Tiến vào thế kỉ XXI , Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế không chỉ về Chính trị – Xã hội mà còn về mặt kinh tế. Những thành
tựu kinh tế gần đây cho thấy từ một nền kinh tế nghèo khó, làm không đủ ăn, chúng
ta đã dũng cảm bứt phá, sẵn sàng đổi mới. Đến nay, kinh tế đất nước đã đạt trình độ
phát triển tương đối cao, thu nhập quốc dân (TNQD) năm 2005 ước tính lên đến 50
tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đang tiến dần tới 600 USD/ người/ năm. Các
chuyên gia UNDP đánh giá: Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững, thể
hiện ở vị trí của VN đứng trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng hàng đầu
Châu á, GDP đầu người tăng từ 287 USD năm 1995 lên 530 USD năm 2005. Như
thế, kinh tế VN đang có những bước đi mạnh mẽ để hội nhập kinh tế toàn cầu.
15 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tăng thu nhập quốc dân ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Muốn tăng thu nhập quốc dân cần phải
sử dụng những biện pháp gì? Liên hệ với
tình hình hiện nay của Việt Nam
Lời mở đầu
Tiến vào thế kỉ XXI , Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế không chỉ về Chính trị – Xã hội mà còn về mặt kinh tế. Những thành
tựu kinh tế gần đây cho thấy từ một nền kinh tế nghèo khó, làm không đủ ăn, chúng
ta đã dũng cảm bứt phá, sẵn sàng đổi mới. Đến nay, kinh tế đất nước đã đạt trình độ
phát triển tương đối cao, thu nhập quốc dân (TNQD) năm 2005 ước tính lên đến 50
tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đang tiến dần tới 600 USD/ người/ năm. Các
chuyên gia UNDP đánh giá: Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững, thể
hiện ở vị trí của VN đứng trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng hàng đầu
Châu á, GDP đầu người tăng từ 287 USD năm 1995 lên 530 USD năm 2005. Như
thế, kinh tế VN đang có những bước đi mạnh mẽ để hội nhập kinh tế toàn cầu.
Để đưa nền kinh tế của đất nước tiến xa hơn nữa trong xu thế hội nhập, chúng ta
cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp làm tăng thu nhập quốc dân. Đó cũng
chính là lí do em chọn đề tài “Muốn tăng thu nhập quốc dân cần phải sử dụng
những biện pháp gì? Liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam”.
Phần I: Lý luận cơ bản về thu nhập quốc dân
I. Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH)
1. Khái niệm: TSPXH là toàn bộ sản phẩm xã hội do lao động trong những
ngành sản xuất vật chất và dịch vụ sản xuất tạo ra trong một thời gian nhất định
(thường là một năm). Đây là chỉ tiêu đánh giá của quá trình tái sản xuất xã hội.
Về mặt hiện vật, TSPXH bao gồm toàn bộ TLSX và TLTD được sử dụng trong
năm (C+V+m).
Về mặt giá trị, TSPXH là toàn bộ giá trị TLTD sản xuất ra trong năm và một
phần TLSX được dùng cho tái sản xuất mở rộng trong năm.
2. TSPXH bao gồm: Tổng sản phẩm quốc gia và tổng sản phẩm quốc nội.
- Tổng sản phẩm quốc gia GNP: là toàn bộ sản phẩm mới tạo ra trong
nước và phần đầu tư ở nước ngoài đem lại.
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP: là tổng số sản phẩm mới tạo ra trên lãnh
thổ quốc gia đó.
II. Thu nhập quốc dân (TNQD)
1. Khái niệm: TNQD là tổng số giá trị mới sáng tạo ra trong một năm, hay là
phần còn lại của TSPXH sau khi đã trừ đi số TLSX đã hao phí trong một năm.
TNQD chỉ do người lao động sản xuất vật chất và dịch vụ tạo ra, cụ thể là lao
động trong các ngành CN, NN, XD, DV... Những ngành không sáng tạo ra của cải
vật chất như ngân hàng, giáo dục, y tế, nghệ thuật, tín dụng, thương nghiệp thì không
tạo ra TNQD.
Về mặt giá trị, TNQD gồm toàn bộ giá trị mới do lao động tạo ra trong một
năm, tức là bộ phận V+m trong TSPXH.
Về mặt hiện vật, TNQD cũng bao gồm TLTD và một phần TLSX dùng để mở
rộng sản xuất.
2. TNQD gồm có: TNQD sản xuất và TNQD sử dụng.
- TNQD sản xuất: là thu nhập được sản xuất ra trong nước đó.
- TNQD sử dụng: bằng TNQD sản xuất cộng với số tài sản được chuyển
vào trong nước (vay nợ, được trả nợ, thanh toán do xuất siêu và các tài sản vãng lai,
lợi nhuận của những tài sản đầu tư ở nước ngoài, vốn tư bản nước ngoài đầu tư vào
trong nước) trừ đi những tài sản được chuyển ra nước ngoài (trả nợ, cho vay, thanh
toán nhập siêu, đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận của tư bản nước ngoài đầu
tư vào trong nước về nước họ).
Trong đó, TNQD sử dụng chính là cơ sở quyết định tích luỹ và tiêu dùng của xã hội
3. Những nhân tố làm tăng và làm giảm TNQD
Những nhân tố làm tăng TNQD:
- Mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng lao động (thêm máy móc tư
liệu, tăng số người lao động, thời gian lao động, cường độ lao động...)
- Tăng NSLĐ (tăng ứng dụng KHKT, đào tạo công nhân có tay nghề
cao, tổ chức quản lý...)
Trong đó tăng NSLĐ là nhân tố quyết định.
Những nhân tố làm giảm TNQD:
- Nạn quan liêu
- Thất nghiệp
Phần II: Tình hình Kinh tế và biện pháp tăng TNQD ở Việt Nam hiện nay
I. Tình hình Kinh tế – TNQD của Việt Nam một số năm gần đây
1. Những gì đã đạt được
Đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng vững mạnh, tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP đang ở mức khá cao so với khu vực và thế giới, bình quân khoảng
7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 7.484.215 đ/ người/ năm với
tốc độ tăng trưởng là 7,24%; năm 2004 là 8.688.592 đ/ người/ năm với tốc độ tăng
trưởng là 7,69%. Và theo bộ trưởng bộ kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc thì nhiệm vụ
năm 2005 là phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,5% thì mới hoàn thành mục tiêu đạt
mức tốc độ tăng trưởng 7,5 % của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001-2005 (Thời báo
Kinh tế VN số 51 ra ngày 21/12/2004).
Theo thời báo Kinh tế và dự báo số 10/2004 (trang 2) cho biết về tình hình KT-
XH 9 tháng đầu năm 2004 so với tình hình 9 tháng đầu năm 2003:
Các chỉ tiêu chủ yếu 9 tháng 2003 9 tháng 2004
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7,1 7,4
Trong đó: K/v nông, lâm, ngư nghiệp (%) 3,0 2,9
K/v CN và xây dựng (%) 10,2 10,1
K/v Dịch vụ (%) 6,5 7,1
(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất CN (%) 15,9 15,5
(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất NN (%) 4,7 4,3
(4) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 25 27,2
(5) Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu(%) 29,9 21,3
(6) Đầu tư xã hội so với GDP (%) 36,5 36,4
(7) Thu ngân sách nhà nước (nghìn tỷ đồng) 91,9 117,8
Thu ngân sách nhà nước so với dự án (%) 74,3 78,9
(8) Thu ngân sách nhà nước (nghìn tỷ đồng) 109,2 133,3
(9) Chỉ số giá tiêu dùng và DV (%) 1,8 8,6
(10) Tạo việc làm mới (nghìn người) 1.050 1.000
Và với số liệu mới nhất về tình hình KT-XH Việt Nam quý I/2005, báo Kinh tế
và dự báo số 4/2005 (Tr 61-62) cho biết: Tình hình KT-XH phát triển tương đối ổn
định, nổi lên một số mặt sau:
- Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 7,2 % so với cùng kỳ năm trước, cao hơn
mức tăng 70% quý I/2003 và quý I/2004. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 4,1%, khu vực CN và XD tăng 8,5%, khu vực DV tăng 7%.
- Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2005 ước tính đạt 25,8% ( chủ yếu do giá dầu
thô quý I tăng cao), thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 24,3%.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung quý
I/2005 ước thực hiện 10857,3 tỷ đồng, đạt 20,9% kế hoạch năm. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong quý I/2005 có 109 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng kí
1,31 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 9,2%, nhưng số vốn lại gấp
3,1 lần quý I/2004.
- Kim ngạch XK quý I/2005 ước đạt 6,72 tỷ USD, tăng 16,2% so với quý I/2004.
Hoạt động tăng mạnh, số khách đến VN ước tính đạt 877,5 nghìn lượt người, tăng
22,8% so với quý I/2004.
2. Những khó khăn hạn chế
Bên cạnh những mặt tốt đã đạt được, những khó khăn, hạn chế cũng không phải
là ít, nổi bật là:
- Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, tai nạn giao thông
vẫn còn cao, chưa được ngăn chặn hữu hiệu.
- Gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp: dịch sốt rét, cúm tuýp A-H5N1
và HIV có chiều hướng gia tăng.
- Giá cả của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu tăng cao.
- Chất lượng tăng trưởng chưa cao; đầu tư của nhà nước còn thất thoát lãng phí, hiệu
quả đầu tư còn thấp; thủ tục hành chính rườm rà và nạn tham nhũng đang cản trở đất
nước phát triển.
II. Biện pháp tăng TNQD
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chúng ta cần chú trọng hơn nữa
đến các biện pháp tăng TNQD.
1. Tăng khối lượng lao động sản xuất vật chất
Biện pháp tăng khối lượng sản xuất vật chất bao gồm: tăng số người, tăng thời
gian lao động và cường độ làm việc.
a/ Tăng số người
Việt Nam là nước có kết cấu dân số trẻ với 50% số dân thuộc lực lượng lao
động. Theo số liệu điều tra dân số 1/4/1999, dân số Việt Nam là 76.327.900 người,
đứng thứ 2 Đông Nam á, thứ 13 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới- một nguồn
lực mạnh cho phát triển kinh tế.
Tuy hiện nay mức tăng dân số giảm nhưng nguồn lao động mỗi năm vẫn tăng
1,1 triệu người. Với nguồn lao động dồi dào cùng với điều kiện tài nguyên thiên
nhiên phong phú, nếu chúng ta biết kết hợp một cách hợp lý sẽ tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, tăng lượng người lao động tạo ra thu nhập cho gia đình
và xã hội.
b/Tăng thời gian lao động
Tăng thời gian lao động là một cách kéo dài ngày lao động, cho công nhân làm
thêm giờ để tăng khối lượng sản phẩm đồng thời công nhân cũng được tăng lương,
đảm bảo mức sống.
c/Tăng cường độ lao động
ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa làm ca 3, thực ra khi
tăng ca như vậy sẽ tăng lượng công nhân hoạt động sản xuất trong nhà máy, mặt khác
khối lượng sản phẩm và NSLĐ sẽ tăng lên rất cao.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là chúng ta cần phải tăng số lượng lao động phù
hợp với số lượng TLSX vật chất đang có. Như vậy, thu hút đầu tư máy móc thiết bị
kĩ thuật sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động đang không có việc
làm.
2. Tăng NSLĐ
Nền Kinh tế VN đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, với tốc
độ phát triển không ngừng hiện nay ta càng phải chú trọng đến vấn đề tăng NSLĐ.
a/ Tăng ứng dụng khoa học công nghệ
Kinh tế thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ, trình độ khoa học công nghệ hết
sức tân tiến và hiện đại. Hoà vào dòng xoáy ấy, Việt Nam cũng cần phải theo kịp thời
đại bằng cách ứng dụng KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao NSLĐ.
Hiện nay, nhà nước ta đang nỗ lực đầu tư mua các trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại phục vụ đắc lực cho các ngành kinh tế như: CN, NN…Đây là một việc làm rất
thiết thực và hiệu quả giúp sản lượng trong các ngành CN và NN của nước ta tăng lên
rõ rệt đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, việc phát triển KHKT nên gắn liền với một kết cấu hạ tầng vững
chắc, ổn định. Hiện nay, Việt Nam đang sửa chữa, nâng cấp và xây mới các công
trình tầm cỡ quốc gia như: Thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, hầm
đường bộ Hải Vân… phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế của đất nước.
b/ Đào tạo công nhân có tay nghề cao
Hiện nay, nguồn lao động của VN rất dồi dào, chúng ta không hề thiếu lao
động, nhưng lao động có tay nghề cao thì lại chưa nhiều. Vậy phải làm thế nào để
nâng cao, đổi mới, phát triển nguồn lực lớn ấy cả về chất và lượng? Vấn đề trước mắt
đặt ra là phải đào tạo được một đội ngũ lao động lành nghề phục vụ tốt hơn cho đất
nước.
Hiện nay, ngoài các trường ĐH, CĐ, nhà nước ta còn tích cực khuyến khích xây
dựng và thu hút các em học sinh vào học tại các trường trung học chuyên nghiệp và
các trung tâm dạy nghề. Bộ giáo dục cần có những chương trình đào tạo khoa học,
hợp lý để đào tạo ra những lao động có chuyên môn kỹ thuật, có trình độ tay nghề
cao. Ngoài ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp cử người sang các quốc gia có nền
KT phát triển học tập kinh nghiệm cũng như cách ứng dụng KHKT vào sản xuất.
Việc làm này không những làm giảm số người tham gia lao động trực tiếp mà còn là
tiền đề phát triển cho đất nước trong tương lai.
c/ Tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý nhà nước là một bộ máy rất quan trọng trong hệ thống tổ chức
nền kinh tế cũng như các vấn đề CT-XH khác của đất nước. Nó đóng vai trò lãnh đạo
chủ chốt điều tiết nền KT của cả nước. Vì thế chúng ta cần có một đội ngũ lãnh đạo
có đủ năng lực, phẩm chất đạo đứcvà tinh thần trách nhiệm cao để chỉ đạo phát triển
nền KT nước nhà.
d/ Khai thác điều kiện thuận lợi và khắc phục điều kiện khó khăn của tự
nhiên
+) Khai thác điền kiện thuận lợi:
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều: tài nguyên thiên nhiên
dồi dào, điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng. Tận dụng được tiềm lực phong phú
đó, chúng ta cần đầu tư khai thác hợp lý các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên như: tìm
và khai thác các mỏ khoáng sản ở các vùng trong nước; VN có đường bờ biển dài,
hiện nay chúng ta đã và đang đầu tư phát triển các bãi biển đẹp và các địa danh du
lịch có giá trị khác phục vụ nhu cầu của lượng khách du lịch ngày càng đông trong
nước và quốc tế.
+) Khắc phục điều kiện khó khăn:
Ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, hàng năm Việt Nam còn phải đối mặt
với những điều kiện khó khăn của tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt và các nạn dịch
bệnh… Để khắc phục được những khó khăn trên, hiện nay các phương tiện thông tin
đại chúng vẫn đang nỗ lực tuyên truyền nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả
nhằm giữ nền kinh tế ổn định lâu dài.
Ngoài hai biện pháp chính trên, để tăng TNQD trong tình hình hiện nay chúng
ta còn phải chú trọng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tìm thị trường tiêu
thụ.
3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Luật đầu tư nước ngoài được quốc hội thông qua năm 1987 và đi vào thực hiện
từ năm 1988. Năm 1993, chúng ta bình thường hóa quan hệ với các nhà tài trợ.
Luồng vốn đầu tư nước ngoài ùa vào, xuất khẩu tăng mạnh. Nền kinh tế có những
tiến bộ nổi bật, các hiệp định thương mại đa phương và song phương được kí kết đã
mở rộng cơ hội giao thương kinh tế của Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với tổng số vốn đầu tư FDI (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) lên đến con số
kỷ lục: 46 tỷ USD với 5000 dự án, đảm bảo khoảng 14,1% GDP cả nước. Đặc biệt,
vốn FDI đầu tư vào CN và xây dựng chiếm tỉ lệ cao với 57%, DV là 36%. (Thời báo
Kinh tế hợp tác Việt Nam số 17+18 từ ngày 28/4 – 11/5/2005).
Tính chung suốt giai đoạn 1988 – 2003, vốn nước ngoài chiếm 43,8%, các DN
liên doanh chiếm 43,6, còn lại khoảng 9,3% thực hiện dưới dạng thực hiện dưới dạng
hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và 3,3% dưới dạng xây dựng vận hành – chuyển
giao (BOT). (Theo thời báo Kinh tế và dự báo số 10/2004, Tr 34).
Thời báo Kinh tế và dự báo số 12/2004 (Tr 5) cũng cho biết: Trong giai đoạn
1993-2003, nguồn vốn ODA vào Việt Nam tiếp tục tăng, đạt mức cam kết trung bình
mỗi năm trên 1,14 tỷ USD. Năm 2005, các nhà tài trợ đã cam kết ngồn vốn ODA là
3,4 tỷ, mức cao nhất từ trước đến nay.
4. Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nền kinh tế ngày càng phát triển, ngoài mục tiêu cung cấp mặt hàng cho thị
trường tiêu thụ trong nước thì VN còn phải vươn mình xa ra các thị trường trên thế
giới.
Theo số liệu từ báo Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương số 17 từ ngày 25/4 đến
1/5/2005 cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2005, kim ngạch XK của Việt Nam là 6,7
tỷ USD, khối lượng XK đạt 4,6 triệu tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước nhưng
giá trị XK lại tăng 30,3% do giá dầu thô trên thị trường thế giới đang tăng cao.
Việt Nam còn xuất khẩu gần 3,5 triệu tấn than trị giá 126 triệu USD, phần lớn
các mặt hàng nông nghiệp và lâm nghiệp chủ chốt đều đạt mức tăng trưởng cao kỉ lục
trong quý I/2005, trong đó XK hạt điều tăng 53,2% đạt 88 triệu USD, chè tăng 36,3%
đạt 16 triệu USD, rau quả tăng 26,8% đạt 50 triệu USD, đồ gỗ tăng 17,9% đạt 264
triệu USD, gạo tăng 5,2% đạt 266 triệu USD (năm nay ước tính xuất khẩu gạo của
VN sẽ đạt mức 1 tỷ USD).
Trong năm 2005, Việt Nam sẽ tập trung khai thác các thị trường xuất khẩu ở
Trung Quốc, Bắc Âu và các nước thành viên mới của liên minh Châu Âu nhằm đạt
kim ngạch XK 31,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2004.
5. Khắc phục những yếu tố làm giảm TNQD
Bên cạnh những biện pháp làm tăng TNQD, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến
việc khắc phục những yếu tố làm giảm TNQD việc bộ máy quan liêu, nạn thất
nghiệp …
a/Bộ máy quan liêu
Hiện nay bộ máy nhà nước của chúng ta làm việc chưa thực sự có hiệu quả, thể
hiện ở chỗ: Bộ máy còn quá cồng kềnh, làm việc còn chưa nhất quán. Đội ngũ quản lí
còn thiếu nhiệt tình, ý thức làm việc chưa cao với những cán bộ quan liêu, tha hóa
biến chất, tham ô, hối lộ… Các thí dụ điển hình như: Lã Thị Kim Oanh với đường
dây cán bộ nhà nước ăn hối lộ từ trên xuống dưới, hay vụ án Năm Cam dùng tiền
mua chuộc rất nhiều cán bộ nhà nước…
Với bộ máy quản lý lỏng lẻo và thiếu tinh thần trách nhiệm như vậy sẽ kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vậy chúng ta cần phải sắp xếp lại bộ máy
quản lý từ trên xuống dưới, đào thải những phần tử tha hóa biến chất, đục khoét của
dân. Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp xử phạt hợp lý đối với những
hành vi thiếu đạo đức đó.
Ngoài ra, nhà nước cần chú tâm hơn nữa đến tình trạng đầu tư dàn trải, thất
thoát lãng phí cà giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà cản trở sự đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam nói riêng và cản trở sự phát triển của đất nước nói chung.
b/ Thất nghiệp
Một vấn đề nhức nhối và nóng bỏng nữa cần được quan tâm chính là nạn thất
nghiệp ở nước ta. Phần đa những người ở trong độ tuổi lao động ở nước ta (bao gồm
những người có bằng cấp đại học và cả những người không có bằng cấp, tay nghề)
đang không có công ăn việc làm. Hơn thế nữa, lượng lao động đó hàng năm lại tăng
thêm 1,1 triệu người.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ, vì
thế nhà nước ta đang tích cực mở các trường đào tạo tay nghề cho thanh niên, học
sinh nhằm đào tạo ra những lao động có tay nghề cao phục vụ tốt hơn trong các
ngành kinh tế của đất nước. Ngoài ra, Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho mọi người
làm kinh tế bằng cách cho vay vốn, đầu tư để người dân tự kinh doanh…
c/ Khắc phục hậu quả chiến tranh
Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh để lại hậu quả nặng nề là cơ sở hạ
tầng bị phá hỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, máy móc thiết bị lạc hậu. Vì
thế, nhà nước đã và đang đầu tư mua trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ đắc lực
cho phát triển CN và NN, nâng cao NSLĐ và khối lượng sản phẩm.
Kết luận
Nền kinh tế nước ta có thể nói là đã có những bước chuyển biến rất mạnh mẽ
và vững chắc trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng KT khá cao. Nhưng
quan tâm đến tốc độ tăng trưởng KT chúng ta cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng
tăng trưởng (cụ thể như hiện nay chúng ta đã và đang phát triển nhiều ngành CN, DV
chất lượng tương đối cao, trình độ công nghệ tiên tiến, điển hình như lĩnh vực viễn
thông, dầu khí, xây dựng CN, mạng lưới các nhà máy điện, mạng lưới giao thông…).
Tuy mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang ở mức ổn định và khá cao so
với khu vực và thế giới nhưng chúng ta không nên vội vàng tự hào với những gì
chúng ta đã đạt được vì Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo. Chúng ta cần nỗ lực
hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế bằng cách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
giảm chi phí sử dụng hạ tầng thiết yếu, gọn nhẹ thủ tục hành chính… Song, cũng
phải thừa nhận rằng những gì mà Việt Nam đã làm được trong những năm qua đã và
đang tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nâng cao mức
sống người dân, tiếp tục phát triển bền vững.
Phụ lục
Số liệu về khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài trong nền KT VN:
Năm
Tỷ trọng % FDI trong Đóng góp nguồn thu
ngân sách nhà nước
so với năm trước (%)
GDP Giá trị sx CN Kim ngạch XK
2000 13,28 41,3 47 -
2001 13,75 41,5 45 -
2002 13,91 41,6 47 128,2
2003 13,47 42,1 40 130,0
ước 2004 - 42,6 55 130,0
Nguồn: Tạp chí con số và sự kiện số 11/2004, Tr 8
Bộ thương mại: Báo cáo tình hình thương mại tháng 12
và cả năm 2004.
Số liệu về số người có việc làm qua các năm:
Năm
Số người có việc làm
(nghìn người)
Mức gia tăng so với năm trước
Lao động (nghìn người) tỉ lệ tăng (%)
2000 * 36.701,8 726,0 + 2,0
2001 * 37.676,4 974 + 2,6
2002 * 38.715,5 1.093,0 + 2,7
2003 ** 42.114,4 3.398,8 + 7,8
2004 ** 43.252,3 1.139,1 + 2,7
Nguồn: * Tổng cục thống kê: KT-XH VN 3 năm 2001-2003, NXB thống kê, H.,
2003.
** Số liệu điều tra của ban chỉ đạo điều tra trung ương: “Bức tranh LĐ và
việc làm năm 2004- VNECONOMY” cập nhật 1/1/2004.
Mục lục
TRANG
Lời mở đầu................................................................................................................. 1
Phần I: Lý luận cơ bản về TNQD............................................................................... 2
I. Tổng SP XH............................................................................................................ 2
II. Thu nhập quốc dân...........................