Văn hoá là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
Văn hoá truyền thống thể hiện sự sáng tạo của mỗi dân tộc. Nền văn hoá Việt
Nam mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp, được tạo bởi dân
tộc Việt Nam trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các dân tộc thiểu số
sống trên đất nước Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Coi
trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển
giá trị mới về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm
vụ vô cùng cấp bách”[77, tr.63].
Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hoá dân gian, là
di sản văn hoá quí báu của dân tộc. Mỗi làn điệu dân ca, mỗi lời ca dao... đều
lấp lánh trong nó vẻ đẹp của bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, vẻ đẹp của
tính cách, tâm hồn con người. Thơ ca dân gian là một tiểu loại đặc sắc của
văn học dân gian. Tìm hiểu thơ ca dân dân gian của dân tộc Dao nói chung,
của người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng là một việc làm cần thiết, góp phần
gìn giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hoá quý báu của dân tộc
120 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thái Nguyên - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
PHẠM VINH QUANG
THƠ CA DÂN GIAN
CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
6. Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 7
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ CỦA
NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI ......................................................... 8
1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của người Dao Tuyển ............................... 8
1.2. Khái quát về thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ..................................... 19
* Tiểu kết ................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THƠ CA DÂN GIAN NGƯỜI DAO TUYỂN Ở
LÀO CAI ................................................................................................... 27
2.1. Vài nét khái quát về cuộc sống của người Dao Tuyển qua thơ ca dân gian 28
2.2. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển là tiếng ca ai oán của những người
mồ côi bất hạnh .......................................................................................... 30
2.3. Thơ ca dân gian người Dao Tuyển thể hiện một quan niệm đẹp về tình
yêu và hôn nhân của con người .................................................................. 37
2.4. Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển là tấm gương phản chiếu đời sống tập
quán tín ngưỡng của con người ............................................................................. 50
* Tiểu Kết ................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA
NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI ....................................................... 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian ................... 60
3.1.1. Thi pháp và thi pháp học .................................................................. 60
3.1.2. Thi pháp văn học dân gian ............................................................... 60
3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ................ 61
3.2.1. Thời gian nghệ thuật ........................................................................ 61
3.2.2. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 70
3.2.3. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật .............................................................. 77
3.2.4. Hình thức diễn xướng thơ ca dân gian ...................................................... 85
*Tiểu kết .................................................................................................................. 97
KẾT LUẬN ............................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 102
PHỤ LỤC ................................................................................................ 108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Văn hoá là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
Văn hoá truyền thống thể hiện sự sáng tạo của mỗi dân tộc. Nền văn hoá Việt
Nam mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp, được tạo bởi dân
tộc Việt Nam trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các dân tộc thiểu số
sống trên đất nước Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Coi
trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển
giá trị mới về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm
vụ vô cùng cấp bách”[77, tr.63].
Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hoá dân gian, là
di sản văn hoá quí báu của dân tộc. Mỗi làn điệu dân ca, mỗi lời ca dao... đều
lấp lánh trong nó vẻ đẹp của bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, vẻ đẹp của
tính cách, tâm hồn con người. Thơ ca dân gian là một tiểu loại đặc sắc của
văn học dân gian. Tìm hiểu thơ ca dân dân gian của dân tộc Dao nói chung,
của người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng là một việc làm cần thiết, góp phần
gìn giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hoá quý báu của dân tộc.
1.2.Lí do thực tiễn
Từ trước đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về người Dao đã
được tiến hành trong phạm vi cả nước, từ việc tìm hiểu cội nguồn lịch sử, tình
hình phân bố dân cư, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng cho đến việc phân tích sự
phát triển kinh tế xã hội và biến đổi văn hoá dân tộc Dao ở các địa phương.
Các công trình ấy cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn
hoá học. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu thơ ca dân gian
người Dao Tuyển ở Lào Cai. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm tìm
hiểu đời sống tinh thần của người Dao Tuyển qua thơ ca, đặc biệt là các giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
về nội dung và nghệ thuật của thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Tìm hiểu thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai sẽ góp phần làm
sáng tỏ thêm về cuộc sống, văn hoá, tâm hồn của con người miền núi nói
chung và nhóm người Dao Tuyển nói riêng.
Hiện nay, tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Văn tại nơi có nhiều
người Dao Tuyển sinh sống. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca dân gian
của người Dao Tuyển ở Lào Cai sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hoá tinh thần
của người Dao Tuyển. Từ đó có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy văn học dân gian của các tộc người thiểu số.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù riêng. Những giá trị văn
hoá đậm bản sắc đó đã tạo nên nền văn hoá thống nhất mà đa dạng Việt
Nam. Nghiên cứu nền văn học dân gian của các dân tộc là nhằm gìn giữ và
phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên
cứu để bảo tồn và phát triển bền vững thơ ca dân gian của người Dao Tuyển
ở Lào Cai có ý nghĩa thiết thực với địa phương. Trong nhiều thập kỉ qua, đã
có không ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về người Dao. Các công trình
nghiên cứu đó đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến một vài khía cạnh về
người Dao ở Lào Cai.
Từ thế kỉ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết tác phẩm Kiến văn
tiểu lục (1778). Trong tác phẩm này, Lê Quý Đôn không chỉ đề cập đến
nguồn gốc, mà còn miêu tả khái quát về cách ăn mặc, cuộc sống di cư của
một nhóm người Man (Dao) ở nước ta. Cũng vào năm đó, tác phẩm Hƣng
Hoá xứ – Phong Thổ lục của tiến sĩ Hoàng Bình Chính đã giới thiệu sơ lược
về người Dao ở Châu Thuỷ Vỹ (Lào Cai). Năm 1856, nhà sử học Phạm Thận
Duật đã viết tác phẩm Hƣng Hoá kí lƣợc, giới thiệu khái quát về phong tục
tập quán của các dân tộc ở Hưng Hoá, trong đó có nói tới phong tục tập quán
người Mán (Dao). Tuy nhiên, các tác phẩm trên đều chưa nói đến thơ ca dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
gian của người Dao mà chỉ giới thiệu khái quát về người Dao với những vấn
đề về lịch sử, dân tộc học.
Đến đầu thế kỉ XX, nhiều tài liệu viết về người Dao ở nước ta do các
tác giả người Pháp viết lần lượt được công bố. Đáng chú ý là các bài viết của
M.Abadie, đặc biệt là A.Bonifacy với các bài viết: Các dân tộc miền Bắc
Đông Dƣơng, Một cuộc công cán ở vùng ngƣời Mán. Những bài viết này đề
cập đến nhiều khía cạnh văn hoá của các nhóm Dao ở Việt Nam như ngôn
ngữ, sản xuất, phong tục tập quán...nhưng cũng chỉ mô tả khái quát và còn tản
mạn. Năm 1904, A.Bonifacy tiếp tục công bố các bài đã sưu tầm được về
truyền thuyết dân gian người Dao như Truyền thuyết Bàn Hồ, Quá Sơn
Bảng...rồi hàng loạt các chuyên khảo về người Dao như: Mán Quần cộc (1904
– 1905), Mán Quần Trắng (1905), Mán Đại Bản (1908)...Trong đó có trích
dẫn một số đoạn thơ ca từ sách cúng, từ đám cưới, đám tang của người Dao.
Mặc dù những đoạn thơ ấy chỉ được giới thiệu hết sức sơ lược hay chỉ làm
minh chứng cho những nhận định, nhưng cũng đã đánh dấu ông là học giả
đầu tiên đề cập đến thơ ca dân gian dân tộc Dao ở Việt Nam.
Sau năm 1945, các nhà khoa học ở nước ta tiếp tục sưu tầm và nghiên
cứu về người Dao. Đáng chú ý là tác phẩm Dân ca Dao do nhà nghiên cứu
Triệu Hữu Lý sưu tầm và biên dịch. Đây là tập dân ca đầu tiên của người Dao
gồm nhiều loại hình được xuất bản: hát đối đáp nam nữ, tình thư gửi (tín ca),
những lời răn lưu truyền, những lời bài hát đám cưới.
Ngƣời Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng - Nguyễn Khắc
Tụng - Nông Trung - Nam Tiến, do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản
năm 1971, là tác phẩm đề cập khá toàn diện về đời sống của người Dao trên
lãnh thổ Việt Nam như dân số, địa vực, tên gọi các nhóm Dao, các hình thái
kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt văn hoá tinh thần và
những đổi mới trong cuộc sống sinh hoạt của người Dao từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945 đến 1971. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập tới những nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cơ bản về đời sống văn hoá của người Dao, trong đó có thơ ca dân gian, chưa
có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc thù về văn hoá, đặc
biệt là thơ ca dân gian của người Dao ở từng địa phương.
Cuốn Lễ hội cổ truyền Lào Cai của Trần Hữu Sơn, do Nxb Văn hoá
dân tộc xuất bản năm 1999, đã giới thiệu những sinh hoạt lễ hội truyền thống
tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Trong đó đề cập đến Lễ tết nhảy
của dân tộc Dao Đỏ Sa Pa, Lễ lập tịch của người Dao Họ. Trong sách, tác giả
có đề cập đến dân ca Dao nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quát.
Cuốn Tập tục chu kì đời ngƣời của các tộc ngƣời ngôn ngữ H’Mông -
Dao ở Việt Nam của Nguyễn Đức Lợi, do Nxb Văn hoá dân tộc xuất bản năm
2002, đã đề cập đến tập tục, chu kì đời người của các dân tộc trong ngữ hệ
H’Mông - Dao ở Việt Nam.Trong đó đã đi sâu vào tìm hiểu một số tập tục
trong cuộc đời của người Dao như tập tục đánh dấu sự trưởng thành, lễ cấp
sắc, tục cưới xin, tục ma chay… nhưng chưa chú ý tới thơ ca dân gian của
người Dao.
Về người Dao Tuyển, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu
quan tâm, chú ý là các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Sơn.
Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cƣới ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội, đã đề cập tương đối chi tiết đến hôn nhân và nghi lễ cưới hỏi của
người Dao Tuyển. Cuốn sách đã giới thiệu hàng trăm bài dân ca đám cưới của
người Dao Tuyển ở Lào Cai, Hà Giang (chủ yếu là ở Lào Cai).
Trần Hữu Sơn (2005), Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách là một nguồn tư liêụ quý nghiên cứu về kinh tế,
văn hoá, xã hội của người Dao. Công trình đã giới thiệu hàng trăm bài dân ca
lao động, dân ca nghi lễ phong tục, dân ca sinh hoạt của người Dao Tuyển
(chủ yếu là ở Lào Cai). Tuy nhiên, Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển mới chỉ
dừng lại ở việc giới thiệu về các loại hình thơ ca dân gian, trình bày sơ đôi nét
về nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Vì vậy, việc tìm hiểu thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai,
đặc biệt là việc đi sâu vào tìm hiểu những giá trị nội dung và thi pháp thơ ca
dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai vẫn còn là một khoảng trống. Trên
cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài
Thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai nhằm góp phần tiếp tục
khai thác vốn văn hoá nghệ thuật cũng như những nét đẹp trong tâm hồn của
người Dao Tuyển. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính cấp thiết, tiếp
tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Dao
Tuyển ở Lào Cai nói riêng, văn hoá của của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học đã công bố về người Dao
Tuyển ở Việt Nam nói chung, về người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng, bằng
những nguồn tư liệu địa phương qua nghiên cứu, sưu tầm tại chỗ, tác giả muốn
đi sâu nghiên cứu về thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai. Qua đó,
nhận diện thực trạng đời sống văn hoá tinh thần phong phú của cộng đồng
người Dao Tuyển, đặc biệt là những giá trị của thơ ca dân gian.
Nghiên cứu thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là một việc làm
cần thiết, là góp phần bổ sung những hiểu biết về một tiểu loại văn học trong sự
đa dạng phong phú của nền văn học dân gian dân tộc Dao. Từ đó, khẳng định
những giá trị cần được gìn giữ và bảo tồn.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi muốn giới thiệu những giá trị của
của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai nhằm giáo dục truyền thống
tốt đẹp của văn hoá tộc người và giá trị của nó trong cuộc đấu tranh xây dựng,
bảo vệ quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết làm cơ sở để triển khai đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội, phong tục tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Dao có liên quan đến đề tài.
Khảo sát, thống kê, phân tích tư liệu về dân ca Dao Tuyển để đi đến
những nhận định về giá trị của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai.
Chỉ ra những nét đặc thù của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở
Lào Cai trên cơ sở so sánh đối chiếu với thơ ca dân gian của các dân tộc khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính Thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển ở
Lào Cai.
Xem xét thêm một số yếu tố khác có liên quan đến nội dung đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát thơ ca dân gian của người Dao Tuyển ở
Lào Cai trong một số công trình đã được công bố:
1. Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cƣới ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.
2. Trần Hữu Sơn (2005), Thơ ca dân gian ngƣời Dao Tuyển, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát, phân tích một số lời thơ dân
gian của người Dao Tuyển và những tư liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi
thu thập được trong quá trình điền dã.
4.2.2.Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu
nội dung cơ bản và một số yếu tố về thi pháp tiêu biểu trong phần lời của dân
ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai ( những yếu tố khác dùng để phân tích
tham khảo khi cần thiết).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Phương pháp khảo sát thống kê.
Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh.
Phương pháp điền dã.
6. Những đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên thơ ca của người Dao Tuyển ở Lào Cai được tìm hiểu một
cách hệ thống trên các phương diện nội dung và thi pháp. Bước đầu làm rõ
bản sắc riêng của thơ ca dân gian của người Dao Tuyển so với thơ ca dân gian
của các dân tộc khác trên địa bàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi sưu tầm được một số
lời ca dân gian, dù lời lẽ còn thô mộc, nhưng những lời ca ấy chính là minh
chứng sinh động cho sinh hoạt tinh thần phong phú rất đặc trưng của người
Dao Tuyển.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương viết:
- Chƣơng1: Khái quát về lịch sử, xã hội,văn hoá của ngƣời Dao
Tuyển ở Lào Cai.
- Chƣơng 2: Nội dung thơ ca dân gian của ngƣời Dao Tuyển ở
Lào Cai.
- Chƣơng3: Đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của ngƣời Dao
Tuyển ở Lào Cai.
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục của luận văn có một số tranh ảnh, bản đồ minh hoạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI VĂN HOÁ
CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
1.1. Đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hoá của ngƣời Dao Tuyển
1.1.1.Vài nét về nguồn gốc lịch sử của ngƣời Dao Tuyển
Trong trường kì lịch sử, Lào Cai là điểm hội lưu văn hóa của các tộc
người (Lào Cai có 27 dân tộc sinh sống), vì vậy diện mạo văn hoá của vùng
biên ải này khá đa dạng. Tính đa dạng trong văn hoá Lào Cai được thể hiện rõ
nét trong văn hóa các tộc người: “Lào Cai có mặt các cƣ dân của ba (trong số
bốn) ngữ hệ lớn ở Việt Nam: Ngữ hệ Nam Á có các tộc ngƣời Việt, Mƣờng,
Kháng, H.Mông, Dao, La Chí, La Ha ; Ngữ hệ Hán –Tạng có các tộc ngƣời
Hoa ( Xạ Phang), Hà Nhì , Phù Lá (cả nhóm Xá Phó ); Ngữ hệ Thái có các
tộc ngƣời Tày (cả nhóm Pá Dí ), Thái , Giáy, Lào Lự , Bố Y”[48, tr.13].
Trong số các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, người Dao là một trong những
tộc người có dân số khá đông (85.428 người, chiếm tỉ lệ 15,24% dân số toàn
tỉnh - số liệu thống kê năm 2006), gồm 3 nhóm Dao khác nhau: Dao Đỏ, Dao
Họ và Dao Tuyển. Nhóm Dao Tuyển ở Lào Cai có số dân 31.325 người. Theo
nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn: “Dân tộc Dao Tuyển ở Việt Nam có khoảng
45.000 người”[50, tr.7]. Như vậy, xét theo mức độ tập trung dân cư, người
Dao Tuyển ở Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Lào Cai.
Người Dao Tuyển cư trú trên một địa bàn rộng. Trên thế giới người Dao
Tuyển sinh sống ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Ở
Việt Nam, người Dao Tuyển cư trú tại 4 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang và Lai Châu. Tại Lào Cai, người Dao Tuyển cư trú tập trung tại các
huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Cam Đường, Bắc Hà và Mường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Khương. Dù ở các quốc gia khác nhau, sinh sống trên các vùng miền khác
nhau nhưng tất cả người Dao Tuyển đều có chung một cội nguồn lịch sử, đều
gần gũi nhau về các mặt như tên gọi, tiếng nói, văn hoá. Tuy nhiên, người
Dao Tuyển ở mỗi vùng đều có những nét đặc thù riêng do nhiều nguyên nhân
khách quan đem lại như điều kiện địa lí, môi trường sinh thái, giao lưu kinh
tế, văn hóa với các tộc người anh em mà họ sinh sống trên cùng một địa bàn
trong một thời gian dài.
Ở Việt Nam, dân tộc Dao Tuyển có nhiều tên gọi khác nhau như ở Lào
Cai được gọi là Dao Tuyển; ở Phong Thổ Lai Châu người Dao Tuyển đuợc
gọi là Dao Đầu Bằng; ở Hà Giang, Tuyên Quang người Dao Tuyển được gọi
là Dao Aó Dài. Cho dù tên gọi ở các địa phương có khác nhau nhưng đó đều
là tên gọi chỉ một bộ phận của nhóm Dao Làn Tiẻn (Dao Lan Điền).
Về nguồn gốc của người Dao nói chung, người Dao Tuyển nói riêng, cho
đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ. Đó là
câu chuyện giải thích về nguồn gốc của họ : Bàn Hồ là con long khuyển mình
dài ba thƣớc, lông đen vằn vàng mƣớt nhƣ nhung, từ trên trời giáng xuống
trần gian đƣợc Bình Hoàng yêu quý nuôi trong cung. Một hôm Bình Hoàng
nhận đƣợc chiến thƣ của Cao Vƣơng. Bình Hoàng liền họp bá quan văn võ để
bàn mƣu tính kế diệt