Trong thời đại ngày nay, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh
tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phát triển cả về quy mô và tốc độ, cả về bề rộng
và chiều sâu. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những cơ hội mở
rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia đã trở thành một vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Bởi các doanh nghiệp đang ngày đêm đối mặt với rất nhiều thách thức như: sự bão hòa của
thị trường, đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, vấn đề công nghệ và tài nguyên…
Trong số các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh
nghiệp, thì môi trường kinh tế là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần thận trọng
đánh giá để có chiến lược phù hợp. Chính vì vậy, nhóm 1 chọn đề tài thảo luận : “Phân tích
sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ
thực tiễn với môi trường kinh tế ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ những ảnh hưởng của môi
trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
14 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 6699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thảo luận - Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thảo luận: Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt
động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn với môi
trường kinh tế ở Việt Nam.
PHẦNMỘT: ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh doanh
2. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế
II. Môi trường kinh tế và ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh
doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh tế
2. Các yếu tố của môi trường kinh tế
a) Mô hình kinh tế
b) Điều kiện kinh tế
c) Chính sách kinh tế
3. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế
III. Ảnh hưởng môi trường kinh tế Việt Nam đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế
1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh ở Việt Nam
2. Nguyên nhân môi trường kinh tế Việt Nam thu hút doanh nghiệp nước ngoài
a) Tác động từ chính sách thuế
b) Chính sách kinh tế của Nhà nước
c) Vị trí chiến lược
3. Giải pháp phát huy lợi thế môi trường kinh tế ở Việt Nam để thu hút các doanh
nghiệp nước ngoài.
C. KẾT LUẬN
PHẦN HAI: BÀI HOÀN CHỈNH
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh
tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phát triển cả về quy mô và tốc độ, cả về bề rộng
và chiều sâu. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những cơ hội mở
rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia đã trở thành một vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.
Bởi các doanh nghiệp đang ngày đêm đối mặt với rất nhiều thách thức như: sự bão hòa của
thị trường, đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, vấn đề công nghệ và tài nguyên…
Trong số các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh
nghiệp, thì môi trường kinh tế là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần thận trọng
đánh giá để có chiến lược phù hợp. Chính vì vậy, nhóm 1 chọn đề tài thảo luận : “Phân tích
sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ
thực tiễn với môi trường kinh tế ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ những ảnh hưởng của môi
trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng
xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Các lực lượng này
cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượng không kiểm soát
được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó, nếu
muốn duy trì sự tồn tại của mình.
2. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi
trường pháp luật. chính trị, kinh tế, văn hoá, cạnh tranh, tài chính… những yếu tố này tồn tại
trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối
với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh
các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp
thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Trong những điều kiện của xu hướng xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh
tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở
rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng
dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh
trong và ngoài nước nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, trình độ nhận
thức, tập quán… nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau. Môi
trường kinh doanh là sự tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng không chỉ
đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại
nước sở tại, mà còn ảnh hưởng đến cả kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
nội địa.
Vì vậy, để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế phải có sự am hiểu nhất định về môi trường kinh doanh nước ngoài, nơi mà các
doanh nghiệp sẽ hoạt động.
II. Môi trường kinh tế và ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh
doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh tế
Điều kiện kinh tế, các chính sách và mô hình kinh tế là những yếu tố bên ngoài tạo
thành môi trường kinh tế của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố của môi trường kinh tế
a) Mô hình kinh tế
* Nền kinh tế chỉ huy ( kinh tế kế hoạch hóa tập trung )
Trong một nền kinh tế được kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn giữa ba vấn đề
kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều do Nhà nước
thực hiện. Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản
xuất kinh doanh. Nhà nước tiến hành quốc doanh hóa và tập thể hóa, xóa bỏ tư nhân. Nhá
nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở để thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm và tích lũy cho Nhà nước theo
chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan Nhà
nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng.
Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nước quy định để tiến hành phân phối cho sản xuất và
tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu hàng hóa, dịch vụ; lợi dụng ăn chênh
lệch giá..v.v.
Trước kia Trung Quốc, Đông Đức Liên Xô, Czechslovakia, Hungary, Ba Lan…là
những quốc gia đã từng vận hành nền kinh tế chỉ huy, tuy nhiên nay đã chuyển hướng sang
nền kinh tế thị trường.
* Kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường giải quyết mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa giá cả, số lượng,
cung và cầu. Trong nền kinh tế thị trường có hai chủ thể rất quan trọng là: cá nhân và hãng.
Cá nhân sở hữu tài nguyên và sản phẩm tiêu thụ, trong khi hãng sử dụng nguồn tài nguyên
và sản xuất sản phẩm. Cơ chế thị trường liên quan đến tác động lẫn nhau giữa giá cả, số
lượng cung, cầu, các nguồn tài nguyên và sản phẩm. Nếu hãng trả lương thoả đáng, hộ gia
đình sẽ cung cấp lao động. Sản phẩm sẽ được tiêu thụ nếu có mức giá hợp lý. Tiền lương
của một hãng dựa trên cơ sở lao động đảm nhận công việc mà họ có.
Nguồn tài nguyên được phân phối theo hệ quả sự ảnh hưởng lẫn nhau lâu dài giữa hộ
gia đình và hãng cũng như hãng với hãng hay giữa các hộ gia đình với nhau. Ví dụ, yếu tố
đầu vào của một hãng này lại là yếu tố đầu ra của hãng khác. Nhân tố chính làm cho nền
kinh tế thị trường hoạt động là quyền lực tối cao của người tiêu dùng và sự tự do của các
doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Khi nào hai thành phần trên (cá nhân và hãng) vẫn
được quyền tự do định đoạt hành vi của mình thì sự tác động lẫn nhau giữa cung - cầu sẽ
đảm bảo cho việc phân phối chính xác các nguồn tài nguyên.
Quyền lực tối cao của người tiêu dùng chính là sự tự do của họ thông qua việc lựa
chọn sản phẩm từ đó mà tác động đến việc sản xuất. Nền kinh tế thị trường rất thành công
tại nhiều nước đã phát triển. Tuy vậy, thậm chí ở nước này cũng không có nền kinh tế thị
trường hoàn hảo, vì sự ảnh hưởng của ba nhân tố: các hãng lớn, các nghiệp đoàn và chính
phủ.
Các hãng lớn có thể giảm một phần sức ép của thị trường thông qua việc quản lý mua
các yếu tố sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Do quy mô của hãng lớn, còn mỗi cổ đông
riêng lẻ tương đối nhỏ nên nảy sinh mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và quản lý. Việc ra các
quyết định có thể có động cơ của thị trường hoặc là không? Sự gia tăng các hoạt động kinh
doanh là những thách thức đặt ra cho công cuộc làm ăn của các hãng lớn. Đây cũng là
những yếu tố tạo ra sự năng động trong nền kinh tế.
Trong nền kinh tế chỉ huy tập trung, chính phủ là người trực tiếp điều phối các hoạt
động của các khu vực kinh tế khác nhau. Chính phủ xác định các mục tiêu sản xuất kinh
doanh, khối lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả… Vì vậy, sự phản ứng và thích nghi của các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ở môi trường này thường khó khăn, đòi hỏi phải tính toán
và cân nhắc để đưa ra những quyết định lựa chọn một cách thận trọng nhằm đề phòng và
tránh những rủi ro không đáng có.
* Nền kinh tế hỗn hợp
Đặc trưng của nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị
trường có sự can thiệp của chính phủ với những mức độ khác nhau, chính phủ chỉ can thiệp
có mức độ giới hạn vào các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Bàn tay vô hình sẽ điều
chỉnh sự vận hành của nền kinh tế, thay cho sự can thiệp trực tiếp của chính phủ như trước
đây.
Sự can thiệp của chính phủ có thể diễn ra theo hai cách: chuyển sở hữu thực sự của
chính phủ đối với các yếu tố sản xuất và tạo ảnh hưởng trong việc ra quyết định kinh tế. Vấn
đề sở hữu có thể xác định một cách chính xác về số lượng bằng phương pháp thống kê, tuy
nhiên ảnh hưởng của chính phủ thông qua chính sách và tập quán khó có thể đo lường một
cách chính xác.
Chính sự can thiệp của chính phủ nhiều hay ít vào nền kinh tế có thể sẽ tạo ra những
thuận lợi, khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, để
từ đó có sự điều chỉnh các hoạt động cho thích ứng, nhằm tránh những đảo lộn lớn trong
quá trình vận hành nhằm đạt những mục đích đã định trong kinh doanh.
b) Điều kiện kinh tế
_ Mức độ phát triển kinh tế của quốc gia:
Mức độ phát triển kinh tế liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống của người
dân, có thể xác định thông qua chỉ tiêu GNI ( tổng thu nhập quốc dân ) bình quân. Thông
qua chỉ số GNI bình quân, Ngân hàng Thế giới đã chia các quốc gia thành bốn nhóm:
Phân chia GDP toàn cầu năm 1970 và 2004
• Nhóm nước thu nhập cao: 11456 USD trở lên ( Mỹ, Đức, Nhật…)
• Nhóm nước thu nhập vừa mức cao: 3706 USD – 11455 USD ( Nam Phi, Ba Lan,
Mexico…)
• Nhóm nước thu nhập vừa mức thấp: 936 USD – 3705 USD ( Trung Quốc,
Philippines, Ấn Độ…)
• Nhóm nước thu nhập thấp: Dưới 935 USD ( Kenya, Nigeria, Việt Nam…)
_Hệ thống tiền tệ và tỷ giá hối đoái:
Nếu tất cả quốc gia trên thế giới đều sử dụng hệ thống tiền tệ chung thì việc tiến hành
các hoạt động thương mại quốc tế hay kinh doanh quốc tế sẽ trở nên vô cùng tiện lợi và dễ
dàng. Tuy nhiên trường hợp này không xảy ra. Lấy ví dụ một doanh nghiệp muốn nhập
khẩu đồng hồ từ Thụy Sỹ. Vì những thợ chế tác đồng hồ muốn được trả bằng franc Thụy Sỹ,
doanh nghiệp sẽ cần biết được tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng franc Thụy Sỹ là bao
nhiêu. Nghiên cứu kỹ thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi
hơn trong hoạt động kinh doanh toàn cầu.
_ Nhân tố thị trường:
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan
trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá
trị GDP - chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Quy mô thị
trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế.
Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời
gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết
lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước
này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho
việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ
mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có
các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một
nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị
trường tiềm năng của họ.
_ Nhân tố lợi nhuận:
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong
thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện
rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thông
qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy vậy trong
ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc
_ Nhân tố về chi phí:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là để khai
thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là
nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các
nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của
nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có
khuynh hướng giảm rõ rệch. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho
phép các công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng
cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu
với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài
chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư
của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan
thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu. Trong một cuộc điều tra các
MNEs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý,
chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến
việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng khác nhau quốc gia này. Trong khi đó, những
nhân tố quan trọng nhất giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là
chi phí nhân công thấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn
có về tài nguyên thiên nhiên.
c) Chính sách kinh tế
Một yếu tố quan trọng khác nữa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế
là chính sách kinh tế của Nhà nước. Ở quốc gia này, một số danh mục hàng hóa có thể bị
hạn chế, nhưng ở quốc gia khác chúng có thể được phép kinh doanh. Chẳng hạn, chính sách
hạn chế nhập khẩu hay những chính sách bảo hộ nền công nghiệp nước nhà sẽ tạo nên cạnh
tranh trong lĩnh vực nhập khẩu. Tương tự, những ngành công nghiệp thuộc diện ưu tiên
trong chính sách kinh tế sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ và ưu đãi từ Chính phủ hơn những
ngành được xếp vào diện thứ yếu.
3. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế
Tại mỗi nước, nơi các công ty đa quốc gia đang hoạt động, có những đặc trưng khác
nhau về luật pháp, chính trị và cơ cấu kinh tế. Mức độ phát triển kinh tế cũng thay đổi
không giống nhau, đều có những điều kiện đa dạng phong phú. Với mỗi hoàn cảnh trong vô
số hoàn cảnh khác nhau, công ty đa quốc gia đều đưa ra một khung tham khảo dựa trên kinh
nghiệm trong nước, cũng như những bài học rút ra từ môi trường bên ngoài. Một hãng muốn
thành công thì ban quản trị phải phân tích chuẩn xác sự tác động qua lại giữa các chính sách
của các liên hiệp công ty, môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp để đạt được hiệu quả cao
nhất.
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động
trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các
yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Vì những lý do như vậy, các chính sách cho những
hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thích hợp với những hoạt
động kinh tế trong một thị trường khác. Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà
kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo
vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giới).
Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị trường thực và
viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm quan trọng của thông tin kinh tế
đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ở đầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẩn bị báo
cáo phải là trách nhiệm của nhân viên trong nước. Tuy nhiên nhân sự nước ngoài cũng sẽ
đóng góp nhiều vào công tác nghiên cứu thị trường của mình.
Mặt khác trong môi trường kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp luôn buộc phải có
những kiến thức nhất định về kinh tế. Các kiến thức về kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý kinh
doanh xác định được: những ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà
và nước sở tại. Mặt khác, cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một
quốc gia đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng,
của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanhvà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài, Tính ổn
định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ,
khống chế lạm phát. Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó
liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự
an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
Hệ thống kinh tế có vai trò cực kì quan trọng. Mỗi một quốc gia trong nền kinh tế
toàn cầu tồn tại dưới một hệ thống kinh tế khác nhau. Hệ thống kinh tế được thiết lập nhằm
phân phối tối ưu nguồn tài nguyên khan hiếm, tạo cho những người sử dụng phải cạnh tranh
với nhau. Dựa trên tiêu thức phân bố các nguồn lực và cơ chế điều khiển nền kinh tế, có thể
phân nền kinh tế thế giới thành các nhóm nước đi theo mô hình kinh tế chỉ huy. Nếu dựa
theo hình thứ sở hữu tài sản thì có sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng (sở hữu nhà nước) và
sở hữu hỗn hợp.
III. Ảnh hưởng môi trường kinh tế Việt Nam đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế
1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh ở Việt Nam
Ngày 28-3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và
Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2010.
Báo cáo nhận định Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm
2010, tiến 10 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 78/183 nước) và đứng thứ tư trong số 10 nền
kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Trong đó phải
kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao 6,78%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng
25,5% so với năm 2009.
Tính đến hết năm 2010, tổng số DN đăng ký thành lập đã đạt hơn 544.000 DN, vượt
mục tiêu đề ra của Chính phủ là 500.000 DN.
Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản sau hai năm khảo sát tại Việt Nam, đã có kế
hoạch đầu tư 3,8 tỷ USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 2.640 MW tại khu
kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Sumitomo cũng vừa được trao giấy chứng nhận đầu
tư liên doanh với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để triển khai dự án xây dựng cảng trung
chuyển quốc tế Vân Phong, với mức đầu tư ban đầu gần 200 triệu USD. Cùng với
Sumitomo, liên doanh giữa Tập đoàn AES (Mỹ) và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt
Nam cũng sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) với công suất
1.200 MW có vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD.
Lĩnh vực bất động sản và du lịch cũng có khá nhiều dự án lớn đang chờ được cấp
phép đầu tư. Đáng chú ý là dự án “Hòn Ngọc châu Á" gồm trung tâm tài chính, khách sạn
và khu phức hợp đô thị tại Phú Quốc có vốn đầu tư 2,7 tỷ USD do Tập đoàn ủy thác Trustee
Suisse (Thụy Sĩ) liên doanh với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam làm chủ
đầu tư. Ngoài ra, Kumho Asiana của Hàn Quốc cũng dự định đầu tư xây dựng Trung tâm
văn hóa-thương mại Giảng Võ và Triển lãm Mỹ đình (Hà Nội) trị giá 2,5 tỷ USD. Hai công
trình dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2010.
Cũng theo nguồn tin của Cục Đầu tư nước ngoài, sau quyết định đầu tư của Intel, lĩnh
vực