dụng công nghệ không đốt than thiện với môi trường. Theo dự thảo Chiến lược quản lý chất thải y tế, công nghệ xử lý rác thải y tế cần than thiện với môi trường, có thể loại trừ được mầm bệnh trong chất thải lây nhiễm và không gây ra ô nhiễm thứ phát. Lò đốt rác thải tại bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Nam Định Lò đốt chất thải rắn y tế Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng của Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều tiêu chuẩn về lò đốt chất thải rắn y tế, trong đó có TCVN 7380:2004: lò đốt chất thải rắn y tế - yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7381:2004: lò đốt chất thải rắn y tế - phương pháp đánh giá và thẩm định; QCVN 02:2008/BTNMT: quy chuẩn quốc gia – yêu cầu kỹ thuật của khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Chi phí vận hành lò đốt tại chỗ là tốn kém, trong khi đó chi phí vận chuyển ra ngoài và xử lý theo cụm lại dựa trên thỏa thuận giữa các bệnh viện. B. Các công nghệ không đốt Trong khuôn khổ dự án, các công nghệ không đốt có thể được lựa chọn bao gồm: Khử khuẩn nhiệt ướt (thiết bị hấp), vi sóng, khử khuẩn hóa học để xử lý chất thải lây nhiễm; Máy nghiền để làm giảm thể tích chất thải; Máy cắt hoặc máy hủy kim tiêm; Hố chôn xi măng dành cho chất thải sắc nhọn và chất thải giải phẫu; Đóng rắn, bao gói áp dụng cho chất thải hóa học và chất thải dược phẩm; Lưu giữ an toàn để phân hủy chất thải phóng xạ; Trả lại nhà cung cấp chất thải hóa học hoặc bình chứa khí nén. Ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép để vận chuyển và xử lý bên ngoài. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế không đốt-xu thế mới thân thiện với môi trường   -Theo  Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến hết năm 2012, 100% các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. ​ -Mục tiêu của Đề án trên nhằm xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe và môi trường của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng. KẾT LUẬN Trong giai đoạn phát triển hiện nay lượng rác thải ngày càng thải ra nhiều làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, trong đó lượng rác thải do ngành y tế thải ra chiếm một số lượng đáng kể. Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hồ sơ kỹ thuật, quy trình vận hành các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải chưa được chuyển giao, huấn luyện đối với các bệnh viện xây mới hoặc nâng cấp. Công tác kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế còn bị buông lỏng, thiếu quan tâm. Việc xử lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh viện còn nhiều khó khăn, bất cập. Với tình trạng rác thải y tế hiện nay thì đất nước chúng ta cần phải đưa ra những quy định pháp luật về việc xử lý rác thải y tế trong bệnh viện một cách phù hợp để hạn chế lượng rác thải nguy hại,ngoài ra cần phải nghiêm khắc xử phạt các hành vi vi phạm. Những vấn đề trong bài báo cáo về chất thải rắn y tế của nhóm 5 ngày hôm nay là những gì mà nhóm đã nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp được từ nhiều nguồn tài liệu. Hi vọng có thể đem đến một cái nhìn tổng quan về chất thải rắn y tế. Nêu ra những tính chất độc hại, phương pháp xử lý cũng như những ảnh hưởng lâu dài của nó tới hệ con người, hệ sinh thái. Những phương hướng xử lý khắp phục đang được áp dụng để có thể hạn chế tác động của nó tới con người và môi trường. Trong bài báo cáo
Tài liệu liên quan