Đề tài Thể thức, thể loại và thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng

Các thể loại văn bản của Đảng gồm: 1. Cương lĩnh chính trị 2. Điều lệ Đảng 3. Chiến lược 4. Nghị quyết 5. Quyết định 6. Chỉ thị 7. Kết luận 8. Quy chế

ppt47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thể thức, thể loại và thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng - Thể loại VB là tên gọi của từng loại VB, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của VB. A. Thể loại văn bản của Đảng 1. Cương lĩnh chính trị 2. Điều lệ Đảng 3. Chiến lược 4. Nghị quyết 5. Quyết định 6. Chỉ thị 7. Kết luận 8. Quy chế Các thể loại văn bản của Đảng gồm: Các thể loại văn bản của Đảng gồm (tiêp theo) 9. Quy định 10. Thông tri 11. Hướng dẫn 12. Thông báo 13. Thông cáo 14. Tuyên bố 15. Lời kêu gọi 16. Báo cáo Các thể loại văn bản của Đảng gồm (tiêp theo) 17. Kế hoạch 18. Quy hoạch 19. Chương trình 20. Đề án 21. Tờ trình 22. Công văn 23. Biên bản 24. Các loại giấy tờ hành chính 24. Các loại giấy tờ hành chính 1- Giấy giới thiệu . 2- Giấy chứng nhận 3- Giấy đi đường 4- Giấy nghỉ phép 5- Phiếu gửi 1. Các cơ quan lãnh đạo cấp trung ương - Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo,thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi. - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW) ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo. B. Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. Thường vụ Bộ Chính trị ban hành: Kết luận, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. Các cơ quan lãnh đạo cấp trung ương (tiếp theo) 2. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh) - Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo. - Ban chấp hành (BCH) đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy,thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. - Ban thường vụ (BTV) tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. 3. Các cơ quan lãnh đạo đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Đại hội đảng bộ cấp huyện ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo. - BCH đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. - BTV huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. - Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành: Nghị quyết. - BCH đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. - BTV đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, quy chế, thông báo, báo cáo. 4. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở 5. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Bộ Chính trị - Đảng ủy (ĐU) Quân sự TW, ĐU Công an TW, các ĐU khối các CQ TW và các đảng bộ trực thuộc TW được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - Các ĐU trực thuộc TU được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp huyện. - Các ĐU trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp cơ sở. 6. Các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy các cấp (hoặc liên ban tham mưu giúp việc) ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. 7. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 8. Ngoài các VB được ban hành theo thẩm quyền nêu trên, các cấp ủy, tổ chức, CQ Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại VB như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên. I. Khái niệm và các thành phần thể thức 1. Khái niệm Thể thức VB của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của VB được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của VB. C. Thể thức văn bản của Đảng 2. Các thành phần thể thức a. Các thành phần thể thức bắt buộc - Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM", - Tên cơ quan ban hành VB (tác giả), - Số và ký hiệu VB, - Địa điểm và ngày tháng năm ban hành VB, - Tên loại VB và trích yếu nội dung VB, - Phần nội dung VB, - Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành VB, - Nơi nhận VB. b. Các thành phần thể thức bổ sung Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc , đối với từng VB cụ thể, tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây : - Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật), - Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn , hoả tốc, hỏa tốc có hẹn giờ), - Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, bản thảo và TL hội nghị, Các thành phần thể thức bổ sung do người ký VB quyết định. c. Bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao - Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của CQ ban hành. - Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây: + Tên cơ quan sao VB, + Số và ký hiệu bản sao, + Địa điểm và ngày, tháng, năm sao VB, + Các chỉ dẫn loại bản sao, + Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ sao VB, + Nơi nhận bản sao. c. Bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao (tiếp theo) II. Cách trình bày các thành phần thể thức 1. Cách trình bày các thành phần thể thức bắt buộc a. Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" Tiêu đề trên VB của Đảng là "Đảng Cộng sản Việt Nam". Vị trí trình bày: Tiêu đề được trình bày góc phải, dòng đầu, trang đầu, bằng chữ in hoa đứng, chân phương, phía dưới có đường kẻ ngang để phân cách với địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành VB. Đường kẻ có độ dài bằng độ dài dòng tiêu đề Ví dụ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tác dụng: Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" trên VB là thành phần thể thức xác định VB đó là của Đảng. Vị trí trình bày: Tên cơ quan ban hành VB và tên cơ quan cấp trên (nếu có) được trình bày ở trang đầu, bên trái, phía trên ngang với dòng tiêu đề. Tên CQ ban hành VB viết bằng chữ in hoa đứng, đậm. Tên CQ cấp trên viết bằng chữ in hoa đứng. Dưới tên CQ ban hành VB có dấu sao (*) để phân cách với số và ký hiệu. Tác dụng: Giúp cho nơi nhận biết tên và vị trí của tác giả VB trong hệ thống tổ chức Đảng, thuận tiện cho việc liên hệ, trao đổi với CQ ban hành VB, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác VTLT, công tác nghiên cứu, khai thác TL. b. Tên cơ quan ban hành VB - Văn bản của Đại hội Đảng toàn quốc, đại hội đảng bộ các cấp ghi tên CQ ban hành VB như sau : + Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Ví dụ : ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ . . . * + Đại hội Đảng bộ trực thuộc TW Ví dụ: ĐẢNG BỘ KHỐI I CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ. . . * + Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố Ví dụ: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ… * + Đại hội Đảng bộ cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Ví dụ: ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂY SƠN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ… * + Đại hội Đảng bộ cơ sở Ví dụ : ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGỌC HÀ ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 1997 - 2000 * - Văn bản của các tổ chức, CQ đảng được lập theo quyết định của cấp ủy (ĐĐ, BCS, BTM, giúp việc cấp ủy) thì ngoài tên CQ ban hành VB phải ghi thêm tên cấp ủy mà CQ ban hành VB trực thuộc. + Văn bản của các BTM, GV Trung ương Đảng Ví dụ : BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN TỔ CHỨC * + Văn bản của các ĐĐ thuộc TW Đảng Ví dụ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐOÀN HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM * c. Số và ký hiệu văn bản Số văn bản là số thứ tự được ghi liên tục từ 01 của mỗi loại VB của cấp ủy, các ban tham mưu giúp việc, các ĐĐ, BCS đảng trực thuộc cấp ủy ban hành trong một nhiệm kỳ cấp ủy. Số văn bản viết bằng số Ả rập. Ký hiệu văn bản gồm hai nhóm chữ viết tắt của tên thể loại VB và tên CQ ban hành VB. Ký hiệu VB được viết bằng chữ in hoa, giữa số và ký hiệu có dấu ngang (-), giữa tên loại và tên CQ trong ký hiệu có dấu gạch chéo (/). Vị trí trình bày: Số và ký hiệu được trình bày cân đối dưới tên CQ ban hành VB Ví dụ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VĂN PHÒNG * Số 127 - CV/VPTW Tác dụng: Thuận tiện cho việc đăng ký, phân loại, sắp xếp, thống kê, tra tìm VB, v.v.... d. Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản - Địa điểm ban hành văn bản: + Văn bản của các CQ Đảng cấp TW và của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ghi địa điểm ban hành VB là tên thành phố hoặc thị xã tỉnh lỵ mà CQ ban hành VB có trụ sở. + Văn bản của các CQ Đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và của xã, phường, thị trấn thì địa điểm ban hành VB là tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn đó. - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản: Ngày, tháng, năm ban hành VB là ngày ký chính thức VB đó. Vị trí trình bày: Địa điểm, ngày tháng năm ban hành VB được trình bày ở trang đầu, phía phải, dưới tiêu đề VB. Giữa địa điểm và ngày tháng năm ban hành có dấu phẩy (,). Tác dụng: Địa điểm ban hành VB tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ trực tiếp khi cần. Ngày, tháng, năm ban hành bảo đảm giá trị pháp lý về thời gian của VB, thuận tiện cho việc phân loại, lập HS, tra tìm nghiên cứu, v.v.... đ. Tên loại VB và trích yếu nội dung VB - Tên loại văn bản là tên gọi của thể loại VB đó, như: nghị quyết, chỉ thị, quyết định, v.v.... - Trích yếu nội dung văn bản là phần tóm tắt ngắn gọn, chính xác chủ đề của nội dung VB. Trong trích yếu nội dung một số loại VB có ghi tên cơ quan ban hành VB đó. Vị trí trình bày: Tên loại VB và trích yếu nội dung được trình bày chính giữa trang giấy, phía dưới ngày, tháng, năm ban hành và số - ký hiệu VB bằng chữ in hoa đứng. Trích yếu nội dung VB được trình bày dưới tên loại bằng chữ in thường đậm, đứng. Riêng công văn, trích yếu nội dung được trình bày dưới số và ký hiệu bằng chữ in thường, nghiêng cỡ chữ nhỏ hơn chữ trình bày nội dung. Tác dụng: Tên loại thể hiện tầm quan trọng của VB Trích yếu nội dung VB giúp nơi nhận nhanh chóng hiểu đúng chủ đề của nội dung VB. Tên loại VB và trích yếu nội dung VB tạo điều kiện rất thuận tiện cho cán bộ nghiệp vụ đăng ký VB, lập hồ sơ, tra tìm, nghiên cứu v.v... e. Phần nội dung văn bản Phần nội dung VB là phần thể hiện toàn bộ nội dung cụ thể của VB. Nội dung VB phải phù hợp với thể loại VB. Vị trí trình bày: Phần nội dung VB được trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung. Tác dụng: Phần nội dung VB là phần chính, quan trọng nhất vì chứa nội dung của VB. g. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành - Chữ ký, thể thức đề ký: + Chữ ký thể hiện trách nhiệm và thẩm quyền của người ký đối với VB được ban hành. Văn bản phải ghi đúng, đủ chức vụ và họ tên người ký. Người ký không được dùng bút chì, bút mực đỏ, mực dễ phai nhạt để ký VB. + Đối với VB của các cấp ủy, hoặc của ủy ban kiểm tra và của các ĐĐ, BCS các cấp thể thức đề ký là T/M (thay mặt). + Đối với VB của VP, các BTM, GV cấp ủy do cấp trưởng ký trực tiếp. Nếu cấp phó được phân công hoặc ủy quyền ký thay thì thể thức đề ký là K/T (ký thay). + Đối với một số VB được BTV cấp ủy hoặc thủ trưởng CQ đảng ủy quyền ký thì ghi thể thức đề ký là T/L (thừa lệnh). Người được ủy quyền trực tiếp ký thừa lệnh không ủy quyền lại cho người khác ký thay. g. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành - Chữ ký, thể thức đề ký: (tiếp theo) - Dấu cơ quan ban hành: Dấu CQ ban hành VB xác nhận pháp nhân, thẩm quyền của CQ ban hành VB. Dấu đóng trên VB phải đúng chiều, rõ ràng, ngay ngắn và trùm lên khoảng từ 1/3 đến 1/4 chữ ký ở phía bên trái. Mực dấu có mầu đỏ tươi theo quy định của Bộ Nội vụ. Vị trí trình bày: Thể thức đề ký, chữ ký, và dấu CQ ban hành được trình bày bên phải, dưới phần nội dung VB Tác dụng: Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ là thành phần thể thức rất quan trọng thể hiện trách nhiệm, chế độ làm việc của CQ, thẩm quyền ban hành VB của cơ quan và thẩm quyền của người có trách nhiệm ký VB, bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành VB. h. Nơi nhận - Nơi nhận là tên CQ hoặc cá nhân có trách nhiệm nhận VB để thi hành, để giải quyết, để theo dõi, để biết, v. v... và để lưu. Cần ghi rõ mục đích gửi VB đối với từng nơi nhận. Vị trí trình bày: Đối với VB có tên gọi nơi nhận được trình bày tại góc trái dưới phần nội dung VB. Đối với CV thì nơi nhận được ghi trực tiếp sau các cụm từ "Kính gửi..." phía trên phần nội dung VB và còn được ghi vào góc trái dưới phần nội dung VB (nếu gửi nhiều nơi). Tác dụng: Nơi nhận ghi đầy đủ, rõ ràng sẽ giúp cho VT tính đủ số lượng bản cần đánh máy hoặc in và gửi VB đến nơi nhận chính xác, kịp thời, quản lý chặt chẽ VB phát hành. Thông qua mục đích gửi VB giúp cho nơi nhận biết được trách nhiệm của mình đối với VB. 2. Cách trình bày các thành phần thể thức bổ sung a. Dấu chỉ mức độ mật Dấu chỉ mức độ mật có 3 mức: mật (C), tối mật (B) và tuyệt mật (A). Vị trí trình bày: Dấu chỉ mức độ mật có viền khung hình chữ nhật và được trình bày phía dưới số và ký hiệu VB Tác dụng: Dấu chỉ độ mật là dấu hiệu chỉ rõ tính chất mật của VB nhằm bảo vệ bí mật cho tài liệu, quá trình soạn thảo, ban hành, phát hành, xử lý VB, sử dụng, lập hồ sơ và bảo quản TL. b. Dấu chỉ mức độ khẩn Dấu chỉ mức độ khẩn có 3 mức: khẩn, thượng khẩn và hỏa tốc. Vị trí trình bày: Dấu chỉ mức độ khẩn được trình bày ở dưới dấu chỉ mức độ mật Tác dụng: Bảo đảm xử lý VB kịp thời, không chậm trễ về thời gian. c. Chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, dự thảo và tài liệu hội nghị - Đối với VB cần phải chỉ dẫn phạm vi phổ biến thì phải ghi hoặc đóng các dấu chỉ dẫn cụ thể cho từng trường hợp như: "thu hồi", "xong hội nghị trả lại", "xem xong trả lại", "không phổ biến", "lưu hành nội bộ"v.v.... Vị trí trình bày: Các thành phần này được trình bày dưới địa điểm và ngày tháng năm của VB. Tác dụng: Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, sử dụng giúp cho người xử lý VB biết giới hạn sử dụng VB đó; giúp cơ quan phát hành thu hồi đủ các VB cần thu hồi. - Đối với các văn bản được các CQ tham mưu, giúp việc dự thảo nhiều lần thì phải ghi đúng, đủ chỉ dẫn về dự thảo. Chỉ dẫn về dự thảo gồm tên CQ dự thảo và "dự thảo lần thứ... " . Tác dụng: Chỉ dẫn về dự thảo tạo điều kiện thuận tiện cho việc theo dõi, sửa chữa bản thảo, thuận tiện cho việc lập HS, XĐGTTL... - Các văn bản của các CQ khác được sử dụng tại hội nghị thì đóng dấu hoặc đánh máy rõ chỉ dẫn "Tài liệu hội nghị... ngày..." Vị trí trình bày: Chỉ dẫn về tài liệu hội nghị được trình bày phía dưới địa điểm và ngày tháng năm ban hành VB Tác dụng: Giúp cho các đại biểu nhận biết tài liệu hội nghị và CQ chuẩn bị VB, tạo điều kiện thuận tiện cho việc thu thập đúng, đủ TL để lập hồ sơ hội nghị, XĐGTTL - Ký hiệu chỉ người đánh máy, tên tệp VB và số lượng bản phát hành. Vị trí trình bày: Văn bản một trang được trình bày tại lề trái chân trang. VB nhiều trang được trình bày tại lề trái trên cùng từ trang thứ 2 đến trang cuối cùng. Tác dụng: để biết người đánh máy, tên tệp lưu trong máy tính và số lượng bản phát hành để quy trách nhiệm, thuận tiện cho việc sửa chữa, in ấn VB và quản lý được số lượng bản phát hành. 3. Bản sao và cách trình bày các thành phần thể thức bản sao a. Bản sao: - Bản sao nguyên văn bản chính: là bản sao nguyên văn từ bản chính do CQ ban hành bản chính đó nhân sao và phát hành. + Nếu bản sao sao từ bản chính do cơ quan ban hành sao bằng photocopy (chỉ photocopy riêng phần chữ ký, không photocopy dấu) và đóng dấu CƠ QUAN ban hành thì bản sao đó được xem như bản chính và không phải trình bày thể thức bản sao. + Nếu photocopy bản chính cả phần chữ ký và dấu thì phải trình bày thể thức bản sao. Bản sao lục: là bản sao lại toàn văn bản của cơ quan khác do cơ quan nhận văn bản được phép nhân sao và phát hành Bản trích sao: là bản sao lại một phần nội dung từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính hoặc cơ quan lưu trữ đang quản lý bản chính thực hiện. b- Các hình thức sao - Sao thông thường: là sao lại bằng cách viết lại hay đánh máy lại nội dung văn bản. - Sao photocopy: là hình thức sao chụp lại văn bản bằng máy photocopy, máy FAX hoặc các thiết bị chụp ảnh khác. c. Cách trình bày các thành phần thể thức bản sao Vị trí trình bày: + Tên cơ quan sao văn bản trình bày ở góc trái trên cùng của thể thức sao, dưới đường phân cách. + Số và ký hiệu bản sao: các bản sao được đánh chung một hệ thống số theo nhiệm kỳ cấp ủy. Số và ký hiệu bản sao trình bày dưới tên cơ quan sao + Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản trình bày trên cùng, góc phải của thể thức sao + Chỉ dẫn loại bản sao: "Sao nguyên văn bản chính", "Sao lục", "Trích sao từ bản chính số... ngày... của..." Các chỉ dẫn bản sao được trình bày dưới địa điểm và ngày tháng năm ban hành VB bằng chữ thường, đậm, nghiêng. + Họ tên người ký sao và dấu CQ sao trình bày dưới chỉ dẫn loại bản sao + Nơi nhận văn bản sao nếu cần thiết có thể ghi mục đích sao gửi như: để thi hành, để phổ biến. Tác dụng: Các thành phần thể thức bản sao giúp cho các CQ thực hiện quy trình sao đúng nguyên tắc, thủ tục, bảo đảm đủ các thành phần thể thức bản sao nhằm giữ nguyên giá trị VB và tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ VB sao. Tóm lại: Thể loạị VB, thẩm quyền ban hành và thể thức VB của Đảng luôn có mối quan hệ gắn bó trong việc ban hành VB hoàn chỉnh. Nếu chọn thể loại VB không phù hợp với chức năng riêng thì tác dụng VB đó không cao. Nếu ban hành VB sai thẩm quyền thì VB đó không có giá trị pháp lý thậm chí có trường hợp phản tác dụng. Nếu VB ban hành không đủ các thành phần thể thức, trình bày các thành phần đó không đúng vị trí thì giá trị thực tiễn không cao, gây nhiều khó khăn cho công tác VT và công tác LT.
Tài liệu liên quan