Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó.
77 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại, đối chiếu với phương thức sản xuất châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A. Dẫn nhập
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó.
Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối. Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp.
Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế.
Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á. Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á”
B. Nội dung
I. Phương thức sản xuất châu Á
Từ lâu vấn đề nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận trong giới nghiên cứu mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ học thuyết Marx - Lênin về sự phát triển của xã hội vận dụng học thuyết Marx - Lênin và việc giải quyết các vấn đề thời sự nóng bỏng đang đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Á, Phi , Mĩ la tinh đã và đang thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc. Vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mac xít ở nhiều nước, các nước XHCN, các bước phát triển phi tư bản của các nước TBCN. Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên Xô vào những năm 1929-1931, 1964-1965, ở Pháp vào những năm 1962 đến năm 1963 những công trình nghiên cứu về vấn đề này học giả trên thế giới đã xuất hiện nhiều năm trước đây đã chứng tỏ điều đó.
1.1. Phương thức sản xuất châu Á.
Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm phương thức sản xuất là gì.
1.1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
• Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
• Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội
1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất
Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ.
Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao, như thế nào” mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra.
Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới.
1.1.3 các phương thức sản xuất
Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này.
Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Marx đề ra lần làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển.
+ Phương thức sản xuất phong kiến.
+ Phương thức sản xuất tư bản.
+ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức sản xuất cộng sản.
1.1.4. Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó
1.1.4.1.Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á.
Đầu tiên vào năm 1859, để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Marx đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Marx chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này có một mệnh đề Marx phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
Marx và Engel đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.…
Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Marx đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “hình thái châu Á” mà Marx đã từng nhắc đến trước đó. Tiếp đó, Marx tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Marx lại phát hiện thêm một số đặc điểm nữa của phương thức sản xuất châu Á.
Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Marx và Engels không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu).
Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau :
+ Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?
+ Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?
+ Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội phương Đông?
Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến khác nhau:
+ Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông.
+ Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về phương thức sản xuất châu Á, cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
1.1.4.2. Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á
Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phương Đông. Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), sự khốn cùng của triết học, sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858), đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Marx đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” .
Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Marx khẳng định từ những nét đặc thù của nó mà Marx đã phát hiện ra. Đó là:
+ Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó.
+ Nhà nước chuyên chế phương Đông.
+ Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã.
+ Sự bóc lột theo kiểu nộp cống.
+ Sự không tách rời thủ công nghiệp cới nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và khó phát triển.
+ Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”.Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Marx lại phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau :
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển .
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một.
+ Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích.
+ Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng được Marx – Engel coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.
+ Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên, củng được coi như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội.
+ Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông.
Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với những nét riêng biệt của nó.
Engel tuy đồng ý với Marx về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Engel đã phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, nhấn mạnh đến tính chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ thêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.
Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận này của Marx – Engel vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng.
Nhìn chung, tư tưởng của hai ông về phương thức sản xuất châu Á đã ra đời mặt dù còn nhiều chỗ chưa rõ. Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tư duy khoa học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổ sung.
2.1. Phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các nhà Mácxít
2.1.1. Quan niệm của Marx về phương thức sản xuất châu Á
Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Marx đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế này cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà Ông nghiên cứu và viết ra.
Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu ”. Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên :
+ Sở hữu bộ lạc.
+ Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước.
+ Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp).
Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước.
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất.
Mác chỉ rõ : “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi những phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” .
Từ cơ sở lý luận trên, Mác đã đi đến khẳng định sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ Công xã nguyên thuỷ -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa.
Mặc dù đã đưa ra được mô hình của các hình thái kinh tế lần lược ra đời và tồn tại trong lịch sử loài người. Nhưng cả Mác và sau đó là Enghen khi nghiên cứu về phương Đông thì lại không sắp xếp được mô hình kinh tế - xã hội ở đây vào loại hình thái kinh tế nào của Ông. Bởi vì các xã hội đó có những nét đặc thù riêng.
Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đã phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chế phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”.
Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương Đông” . Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các công trình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)…
Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn” .
Như vậy, đến công trình “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
2.1.2. Quan điểm của Lênin về Phương thức Sản xuất châu Á.
Sự chuyển biến liên tục về kinh tế - xã hội nằm trong quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Các Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất rồi chỉ rõ: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những quan hệ sản xuất. Do có lực lượng sản xuất mới liên tục ra đời, nên loài người đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách kiếm sống và thay đổi luôn cả những quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thay thế nhau từ Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến, phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Mác và Anghen lại thấy, ở phương Đông, xã hội có những nét đặc thù riêng biệt mà không thể lấy các hình thái kinh tế - xã hội kể trên để giải thích. Mãi đến năm 1859, trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của Mác nghiên cứu về phương Đông, khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” chính thức ra đời. Cũng từ đó bắt đầu nảy sinh nhiều bất đồng giữa các nhà nghiên cứu kể cả phương Đông lẫn phương Tây khi đề cập đến khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á”
Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels về khái luận Phương thức Sản xuất châ