Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa,
kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả
thế giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều củ a Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ
USD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành
nước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu
đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời
kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế
và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định
rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung
Quốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các
nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ
USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế
Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc
thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất
khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các
mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước
Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được
ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20
năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một
trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
105 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI tại Trung Quốc và kinh nghiệm với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
1
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa,
kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả
thế giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ
USD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành
nước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu
đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời
kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế
và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định
rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung
Quốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các
nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ
USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế
Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc
thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất
khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các
mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước
Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được
ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20
năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một
trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
2
Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa sau Trung Quốc 8 năm nên việc
tham khảo kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế là cần thiết.
Về mặt lý luận, nó giúp ta có thêm dữ liệu để hiểu kỹ bản chất của đầu tư
trực tiếp nước ngoài, vừa là điều kiện để đánh giá chuẩn xác hơn sự tác động
của loại hình kinh tế này đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Về
thực tiễn, Trung Quốc phát triển kinh tế thành công một phần lớn là nhờ đã triệt
để tận dụng những ưu thế của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài học thiết thực
được đúc kết là nước nào có năng lực thu hút và biết sử dụng hiệu quả đầu tư
trực tiếp nước ngoài thì kết quả đạt được trong quá trình phát triển tương đối
thành công.
Chúng ta tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc chính là cơ sở để học
hỏi những thành công và né tránh những điều chưa hợp lý mà Trung Quốc đã
vấp phải. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là “chìa khoá vạn năng”,
nó cũng có những mặt trái nên trong khoá luận này, tôi xin đề cập cả những
bài học thành công cũng như chưa thành công của Trung Quốc. Tham khảo
một cách có chọn lọc những bài học kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết, bổ ích
cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
chia thành 3 chương:
Chương I: Thực trạng thu hút FDI tại Trung Quốc.
Chương II: Những bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Trung Quốc.
Chương III: Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của trung
quốc ở Việt Nam.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này.
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
3
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Người viết
Học viên Nguyễn Thị Thu Hảo
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
4
CHƢƠNG I
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC
Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc
đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Có thể tóm tắt quá trình thu hút FDI tại
Trung Quốc thành bốn giai đoạn.
I. THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985)
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính
thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ yếu là các dự án đầu
tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma
Cao. Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách
sạn thu lợi tương đối cao. Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật
thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã
thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD.
Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công
cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức
lao động rẻ ở Trung Quốc.
2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986 - 1991)
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lược thu hút FDI
được cựu Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng
đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu
ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hình
hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ,
lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
5
xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế. Đây là quyết định có ý nghĩa
quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Chính sách này rất khác so
với chính sách của nhiều nước công nghiệp hoá mới (NICs) là thu hút FDI vào
sản xuất thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển
đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời
vẫn thực hiện công nghiệp hoá. Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông,
Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung
Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy,
điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,
đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự án được chấp thuận ở các
tỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nước. Đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang các
ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều
lao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sử
dụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản
lượng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặt
chẽ chính sách ưu đãi trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghề
của đất nước, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục
theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô
tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển
vững chắc hơn. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm
1979 - 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, kim
ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn lợi dụng thực tế đạt 79,6 tỷ
USD.
Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của
đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
6
chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình
xuất khẩu ngày càng nhiều.
3. Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992 - 1993)
Bước sang thập kỷ 90, sau chuyến đi thị sát của Đặng Tiểu Bình ở các
tỉnh phía Nam, tại Đại hội XIV năm 1992, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết
định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Cả nước đã hình thành kết cấu mở
cửa đối ngoại bao gồm 339 huyện thị với diện tích hơn 50 vạn km2 và hơn 300
triệu người. Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù
hợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực
đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là
mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất
tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao chưa từng
thấy. Số lượng đầu tư của thương gia nước ngoài tăng theo cấp số nhân. Năm
1992, tổng số hạng mục đầu tư của thương gia nước ngoài ký kết trên cả nước
là 48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần so với 1991. Nó vượt quá cả tổng số hạng
mục thời kỳ 1979 - 1991 là 42.027 hạng mục. Kim ngạch ký kết theo hiệp định
là 58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng kim ngạch ký kết
thời kỳ 1979 - 1991, là 52,54 tỷ USD. Kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ,
tăng 2,52 lần so với năm 1991. Năm 1993, số dự án đầu tư của thương gia nước
ngoài lên tới 83.437 hạng mục, tăng 71,1% so với năm 1992. Kim ngạch ký kết
theo hiệp định là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước. Đồng thời nó
cũng nhiều hơn tổng kim ngạch ký kết 14 năm trước đó (1987 - 1992) là 110,46
tỷ USD. Mức sử dụng thực tế đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992
và tương đương 80% tổng kim ngạch 14 năm trước đó.
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng
trưởng của các nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
7
gia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cường quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng
cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc.
TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang
theo một số loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao,
sản phẩm cao cấp hoá. Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghề
giảm xuống. Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh. Đặc
biệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong số các dự án và tỷ
lệ trong số vốn của hiệp định từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và
39,28% năm 1993.
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình
trạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế
kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm
1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng
này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất
cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát.
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch
sử dụng thực tế trong kim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp
hơn so với mấy năm trước đó. Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa
phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốn đồng bộ trong nước
kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên
liệu, cung ứng không đủ.
Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao
ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở
rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu
ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá.
4. Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay)
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
8
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993,
từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút
FDI theo hướng:
+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang
các ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật.
+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng
mục lớn và vừa.
+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông
quốc tế.
+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo
những doanh nghiệp cũ.
+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối
tượng chủ động, có lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư.
Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung
Quốc trong 2 năm 1992 - 1993. Trong 6 tháng đầu năm 1994, những cơn sốt về
mở khu chế xuất và bất động sản đã dịu xuống. Số lượng dự án mở khu chế
xuất, khu phát triển kỹ thuật ở các tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Sơn Đông, Phúc
Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hà Bắc đã giảm từ hơn 1.200 khu
xuống chỉ còn 200 khu. Kim ngạch dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng
143,5% trước đây chỉ còn tăng 43,9%. Ở khu vực duyên hải - điểm nóng mà
thương gia nước ngoài đầu tư ngoài Thượng Hải - tăng một chút 1,5%, với kim
ngạch tăng 14,2%, các tỉnh và thành phố khác đều có xu thế giảm đi, trong đó,
Giang Tô giảm 55,5%, Sơn Đông giảm 50%.
Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự
chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng. Từ năm 1994 đến nay, mặc dù
kim ngạch hiệp định có xu hướng giảm đi nhưng kim ngạch sử dụng thực tế
tăng lên. Thượng Hải và Bắc Kinh từng nơi tăng trưởng 2,1 lần và 2,7 lần. Sơn
Đông tăng ít nhất cũng đạt 17%. Tính chung cả nước trong năm 1994, số hạng
mục đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm 43,09% so với năm
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
9
1993. Số kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định là 81,41 tỷ USD, giảm
26,95%. Song số kim ngạch sử dụng thực tế là 33,75 tỷ USD, tăng 22,78%,
chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định. Vốn FDI thực
tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặn
với mức 10%/ năm.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực
năm 1997 mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998,
1999. Kim ngạch thực tế trong hai năm này lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và
40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của các nước trong khu vực như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những đối tác đầu tư chủ
yếu của Trung Quốc (chiếm hơn 75% tổng vốn FDI). Các nước này phải giải
quyết những khó khăn nội tại nên giảm đầu tư ra nước ngoài nói chung và vào
Trung Quốc nói riêng. Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm
tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá đồng
NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ
sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm
lượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục. Nhờ vậy, từ năm 2000, FDI vào
Trung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại mức 40,77 tỷ USD, 46,87 tỷ USD vào năm
2001, và tăng lên con số kỷ lục là 52,7 tỷ USD vào năm 2002 và theo dự đoán
trong năm 2003 sẽ đạt 60 tỷ USD. Hiện nay, có hơn 400.000 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thuộc 180 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động ở
Trung Quốc.
II. ĐẶC ĐIỂM FDI TẠI TRUNG QUỐC
1. Nguồn vốn đầu tư
Với thị trường tiêu thụ khổng lồ và môi trường đầu tư thuận lợi, Trung
Quốc là một mảnh đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như Lord
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
10
Powell, Chủ tịch của China - British Council tuyên bố: “Đường phố Trung
Quốc không được dát vàng. Nhưng Trung Quốc tới nay đã thu hút nhiều vốn
FDI hơn bất cứ quốc gia nào, trừ Mỹ, và thu hút được một lượng FDI lớn gấp
10 lần lượng FDI vào Ấn Độ.”
Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc ngày càng nhiều. Chỉ riêng trong
giai đoạn 1996 - 1999, FDI vào Trung Quốc đạt 126 tỉ USD, gấp 6 lần FDI vào
Nhật Bản. Nếu như năm 1991, Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 thế giới và thứ 3
trong các nước đang phát triển về thu hút FDI thì từ năm 1992 - 1998, Trung
Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu của thế
giới về thu hút FDI. Tuy nhiên, năm 1999, FDI giảm từ mức 48 tỷ USD (1998)
xuống còn 40,4 tỷ USD (1999). Đây là lần đầu tiên luồng FDI vào Trung Quốc
có sự giảm sút kể từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế và mở cửa từ 1979. Từ
năm 2000, FDI đã khởi sắc trở lại mức 40,7 tỷ USD, tăng lên 46,8 tỷ USD vào
năm 2001 và tăng lên con số kỷ lục là 52,7 tỷ USD vào năm 2002.
Hình 1: 13 nƣớc thu hút FDI hàng đầu thế giới năm 2000 và 2001
Đơn vị : tỷ USD
3
6
4
9
7
32
13
23
25
15
27
67
32
185
47
41
50
52
51
246
53
43
54
117
124
301
0 50 100 150 200 250 300 350
Na Uy
PhÇn Lan
§a M¹c
T uþ §iÓn
Mªhic«
Canada
§øc
Trung Quèc
Hµ Lan
BØ vµ Lux
Ph¸p
Anh
Mü
2000
2001
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
11
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2002.
Tính tới cuối năm 2001, tổng kim ngạch ký kết theo hiệp định đạt 731,9
tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 395,192 tỷ USD. Riêng năm 2001, Trung
Quốc đã phê chuẩn 26.140 hạng mục, với số vốn ký kết theo hiệp định là 69,19
tỷ USD, số vốn sử dụng thực tế đạt 46,87 tỷ USD.
Như vậy mặc dù sự kiện 11 tháng 9 có làm sụt giảm đầu tư toàn cầu
nhưng nhờ việc Trung Quốc gia nhập WTO (tháng 11 / 2001), nên đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Trung Quốc vẫn gia tăng. Với 46,84 tỷ USD tiếp nhận
được, Trung quốc đã chiếm 23% vốn FDI vào các nước đang phát triển và
chiếm 6,4% vốn FDI toàn cầu.
2. Đối tác đầu tư
Hình 2: Đầu tƣ chủ yếu của MNCs và Tƣ bản Hoa kiều (expatriates)
giai đoạn 1983 - 1997
Đơn vị: triệu USD
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
12
Nguồn: Guha, Ashok and Ray, Amit S. (2000), “Multinational vs Expatriate FDI: A
comparative Analysis of the Chinese and Indian experience”, New Delhi.
Ngay từ khi mới mở cửa, Trung Quốc đã huy động tối đa tiềm năng của
người Hoa ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động thu hút đầu trực tiếp nước
ngoài. Người Hoa ở nước ngoài không những đã trở thành lực lượng hùng hậu
tiến hành việc tuyên truyền, quảng bá chính sách, vận động, làm môi giới... đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho Trung Quốc mà họ còn là những nhà đầu tư chủ yếu
trực tiếp chuyển vốn về nước thực hiện các dự án đầu tư. Theo thống kê của
nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc, có tới 70 - 80% số dự án và trên 65%
tổng vốn FDI vào Trung Quốc là của tư bản Hoa kiều.
Trong tổng vốn đầu tư của tư bản người Hoa và Hoa kiều đầu tư về
Trung Quốc đại lục, đầu tư của Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài loan, Ma Cao
chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này giải thích tại sao Hồng Kông, Đài Loan luôn
nằm trong danh sách những đối tác đầu tư lớn nhất của Trung Quốc.
Bảng 1: Mƣời nhà đầu tƣ lớn nhất Trung Quốc năm 2001
Đơn vị: tỷ USD
STT Nước
Số hạng
mục
Kim ngạch
theo hiệp
định
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
thực tế
Tỷ
trọng
1 Hồng Kông 8.008 20,69 30% 16,72 36%
2 Mỹ 2.606 7,51 11% 4,43 9%
3 Nhật Bản 2.019 5,42 8% 4,35 9%
4 Đài Loan 4.214 6,91 10% 2,98 6%
5 Hàn Quốc 2.909 3,49 5% 2,15 5%
6 Singapore 675 1,98 3% 2,14 5%
7 Đức 280 1,17 2% 1,21 3%
8 Vương quốc Anh 269 1,52 2% 1,05 2%
9 Hà Lan 114 0,97 1% 0,78 2%
10 Pháp 151 0,57 1% 0,53 1%
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9
13
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Bảng 1 cho thấy bức tranh đầu tư theo các đối tác đầu tư tại Trung Quốc.
Ta thấy Hồng Kông là đối tác lớn nhất với 36% vốn FDI,