Đề tài Thiết kế, chế tạo vỏ bình ắc quy tàu điện mỏ bằng vật liệu phi kim loại

Để đáp ứng cho nhu cầu sửdụng năng lượng của nền kinh tế, trong những năm qua ngành Than Việt Nam đã phát triển mạnh mẽvà sẽcòn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Sản lượng than theo quy hoạch được trình bày trong Bảng 1.1 Bảng 1.1: Sản lượng than khai thác theo quy hoạch Sản lượng năm (Triệu tấn) TT Tên gọi 2007 2008 2009 2010 2015 2020 1 Than nguyên khai 35,33 36,71 40,525 44,64 50,185 54,755 1.1 Lộthiên 19,77 19,46 19,785 18,57 18,615 18,155 1.2 Hầm lò 15,56 17,25 20,740 26,07 31,570 36,600 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam Qua bảng trên ta thấy sản lượng than tăng nhanh theo các năm trong đó sản lượng than lộthiên sẽgiảm dần và sản lượng than hầm lò tăng mạnh. Để đáp ứng được tốc độtăng trưởng sản lượng trên đòi hỏi ngành than phải đổi mới, hiện đại hoá công nghệvà thiết bị, thực hiện cơgiới hoá đồng bộcác khâu trong dây truyền sản xuất. Một trong các khâu quan trọng trong dây truyền sản xuất than hầm lò chính là khâu vận tải. Trong ngành than hiện nay áp dụng rất nhiều phương thức vận tải trong hầm lò như: + Vận tải bằng băng tải; + Vận tải bằng máng cào; + Vận tải bằng Skíp; + Vận tải bằng xe gòong...

pdf76 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế, chế tạo vỏ bình ắc quy tàu điện mỏ bằng vật liệu phi kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ- TKV * * * * * BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VỎ BÌNH ẮC QUY TÀU ĐIỆN MỎ BẰNG VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI MÃ SỐ: 02NN-07 ThS. ĐỖ TRUNG HIẾU 6777 10/4/2008 Hà Nội, 2007 BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ- TKV BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VỎ BÌNH ẮC QUY TÀU ĐIỆN MỎ BẰNG VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI MÃ SỐ: 02NN-07 THUYẾT MINH BÁO CÁO Cơ quản chủ quản: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì: Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ -TKV CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Đỗ Trung Hiếu DUYỆT VIỆN Hà Nội, 2007 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN TT Họ và tên Nghề nghiệp Cơ quan công tác 1 Đỗ Trung Hiếu Thạc sỹ Máy và Dụng cụ Công nghiệp Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV 2 Trần Đức Thọ Thạc sỹ Máy và Dụng cụ Công nghiệp Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV 3 Hoàng Văn Vĩ Kĩ sư Chế tạo máy mỏ Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV 4 Đàm Hải Nam Kĩ sư Công nghệ Chế tạo máy Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV 5 Nguyễn Đức Toàn Thạc sỹ Máy và Dụng cụ Công nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Vũ Quang Hà Thạc sỹ Công nghệ Chế tạo máy Công ty TNHH Công nghiệp Quang Nam 7 Vương Thế Hà Kỹ sư Cơ khí Phó GĐ Công ty CP Cơ khí Ôtô Uông Bí 8 Trương Mậu Đạt Kỹ sư Cơ khí Tr. Phòng KCS Công ty CP Cơ khí Ôtô Uông Bí 9 Vũ Văn Công Kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy Tr. Phòng KT Công ty CP Cơ khí Ôtô Uông Bí Môc lôc Trang CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................... 5 1.1. Tình hình sử dụng tàu điện ắc qui tại các mỏ than Việt Nam... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng vật liệu phi kim loại. ............. 7 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ SẢN PHẨM....................... 15 2.1. Nghiên cứu điều kiện làm việc của vỏ bình ắc qui ................. 15 2.2. Phân tích lựa chọn kết cấu và vật liệu chế tạo sản phẩm........ 16 2.3. Chọn loại nhựa để chế tạo sản phẩm ...................................... 17 2.4. Dùng phần mềm ANSYS9.0 tính toán kết cấu của vỏ bình ... 19 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN ................................ 44 3.1. Tìm hiểu khuôn ép nhựa ......................................................... 44 3.2. Xây dựng quy trình thiết kế, chế tạo bộ khuôn ép phun......... 49 3.3. Ứng dụng phần mềm Moldflow để đánh giá các bộ khuôn.... 63 CHƯƠNG 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM ................ 72 4.1. Quy trình công nghệ chế tạo khuôn ........................................ 72 4.2. Quy trình công nghệ chế tạo vỏ bình ...................................... 72 4.3. THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM.................................................. 72 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 73 5.1. Kết luận ................................................................................... 73 5.2. Kiến nghị ................................................................................. 73 Ch−¬ng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sử dụng tàu điện ắc qui tại các mỏ than Việt Nam. Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng của nền kinh tế, trong những năm qua ngành Than Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Sản lượng than theo quy hoạch được trình bày trong Bảng 1.1 Bảng 1.1: Sản lượng than khai thác theo quy hoạch Sản lượng năm (Triệu tấn) TT Tên gọi 2007 2008 2009 2010 2015 2020 1 Than nguyên khai 35,33 36,71 40,525 44,64 50,185 54,755 1.1 Lộ thiên 19,77 19,46 19,785 18,57 18,615 18,155 1.2 Hầm lò 15,56 17,25 20,740 26,07 31,570 36,600 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam Qua bảng trên ta thấy sản lượng than tăng nhanh theo các năm trong đó sản lượng than lộ thiên sẽ giảm dần và sản lượng than hầm lò tăng mạnh. Để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng sản lượng trên đòi hỏi ngành than phải đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và thiết bị, thực hiện cơ giới hoá đồng bộ các khâu trong dây truyền sản xuất. Một trong các khâu quan trọng trong dây truyền sản xuất than hầm lò chính là khâu vận tải. Trong ngành than hiện nay áp dụng rất nhiều phương thức vận tải trong hầm lò như: + Vận tải bằng băng tải; + Vận tải bằng máng cào; + Vận tải bằng Skíp; + Vận tải bằng xe gòong... Khi vận tải bằng xe goòng thì cũng có những hình thức khác nhau như: Xe goòng kéo cáp, xe goòng kéo bằng đầu tàu điện cần vẹt, xe goòng kéo bằng đầu tàu điện ắc quy. Đối với đầu tàu điện ắc quy hiện nay cũng sử dụng hai loại bình ắc quy là ắc quy chì axít và ắc quy kiềm. Song so với ắc quy chì, ắc quy kiềm có ưu thế tuyệt đối hơn hẳn về tuổi thọ (gấp 10 ÷ 15 lần ắc quy chì về thời gian sử dụng) và độ an toàn cho người và thiết bị (con người không bị bỏng nặng khi sơ suất; thiết bị không bị ăn mòn do hơi axít). Bởi vậy ắc quy kiềm được các đơn vị sử dụng phổ biến hơn. Các loại ắc quy dùng trong Tập đoàn Than – Khoáng sản hiện nay có xuất sứ từ rất nhiều nguồn khác nhau như của Liên Xô (cũ); của Ba Lan; của Trung Quốc... Hiện tại Công ty Cổ phần Cơ khí ôtô Uông Bí là đơn vị duy nhất trong ngành đã chế tạo và cung cấp được các loại bình ắc quy tàu điện mỏ. Sản lượng và chủng loại bình ắc quy đã tiêu thụ của công ty Cổ phần Cơ khí Ôtô Uông Bí trong năm 2006 và 2007 được liệt kê trong Bảng 1.2. Bảng 1.2: Sản lượng và chủng loại bình ắc quy đã tiêu thụ Sản lượng tiêu thụ TT Chủng loại 2006 2007 1 Ắc quy kiềm SN300 1500 2000 2 Ắc quy kiềm SN350 1650 2500 Sản lượng bình ắc quy do Công ty Cổ phần Cơ khí Ôtô Uông Bí bán ra hiện nay chiếm 65 ÷ 70% thị phần trong ngành Than – Khoáng sản, năng lực của Công ty có thể đáp ứng 100% nhu cầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn áp dụng công nghệ làm vỏ bình bằng kim loại và được bọc một lớp ủng cao su trước khi lắp đặt lên đầu tàu điện. Để có thể thay thế vỏ bình ắc quy từ sắt sang vỏ bình bằng nhựa, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV đã tiến hành đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo vỏ bình ắc quy tàu điện mỏ bằng vật liệu phi kim loại. Kết quả thành công của đề tài sẽ được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Cơ khí Ôtô Uông Bí sản xuất để góp phần phục vụ ngành Than – Khoáng sản. 1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng vật liệu phi kim loại. 1.2.1. Ứng dụng vật liệu phi kim loại của thế giới. Trên thế giới, người ta đã ứng dụng chất dẻo để thay thế các vật liệu truyền thống từ lâu để sản xuất ra các sản phẩm kỹ thuật, các hàng hóa tiêu dùng. Hiện nay chất dẻo kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, điện lạnh, các chi tiết phụ tùng thiết bị máy móc, các thiết bị quang học, trong lĩnh vực thể thao và phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác. Ưu điểm của việc gia công các sản phẩm kỹ thuật bằng chất dẻo là: có khả năng sản xuất với sản lượng lớn và năng suất cao; có thể thay đổi nhanh nhiều kiểu dáng khác nhau; sản xuất được các sản phẩm từ trong suốt đến nhiều màu sắc; chịu được tác động của môi trường hoá chất; chịu mài mòn, chịu nhiệt độ; cách điện tốt; sản phẩm nhẹ dễ gia công, dễ lắp ráp; giá thành hạ có sức cạnh tranh so với vật liệu truyền thống. Hiện nay, thế giới ứng dụng cả nhựa thông dụng, chất dẻo kỹ thuật, composite… để chế tạo các sản phẩm kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế. Để tăng cường cơ tính, người ta phải gia cường sợi thuỷ tinh hoặc khoáng chất vô cơ… thường mức gia cường từ 15% đến 60%. Các nước có nền công nghiệp hoá dầu tiên tiến đều sản xuất các loại chất dẻo kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của nước mình. Ví dụ: Polyoximethylene (POM), Polybutylene Terephthalate (PBT), Polythylene Terephthalate (PET), Nylon 6,66 (Poly amide), Polycarbonate (PC) Termo poly urethne (TPU), Poly phenylene (PPS)… Hoặc phối chế các loại nhựa kỹ thuật để có được hỗn hợp nhựa đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật như phối chế PC với ABS và gia cường bằng sợi thuỷ tinh từ 10% đến 20% để có tính ổn định kích thước rất cao, ổn định và có độ bền va đập ngay cả ở nhiệt độ thấp (-500C)... Ngoài vật liệu nhựa nhiệt dẻo (Thermo plastic), người ta cũng ứng dụng nhựa nhiệt cứng (Thermo Sets) vào gia công chế tạo các sản phẩm nhựa kỹ thuật, vì chúng có độ ổn định lớn, chịu nhiệt, chịu hoá chất, cách điện tốt… hơn so với nhựa nhiệt dẻo, nếu được gia cường thì các đặc tính được tăng lên rất nhiều và có giá trị về mặt kinh tế. Trong lĩnh vực gia công chế tạo các sản phẩm nhựa kỹ thuật hiện nay, vật liệu Composite được ứng dụng nhiều. Composite là vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu nền của Composite có thể là Polyme, Kim loại, hợp kim, gốm hoặc cacbon. Vật liệu cốt của Composite có thể là khoáng chất, sợi thủy tinh, sợi chất dẻo hoặc sợi kim loại, sợi cacbon. Composite có thể đáp ứng được một loạt các đòi hỏi cao của kỹ thuật hiện đại như độ bền cao, nhẹ, có thể chịu được nhiệt độ đến 30000C... Vật liệu Composite Polyme được thay thế cho kim loại để chế tạo các chi tiết của máy bay, tên lửa, áo giáp cho cảnh sát, quân đội, ống dẫn dầu khí, hóa chất, vỏ và các chi tiết của ôtô, các thiết bị khác của ngành chế tạo máy. Để nâng cao cơ lý tính và giảm trọng lượng, xu hướng dùng sợi cac bon làm cốt cho Polyme đang được ứng dụng và phát triển nhanh. Composite Polyme sợi cacbon được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thể thao, y tế, hàng không… Hiệu quả vật liệu Composite polyme sợi các bon được sử dụng trong việc chế tạo máy bay AN-124 của Nga (Số liệu của VS. TSKH Nguyễn Đình Đức): - Số lượng các chi tiết máy bay được chế tạo bằng vật liệu Composite Polyme sợi các bon: 200 chi tiết phụ tùng - Giảm được trọng lượng máy bay: 800kg. - Tăng khối lượng vận chuyển: 1108 tấn/km. - Tiết kiệm nhiên liệu: 1,2.104 tấn. - Giảm mức độ phức tạp khi chế tạo: 300 %. Với những tính năng, ưu điểm như vậy, mức tiêu thụ nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật trên thế giới có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7% (theo số liệu của hãng Bager). Năm 1972, cả thế giới mới tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn, năm 2000 tiêu thụ khoảng 8,5 triệu tấn, năm 2006 tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn 1.2.2. Ứng dụng vật liệu phi kim loại tại Việt Nam. Ngành gia công chất dẻo của Việt Nam tuy phát triển nhanh thời gian qua, nhưng cũng bộc lộ một số mặt yếu kém: - Các thành phần kinh tế đều đầu tư vào ngành gia công chất dẻo, nhưng còn mang tính tự phát, nên dẫn đến sự hợp tác, hiệu quả kinh tế chưa cao, nhiều khi mất cân đối giữa cung và cầu. - Chưa chủ động được về nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 10 % nhu cầu, chủ yếu là nhựa PVC. - Chưa có một cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành hoặc chuyên ngành. - Sử dụng các loại chất dẻo có nhiều để sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao cấp, thay thế các vật liệu truyền thống còn thấp. Từ những năm đầu của thập kỷ 90, chất dẻo kỹ thuật đã được chính thức sử dụng tại Việt Nam để chế tạo các bánh răng, gối đỡ của đồng hồ đo nước và đồng hồ đo điện, lẫy của bút bi (POM), các chi tiết phụ tùng máy dệt (PA) vỏ quạt, đồ điện (ABS), ống và phụ tùng cấp thoát nước PVC... Trong những năm qua, việc sử dụng nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật để gia công chế tạo chi tiết phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, xe hơi, xe máy, bưu chính viễn thông... còn quá nhỏ bé. Chỉ đến năm 2000, do việc đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm kỹ thuật, đặc biệt là nội địa hóa xe máy, nên tỷ trọng nhựa kỹ thuật đã được đẩy lên đến 25%. (Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, năm 1992 đạt 500 tấn, bằng 5%; năm 2000 đạt 30.000 tấn, bằng 25%). Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp Nhựa Việt Nam là tăng dần tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ công nghiệp, trước hết là công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, điện lạnh, phụ tùng chi tiết thiết bị máy móc... Hiện nay, đã có hàng chục hãng sản xuất xe hơi danh tiếng trên thế giới đầu tư lắp ráp xe với mục đích đến năm 2005, nâng tỷ trọng nội địa hoá 25%. Ngành công nghiệp lắp ráp xe máy cũng phát triển rất mạnh với tỷ lệ nội địa hoá đạt 40 - 50 %. Bên cạnh đó, cần thoả mãn các chi tiết nhựa của 2 triệu TV, 1 triệu máy vi tính và khoảng 5 triệu điện thoại hàng năm. Tại thời điểm này, vật liệu Composite tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 5.000 tấn/năm. Composite được dùng phổ biến để sản xuất các mặt hàng gia dụng như bàn, ghế, bồn tắm, đồ chơi... và các sản phẩm công nghiệp như thuyền bè, canô, bồn chứa hoá chất... Một trong những cơ sở sản xuất lớn sản phẩm Composite là Công ty TNHH Kiên Giang... chuyên sản xuất canô, xuồng, ghe, bồn chứa nước, bồn thực phẩm, cống thủy lợi và sản phẩm của công nghiệp ô tô... Chất lượng sản phẩm nhựa nói chung và sản phẩm nhựa kỹ thuật nói riêng phụ thuộc vào 4 yếu tố: Nguyên liệu nhựa; Máy móc thiết bị; Khuôn đúc; Công nghệ. Do đó, để có thể có một ngành công nghiệp nhựa tiên tiến, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, ngành Nhựa cần phải có những điều kiện tối thiểu để chủ động sản xuất chế tạo, chí ít là một trong 4 yếu tố này, đặc biệt là về nguyên liệu và khuôn đúc. Chắc chắn khi và chỉ khi làm được như vậy, ngành nhựa kỹ thuật cao nước ta mới phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình về thị trường cũng như năng lực sản xuất, nhất là khi ngành đang có trong tay nhiều thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, cùng một thị trường rộng lớn với hơn 83 triệu dân trong nước và khoảng 600 triệu dân trong khu vực ASEAN. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất vật liệu nhựa Sản lượng ngành nhựa Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh là do nhu cầu của xã hội về sản phẩm nhựa ngày càng lớn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng thích đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao mức độ tiện ích đồ gia dụng, tính năng của một số sản phẩm nhựa công nghiệp bền và rẻ. Một phần nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp nhựa có kế hoạch đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu thực tế thể hiện qua các hoạt động của các doanh nghiệp như nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên môn hóa sản phẩm, không sản xuất đại trà nhiều ngành hàng. Chỉ số chất dẻo sản xuất được tính trên đầu người Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, năm 1996 là 5,58kg/người, năm 2000 là 11,57kg/người và năm 2005 là 14kg/người và mục tiêu tới năm 2010 là 30kg/người. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận là 100kg/người. Việt Nam cần thực hiện chiến lược và chương trình mạnh mẽ để phát triển ngành này. Ngành nhựa Việt Nam thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài. Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/người (Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 14kg/người), còn đạt trên 100kg/người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa tiên tiến. Nổi bật nhất trong những năm qua là sự vươn lên mạnh mẽ của khối các công ty tư nhân. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội nhựa Việt Nam, các công ty tư nhân hiện sản xuất tới 70% sản lượng của cả nước, trong khi cách đây 5 năm con số này chỉ đạt 20%. Máy móc thiết bị ngành nhựa chủ yếu được nhập từ châu Á. Các công nghệ mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa đều đã có mặt tại Việt Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP. Ðến nay, cả nước có hơn 5000 máy bao gồm: 3000 máy ép (injection), 1000 máy thổi (bowling injection) và hàng trăm profile các loại trong đó 60-70% là máy đời mới. Trên 99% máy móc thiết bị nhập thông qua cảng TP Hồ Chí Minh (tổng giá trị hơn 26 triệu USD) là máy đời mới. Công nghệ áp dụng trong ngành sản xuất nhựa Việt Nam hiện nay bao gồm: Công nghệ ép phun (Injection Technology): Ðây là công nghệ truyền thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép điện, ép gaz đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có công nghiệp nhựa tiên tiến (Mỹ, Ðức, Nhật...) đang thâm nhập vào thị trường châu Á. Loại công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện tử, điện dân dụng, sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác, đỉnh cao của công nghệ này là công nghệ nhựa vi mạch điện tử. Tại Việt Nam, hiện có gần 3000 thiết bị ép phun, trong đó có 2000 máy ở thế hệ thứ 2, thứ 3 (những năm 90). Trước đây công nghệ ép phun được sử dụng sản xuất hàng gia dụng nay đã chuyển sang hàng nhựa công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác, sản phẩm của nó đụơc thay thế các chất liệu khác như gỗ, sắt, nhôm trong công nghiệp bao bì và hàng tiêu dùng. Công nghệ đùn thổi (Blowing injection technology): Ðây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Các loại máy thổi được cải tiến từ Việt Nam để thổi túi xốp từ nhiều loại nguyên liệu phối kết, sử dụng các loại nguyên liệu từ đơn nguyên PE, PP đến phức hợp OPP, BOPP thông qua giai đoạn cán kéo hai chiều, bốn chiều. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa. Bên cạnh đó, ngành thổi bao bì dạng chai nhựa tiên tiến như PET, PEN, thùng phuy... đều phát triển từ công nghệ đùn thổi. Công nghệ đùn đẩy liên tục (Profile): Ðược cải tiến từ công nghệ truyền thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình dung thành các nhóm hàng sau đây: - Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gaz, cáp quang... - Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC, tấm trần, vách ngăn. Công nghệ chế biến cao su nhựa: Là công nghệ ép sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên với dạng compound. Là ngành kinh tế kỹ thuật nhựa có sức thu hút lớn chiếm vị trí thứ 3 trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa. Công nghiệp gia công giày, dép nhựa cũng gắn liền với công nghệ này. Các công nghệ khác như: Composite, Melamine, Công nghệ EVA, PU, EPS và các công nghệ phụ. Thực trạng công nghệ nhựa hiện nay vừa thoát khỏi giai đoạn phát triển tự nhiên, từng bước đi vào quỹ đạo có quy hoạch, có định hướng, đặc biệt quá trình hội nhập đã thúc đẩy ngành nhựa phát triển mạnh hơn, nhanh hơn. Tuy đạt nhiều thành công trong 6 năm gần đây, nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn trong tình trạng lệ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài. Công nghiệp chế tạo khuôn mẫu cũng rất yếu, chỉ sản xuất được những bộ khuôn chất lượng trung bình và không yêu cầu độ chính xác cao. Trong cơ cấu sản phẩm, hàng tiêu dùng chiếm đến 63%, còn lại khoảng 20% là bao bì, 8% sản phẩm dùng làm vật liệu xây dựng. Sản phẩm nhựa kỹ thuật dùng cho các ngành điện, điện tử, xe gắn máy,... chỉ có 4%. Điều đó cho thấy, trình độ công nghệ của ngành nhựa Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Mục tiêu của Việt Nam trong 10 năm tới là hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và tăng dần tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật để thay thế hàng nhập khẩu. Đặc biệt là sản xuất phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe gắn máy, điện tử và điện lạnh... Các công ty nhựa Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang nhập k
Tài liệu liên quan