Tham vấn nhóm là một hình thức tham vấn, trong đó các vấn đề của cá nhân sẽ được đề cập đến trong phạm vi nhóm. Các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ và kinh nghiệm của mình với các thành viên còn lại và đón nhận sự phản hồi và hỗ trợ của nhau cũng như từ nhà tham vấn/ người hỗ trợ nhóm.
Có nhiều thuận lợi khi sử dụng tham vấn nhóm như một biện pháp để giúp đỡ mọi người. Ví dụ, làm việc với nhóm cho phép nhà tham vấn tác động đến cuộc sống của nhiều người cùng lúc. Đối với các thành viên trong nhóm tham vấn, việc được gặp gỡ với những người cò cùng vấn đề/ khó khăn với mình có thể giúp họ cảm thấy bớt lẻ loi và cô độc, nhanạ ra rằng họ không đơn độc và mọi người quan tâm đến họ và những điều họ nói. Giống như trong tham vấn cán nhân, tham vấn nhóm có thể là phép trị liệu rất tốt cho những người bộc lộ cảm xúc của mình bằng cách nói ra những điều đang gây phhiền toái cho cuộc sống của họ. Thực hiện tham vấn nhóm với trẻ em và người vị thành niên có thể có sức mạnh đặc biệt, bởi vì những phản hồ, lời khuyên, và những đề xuất của các em đưa ra cho nhau thường được xem xét một cách nghiêm trọng hơn của người lớn. Điều này đặc biệt đúng cho những tình huống tham vấn nhóm đối với những trẻ trải nghiệm các vấn đề tương tự.
Giả sử, một cô gái 18 tuổi, nạn nhân của một vụ lạm dụng tình dục bởi ông nội mình khóc lóc và tiết lộ trong cuộc tham vấn nhóm rằng cô cảm thấy tuyệt vọng và suy sụp. Cô cho rằng mình chẳng có tương lai gì nữa. Những cô gái khác cũng đã trải qua sự việc đau buồn tương tự nói về việc họ có thể cảm thông với những gì cô đang trải qua như thế nào và chia sẻ nhiều cảm xúc tương tự. Nhà tham vấn nhóm cảm ơn mọi thành viên vì đã chia sẻ và khen ngợi họ vì đã cũng cảm nói về những chủ đề khó khăn và đau khổ đó. Nhà tham vấn nói ngắn gọn với các cô gái rằng làm dụng tình dục trở nên phỏo biến trong hầu hết các xã hội, nhưng hiếm khi được thừa nhận. nhà tham vấn cũng tiếp tục khẳng định với các cô gái rằng những gì đã xảy ra với các em không phải là lỗi của các em và không làm cho các em trở thành những người "xấu", rằng lỗi là ở những thủ phạm gây ra sự lạm dụng. Nhà tham vấn chỉ ra rằng các cảm xúc các em đang trải qua là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được trong những tình huống đó. Các cô gái nhận ra cách họ đang cảm nhận và có thể chấp nhận được, họ không cô đơn; và lạm dụng tình dục cũng xảy ra đối với những người khác.
Tham vấn nhóm cũng có thể mang lại ý nghĩa hỗ trợ đang còn đặc thiếu thốn trong cuộc sống của nhiều trẻ chúng ta tiếp xúc. Trẻ em cần cảm thấy được thừa nhận và có giá trị (xem phần Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow), nhưng thật không may, nhiều trẻ không được công nhận có giá trị, không được hỗ trợ, và không được hỗ trợ và không có sự khuyến khích từ gia đình và cộng đồng của các em. Các nhóm hỗ trợ có thể mang lại hy vọng cho những trẻ này.
42 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5669 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tham vấn nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KIẾN THỨC THAM KHẢO
1. Tham vấn nhóm là gì?
Tham vấn nhóm là một hình thức tham vấn, trong đó các vấn đề của cá nhân sẽ được đề cập đến trong phạm vi nhóm. Các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ và kinh nghiệm của mình với các thành viên còn lại và đón nhận sự phản hồi và hỗ trợ của nhau cũng như từ nhà tham vấn/ người hỗ trợ nhóm.
Có nhiều thuận lợi khi sử dụng tham vấn nhóm như một biện pháp để giúp đỡ mọi người. Ví dụ, làm việc với nhóm cho phép nhà tham vấn tác động đến cuộc sống của nhiều người cùng lúc. Đối với các thành viên trong nhóm tham vấn, việc được gặp gỡ với những người cò cùng vấn đề/ khó khăn với mình có thể giúp họ cảm thấy bớt lẻ loi và cô độc, nhanạ ra rằng họ không đơn độc và mọi người quan tâm đến họ và những điều họ nói. Giống như trong tham vấn cán nhân, tham vấn nhóm có thể là phép trị liệu rất tốt cho những người bộc lộ cảm xúc của mình bằng cách nói ra những điều đang gây phhiền toái cho cuộc sống của họ. Thực hiện tham vấn nhóm với trẻ em và người vị thành niên có thể có sức mạnh đặc biệt, bởi vì những phản hồ, lời khuyên, và những đề xuất của các em đưa ra cho nhau thường được xem xét một cách nghiêm trọng hơn của người lớn. Điều này đặc biệt đúng cho những tình huống tham vấn nhóm đối với những trẻ trải nghiệm các vấn đề tương tự.
Giả sử, một cô gái 18 tuổi, nạn nhân của một vụ lạm dụng tình dục bởi ông nội mình khóc lóc và tiết lộ trong cuộc tham vấn nhóm rằng cô cảm thấy tuyệt vọng và suy sụp. Cô cho rằng mình chẳng có tương lai gì nữa. Những cô gái khác cũng đã trải qua sự việc đau buồn tương tự nói về việc họ có thể cảm thông với những gì cô đang trải qua như thế nào và chia sẻ nhiều cảm xúc tương tự. Nhà tham vấn nhóm cảm ơn mọi thành viên vì đã chia sẻ và khen ngợi họ vì đã cũng cảm nói về những chủ đề khó khăn và đau khổ đó. Nhà tham vấn nói ngắn gọn với các cô gái rằng làm dụng tình dục trở nên phỏo biến trong hầu hết các xã hội, nhưng hiếm khi được thừa nhận. nhà tham vấn cũng tiếp tục khẳng định với các cô gái rằng những gì đã xảy ra với các em không phải là lỗi của các em và không làm cho các em trở thành những người "xấu", rằng lỗi là ở những thủ phạm gây ra sự lạm dụng. Nhà tham vấn chỉ ra rằng các cảm xúc các em đang trải qua là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được trong những tình huống đó. Các cô gái nhận ra cách họ đang cảm nhận và có thể chấp nhận được, họ không cô đơn; và lạm dụng tình dục cũng xảy ra đối với những người khác.
Tham vấn nhóm cũng có thể mang lại ý nghĩa hỗ trợ đang còn đặc thiếu thốn trong cuộc sống của nhiều trẻ chúng ta tiếp xúc. Trẻ em cần cảm thấy được thừa nhận và có giá trị (xem phần Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow), nhưng thật không may, nhiều trẻ không được công nhận có giá trị, không được hỗ trợ, và không được hỗ trợ và không có sự khuyến khích từ gia đình và cộng đồng của các em. Các nhóm hỗ trợ có thể mang lại hy vọng cho những trẻ này.
2. Sự khác nhau giữa nhà tham vấn nhóm và trưởng nhóm là gì?
Nhà tham vấn nhóm không giống như một người hỗ trợ nhóm bình thường. (Ví dụ một người lớn điều hành một cuộc gặp gỡ câu lạc bộ của trẻ đường phố không phải là một nhà tham vấn). Nhà tham vấn nhóm sử dụng các kỹ năng và kiến thức cụ thể, các cơ sở được trình bày trong khoá tập huấn này, để giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ câu chuyện, cảm xúc, suy nghĩ, và các ý kiến của họ. Các nhà tham vấn nhóm không phải là những "giáo viên"; ví dụ, công việc của họ không cần thiết phải truyền thụ những "bài học" tới các thành viên trong nhóm hay xuất hiện như những nhân vật quyền thế, người có tất cả các câu trả lời. (Nhớ sự khác nhau giữa nhà tham vấn và cố vấn). Thay vào đó, vai trò của nhà tham vấn nhóm là giúp đỡ các thành viên trong nhóm cảm thấy dễ dàng chia sẻ và khuyến khích họ hỗ trợ và đưa ra những phản hồi cho nhau. Nhà tham vấn nhóm giám sát và ghi chép lại (những phản hồi ghi chép và hồ sơ mật) sự tiến bộ của từng thành viên trong nhóm qua từng tuần, và cố gắng đảm bảo rằng không thành viên nào trong nhóm bị bỏ qua, bị là "kẻ giơ đầu chịu báng", hay cảm nhận được, và rằng không có các câu trả lời "đúng" hoặc "sai". Cuối cùng, nhà tham vấn nhóm có các kỹ năng tham vấn nhó1 Trẻ em (trai hay gái) bị lạm dụng tình dục thường chịu đựng những vấn đề về tâm lý và tâm thần như là một hậu quả. Để tránh khơi lại những vêt thương không thể hàn gắn được, nhà tham vấn tiến hành những nhóm như vậy phải được đào tạo bài bản và tuyệt đối nhạy cảm với những camr xúc dễ bị tổn thương của trẻ bị lạm dụng tình dục.
m cụ thể, sẽ được trình bày trong hai phần tiếp theo của các bài học về Tham vấn nhóm với trẻ em.
3. Khi nào tham vấn nhóm phù hợp với trẻ em? Khi nào không phù hợp?
Tham vấn nhóm thường có ích nhất với những trẻ có cùng vấn đề/ khó khăn. Ví dụ, một cô gái bị lạm dụng tình dục có thể có lợi từ việc tham gia tham vấn nhòm với nhà tham vấn có kỹ năn. Tham vấn nhóm cũng có thể có ích với những trẻ vi phạm pháp luật, hay trẻ đường phố chẳng hạn, những trẻ có thể bị nguy hiểm khi lang thang. Một số trẻ thường nhút nhát, giấu mình, hoặc sợ sệt giao tiếp với các trẻ khác có thểt không sẵn sàng cho sự trải ngjiệm nhóm. Để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong nhóm, việc chú ý đối với những trẻ có xu hướng bạo lực khi thi hành nhóm là rất quan trọng.
Mục tiêu chính của nhà tham vấn nhóm tương tự như nhà tham vấn có nhân: nhằm giúp các nhà thành viên trong nhóm hiểu được tại sao họ hành động theo những cách nhất định và cách suy và cảm xúc của họ tác động đến hành vi của họ như thế nào (để tham khảo kiến thức về mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, xem Môđun III, Bài I-III). Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua vấn đề của họ.
4. Tại sao chúng ta thực hiên tham vấn nhóm?
4.1. Để quan sát và đánh giá hành vi
Tham vấn nhóm có thể là một phương tiện để nhà tham vấn đánh giá các thái độ và tính cách của trẻ bằng cách quan sát cách các em xử sự trong nhóm, chú ý đến những gì các em đề cập, và xem các em đáp lại quá trình nhóm như thế nào (chẳng hạn, các em có ít nói không? Các em có cảm thấy lo lắng khi chủ đề nào đó được nêu ra không?. Trẻ có dễ nổi giận không? Trẻ có rôn trọng người khác không? Trẻ có vẻ buồn bã không?).
4.2. Sự can thiệp khủng hoảng/ giải pháp cho sự mâu thuẫn
Tham vấn nhóm có thể là một cách hữu hiệu nhằm giúp trẻ hoặc thân chủ vượt qua khó khăn hay ra các quyết định. Ví dụ, trẻ em đường phố thường phải đấu tranh với những vấn đề giống nhau (chẳng hạn như không có khả năng kiếm tiền, bị đói, hay muốn được đến trường) và có thể là những xuất phát điểm cho sự khẳng định và công nhận giá trị của nhau. Việc biết rằng những người khác cảm nhận tương tự hay vượt qua những thời điểm khó khăn theo cách của họ có thể làm mọi người thấy vững dạ hơn. Mọi người thường cảm thấy cô đơn trong sự chịu đựng của mình, và việc nhận ra rằng có nhiều người trên thế giới đồng cảm với họ có thể rất có ích.
4.3. Liệu pháp
Liệu pháp được định nghĩa là một "phương pháp cứu chữa". Các nhóm tham vấn là "trị liệu" vì chúng có thể giúp mọi người thay đổi hành vi và giải quyết những khủng hoảng hay các khó khăn khác trong cuộc sống của họ. Nhà tham vấn giúp trẻ/thân chủ xử lý các cảm xúc cảm/trải nghiệm khó khăn và đau đớn của các em. Khi một thành viên nào đó trong nhóm chia sẻ các thông tin cá nhân, nhà tham vấn thể hiện sự thông cảm đối với ngườu đó và khuyến khích các thành viên khác đưa ra phản hôì và sự ủng hộ của họ.
Tuy nhiên, nhà tham vấn phải tránh "những vết thương không thể hàn gắn", nói cách khác là nhà tham vấn nhóm mà không để trẻ rời khỏi nhóm trong sự quẫn trí.
4.4. Giáo dục
Tham vấn nhóm có thể là "điểm khởi đầu" cho cuộc thảo luận về những chủ đề quan trọng khác liên quan đến tình huống của rtrẻ (ví dụ như: tự nhận thức, nhận thức về HIV/AIDS, quan hệ gia đình, sức khoẻ , dinh dưỡng, v.v…). Các nhóm thường hướng tới những khó khăn của trẻ hay những vấn đề các em phải đương đầu, tuy nhiên, không nên phụ thuộc quá vào các đề tài nhà tham vấn muốn giới thiệu khiến buổi tham vấn không còn là tham vấn nhóm nữa mà giống như là giảng dạy.
5. Tham vấn nhóm có thể hỗ trợ như thế nào?
Bởi trẻ em và người vị thành niên có xu hướng hoà đồng với nhau, nên tham vấn nhóm có thể trở thành một phương thức hiệu quả tạo điêù kiện cho trẻ dễ dàng thể hiện những cảm xúc và giúp các em giải quyết các vấn đề và những mâu thuẫn mà các em phải trải qua theo một cách chung. Phản hồi của những trẻ khác thường có tác động mạnh mẽ và có thể thích hợp với trẻ hơn, (được trẻ ghi nhận nghiêm túc hơn) là những phản hồi từ người lớn. Sự trải nghiệm của việc trở thành thành viên của nhóm, trong đó các câu chuyện được chia sẻ và các cảm xúc được thể hiện một cách trung thực có thể gíup trẻ đang gặp rắc rối, trẻ gặp rủi ro hiểu rằng các em không cô đơn. Trong không khí tràn đầy sự tin tưởng của nhóm, trẻ có thể cảm thấy thoải mái khi quan tâm và hỗ trợ người khác, và điều này có thể giúp các em vơi đi cảm giác bị xa lánh và tổn thương mà các em có thể đang trải qua.
Các cuộc tham vấn nhóm có thể là một thách thức đối với các nhà tham vấn. Trẻ em có thể trở nên giận dữ, gây gổ, hay quậy phá thường xuyên trong nhóm (nhớ lại hoạt động khởi động "Kẻ phá hoại"). Chúng có thể chế nhạo các thành viên khác trong nhóm và/ hoặc nhà tham vấn, không chấp các phản hồi, hay bỏ nhóm tham vấn. Xử lý những tình huống này đòi hỏi một nhà tham vấn có kỹ năng và có khả năng định hướng lại, duy trì một không khí hoà bình, và giữ cho các thành viên trong nhóm được an toàn. Khi một trẻ phá bĩnh, cần khuyến khích các thành viên khác trong nhóm đối mặt với trẻ này, giải thích hành vi của em ảnh hưởng như thế nào đến họ và hỏi xem em cảm nhận như thế nào và cảm xúc đó có góp phần gây ra sự phá bĩnh của em không. Theo cách này, các thành viên trong nhóm có thể giải quyết những khó khăn của họ , học các cách xử sự thay thế, và xây dựng các kỹ năng xã hội mới haym các cách để giap tiếp với mọi người.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Việc lựa chọn các thành viên trong nhóm tham vấn một cách thích hợp là rất quan trọng. Nhà tham vấn thường chọn cho nhóm tham vấn những trẻ có vấn đề về cảm xúc (chán nản, lo âu, buồn bã,…), có vấn đề trong việc đương đầu với sự căng thẳng, hoặc những trẻ đã trải qua những chuyện đau buồn. Những trẻ tự ti có thể được giúp đỡ để hiểu sự tác động của những mặc cảm tự ti tới hoạt động của các em. (Ví dụ, những trẻ tự ti thường miễn cưỡng khi bắt đầu quan hệ bạn bè) và học cách lành mạnh hơn để nhìn nhận bản thân mình. Các nhóm cũng có thể giúp cải thiện hành vi đối với những trẻ vi phạm pháp luật hay nhưng trẻ sa vào các hoạt động tiêu cực hay huỷ hoại. Mặc dù nhóm của những trẻ vi phạm pháp luật có thể là một thách thức nhưng nó cũng có thể có ích cho trẻ em.2 Thông thường, trẻ vi phạm pháp luật thường bị xã hội chối bỏ "những trường hợp tuyệt vọng" và các em bắt đầu nhìn nhận bản thân như vậy, do đó càng làm tăng thêm những ấn tượng tiêu cực của xã hội. Tuy nhiên, trong một nhóm, nhà tham vấn nhóm khai thác những tích cực của những trẻ này và thể hiện sự chấp nhận, hỗ trợ để trẻ cảm thấy có hy vọng. Tham vấn nhóm có thể dạy những trẻ này các cách mới để xử sự, và suy nghĩ về bản thân mình.
III. CÁC HỖ TRỢ CỦA THAM VẤN NHÓM
Các nhóm chỉ nên có từ 6 đến 12 thành viên và một nhà tham vấn
Quá nhiều thành viên sẽ làm hoạt động nhóm trở nên khó khăn hơn và kém hiệu quả. Nên chia nhóm theo giới tính, đặc biệt nếu trẻ là những người vị thành niên. Đôi khi có thêm một người đồng giảng sẽ giúp các hoạt động hữu hiệu dơn. (Tuy nhiên, nhóm nên đảm bảo rằng anh/chị ta và người đồng giảng có cùng các quan điểm lý luận về tham vấn và về hoạt động nhóm trước khi họ đồng ý làm việc với nhau).
Khi làm việc với người vị thành niên, tốt nhất là chia nhóm giữa những cậu con trai và những cô gái. Trong tuổi dậy thì, các cậu con trai và các cô gái bắt đầu để ý đến nhau. Thông thường, các em quá chú trọng đến việc thể hiện như thế nào với người khác giới đến nỗi không chú ý và sẽ không sẵn lòng chia sẻ những thông tin các em cho rằng gây đau khổ hay đáng xấu hổ. Tốt nhất là chọn các thành viên trong nhóm có cùng vấn đề (ví dụ, nhóm trẻ bị lạm dụng tình dục, nhóm trẻ bị tàn tật, nhóm trẻ bị mồ côi).
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THAM VẤN NHÓM
Giống như các nhóm khác, trưởng của các nhóm tham vấn có hiệu quả cần có và sử dụng một loạt đa dạng các kỹ năng giao tiếp (Crey & Cỏey 1992). Trong số đó những kỹ năng quan trọng nhất là:
1. Lắng nghe tích cực: Trưởng nhóm phải lắng nghe một cách tích cực những gì các thành viên trong nhóm bày tỏ và các thành viên khác đáp lại như thế nào. Việc này bao gồm sự chú ý đến ngôn ngữ, giọng điệu và những điệu bộ không thể hiện bằng lời quanh những điều các thành viên trong nhóm bày tỏ;
2. Kết nối, Nhà tham vấn giúp các thành viên trong nhóm nhận ra những nét tương đồng của họ (ví dụ, Phương à, cháu và Dũng dường như đều có cùng những điểm không thích cha dượng);
3. Ngăn cản: Trưởng nhóm không cho phép thành viên không tập chung, phá phách hoạt động của nhóm bằng cách định hướng lại cho các em hoặc ngăn cản các em độc quyền trong đàm thoại;
4. Tổng hợp. Trưởng nhóm giúp các thành viên nhận thức về những gì xảy ra và nhóm, cũng như thành viên của nhóm đã thay đổi như thế nào bằng cách tổng hợp lại những gì đã diễn ra trong nhóm; ví dụ: "Cô đã nhận thấy rất nhiều tiến bộ từ tất cả độc quyền trong đàm thoại;
Sự thông cảm, cởi mở cá nhân, sự dũng cảm, sự linh hoạt, sự thẩm tra, sự khuyến khích và khả năng đối mặt để hỗ trợ thành viên của nhóm cũng là những kỹ năng tối quan trọng.
Trưởng nhóm tham vấn cần có rất nhiều kỹ năng để giúp đỡ nhóm của mình đạt được tiến bộ. Một nhà tham vấn càng có hiệu quả trong việc giúp đỡ các thành viên đạt được sự tiến bộ là nhà tham vấn có nhiều kỹ năng trong vón của họ. Hãy nhớ rằng Nhà tham vấn phải mất thời gian để đạt được thành công với bất kỳ kỹ năng nào trong tham vấn nhóm. Nếu mắc lỗi; nhà tham vấn rốt cuộc cũng chỉ là một con người!.
Những meo để tham vấn có hiệu quả:
Bước đầu của hàng loạt các nhóm tham vấn (giả sử 10 tiếng và một nửa số cuộc giao tiếp siễn ra hàng tuần trong suốt mùa hè), việc các nhà tham vấn nhóm yêu cầu các thành viên trong nhóm giới thiệu bản thân là rất quan trọng. Điều này có thể được thực hiện theo cách rất sáng tạo, ví dụ, "cô muốn mỗi cháu giới thiệu với nhóm tên của mình, các cháu từ đâu tới, tại sao các cháu lại đến đây, và một điều mà các cháu thích nhất ở bản thân mình".
Khi bắt đầu hàng loạt các cuộc tham vấn, nhà tham vấn nên thường xuyên giải thích cho trẻ hay các thành viên trong nhóm về các mục đích của tham vấn nhóm (Ví dụ, "Nhóm này là nơi để chúng ta chia sẻ các vấn đề, mơ ước, ý kiến, cảm xúc, và suy nghĩ với nhau. ở đây chúng ta có thể hỗ trợ người khác và thể hiện mình một cách tự nhiên"), cũng như các mục tiêu của tham vấn nhóm ("Chúng ta hy vọng rằng qua quá trình làm việc với nhau, nói về các khó khăn, và hỗ trợ lẫn nhau để cảm thấy tốt hơn, và rằng mỗi người trong nhóm này đều tạo nên sự tiến bộ cho các mục tiêu của mình).
Nhà tham vấn nhóm có hiệu quả:
Chú ý tới những thê hiện cả bằng lời và không lời của các thành viên trong nhóm và phản hồi một cách phù họp.
Lắng nghe một cách tích cực và sử dụng các kỹ năng giao tiếp nhằm khai thác các trải nghiệm, cảm xúc và suy nghĩ của các thành viên trong nhóm.
Can thiệp có hiệu quả khi những sự kiện bất ngờ phát sinh trong quá trình tham vấn nhóm (ví dụ, khi hai thành viên tranh cãi gay gắt, nhà tham vấn phải có khả năng giải quyết mâu thuẫn mà không đổ lỗi hay chế nhạo ai).
Làm việc đúng mực với các thành viên phá bĩnh trong các trong nhóm chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Nhà tham vấn nhóm có hiệu quả hỗ trợ mọi người đối mặt với các hành vi phá bĩnh hay tiêu cực của thành viên khác (ví dụ, bằng cách yêu cầu người phá bĩnh nghĩ xem tại sao anh/chị ta xử sự theo cách đó và cố gắng hướng dẫn anh/chị nghĩ xem hành vi đó có thể liên hệ đến vấn đề anh/chị ta đang gặp phải trong cuộc sống như thế nào).
Làm việc hợp tác và hiệu quả với đồng trưởng nhóm.
Sử dụng các phương pháp tham vấn nhóm để giúp các thành viên tạo nên những tiến bộ trong cuộc sống của họ, như giao nhiệm vụ ở nhà (ví dụ, trước khi trẻ rời khỏi nhóm, yêu cầu mỗi thành viên đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong tuần tới và kiểm tra với mỗi trẻ trong tuần tới để xem các em có thể đạt được những mục tiêu đó như thế nào).
Không chia sẻ kinh nghiệm và cảm nghĩ của bản thân về vấn đề của trẻ. Mục đích của nhà tham vấn nhóm là giúp các trẻ trong nhóm; nhà tham vấn nên đặt những nhu cầu của mình sang một bên để tập trung vào các thành viên trong nhóm.
Khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành viên của nhóm, nhưng không được "cưỡng ép" bất cứ thành viên nào nếu các em không muốn nói.
Nhận thức được vai trò mà từng thành viên thể hiện trong nhóm và hiểu rõ vai trò nào là hữu ích và không hữu ích trong việc phát triển cá nhân cũng như phát triển toàn nhóm. (Ví dụ, một thành viên trong "hống hách"có thể khuyến khích quá trình thảo luận nhưng cũng có thể ngăn các thành viên khác khỏi việc trở nên linh hoạt trong nhóm. Hoặc một thành viên trong nhóm tập trung cao độ vào những vấn đề của người khác thường giúp những người này nhận ra những điều quan trọng về bản thân họ, nhưng thành viên này có thể tránh nói đến vấn đề khó khăn của mình trong quá trình).
Có khả năng hài hước khi thích hợp.
Cho phép im lặng khi thích hợp.
Khuyến khích các thành viên thể hiện thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của họ.
Sử dụng âm điệu vừa phải.
Giữ những hồ sơ của từng lần tham vấn nhóm (bao gồm các chủ đề chính đã thảo luận trong nhóm và quá trình mỗi thành viên trong nhóm đạt đến mục tiêu của họ).
Có khả năng chuẩn đoán hay đánh giá mức độ và sự tiến bộ không chỉ của nhóm mà của từng người trong nhóm.
Giúp các thành viên trong nhóm trao đổi những gì họ học được từ nhóm với môi trường của hị, ví dụ, qua việc giao nhiệm vụ, khuyến khích các hành vi chia sẻ những ví dụ về việc họ đã thay đổi và cải thiện hành vi của mình như thế nào ở trường ngoài nhóm.
Phỏng theo D. Brades & H Philips (1990). Sổ tay của người chủ trò: 140 trò chơi cho Giảng viên và Trưởng nhóm. Cheltenham, UK: Stanley Thornes, Corey, M. S. & Corey, G. (1992). Các nhóm: Qua trình và thực tiễn (ấn bản lần thứ tư), Pacific Grove, CA: Broolas/Cole and McClure, B. A (1990): "ý thức nhóm: Nhóm phát triển và nhóm thoái trào". Tạp chí các nhà chuyên môn tham vấn nhóm" (15), trang 159- 170.
V. CÁC MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA NHÀ THAM VẤN NHÓM
Xây dựng ý nghĩa của sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Tạo điều kiện cho sự thay đổi về ý thức, cảm xúc, và hành vi và sự phát triển cá nhân.
Giúp các thành viên trong nhóm thực hiện quá trình ra quyết định và giải quyết.
Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa các thành viên (bằng cách đưa ra và ghi nhận những phản hồi tích cực và tiêu cực).
Giúp các thành viên xử lý các vấn đề và mâu thuẫn trong cuộc sống của họ.
Giúp các thành viên trong nhóm thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và xử sự.
Giúp các thành viên trong nhóm phát triển sự tự nhận thức; và
Cùng lúc đó, giáo dục các thành viên khác.
VI. KIẾN THỨC THAM KHẢO
Để hoạt động có hiệu quả hơn, nhà tham vấn phải có kế hoạch trước và phải quen thuộc với các giai đoạn nhóm thường diễn ra và cách các giai đoạn đó "tiến triển". Với những kiến thức được trang bị này, nhà tham vấn phải có thể sử dụng các kỹ năng thích hợp để giúp nhóm của mình phát triển toàn diện. Nhà tham vấn nhóm có sự chuẩn bị tốt sẽ điều hành nhóm một cách trôi chảy và có hiệu quả.
Thiết lập nội quy cho các nhóm tham vấn.
Các nhóm tham vấn có hiệu quả nhất khi không có quá nhiều nội quy và các nội quy phải rõ ràng. Nếu có quá nhiều nội quy, các thành viên sẽ rất dễ quên. Các nhóm cũng không nên giống như một "sự trừng phạt" trẻ em với quá nhiều nội quy, trẻ có thể cảm giác như các em đang ở một nơi giống như trường học. Các nội quy nên rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi thành viên của nhóm, nếu nội quy không rõ ràng, một số thành viên sẽ vô tình hoặc cố ý vi phạm nội quy. Các nội quy có thể bao gồm:
Không nói chuyện riêng khi