Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm của mọi xã hội, mọi nền kinh tế; nhất là
trong thời đại hiện nay khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh chóng.
Thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong các nước, kể cả các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển trong hầu hết các giai đoạn phát triển của mình.
Do thất nghiệp tồn tại một cách khách quan cho nên để phát triển một nền kinh
tế đòi hỏi đặt ra là: Sự tăng trưởng kinh tế cân đối với tỷ lệ thất nghiệp
(Tỷ lệ thất nghiệp cao đến mức độ nào thì chấp nhận được ?). Hiện nay,mỗi
quốc gia đều có các chính sách, các biện pháp để nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất
nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp
dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên 5 - 6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4%.
Thất nghiệp tác động rất lớn đến nền kinh tế và xã hội: Khi mức thất nghiệp cao
xảy ra thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của nhân dân bị giảm sút và càng nan giải
đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường. Về mặt kinh tế, mức thất nghiệp
cao trong thời kì GNP thực tế thấp hơn mức tiềm năng của nền kinh tế có thể đạt
được; điều đó đi liền số lượng lớn sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. Về mặt xã
hội, thất nghiệp gây ra các hiện tượng tiêu cực như: trộm cắp, cờ bạc, sa sút đạo
đức., gây ra tổn thất về con người, xã hội, tâm lí và sự ổn định về tư tưởng chính trị.
Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người lao
động đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn.
Có thể nói thất nghiệp và việc giải quyết việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc
của toàn xã hội, là những vấn đề mang tính cấp thiết cần phải được giải quyết. Do
tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, và đó cũng là lý do em chọn đề tài
"Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm” để nghiên cứu.
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4111 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thất nghiệp và những giải pháp
tìm kiếm việc làm
Lời nói đầu
Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm của mọi xã hội, mọi nền kinh tế; nhất là
trong thời đại hiện nay khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh chóng.
Thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong các nước, kể cả các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển trong hầu hết các giai đoạn phát triển của mình.
Do thất nghiệp tồn tại một cách khách quan cho nên để phát triển một nền kinh
tế đòi hỏi đặt ra là: Sự tăng trưởng kinh tế cân đối với tỷ lệ thất nghiệp
(Tỷ lệ thất nghiệp cao đến mức độ nào thì chấp nhận được ?). Hiện nay,mỗi
quốc gia đều có các chính sách, các biện pháp để nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất
nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp
dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên 5 - 6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4%.
Thất nghiệp tác động rất lớn đến nền kinh tế và xã hội: Khi mức thất nghiệp cao
xảy ra thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của nhân dân bị giảm sút và càng nan giải
đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường. Về mặt kinh tế, mức thất nghiệp
cao trong thời kì GNP thực tế thấp hơn mức tiềm năng của nền kinh tế có thể đạt
được; điều đó đi liền số lượng lớn sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. Về mặt xã
hội, thất nghiệp gây ra các hiện tượng tiêu cực như: trộm cắp, cờ bạc, sa sút đạo
đức..., gây ra tổn thất về con người, xã hội, tâm lí và sự ổn định về tư tưởng chính trị.
Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người lao
động đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn.
Có thể nói thất nghiệp và việc giải quyết việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc
của toàn xã hội, là những vấn đề mang tính cấp thiết cần phải được giải quyết. Do
tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, và đó cũng là lý do em chọn đề tài
"Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm” để nghiên cứu.
Nội Dung
I. Lý thuyết chung về thất nghiệp
I.1 Thực chất của thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong nhiều chế độ
Thất nghiệp, theo đúng nghĩa của từ, mất việc làm là sự tách rời sức lao động
khỏi tư liệu sản xuất. Khái niệm thất nghiệp ngày càng được bổ sungvà mở rộng dần.
Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về thất nghiệp.
Có những quan điểm cho rằng thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất
thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm, trong khi họ còn trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về lao
động nhưng chưa được giải quyết.
Một quan niệm khác cho rằng thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số nguời
trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
tiền công đang thịnh hành, còn những người thất nghiệplà những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, trong tuần lễ tham khảo (tức tuần lễ tiến hành điều
tra thu nhập thông tin không có việc làm đang có nhu cầu tìm việclàm và có đăng kí
tìm việc làm theo quy định).
Để thống nhất trong điều tra việc làm năm 1996. Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội quy định: người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số
hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu
cầu làm việc.
I.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Để đánh giá mức độ hay tình trạng thất nghiệp,bên cạnh chỉ tiêu số lượng tuyệt
đối người ta dùng chỉ tiêu tương đối thông qua các tỷ lệ thất nghiệp ở các thời kỳ. Tỷ
lệ thất nghiệp thường được thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thất nghiệp
các loại.
Tỷ lệ thất nghiệp chung có được bằng cách so sánh tổng số người thất nghiệp
các loại với lực lượng lao động, còn tỷ lệ thất nghiệp một loại nào đó được tính trên
cơ sở so sánh tổng số người thất nghiệp loại đóvới tổng số người thất nghiệp các loại
hoặc lực lượng lao động. D.Begg cho rằng tỷ lệ thất nghiệp là số phần trăm của lực
lượng lao động không có việc làm mặc dầu có đăng ký là muốc làm việc và sẵn sàng
làm việc.
Bên cạnh đó, D.Begg còn đưa ra khái niệm thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân
bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm)
trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp). Gộp lại, tất
cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả các thị
trường đều cân bằng.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0.Vì trong một nước rộng lớn,
mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hoá
dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có liên quan chặt chễ với lạm phát và ngày càng có
xu hướng tăng. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường
lao động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ; tạo
việc làm công cộng.
I.3 Phân loại thất nghiệp
Có nhiều cách phân loại thất nghiệp khác nhau. Theo nhà kinh tế học D.Begg,
thất nghiệp bao gồm dạng sau:
- Thất nghiệp dai dẳng, bao gồm những người có tật về thể xác hoặc tinh thần,
nên hầu như không thể được thuê làm việc hoặc những ngưòi tạm thời không có việc
làm trong thời gian chuyển công việc trong nền kinh tế, nơi mà các công việc mời
chào luôn luôn thay đổi.
- Thất nghiệp do cơ cấu, xuất hiện do không có sự đồng bộ tay nghềvà cơ hội có
việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi.
- Thất nghiệp do thiếu cầu, đó là thất nghiệp theo lý thuyết Keynes, khi tổng cầu
giảm mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để tăng mức cầu về lao động.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, liên quan đến thất nghiệp xảy ra khi tiền
lương được cố ý duy trì cao hơn (do sự đấu tranh của công đoàn) mà tại đó đường
cung và đường cầu về lao động cắt nhau.
- Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện: Thất nghiệp rự
nguyện xảy ra khi công nhân không chấp nhận tiền lương cân bằng (tại đó đường
cung và đường cầu lao động cắt nhau) hoặc thấp hơn mức mà họ đã quen nhận. Khác
với thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện lại vẫn xãy ra khi công nhân
vẫn muốn làm việc ở mức lương hiện hành nhưng không thể tìm kiếm được việc làm
với mức lương đó.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh thiếu việc làm còn phổ
biến ở nông thôn, thường thấy dạng thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp tra hình.
Thất nghiệp hữu hình xãy ra khi người có sức lao động muốn tìm kiếm việc làm
nhưng không tìm kiếm được trên thị trường, còn thất nghiệp trá hình khi người lao
động làm các công việc với năng suất rất thấp không có góp phần tạo ra sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân gì đáng kể mà cốt có thu nhập lấy từ tái phân phối để sống,
hoặc ẩn náu trong các cơ quan nhà nước.
Thất nghiệp còn được chia ra thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn. Thất
nghiệp dài hạn là những người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày
đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước, còn những người thất
nghiệp ngắn hạn là những người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất
nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước.
II. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
II.1 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế khu vực thành
thị cả nước là 6,74%. Nếu đem so sánh với 1999 tỷ lệ này giảm 0,11%.
Trong 8 vùng lãnh thổ có một vùng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 8% (Đồng Bằng
Sông Hồng). Một vùng trên mức 7% (Bắc Trung Bộ). Các vùng còn lại tỷ lệ thất
nghiệp giao động 6% đến dưới 7% so với các năm trước tỷ lệ thất nghiệp các vùng
đều giảm nhưng không đáng kể.
Trong 61 tỉnh thành phố có 20 tỉnh tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 tăng so với 1999,
trong đó có một tỉnh gia tăng ở mức trên 2%, 2 tỉnh tăng từ mức 4 đến dưới 2%, 6
tỉnh tăng từ 0,5 đến dưới 1%, 11 tỉnh ở mức dưới 0,5%. Cả nước có 41 tỉnh giảm tỷ
lệ thất nghiệp so với 1999, trong đó hầu hết giảm ở dưới mức 0,5%.
Riêng các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng tỷ lệ thất nghiệp tuy giảm
nhưng vẫn ở mức cao (trên 8%) và thành thị có xu hướng tăng. Thời gian nhàn rỗi,
thiếu việc làm ở nông thôn là: Năm 1998 là 29,12%; Năm 1999 là 31,14%.
II.2. Thực trạng lực lượng lao động ở Việt Nam
II.2.1 Quy mô lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2001:
Tính đến 1/7/2001, tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so
với cùng thời điểm năm 1997 tăng bình quân 975.645 người, với tốc độ 2,7%/năm,
trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kì này là 1,5%/năm.
Theo dự báo của Uỷ ban dân số quốc gia ở giai đoạn 2002- 2005 tỷ lệ gia tăng
dân số bình quân hàng năm vào khoảng 1,16%/năm, đến năm 2005 dân số nước ta sẽ
là 82.492,6 ngàn người. Tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trong tổng số dân năm 1997
và 2001 lần lượt là 0,48 và 0,50, bình quân mỗi năm tăng 40/00. Dự kiến giai đoạn
2002 - 2005 hàng năm tăng khoảng 3,50/00 lực lượng lao động năm 2005 chiếm
khoảng 51,75% tổng dân số với 422.689,9 ngàn người.
Qua thống kê dân số cho thấy nếu không có chính sách và giải pháp kết hợp
đồng bộ thì rất khó trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 5% vào năm
2001.
II.2.2 Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao
động tiếp tục được nâng cao.
- Năm 1997, lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực
lượng lao động cả nước, năm 2001 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao
động ở khu vực nông thôn giảm từ 80,94% xuống còn 77,44%. Dự báo trong những
năm tới, tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị càng tiếp tục tăng nhanh hơn
cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá.
- Số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm trong tổng lực lượng
lao động ngày càng giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Năm 1997, tỷ lệ này là 26,67% đến
năm 2001 giảm xuống còn 20,49%. Bình quân hàng năm giảm được 338.021 người
với tốc độ giảm 3,86%/năm.
- Số người tốt nghiệp cấp III tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ: Năm 1997 tỷ lệ
này là 13,47%, đến năm 2001 tăng lên 17,23%; bình quân hàng năm tăng thêm
495.258 người với tốc độ tăng 9,22%/năm.
ở khu vực thành thị, nông thôn tình hình cũng diễn ra tương tự, tuy nhiên trình
độ học vấn của lực lượng lao động ở thành thị vẫn vượt khá xa so với nông thôn.
- Lao động đã qua đào tạo tư sơ cấp, học nghề trở lên tăng đáng kể cả về số
lượng và tỷ lệ chiếm trong tổng lực lượng lao động.Năm 1997, tỷ lệ này là 11,81%
đến năm 2001 tăng lên 15,51%; bình quân hàng năm tăng thêm 472.038 người,với
tốc độ tăng 9,92%/năm. Trong đó tăng nhiều nhất và nhanh nhất là lao động được
đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (174.343 người với tốc độ tăng
16,86%/năm), tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề - công nhân kỹ thuật
(131.905 người với tốc độ tăng 7,58%/năm); thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 131.905 người với tốc độ tăng 8,64%/năm; ở
các vùng lãnh thổ, khu vực thành thị, nông thôn, các tỉnh trọng điểm và nhiều tỉnh
trong cả nước cũng diễn ra xu hướng tương tự.
II.2.3 Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm
ngành:
Năm 2001 có sự dịch chuyển rõ rệt so với năm 1997 theo hướng: giảm cả về số
lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, tăng cả về số lượng
và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành Công nghiệp,
Xây dựng và Dịch vụ. Năm 1997 có 23.601.918 người làm việc trong các ngành
nông, lâm, ngư, chiếm 69,80% so với tổng số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân nói chung, đến năm 2001 giảm xuống còn 22.669.907 người
chiếm 62,56%; trong khi đó lao động làm việc trong các ngành Công nghiệp và Xây
dựng tăng từ 3.566.513 người (năm 1997) lên 4.743.705 người (năm 2001) và tỷ lệ
so với tổng số đã tăng từ 10,55% lên 13,15%; lao động làm việc trong các ngành dịch
vụ cũng tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ lệ (từ 6.643.564 người lên 8.791.950 người
và từ 19,64% lên 24,29%).
II.3 Những tồn tại và hạn chế
Tuy nhiên, so với yêu cầu, đội ngũ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao
động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý nhất là:
- Sự phân bố lực lượng đã qua đào tạo từ sơ cấp - học nghề trở lên cũng như từ
công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chủ yếu tập trung ở thành thị, đặc biệt là các khu
đô thị trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh...). Lực lượng lao động ở
nông thôn chiếm 77,44% nhưng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp - học nghề trở lên
chỉ chiếm 46,26% trong tổng số lao động đã qua đào tạo của cả nước; với lao động có
trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, tỷ lệ này chỉ có 40,96%.
- Cấu trúc đào tạo của lực lượng lao động đã qua đào tạo vốn đã rất bất hợp lý
lại càng bất hợp lý hơn. Năm 1997, cấu trúc đào tạo là 1-1,7-2,4 (tức là ứng 1 lao
động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì có 1,7 lao động có trình độ trung học
chuyên nghiệp và 2,4 lao động có trình độ sơ cấp - học nghề - công nhân kỹ thuật);
năm 2001 cấu trúc này là 1-1,2-1,7 trong khi mục tiêu của Nghị quyết Trung ương đề
ra là 1- 4-10.
II.4. Nguyên nhân của hiện tượng thất nghiệp thời gian qua tại Việt Nam.
Hiện tượng thất nghiệp xảy ra như là quy luật của nền kinh tế nhưng việc nhận
thức và tìm hiểu những nguyên nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong giảm
thiểu tỷ lệ thất nghiệp nói riêng cũng như tạo tiền đề phát triển kinh tế nói chung. Có
thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu của thất nghiệp mà Việt Nam cũng gặp phải như ở
các nước khác:
* Thất nghiệp do có sự không tương hợp (Thất nghiệp do kết cấu): diễn ra khi
có sự không tương hợp giữa kỹ năng và địa điểm mà những việc đang khuyết người
làm đòi hỏi kỹ năng và chỗ ở hiện tại của những cá nhân thất nghiệp.
- Do tính không linh hoạt của các tiền lương tương đối. Mức tiền lương tối thiểu
có khi lại giảm sút so với mức tiền lương trung bình. Mức tiền lương cứng nhắc
không tạo được điều kiện giải quyết việc làm thường đi đôi với hiện tượng các doanh
nghiệp sử dụng quỹ lương hạn chế nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là tất yếu.
Đáng chú ý nhất là thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường hay còn gọi là thất nghiệp
theo lý thuyết cổ điển: nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng
thị trường và cao hơn mức lương cân bằng. Sự thể hiện được thông qua mô hình sau:
Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện (EF
hoặc BC). Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp quyết định.
Mức
lương LS'
LS
W D A B C
W* G E F
E' LD'
LD
O N4 N3 N2 N
* N1 Số lượng lao động
- Do thiếu đào tạo nghiệp vụ. Những việc thiếu người làm thường là những việc
có những đòi hỏi về các kỹ năng đặc thù; thể hiện là sự thiếu thông tin trong việc
nhận thức đòi hỏi của thị trường lao động (cung lao động không phù hợp do có sự
mất cân đối của đào tạo với yêu cầu của công việc). Bên cạnh đó các hãng lại không
muốn đào tạo và đào tạo lại công nhân của mình vì sợ công nhân sẽ rời bỏ hãng.
- Sự phân bố không hợp lý của lực lượng lao động giữa vùng lãnh thổ cũng như
giữa các ngành, các lĩnh vực. Những lao động có kỹ năng nhất định phân phối không
tương xứng với ngành nghề thích hợp gây ra sự thiếu ở nơi này nhưng lại thừa ở nơi
khác.
- Sự phân biệt đối xử đối với lực lượng lao động. Một số chủ doanh nghiệp lại
không muốn thuê mướn phụ nữ, người thiểu số hay vị thành niên, đẩy số lao động
này vào tình trạng thất nghiệp trong thời gian dài ...
* Thất nghiệp do cọ sát (do luân chuyển) và việc đi tìm công ăn việc làm: là
hiện tượng thất nghiệp xảy ra khi có sự luân chuyển lao động. Bởi lực lượng lao động
không ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn di chuyển theo lãnh thổ cũng như giữa các
ngành các lĩnh vực.
- Kinh tế học về sự khước từ công việc làm. Một người khi gia nhập vào lực
lượng lao động không đơn giản là tìm ngay được một công việc thích hợp hay chấp
nhận một công việc mà lần đầu tìm thấy cho nên anh ta sẽ di chuyển để tìm cho mình
một công việc thích hợp và mức lương tương xứng.
- Sự điều chỉnh của Chính phủ đối với lực lượng lao động bằng hàng loạt các
chính sách về tiền lương hay đào tạo hoặc phân vùng ... đôi khi không phù hợp
thường gây ra thất nghiệp ngoài mong muốn ...
* Ngoài ra, các chính sách khác của Chính phủ như: Chính sách tài khoá, sự
điều chỉnh lạm phát ... tác động ngược chiều với sự giảm của tỷ lệ thất nghiệp hay
việc đầu tư mất cân đối cũng gây ra sự dư thừa lao động trong nền kinh tế ...
III ảnh hưởng của thất nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp
chủ yếu nhằm làm giảm bớt thất nghiệp
III.1 ảnh hưởng của thất nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội
Khi nói đến ảnh hưởng của thất nghiệp, người ta thường tập trung vào ảnh
hưởng tiêu cực của nó, thất nghiệp ảnh hưởng kinh tế lẫn xã hội
Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp cao
không những gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế mà còn gây nhiều khó khăn cho cuộc
sống người lao động. Những người thất nghiệp tuy không sản xuất ra sản phẩm,
nhưng vẩn phải tiêu dùng một lượng nhất định, đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành, mức
tiêu dùng tường lớn hơn các độ tuổi khác. Giả sử số người thất nghiệp đó nếu được
làm việc, họ sẽ tạo ra một lượng giá trị tối thiểu mà họ tiêu dùng (thực tế thường
nhiều hơn) thì mỗi năm Nhà nước thiệt hại về mặy kinh tế hàng nghìn tỷ đồng do thất
nghiệp gây nên. Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng
đến cuộc sống của những người thất nghiệp. Đối với nước ta, những ngươì thất
nghiệp là những người không có nguồn thu nhập, phải sống nhờ vào nguồn thu nhập
khác của gia đình. Hơn nữa, những người thất nghiệp là những người chủ trong gia
đình, nguồn thu nhập của họ cá ảnh hưởng rất lớn và nhiều khi có tính chất quyết
định đến đời sống kinh tế của cả gia đình họ nữa. Do tính chất quyết định của kinh tế,
khi đời sống kinh tế gia đình khó khăn, thất nghiệp tác động đến mọi mặt của cuộc
sống gia đình. Đây chính là nguyên nhân và nguồn gốc của những phức tạp xã hội.
Xét về mặt xã hội, thất nghiệp gây nên những hậu quả nặng nề. Khi xét các
nguyên nhân của các tệ nạn xã hội người ta nhận thấy rằng, những người thất nghiệp
tham gia một cách đáng kể vào các tệ nạn đó. Những người thất nghiệp tham gia vào
các tệ nạn xã hội như ma tuý, trộm cướp, mại dâm, đâm thuê chém mướn trong các
xã hội đen...đều mang lại thu nhập ít nhiều cho người tham gia. Trong lúc các con
đường khác để tạo việc làm một cách chính đáng bị khép lại, thì con đường đến với
tệ nạn xã hội lại thường rộng mở hơn và khó bị kiểm soát và ngăn chặn hơn. Thất
nghiệp đẩy con người đến sự lựa chọn bắt buộc: hoặc chịu ngồi chết đóihoặc phải tìm
cách làm bất cứ công việc gì, kể cả tham gia vàp các tệ nạn xã hội, để có thu nhập
khỏi chết đói. Vì thế thất nghiệp gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý
xã hội, làm đảo lộn nhiều nếp sống lành mạnh và ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ
tục của một dân tộc. Đến lượt nó, chính nó lại tác động đến nền kinh tế, kìm hãm nền
kinh tế phát triển. Thất nghiệp còn tác động đến tâm tư tình cảm, suy nghĩ của người
lao động, thất nghiệp nhiều gây cho người lao động luôn luôn lo lắng, bị đe doạ bởi
thất nghiệp làm mất lòng tin của họ vào sự tốt đẹp của tương lai. Đối với tầng lớp
thanh niên, những người tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước, những người có công...
thì ảnh hưởng tâm lý còn nặng nề hơn.
Như vậy, thất nghiệp tấc động rất mạnh đến kinh tế xã hội, đến suy nghĩ và
hành động của con người. Giảm bớt thất nghiệp không những tạo điều kiện để kinh tế
phát triểnmà còn thúc đẩy sự ổn định xã hội. Một xã hôị có nền kinh tế phát triển, tỷ
lệ thất nghiệp thấp, những người thất nghiệp được bảo hiểm thất