Khuôn nền ngoại bào (Extracellular matrix - ECM) là hỗn hợp các ñại phân tử
(polysaccharide, glycoprotein) do tếbào tiết ra, bao xung quanh tếbào [7]. ECM có vai trò
quan trọng trong tạo hình cũng nhưtrong duy trì cấu trúc và chức năng tếbào, mô, cơquan.
ECM tăng cường khảnăng bám dính, tăng sinh, biệt hóa tếbào cũng nhưtạo ổtếbào gốc in
vitro[3], [8], [10]. Ngoài ra, ECM là một giàn giáo (scaffold) sinh học lý tưởng cho việc tái
tạo mô và cơquan [6], [11]. Việc tạo ra các mô, cơquan nhân tạo có cấu trúc ba chiều thì nhất
thiết phải có một giàn giáo có cấu trúc ba chiều. ECM ñáp ứng ñược yêu cầu trên.
Trên thếgiới có rất nhiều công trình nghiên cứu vềkhuôn nền ngoại bào. Tuy nhiên, ở
Việt Nam ñây là nghiên cứu tương ñối mới, chưa từng ñược tiến hành. Vì thế, nghiên cứu
ñược tiến hành dựa trên nhiều công trình nghiên cứu của thếgiới vềECM. Năm 1998, Hynda
K. Kleinman ñã tạo màng nền từkhối u (EHS ởchuột), màng này còn ñược gọi là Matrigel,
có tác dụng kích thích sựtăng sinh và biệt hóa của các tếbào biểu mô, tếbào nội mô thành
mạch và các tếbào thần kinh. Năm 1999, Israel Vlodavsky và cộng sự ñã tiến hành tạo ECM
từcác tếbào nội mô giác mạc bò và tếbào nội bì PF-HR9 từchuột. Theo ñó, hoạt ñộng của tế
bào ñược ñiều hòa bởi giá thểmà tếbào sẽbám lên, di cưvà tăng sinh. Năm 2002, Edna
Cukirman và cộng sự ñã phát triển kĩthuật thu nhận ECM từnguyên bào sợi nuôi cấy in vitro,
song song là việc thực hiện ñối chứng giữa các ECM 2 chiều và 3 chiều thu nhận ñược. Từ ñó
cho thấy các ECM 3 chiều kích thích tếbào bám dính, tăng sinh nhiều hơn ECM 2 chiều cũng
như ñối chứng không có ECM. Năm 2005, Patrick Hohlfeld thuộc Bệnh viện ðại học
Lausanne (Thụy Sĩ) ñã thửnghiệm tác dụng của tếbào da bào thai bỏ(vào tuần thứ14) ñược
nuôi cấy và ghép trên lớp nền collagen ñểlàm miếng ghép trên những chỗda bỏng. Kết quả, tế
bào da của bào thai có thểgiúp các mô tựhồi phục nhanh và không ñểlại sẹo, ñặc biệt ñối với
bệnh nhân trẻ. Năm 2007, Cheng Zhe Jin, So Ra Park, Byung Hyune Choivà cs. ñã nghiên
cứu thu nhận ECM từtếbào sụn bò ñểtái tạo sụn của chuột…[2], [4]
7 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thu nhận khuôn nền ngoại bào từ nguyên bào sợi In Vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 09 - 2009
Bản quyền thuộc ðGQG-HCM Trang 5
THU NHẬN KHUÔN NỀN NGOẠI BÀO TỪ NGUYÊN BÀO SỢI IN VITRO
Nguyễn Thị Thanh Giang, Tô Minh Quân, Phan Kim Ngọc, Trần Lê Bảo Hà
Trường ðại học Khoa học Tự nhiên, ðHQG-HCM
(Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 24 tháng 07 năm 2009)
TÓM TẮT: Khuôn nền ngoại bào (Extracellular matrix – ECM) ñã ñược chứng minh có
khả năng tăng cường sự bám dính, tăng sinh của tế bào cũng như tạo ổ tế gốc invitro. Chúng
tôi ñã tiến hành thu nhận ECM của nguyên bào sợi người nhằm phục vụ cho nhiều nghiên cứu,
trong ñó có kỹ nghệ mô. Nguyên bào sợi từ da quy ñầu người ñược nuôi cấy trong môi trường
DMEM/F12 có bổ sung 10% FBS. Sau lần cấy chuyền thứ 3, các nguyên bào sợi ñược nhận
diện bằng phương pháp nhuộm Trichrome và Vimentin. Sau ñó, các nguyên bào sợi này ñược
kích thích sản xuất ECM trong môi trường có bổ sung acid ascorbic 0,05%. Các thành phần tế
bào ñược loại bỏ bằng Triton X-100, NH4Cl, DNAse. Sự hiện diện của protein nền ñược xác
ñịnh bằng phương pháp nhuộm PAS. Kết quả, trong thành phần ngoại bào của nguyên bào sợi
có collagen.
Từ khóa: Khuôn nền ngoại bào, nguyên bào sợi, tế bào gốc, giàn giáo, kỹ nghệ mô
1.GIỚI THIỆU
Khuôn nền ngoại bào (Extracellular matrix - ECM) là hỗn hợp các ñại phân tử
(polysaccharide, glycoprotein) do tế bào tiết ra, bao xung quanh tế bào [7]. ECM có vai trò
quan trọng trong tạo hình cũng như trong duy trì cấu trúc và chức năng tế bào, mô, cơ quan.
ECM tăng cường khả năng bám dính, tăng sinh, biệt hóa tế bào cũng như tạo ổ tế bào gốc in
vitro [3], [8], [10]. Ngoài ra, ECM là một giàn giáo (scaffold) sinh học lý tưởng cho việc tái
tạo mô và cơ quan [6], [11]. Việc tạo ra các mô, cơ quan nhân tạo có cấu trúc ba chiều thì nhất
thiết phải có một giàn giáo có cấu trúc ba chiều. ECM ñáp ứng ñược yêu cầu trên.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về khuôn nền ngoại bào. Tuy nhiên, ở
Việt Nam ñây là nghiên cứu tương ñối mới, chưa từng ñược tiến hành. Vì thế, nghiên cứu
ñược tiến hành dựa trên nhiều công trình nghiên cứu của thế giới về ECM. Năm 1998, Hynda
K. Kleinman ñã tạo màng nền từ khối u (EHS ở chuột), màng này còn ñược gọi là Matrigel,
có tác dụng kích thích sự tăng sinh và biệt hóa của các tế bào biểu mô, tế bào nội mô thành
mạch và các tế bào thần kinh. Năm 1999, Israel Vlodavsky và cộng sự ñã tiến hành tạo ECM
từ các tế bào nội mô giác mạc bò và tế bào nội bì PF-HR9 từ chuột. Theo ñó, hoạt ñộng của tế
bào ñược ñiều hòa bởi giá thể mà tế bào sẽ bám lên, di cư và tăng sinh. Năm 2002, Edna
Cukirman và cộng sự ñã phát triển kĩ thuật thu nhận ECM từ nguyên bào sợi nuôi cấy in vitro,
song song là việc thực hiện ñối chứng giữa các ECM 2 chiều và 3 chiều thu nhận ñược. Từ ñó
cho thấy các ECM 3 chiều kích thích tế bào bám dính, tăng sinh nhiều hơn ECM 2 chiều cũng
như ñối chứng không có ECM. Năm 2005, Patrick Hohlfeld thuộc Bệnh viện ðại học
Lausanne (Thụy Sĩ) ñã thử nghiệm tác dụng của tế bào da bào thai bỏ (vào tuần thứ 14) ñược
nuôi cấy và ghép trên lớp nền collagen ñể làm miếng ghép trên những chỗ da bỏng. Kết quả, tế
bào da của bào thai có thể giúp các mô tự hồi phục nhanh và không ñể lại sẹo, ñặc biệt ñối với
bệnh nhân trẻ. Năm 2007, Cheng Zhe Jin, So Ra Park, Byung Hyune Choi và cs. ñã nghiên
cứu thu nhận ECM từ tế bào sụn bò ñể tái tạo sụn của chuột…[2], [4]
Chúng tôi ñã tiến hành thu nhận ECM của nguyên bào sợi người nhằm phục vụ cho nhiều
nghiên cứu, là tiền ñề ñể hướng tới lĩnh vực kỹ nghệ mô.
Science & Technology Development, Vol 12, No.09 - 2009
Trang 6 Bản quyền thuộc ðGQG-HCM
2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.Vật liệu
Mẫu da quy ñầu thu nhận từ phòng mổ Khoa Nam, Bệnh viện Bình Dân – Tp. HCM.
Giờ lấy mẫu: 10h – 11h
Thao tác trên mẫu từ 12h ñến 16h cùng ngày.
Nghiên cứu ñược tiến hành trên 98 mẫu da. Có 7 mẫu da trong quá trình nuôi cấy bị nhiễm
(do thao tác hoặc do mẫu mang sẵn mầm bệnh) và không sử dụng ñể nghiên cứu tiếp. Các mẫu
da còn lại không bị nhiễm, tất cả ñược sử dụng ñể thu nguyên bào sợi tổng hợp ECM.
2.2.Phương pháp
2.2.1.Phương pháp thu nhận tế bào ñơn từ mẫu mô [1]
Mẫu da thu nhận từ bệnh viện ñược chứa trong dung dịch PBS (Phosphate Buffer Saline -
Gibco) – Kháng sinh 4000IU (penicillin – streptomycin – gentamicin) mang về phòng thí
nghiệm.
Rửa mẫu 2 – 3 lần bằng dung dịch PBS – kháng sinh, loại bỏ mô nhầy, mô mỡ.
Ủ các mảnh mô với dispase II 0,5% (Gibco) ở nhiệt ñộ 370C trong 2 giờ.
Dùng kẹp ñể tách bỏ lớp biểu bì. Rửa mẫu trung bì thu nhận ñược bằng PBS.
Cắt thành từng mảnh mô có diện tích 2 – 3 mm2, cho vào bình Roux 25cm2 (Nunc).
Cho môi trường DMEM/F12 (Sigma) bổ sung 10% FBS (huyết thanh bào thai bò - Gibco)
vào bình nuôi. Nuôi mảnh mô trong tủ nuôi ở nhiệt ñộ 370C, 5% CO2.
Thay môi trường mỗi 4 ngày.
Nguyên bào sợi mọc lan ra từ mảnh mô và bám vào bề mặt ñáy bình nuôi, khi tế bào hợp
dòng khoảng 80% bề mặt nuôi cấy thì thu nhận tế bào ñơn.
Thu tế bào ñơn bằng cách cho 1ml Trypsin/EDTA (Gibco) 4oC vào các bình Roux sau khi
loại bỏ các mảnh mô, ủ trong 4 phút ở nhiệt ñộ phòng. Khi nguyên bào sợi ñã co tròn lại, thêm
1ml môi trường ñể bất hoạt trypsin, huyền phù nhẹ ñể thu tế bào.
Ly tâm 1500 vòng/phút trong 10 phút.
Thu phần lắng và huyền phù trong 200µl môi trường nuôi.
Xác ñịnh mật ñộ tế bào và tỷ lệ % tế bào sống bằng cách nhuộm Trypan blue 0,4%
(Sigma).
Tế bào ñơn thu nhận ñược ở P1 sẽ ñược cấy chuyền qua 2 lần, thu nhận tế bào ở P3 ñể sử
dụng trong việc thu nhận ECM
Tế bào ở giai ñoạn P3 ñược quan sát hình dạng, ñặc ñiểm tế bào chất, nhân của tế bào
thông qua nhuộm Trichrome và nhuộm Vimentin. Quá trình nhuộm và ñọc kết quả ñược tiến
hành tại khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp.HCM và Bệnh viện ðại học Y dược
Tp.HCM.
2.2.2.Kích thích tế bào tổng hợp protein ngoại bào [5]
Nguyên bào sợi (P3) ñược nuôi cấy và kích thích tổng hợp protein ngoại bào bằng môi
trường DMEM/F12 bổ sung 10% FBS và acid ascorbic 50 µg/ml (Sigma). Nuôi cấy tế bào
trong các ñĩa nuôi mô 35 mm, mật ñộ tế bào nuôi cấy là 2x105 tế bào/ ml (2 ml).
Thay môi trường mỗi 2 ngày, sau 10 – 14 ngày, thu nhận ECM khi tế bào ñã tổng hợp và
chắc chắn ñưa protein khuôn nền ra khỏi tế bào.
2.2.3.Loại bỏ các thành phần tế bào thu nhận ECM [9]
Khi chắc chắn tế bào ñã tổng hợp và ñưa protein khuôn nền ra ngoài tế bào, tiến hành thu
nhận khuôn nền sau khi ñã loại bỏ các thành tế bào bằng dung dịch PBS chứa Triton X-100
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 09 - 2009
Bản quyền thuộc ðGQG-HCM Trang 7
0,05% và NH4OH 20 mM. Ngoài ra, ñể loại bỏ các mảnh vụn DNA chúng tôi còn sử dụng
DNAse 10 U/ml.
2.2.4.Xác ñịnh protein chủ yếu của ECM
Thành phần protein của khuôn nền ngoại bào ñược xác ñịnh sau khi nhuộm mẫu bằng
phương pháp nhuộm PAS. Qua trình nhuộm và ñọc kết quả ñược tiến hành tại Khoa Giải Phẫu
Bệnh, bệnh viện Chợ Rẫy, Tp.HCM.
3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1.Kết quả nuôi mô trung bì sơ cấp
Trong 2 ngày ñầu tiên nuôi cấy, có vài tế bào rời lan ra từ các mảnh mô.
ðến khoảng ngày thứ 7, thấy rõ các tế bào bám với nhiều hình dạng khác nhau (hình thoi,
hình sao) và tế bào chất trải rộng. ðây là giai ñoạn tế bào phân bào mạnh.
Sau thời gian thích ứng với môi trường nuôi cấy in vitro, các tế bào phân chia mạnh và bắt
ñầu hợp dòng khoảng từ ngày 12 – 14 sau nuôi cấy. Lúc này các tế bào trải dài, có dạng hình
sợi, thuôn dài, tế bào trong suốt, ranh giới giữa các tế bào phân biệt rõ.
Sau 14 ngày nuôi cấy mảnh mô, ñây là thời ñiểm thích hợp ñể thu nhận tế bào. Tế bào thu
nhận ñược ở giai ñoạn P1, tiến hành nuôi cấy thứ cấp ñể thu nhận tế bào ở giai ñoạn P3.
Ngày 2
Ngày 7
Ngày 12
Ngày 14
Hình 1. Tế bào lan ra từ mảnh mô sau các ngày nuôi cấy
Science & Technology Development, Vol 12, No.09 - 2009
Trang 8 Bản quyền thuộc ðGQG-HCM
3.2.Xác ñịnh nguyên bào sợi bằng nhuộm Trichrome và nhuộm Vimentin
3.2.1.Nhuộm Trichrome
Sau khi nhuộm Trichrome, tế bào dạng hình sợi, hình sao, có hình dạng ñặc trưng của
nguyên bào sợi. Tế bào có chất nhân mịn, màng nhân rõ, ñều và hạch nhân to, rõ ñiển hình.
Bào tương có biên giới rõ và có sự tạo nhánh. Tỉ lệ nhân/ tế bào chất luôn nhỏ hơn 1. Tất cả
các tế bào ñều nguyên phân bình thường, không có tế bào bất thường. Qua kết quả sau khi
nhuộm, khẳng ñịnh các tế bào thu nhận ñược là nguyên bào sợi, tế bào phân chia bình thường
và không có lẫn tế bào khác.
Hình 2. Nguyên bào sợi sau khi nhuộm Trichrome
3.2.2.Nhuộm Vimentin
Sau khi nhuộm thấy tế bào dương tính với thuốc nhuộm Vimentin, tế bào bắt màu ñậm,
phân biệt rõ vùng nhân và tế bào chất.
Hình 3. Nguyên bào sợi sau khi nhuộm Vimentin
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 09 - 2009
Bản quyền thuộc ðGQG-HCM Trang 9
3.2.3.Nguyên bào sợi khi ñược kích thích tổng hợp protein ECM
Nguyên bào sợi (P3) ñược nuôi cấy trong môi trường nền (môi trường nuôi cấy có bổ sung
acid ascorbic) ñể kích thích tế bào tổng hợp protein ngoại bào. Sau khoảng 9 ngày nuôi cấy
trong môi trường nền, các tế bào gần như hợp dòng 100%, không nhận thấy ranh giới giữa các
tế bào, trên bề mặt tế bào có các sợi nhỏ li ti, chúng hợp thành một màng sợi nhỏ.
Ngày 5 Ngày 12
Hình 4. Nguyên bào sợi sau các ngày nuôi cấy trong môi trường nền
3.3.Xác ñịnh thành phần ECM bằng nhuộm Hematoxylin – Eosin và nhuộm PAS
3.3.1.Nhuộm Hematoxylin – Eosin
Sau khi loại bỏ các thành phần tế bào, khuôn nền lúc này chỉ còn là màng lưới protein,
không còn nhân và các thành phần bào quan khác. Màng sợi này gồm các sợi li ti ñan xen vào
nhau, các sợi bắt màu hồng nhạt. Sự ñan xen của các sợi ñã ñể lại các khoảng trống nhỏ trên
màng, là ñiều kiện tốt ñể kích thích tế bào bám và tăng sinh trên khuôn nền.
Hình 5. ECM sau khi ñược nhuộm Hematoxylin – Eosin
Science & Technology Development, Vol 12, No.09 - 2009
Trang 10 Bản quyền thuộc ðGQG-HCM
3.3.2.Nhuộm PAS
ECM của nguyên bào sợi chủ yếu là collagen. ðể xác ñịnh thành phần protein này của
khuôn nền, chúng tôi tiến hành nhuộm PAS.
Sau khi nhuộm, khuôn nền bắt màu hồng nhạt của thuốc nhuộm, có thể khẳng ñịnh khuôn
nền thu nhận ñược có thành phần chủ yếu là collagen.
Hình 6. Nguyên bào sợi sau khi ñược nhuộm PAS
4.KẾT LUẬN
ðã nuôi cấy và thu nhận thành công nguyên bào sợi từ mô da quy ñầu người. Thu nhận
ñược ECM sau khi loại các thành phần tế bào bằng dung dịch Triton X-100 0,05%, NH4OH
20mM, DNAse 10U/ml. Chứng minh ñược thành phần chủ yếu của khuôn nền ngoại bào là
collagen.
Với kết quả thu ñược, nghiên cứu có hướng mở rộng hơn ñể có thể ứng dụng trong phòng
thí nghiệm (tạo khuôn nền, kích thích tế bào bám dính và tăng sinh; thu nhận và tinh sạch các
protein ngoại bào; nghiên cứu sự di cư của tế bào trong hệ thống giá thể 3 chiều) cũng như ứng
dụng lâm sàng (sản xuất vật liệu ghép da có tế bào tự thân, tạo ra các giàn giáo cho tái tạo mô
và cơ quan).
COLLECT EXTRACELLULAR MATRIX FROM IN VITRO FIBROBLAST
Nguyen Thi Thanh Giang, To Minh Quan, Phan Kim Ngoc, Tran Le Bao Ha
University of Science, VNU-HCM
ABSTRACT: Extracellular matrices (ECM) have been reported to enhance cell
attachment and proliferation as well as to create stem cell niches invitro. We harvested ECM
from human fibroblasts for a number of researches, including tissue engineering. Fibroblasts
were isolated from human foreskins, cultured in DMEM/F12 containing 10% FBS and
identified by Trichrome staining and immunohistochemistry for Vimentin. Then, fibroblasts
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 09 - 2009
Bản quyền thuộc ðGQG-HCM Trang 11
were stimulated to synthetize ECM in medium supplemented 0.05% ascorbic acid. Cell
constituents were removed by using Triton X-100, NH4OH and DNAse. ECM proteins were
evaluated by PAS staining. Results showed that collagen is present in ECM.
Key words: Extracellular matrix, fibroblast, stem cell, scaffold, tissue engineering.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Akira Takashima, Establishment of Fibroblast Cultures, Current Protocols in Cell
Biology, John Wiley & Sons, Inc., 2.1.1-2.1.12, (1998).
[2]. Chaw K. C., Manimaran M., Francis E. H. Tay and S. Swaminathan, Three-
dimensional (3D) extra-cellular matrix coating of a microfluidic device, Journal
ofphysics: 747-751, (2006).
[3]. Christine A. Cochrane, Claire Shearwood, Michael Walker, Phil Bowler, Derek C.
Knottenbelt, The application of a fibroblast gel contraction model to assess the
cytotoxicity of topical antimicrobial agents, Wounds 15: 8, (2003).
[4]. Dehong zeng, Aldo Ferrari, Jens Ulmer, Alexey Veligodskiy, Peter Fischer, Joachim
Spatz, Yiannis Ventikos, Dimos; Poulikakos, Ruth Kroschewski, 3D Modeling of
Mechanical Forces in the Extra-Cellular Matrix during Epithelial Luman Formation,
Biophys J BioFAST, (2006).
[5]. Edna Cukierman, Preparation of Extracellular Matrices, Current Protocols in Cell
Biology, John Wiley & Sons, Inc., 10.9.1-10.9.15, (2002).
[6]. Francesco Rosso, Antonio Giordano, Manlio Barbarisi, Alfonso Barbarisi, From
cell-ECM interactions to tissue engineering, J. Cell Physiol. 199: 174 – 180, (2003).
[7]. John R. W. Masters, Animal Cell Culture (third edition), Oxford University Press
Inc., New York, (2000).
[8]. Outi Hovatta, Milla Mikkola, Karin Gertow, Anne-Marie Strömberg, Julius
Hreinsson, Elisabeth Blennow, Michael Andäng and Lars Ährlund-Richter, A culture
system using human foreskin fibroblasts as feeder cells allows production of human
embryonic stem cells, Human Reproduction 18: 7, (2003).
[9]. Thomas W. Gilbert, Tiffany L. Sellaroa, Stephen F. Badylaka, Decellularization of
tissues and organs. Biomaterials 27: 3675–3683, (2006).
[10]. Tinois E., Faure M., Chatelain P., Vallier P., Schmitt D, Growth and differentiation
of human keratinocytes on extracellular matrix, Arch Dermatol Res 279: 241-246, (1987).
[11]. Stephen F. Badylak, The extracellular matrix as a biologic scaffold material,
Biomaterials 28: 3587-3593, (2007).