Đề tài Thiết kế kho lạnh bảo quản rau quả với dung tích 500 tấn

Trong những năm qua kỹ thuật lạnh đã có những thay đổi quan trọng trên thế giới và ở cả Việt Nam ta. Nó thực sự đã đi sâu vào hết các ngành kinh tế đang phát triển nhanh và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó. Đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm, biến bảo quản thịt cá, rau quả. Ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi vào trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Do đó năng suất lao động ngày càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều mà nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến sản phẩm dư thừa. Để tiêu thụ hết những sản phẩm dư thừa đó thì người ta phải chế biến và bảo quản nó bằng cách làm lạnh đông để xuất khẩu. Nhưng nước ta hiện nay còn rất ít những kho lạnh bảo quản, không đáp ứng đủ nhu cầu. Trước tình hình đó với những kiến thức đã học và cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quý và toàn thể các thầy cô trong bộ môn: "Kỹ thuật Nhiệt" (trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội) em xin làm đồ án tốt nghiệp với để tài "Thiết kế kho lạnh bảo quản rau quả với dung tích 500 tấn" được đặt tại Đà Lạt. Đề tài của em được chia ra làm các phần như sau: Chương I: Nêu ý nghĩa của kỹ thuật lạnh ứng dụng trong kho bảo quản rau quả: Chương II: Lựa chọn phương án thiết kế và bố trí mặt bằng kho lạnh Chương III: Tính nhiệt Chương IV: Tính chọn máy nén Chương V: Tính chọn dàn bay hơi Chương VI: Tính chọn bình ngưng Chương VI: Tính chọn thiết bị phụ Chương VIII: Thiết lập sơ đồ mạch điện và sơ đồ hệ thống và thuyết minh mạch.

doc76 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế kho lạnh bảo quản rau quả với dung tích 500 tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI "Thiết kế kho lạnh bảo quản rau quả với dung tích 500 tấn" Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Quý Sinh viên thực hiện : Hoàng Văn Hưng LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG I 5 CHƯƠNG II 7 CHƯƠNG III 15 CHƯƠNG IV 55 CHƯƠNG V 61 CHƯƠNG VI 62 CHƯƠNG 7 64 LỜI KẾT 74 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua kỹ thuật lạnh đã có những thay đổi quan trọng trên thế giới và ở cả Việt Nam ta. Nó thực sự đã đi sâu vào hết các ngành kinh tế đang phát triển nhanh và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó. Đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm, biến bảo quản thịt cá, rau quả... Ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi vào trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Do đó năng suất lao động ngày càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều mà nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến sản phẩm dư thừa. Để tiêu thụ hết những sản phẩm dư thừa đó thì người ta phải chế biến và bảo quản nó bằng cách làm lạnh đông để xuất khẩu. Nhưng nước ta hiện nay còn rất ít những kho lạnh bảo quản, không đáp ứng đủ nhu cầu. Trước tình hình đó với những kiến thức đã học và cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quý và toàn thể các thầy cô trong bộ môn: "Kỹ thuật Nhiệt" (trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội) em xin làm đồ án tốt nghiệp với để tài "Thiết kế kho lạnh bảo quản rau quả với dung tích 500 tấn" được đặt tại Đà Lạt. Đề tài của em được chia ra làm các phần như sau: Chương I: Nêu ý nghĩa của kỹ thuật lạnh ứng dụng trong kho bảo quản rau quả: Chương II: Lựa chọn phương án thiết kế và bố trí mặt bằng kho lạnh Chương III: Tính nhiệt Chương IV: Tính chọn máy nén Chương V: Tính chọn dàn bay hơi Chương VI: Tính chọn bình ngưng Chương VI: Tính chọn thiết bị phụ Chương VIII: Thiết lập sơ đồ mạch điện và sơ đồ hệ thống và thuyết minh mạch. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quý và các thầy giáo trong bộ môn Kỹ thuật Nhiệt đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian còn hạn hẹp, đồ án của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để em hoàn thành đồ án tốt nhất ! Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Học sinh Hoàng Văn Hưng CHƯƠNG I CÁC THÔNG SỐ VỀ KHÍ TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA KỸ THUẬT LẠNH ỨNG DỤNG TRONG KHO BẢO QUẢN RAU QUẢ I. VAI TRÒ NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA KỸ THUẬT LẠNH TRONG RAU QUẢ 1. Vai trò và nhiệm vụ Việt Nam ta là một nước nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, hình thành một năm 4 mùa rõ rệt. Do vậy mà rất thích hợp cho thực vật phát triển mạnh mẽ. Điều này đã tạo nên nguồn lợi rau quả ở nước ta trở nên vô cùng phong phú và đa dạng như: xoài, táo, hoa, dưa hấu, xu hào, cải bắp... Hiện nay người ta đưa rất nhiều giống rau quả vào trồng với giá trị cao không những cho tiêu dùng trong nưóc mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc điểm của những loại rau quả nói trên mang tính chất mùa vụ. Do vậy muốn để bảo quản rau quả tươi đượclâu đó là nhiệm vụ của ngành kỹ thuật lạnh. 2. Ý nghĩa kỹ thuật lạnh trong công nghiệp bảo quản thực phẩm ra quả. - Xuất phát từ những vai trò và nhiệm vụ hơn nữa Việt Nam ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phần lớn các loại thực phẩm từ rau, quả, thịt, cá.... chứa nhiều chất và cấu trúc phức tạp. Rau quả tươi thường bị thay đổi về chất lượng, có thể bị thối, héo úa, hư hỏng... Làm giảm giá thành của sản phẩm dưới tác dụng của môi trường xung quanh như nóng, ẩm, gió và vi sinh vật hoạt động. Vậy để hạn chế những thay đổi về mặt cấu trúc sinh học không tốt đối với rau quả bằng cách hạ nhiệt độ của rau quả và tăng thêm độ ẩm của không khí môi trường xung quanh. Vì ở nhiệt độ thất và độ ẩm cao thì những biến đổi có hại cho rau quả sẽ bị kìm hãm làm cho quá trình đó lâu hơn, giữ được cho hoa, rau quả tươi lâu hơn, chất lượng vẫn giữ nguyên về mùi vị cũng như màu sắc. Muốn làm được điều này thì ngày nay bằng các phương pháp làm lạnh nhân tạo mà ngành kỹ thuật lãnh đã làm được và đó cũng là phương pháp đạt hiệu quả cao trong trong những điều kiện nhiệt độ ở nước ta. CHƯƠNG II BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ DUNG TÍCH KHO LẠNH I. YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG KHO LẠNH * Yêu cầu chung đối với mặt bằng kho lạnh bảo quản Quy hoạch mặt bằng là bố trí nơi sản xuất phù hợp với dây truyền công nghệ, sản phẩm đi theo dây truyền không gặp nhau, không chồng chéo lên nhau, đan xen lẫn nhau. - Đảm bảo sự vận hành tiện lợi, rẻ tiền chi phí đầy tư thấp - Phải đảm bảo kỹ thuật an toàn, chống cháy nổ - Mặt bằng khi quy hoạch phải tính đến khả năng mở rộng phân xưởng hoặc xí nghiệp. Quy hoạch mặt bằng kho bảo quản cần phải đảm bảo việc vận hành tiện lợi, dẻ tiền: Cơ sở chính để giảm chi phí vận hành là làm giảm dòng nhiệt xâm nhập vào kho, giảm thể tích và giảm dòng nhiệt, dòng nhiệt qua vách thì cần giảm diện tích xung quanh. Vì trong các dạng hình học khối hình chữ nhật có diện tích lớn nhất. Để giảm cần làm dạng hình lập phương khi đó đứng về mặt sắp xếp hàng hoá thì không có lợi, do đó để giảm dòng nhiệt qua vách cần hợp nhất các phòng lạnh thành một khối gọi là Block lạnh bởi vì việc xây lắp phân tán các kho lạnh ra không những tăng tổn thất nhiệt qua vách, còn làm tăng phân tán các kho lạnh ra còn làm tăng chi phí nguyên vật liệu. - Biện pháp để giảm dòng nhiệt xâm nhập vào kho bảo quản chúng ta tìm cách ngăn chặn, khi chúng ta mở cửa kho bảo quản đối với những kho tiếp xúc bên ngoài.  Giả, dòng nhiệt xâm nhập khi mở cửa kho bảo quản thực hiện những cách sau: + Dùng màng che chắn việc đi lại khó khăn trong khi làm việc. + Xây dựng hành lang đệm, nhấ đối với kho bảo quản lớn. + Làm màng gió để chắn (quạt đặt trên cửa) công tắc quạt gắn liền với cánh cửa, khi cửa mở thì quạt chạy, ngược lại khi đóng quạt dừng. + Quy hoạch phải tính đến đặc điểm của hệ thống lạnh Hệ thống lạnh kho bảo quản lạnh nhiệt để không khí là 00C Nền kho phải tiếp xúc với mặt đất sau một thời gian dài làm cho nền kho hạ thất nhiệt độ xuống. Khi nền hạ xuống nhiệt độ 00C thì có hiện tượng nước trong đất đóng băng. Nền kho về mặt vật lý khi đạt 00C, nước trong nền đất đóng băng có hiện tượng chuyển pha từ lỏng sang rắn. Do đó nó sẽ hồi lên phá vỡ cấu trúc xây dựng của kho. Vậy để tránh hiện tượng này ta làm như sau: + Không bố trí kho bảo quản có nhiệt độ thấp sát mặt đất, khi có điều kiện nên bố trí trên cao. + Nền kho xây các ống thông gió đường kính 200 ( 300mm, được xây dựng cách nhau 15 .15(m) tạo điều kiện cho không khí tuần hoàn qua hệ thống này làm cho nền đất có nhiệt độ nền đất không thay đổi. + Ở nước ta thường xảy ra lũ lụt cho nên các kho bảo quản thường được xây lắp cao hơn mặt đất, do vậy khoảng trống dưới nền kho chính là khoảng thông gió. II. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÒNG MÁY - Phòng máy là khu vực hết sức quan trọng của xí nghiệp . Do đó nó cần đạt các yêu cầu sau: - Phòng máy và tổ hợp máy không được làm liền với móng tường và các kết cấy xây dựng khác. - Khoảng cách giưac các tổ hợp máy phải được đảm bảo lớn hơn 1(m) và giữa tổ hợp máy với tường không nhỏ hơn 0,8 (m). - Phòng máy phải cú 2 cửa riêng biệt cách xa nhau. Trong đó ít nhất phải có một cửa thông với bên ngoài. - Phòng máy và các thiết bị phải có hệ thống thông gió, phải đảm bảo thay đổi không khí 3 lần/ ngày. Hệ thống gió phải đảm bảo lưu lượng không khí thay đổi 7 lần/ ngày. - Phòng máy và thiết bị phải được trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ và an toàn điện. III. PHÂN TLOẠI KHO LẠNH 1. Đặc điểm kho lạnh Theo đề tài của em thì kho lạnh của em là kho lạnh bảo quản lạnh rau quả tươi với nhiệt độ 00C. sản phẩm ở đây đã được sơ chế, bao gói, đóng hộp đã được gia lạnh ở nơi khác đưa đến bảo quản. Hơn nữa kho lạnh của em là kho lạnh phân phối. Thường dùng cho các trung tâm thành phố, các khu công nghiệp để bảo quản các thực phẩm trong mùa thu hoạc phân phối điều hoà cho cả năm. Phần lớn các sản phẩm đưa đến đây được gia lạnh chế biến ở nơi khác đưa đến để bảo quản. Dung tích của kho lạnh rất lớn từ 30t ( 3500t 2. Phân loại buồng lạnh + Buồng bảo quản lạnh - Buồng bảo quản lạnh thường có nhiệt độ -1,5(00C Với độ ẩm tương đối từ 90 ( 95% các sản phẩm bảo quản như thịt cá, rau quả có thể được đóng trong các bao bì đặt lên giá kho lạnh - Buồng lạnh được trang bị các dàn lạnh không khí kiểu gắn tường treo trên trần đối lưu không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức bằng quạt. + Buồng tiếp nhận: - Buồng tiếp nhận sản phẩm trược khi đưa đến được kiểm tra, cân đo đong đếm và phân loại sản phẩm. - Nếu như trong xí nghiệp lạnh thì buồng tiếp nhận cũng giống như buồng chất tải và thái tải về đặc điểm. IV. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC KHO LẠNH - Dung tích kho lạnh là đại lượng cơ bản cần thiết để xác định số lượng buồng lạnh. Dung tích kho lạnh là lượng hàng được bảo quản đồng thời lớn nhất trong kho. Số lượng và kích thước buồng lạnh phụ thuộc vào các loại hàng được bảo quản trong kho, đặc điểm kho lạnh. 1. Dung tích kho lạnh Dung tích kho lạnh được xác định theo biểu thức: E = V.gV(TL1) Trong đó: E: dung tích kho lạnh: t E = 500t (theo đề tài cho) V: thể tích kho lạnh (m3) gV: định mức chất tải thể tích t/m3; gV = 0,35 (t/m2) TT2 - TK - HTL (Nguyễn Xuân Tiên) Vậy: =14281572 (m3) 2. Diện tích chất tải Diện tích chất tải được xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải.  F: Diện tích chất tải; m2 h: chiều cao chất tải (m) Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho. Chiều cao này phụ thuộc vào phương pháp bốc dỡ, bao bì đựng hàng nó có thể được xác định bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh và không gian cần thiết để nâng và dỡ hàng. Với kho lạnh một tầng chọn h = 6 (m) khi đó chiều cao chất tải là 5(m). Vậy  3. Tải trọng đặt trên nền: gF = gV.h = 0,35.5 = 1,75 t/m2 phù hợp với tải trọng cho phép 4. Diện tích lạnh dần xây dựng Ta có Ft =  Trong đó: Ft: Diện tích lạnh cần xây dựng (m2) (F: Hệ số sử dụng diện tích các buồng, được tính cho cả đường đi và diện tích giữa các lô hàng. Theo bảng 2-4 (TL1) chọn (F = 0,75 Vậy  5. Xác định số buồng lạnh cần xây dựng Ta có:  Trong đó: f: diện tích lạnh quy chuẩn đã chọn f = 72(m2) Vậy Z = = 5,26 buồng Chọn Z = 6 buồng 6. Vậy diện tích thực tế khi lạnh cần xây dựng là: Ftt = 6.72 = 432 (m2) Dung tích thực tế kho lạnh Ett = 500= 517,43 (t). (TL1) Để có hướng mở rộng kho lên gấp đôi tôi chọn mặt bằng xây dựng kho là: Có một hành lang rộng 6(m) ở giữa hành lang xây dựng một bức tường mỏng có một cửa lớn được kéo ra để cho xe cơ giới bốc xếo hàng hoá. Vì kho lạnh của em là kho bảo quản lạnh rau quả do vậy để thuận tiện chi việc xây dựng và giảm chi phí em sẽ gộp 6 buồng lạnh lại thành 3 buồng (buồng 1 và buồng 2 dùng để bảo quản lạnh lại thành 3 buồng số 3 dùng để bảo quản rau: V: QUY HOẠCH MẶT BẰNG KHO LẠNH Quy hoạch và những nơi phụ trợ với dây truyền công nghệ. Để đạt được mục đích đó cần phải tuân thủ yêu cầu sau: - Phải bố trí các buồng lạnh phù hợp với dây truyền công nghệ sản phẩm đi theo dây truyền không gặp nhau, không đan chéo nhau, các cửa ra vào cửa buồng phải quay ra hành lang. Cũng cơ thể không dùng hành lang nhưng sản phẩm theo dây truyền không được gặp nhau. - Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tư nhỏ nhất. Cần sử dụng rộng rãi các điều kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích lạnh phụ trợ nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi. Giảm công suất thiết bị đến múi thấp nhất. Giảm công suất thiết bị thấp nhất. - Quy hoach mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và dẻ tiền. - Quy hoạch phải đảm bảo lối đi lại thuận tiện cho việc bốc xếp thủ công hay cơ giới thiết kế. Chiều rộng kho lạnh một tầng không quá 40(m) Chiều rộng kho lạnh một tầng phù hợp với khoảng vượt lớn nhất là 12 (m) Chiều dài của kho lạnh có đường sắt nên chọn có thể chứa được 5 toàn tầu bơi xếp cùng lúc. Kho lạnh có dung tích đến 600t không cần bố trí đường sắt chỉ cần một sân bốc dỡ ô tô dọc theo chiều dài kho Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các kho lạnh cùng nhiệt độ nhóm vào một khối. - Mặt bằng của kho lạnh phải phù hợp với hệ thống đã chọn. Điều này rất quan trọng với kho lạnh một tầng vì không phải luôn luôn đưa được môi chất lạnh từ các thiết bị lạnh do đó phải chuyển sang soư đồ lớn hơn với việc cấp lỏng từ dưới lên. - Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuậtm an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi thiết kế phải tính thêm khả năng mở rộng kho lạnh. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh bảo quản lạnh rau quả CHƯƠNG III TÍNH CÁCH NHIỆT, CÁC ẨM KHO LẠNH VÀ TÍNH PHỤ TẢI MÁY NÉN I. CẤU TRÚC CÁCH NHIỆT VÀ CẤU TRÚC XÂY DỰNG KHO LẠNH 1. Mục đích của việc cách nhiệt phòng lạnh Nhiệt độ tx, trong đó nhiệt độ môi trường (tf > tk) lạnh trong xí nghiệp đông lạnh. Cấu trúc cách nhiệt chiếm từ 25 > 40% chi phí xây dựng xí nghiệp. Do đó phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn cấu trúc cách nhiệt. Thiết kế và thi công nếu cấu tạo của vách cách nhiệt là điểm cấu trúc xây dựng cách nhiẹt không tốt thì nó không đảm bảo chế độ nhiệt và ẩm không đảm bảo theo yêu cầu làm tăng sự khô ngót của sản phẩm, hư hỏng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất lạnh (tăng chi phí vận hành) Do vậy việc cách nhiệt cho kho lạnh được xem xét và coi trong vấn đề nà. Đặc biệt đối với những kho lạnh mà nhiệt độ trong phòng lạnh luôn luôn phải duy trì ở nhiệt độ thấp. Do đó sự chênh lệch nhiệt độ như trên luôn luôn xuất hiện một dòng nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào. Đối với kho lạnh của chúng ta, mục đích xây dựng là làm giảm dòng nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài kho, chỉ có bằng cách tăng R( lên R(: Nhiệt trở vách (cản trở dòng nhiệt) muốn tăng dòng nhiệt trở vách có nhiều cách nhưng tốt nhất là xây tường dày lên một cách phù hợp nhất lắp đặt vật liệu cách nhiệt. * Ý nghĩa Việc nhiệt kho lạnh nó sẽ giảm bớt hiệu số nhiệt độ của bề mặt phía trong kho và nhiệt độ của bề mặt phía trong kho và nhiệt độ không khí trong kho (t = t(2 - tk Khi hiện nhiệt độ lớn sẽ làm tăng sự tuần hoàn của không khí gần vách, sự tuần hoàn của không khí tăng lên làm tăng sự khô ngót của sản phẩm vào mùa hè và ngược lại làm tăng sự quá lạnh của sản phẩm vào mùa đông. Để tránh hiện tượng khi sắo xếp sản phẩm vào trong kho lạnh không được xếp sản phẩm vào sát vách kho. Từ những lý do trên ta thấy rằng việc cách nhiệt cho kho là rất cần thiết 2. Mục đích của việc cách ẩm Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ của không khí trong phòng lạnh cho nên độ ẩm (d = g/kgk3) của không khí xung quanh lớn hơn phòng lạnh, kết quả phát sinh độ chênh độ chứa ẩm. (d = dng - dn hay là áp suất riêng phần của hơi nước sinh ra: (P =  Đây là nguyên nhân tạo ra môi trường ẩm trong vách kho. Sự chênh lệch về áp suất hơi nước trong và ngoài kho lạnh, tạo nên dòng hơi nước khuyếch tán qua vách kho vào trong phòng lạnh nó được đánh giá qua thông số gọi là dòng ẩn ( ( =  Trong đó: Ph1: áp suất hơi nước bên ngoài Ph2: áp suất hơi nước bên trong H: trở lực dẫn ẩm m2sản phẩm/kg Việc chấm dứt hoàn toàn dòng nhiệt ẩm đi qua vách khi mà luôn luôn tồn tại (t và (P là điều không thể thực hiện được. Vì khi đó vách kho có trở lực nhiệt trở và ẩm trở thì cơ thể giảm được dòng nhiệt ẩm. Nếu để cho âm xâm nhập vào qua vách kho lạnh gây ra một số tác hại: - Nó làm cho các vật liệu tham gia vào cấu trúc xây dựng kho lạnh, làm cho nhanh ẩm ướt, mục nát - Nó làm ẩm vật liệu cách nhiệt làm giảm khả năng cách nhiệt của vật liệu - Ẩm đi vào trong mang theo nhiệt làm tăng nhiệt tải của thiết bị lạnh (tăng nhiệt tải của buồng) đồng thời nó làm tăng khả năng mất khối lượng của sản phẩm (do chuyển pha lỏng hơi). Để khắc phục tác hại trên người ta cách ẩm chi kho lạnh. II. CẤU TRÚC CỦA CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM 1. Cấu trúc cách nhiệt: Cấu trúc cách nhiệt đảm bảo sự liên tục không tạo ra các cầu nhiệt hiện tượng đột nhiệt. Đối với kho lạnh khi xây lắp cách nhiệt cho công trình không nên để hở mép giữa các tấm cách nhiệt. - Vị trí lắp đặt. + Đối với tường cách nhiệt đặt phía trong hay phía ngoài đều được. Nhưng thông thường là lắp bên trong vách kho. + Đối với nền lắp dưới mặt nền. + Đối với trần thì lắp phía trên hay phía dưới đều được tuỳ thuộc vào diện tích trần. Theo đề tài của em thì em chọn cấu trúc cách nhiệt là polystirol cho tương bao và tường ngăn từ trần, bê tông bọc cho nền kho. 2. Cấu trúc cách ẩm - Về nguyên tắc thì cách ẩm lắp ở phía có độ ẩm cao. Khi lắp cấu trúc cách nhiệt tôi dùng bitum và giấy dầu để cách ẩm cho tường, trần và nền. III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHO BẢO QUẢN Trong thực tế hiện nay có 2 phương pháp xây dựng kho thường sử dụng đó là kho xây và kho lắp ghép. - Kho xây: có ưu điểm là tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các nguyên vật liệu sẵn có ở các xí nghiệp, giá thành rẻ, chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thời gian thi công kéo dàu cấu trúc xây dựng phức tạp. Qua sự cân đối giữa kho lắp ghép và kho xây, đối chiếu với tình hình thực tế trong nước em chọn phương án xây dựng kho của em là kho xây. 1. Kết cấu xây dựng kho Để giảm tổn thất lạnh cũng như đảm bảo tính an toàn và kinh tế cho kho lạnh hoạt động trong thời gian dài thì kho lạnh được xây dựng thei kết cấu như sau: 1.1. Móng và cột Móng phải chịu được tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng và hàng hoá bảo quản. Bởi vậy móng phải kiên cố, vững chắc và lâu bền. Móng có thể được làm theo kiểu sàn móng hoặc theo kiểu từng ô không liên tục. Khi đó móng người ta phải chừa trước những lỗ để lắo cột chụi lực. Trong kho lạnh một tầng sử dụng cột có tiết diện vuông (400 x 400) 1.2. Tường ngăn và tường bao - Có rất nhiều phương án xây dựng tường bao và tường ngăn nhưng phương pháp cổ điển nhất hiện nay vẫn phù hợp ở Việt Nam - Tường gạch chịu lực có hai vữa trát 2 phía. Cách nhiệt ở phía trong phòng lạnh. Trước khi cách nhiệt phủ lên một lớp bitum dày 2,5 ( 3(mm) để cách ẩm sau đó dán lớp cách nhiệt lên. Cách nhiệt có thể gán 2 lớp tránh cần nhiệt. Cách nhiệt được cố định vào tường có thể cách nhiệt bằng gạch hoặc bê tông bọt cách nhiệt. 1.3.Mái Các kho lạnh có các tấm mái tiêu chuẩn đi kèm theo cột, xà tiêu chuẩn. Mái của kho không được đọng và thấm nước. Nếu mái có độ rộng lớn có thể làm mái dốc về một phía thường làm dốc về 2 phía có độ nghiêng 2%, chống thấm nước bằng bitiem và giấy dầu. Chống bức xạ bằng cách phủ lên trên một lớp sợi trắng kích thước 50(15 (mm). Đối với kho lạnh của em thiết kế ngoài việc bố trí như trên còn bố trí thê mái lợp bằng pơlô xi măng hoặc bằng tô. 1.4. Nền - Nhiệt độ phòng lạnh - Tải trọng của kho hàng bảo quản - Dung tích kho lạnh Yêu cầu của nền là nền phải vững chắc, tuổi thọ cao và không thấm nước vệ sinh sạch sẽ. Theo tiêu chuẩn thì nền có nhiệt độ dương không cần cách nhiệt nếu nền có nhiệt độ âm thì có nhiều thiết khác nhau. Với kho lạnh của em là kho bảo quản lạnh rau quả có nhiệt độ 00C. Do vậy mà nền của em không bố trí điện trở sởi nên. 1.5. Cửa kho lạnh Cửa các kho lạnh có rất nhiều loại khác nhau, khoá cửa cũng vậy. Cửa của kho lạnh cũng giống của tủ lạnh, cửa là tấm cách nhiệt, có bản kề tự động, xung quanh cơ điện kién bằng caosu có bố trí nam châm để hút mạch cửa đảm bảo độ kín khít và giảm tổn thất nhiệt. Với kho lạnh của em cho xe nâng hạn bốc dỡ hàng hoá. Chọn cửa rộng 4m, cao 2,5(m) cửa bố trí bánh xe chuyển động trên thanh ray sát tường nên đóng mở nhẹ nhàng tiết kiệm diện tích. IV. Tính toán cách nhiệt và cách ẩm kho lạnh 1. Kết cấu tường bao - Theo kinh nghiệm thực tế thì em chịn vách kho lạnh có kết cấu như sau: Bảng 1: STT  Vật liệu  Bề dày ( (m)  Hệ số dẫn nhiệt ( ((/mk)  Hệ số khuyếch tán ẩm phụ g/mh MPa   1  Vữa trát xi măng  0,01  0,92  90   2  Gạch đỏ  0,2  0,82  150   3  Vữa trát xi măng  0,01  0,92  90   4  Cách ẩm bitiem  0,005  0,18  0,86   5  Cách nhiệt palystirol   0,047  7,5   6  Vữa trát