Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sự đa dạng các loại hình sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tựu đổi mới đã cho thấy rõ rằng: bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữu khác ( Tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu còn cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủtài chính và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như đầu óc sáng tạo của người lao động và các nhà quản lý doanh nghiệp.
53 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Mục lục
Mở đầu 3
Chương 1: một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 5
1.1. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 5
1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 5
1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam 7
1.2. Nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 11
1.2.1. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước 11
1.2.2. Qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 13
1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh về
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 14
1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 14
1.3.2. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh 18
Chương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà
Nội 21
2.1. Sơ lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 21
2.1.1. Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) 21
2.1.2. Giai đoạn mở rộng (5/1996-6/1998) 23
2.1.3. Giai đoạn chủ động (7/1998-nay) 26
2.2. Thực trạng cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà
Nội. 28
2.2.1. Khái quát tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà
Nội giai đoạn 1996-2003 28
2.2.2. Đánh giá thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà
Nội
29
- 2 -
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước tại Hà Nội 31
3.1. Quan điểm, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của
Hà Nội đến cuối năm 2005.
3
3.1.1. Quan điểm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 3
3.1.2. Mục tiêu 32
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước ở Hà Nội.
34
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước 34
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước 35
3.2.3. Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đồng thời củng
cố lại doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá 42
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước 43
3.2.5. Cần có cơ chế phân bổ và tổ chức bán cổ phiếu hợp lí hơn 46
3.2.6. Gắn sự phát triển thị trường chứng khoán với cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước 49
Kết luận 50
Tài liệu tham khảo
51
- 3 -
Mở đầu
Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường, sự đa dạng các loại hình sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu
và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tựu đổi mới đã cho
thấy rõ rằng: bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữu khác
( Tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai
trò tích cực trong đời sống kinh tế. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu còn
cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ
tài chính và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách
nhiệm cũng như đầu óc sáng tạo của người lao động và các nhà quản lý doanh
nghiệp.
Việc nhận thức vấn đề đó đã tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt hơn
tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong những năm tiếp theo.
Trước thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện
tính kém hiệu quả, do tình trạng “cha chung không ai khóc”. Yêu cầu đặt ra là
phải chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá là cách làm hữu hiệu nhất. Chủ
trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện qua hơn chục
năm. Tiến trình đó đã được nhân rộng, đặc biệt trong mấy năm gần đây.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá đã kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên tiến trình này diễn ra còn chậm. Có nhiều nguyên nhân về
tình trạng này, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Để đạt mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước đề
ra từ nay cho đến năm 2005 là sẽ chuyển đổi sắp xếp 45% số doanh nghiệp
hiện nay của Hà Nội, do đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu
cần phải tìm được những giải pháp thích hợp hơn.
Để góp phần nhỏ bé sức lực của mình trong việc giải quyết vấn đề thực
tiễn đặt ra đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân
của mình là: “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội”.
- 4 -
- 5 -
Nội dung khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước.
Chương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên
địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước.
- 6 -
chương 1
Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá
Doanh nghiệp nhà nước
1.1. sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Theo luật doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/04/1995 thì doanh nghiệp nhà nước
được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà
nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước
giao.
Như vậy doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nước
thành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao. Và vì doanh nghiệp
nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở
hữu nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định
của chủ sở hữu là nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý. Nghĩa là doanh nghiệp nhà nước chịu trách
nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do
doanh nghiệp quản lý.
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là tổ chức kinh tế do nhà nước
thành lập. Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản nhà nước do
nhà nước đầu tư vốn và nhà nước sở hữu về vốn. Doanh nghiệp nhà nước là
một chủ thể kinh doanh nhưng chỉ có quyền quản lý kinh doanh trên cơ sở sở
hữu của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của
nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số
- 7 -
vốn của nhà nước giao cho, đồng thời thực hiện các mục tiêu mà nhà nước
giao.
1.1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các
doanh nghiệp đều bình đẳng trong kinh doanh và trước pháp luật. Nhưng
không có nghĩa là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế. Phạm vi hoạt
động của thành phần này càng ngày càng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ
đạo. Nó tồn tại trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế để nhà
nước có đủ sức thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, khắc phục những khiếm
khuyết của thị trường. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà
nước can thiệp vào kinh tế thị trường điều tiết thị trường theo mục tiêu của
nhà nước đã đặt ra và theo đúng định hướng chính trị của nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kinh
doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận (mà các thành phần kinh
tế khác không đầu tư), do đó nó phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm
bảo lợi ích công cộng.
Hơn nữa, doanh nghiệp Nhà nước còn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư, do đó
mà doanh nghiệp nhà nước lại càng có vai trò quan trọng. Việc đánh giá vai
trò quan trọng của kinh tế nhà nước không chỉ dựa vào sự lời lỗ trước mắt mà
phải tính đến hiệu quả kinh tế lâu dài. Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước
là một tất yếu khách quan. Để doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ
đạo của mình, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý thích hợp đối với
doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng phải tôn trọng quy luật kinh tế khách
quan, để các doanh nghiệp nhà nước không là gánh nặng cho nhà nước về
kinh tế mà kinh tế nhà nước phải được sắp xếp lại cho hợp lý nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- 8 -
1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam.
1.1.2.1. Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ưu
việt của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau
góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp
và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
của mình góp vào công ty. (Theo luật công ty ngày 21 - 12 – 1990)
Công ty cổ phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao góp phần hoàn thiện
cơ chế thị trường, do quan hệ đa sở hữu trong công ty cổ phần nên quy mô có
khả năng mở rộng, huy động vốn dễ, thu hút được nhiều nhà đầu tư và tiết
kiệm của dân cư, nên có thể mở rộng quy mô nhanh. Công ty cổ phần có thời
gian tồn tại lâu dài vì vốn góp có sự độc lập nhất định với các cổ đông. Trong
công ty cổ phần, quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu nên hiệu quả sử
dụng vốn cao hơn. Đó là vì vốn trao vào trong tay các nhà kinh doanh giỏi,
biết cách để làm cho đồng vốn sinh lời. Mặt khác, do cơ chế phân bổ rủi ro
đặc thù, chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của
công ty nên các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phần, tạo cơ hội để huy
động vốn. Đặc biệt, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là cách để
người lao động tham gia vào công ty chứ không phải là làm thuê nên tăng
trách nhiệm của họ đối với công việc.
Các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá thì vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp nhà nước được bán cho nhiều đối tượng khác nhau như các
tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đã tạo cơ chế
nhiều người cùng lo. Nhà nước có thể giữ lại một tỷ lệ cổ phần hoặc không.
Như vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà nước
duy nhất sang sở hữu hỗn hợp. Từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về
hình thức tổ chức quản lý cũng như phương hướng hoạt động cuả công ty.
- 9 -
Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ tổ chức hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện
pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước
sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách
cổ đông hoặc không tham gia). Đi đôi với việc chuyển đổi sở hữu là việc
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần, được điều chỉnh theo các quy định trong Luật doanh nghiệp. Về hình
thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần (vốn của
mình trong doanh nghiệp cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh
nghiệp, hoặc trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay
bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán.
Về bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc
sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo
nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa
sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều mà một cá nhân không
thể đáp ứng được.
Từ những lý do nêu trên, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam hiện nay vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là điều kiện quan trọng để thúc
đẩy phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được thành lập ngay sau khi
miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã góp
phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( ví
dụ như: cung cấp các sản phẩm chủ yếu về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu
dùng cho xã hội...). Nhưng do cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp kéo
dài cả khi đất nước đã hoà bình thống nhất, dẫn đến triệt tiêu động lực sản
- 10 -
xuất kinh doanh. Sản xuất không theo nhu cầu mà theo chỉ tiêu pháp lệnh của
nhà nước, sản xuất đình trệ không có hiệu quả. Nhất là vào những năm 1960
tình hình trở nên xấu hơn khi các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ
cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế
các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do
doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần
vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý
doanh nghiệp có nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém
hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh
nghiệp nhà nước khi thành lập.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh
nghiệp nhà nước là:
- Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện chiến
tranh kéo dài. Trong cơ chế đó coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu
toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán
doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan liêu, nóng
vội chủ quan duy ý chí. Ngay cả trong thời kỳ đổi mới thì thành phần kinh tế
này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường và thực tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính
ỷ lại, nên năng xuất lao động không cao.
- Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, của cán bộ quản lý và trình độ
công nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng
thấp kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ
lạc hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản
phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có
tích luỹ nội bộ.
- 11 -
- Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều
yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ khi
còn chồng chéo mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh
nghiệp . Pháp luật còn nhiều kẽ hở chồng chéo không ổn định sự kém linh
hoạt của bộ phận quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra. Nên nhà
nước không nắm được thực trạng tài chính hiệu quả của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao
động, cho nên người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến
quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong
doanh nghiệp trở nên phổ biến. Cụ thể:
+ Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước lớn, nợ phải thu chiếm 65%
, nợ phải trả chiếm 125 % vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Trong đó nợ
phải trả cho ngân hàng chiếm 25%.
+ Quy mô của doanh nghiệp nhà nước phần lớn nhỏ bé, số lượng nhiều.
Năm 1996 có 33% doanh nghiệp nhà nước có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng trong đó
50% có số vốn nhỏ hơn 500 triệu đồng; số doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ 30 %. Còn số doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng
chỉ chiếm 23 % trong số các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Nhiều
doanh nghiệp cùng loại hoạt động chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp
quản lý trên cùng 1 địa bàn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, nảy sinh
nhiều tiêu cực.
+ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước rất yếu vì chưa
chứng tỏ khả năng cạnh tranh trên thị trường vì mang tâm lý trông chờ ỷ lại
không tự xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Trên thực tế đã
chứng minh khả năng cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp
phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cạnh tranh của doanh
nghiệp. Việc lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng
- 12 -
đầu. Vì doanh thu mà sản phẩm mang lại phải bảo đảm bù đủ chi phí ngoài ra
còn phải có lợi nhuận.
+ Tình trạng thiếu vốn là phổ biến: trung bình mỗi doanh nghiệp có
11,6 tỷ đồng vốn do nhà nước cấp nhưng vốn hoạt động thực tế chỉ bằng 80%
vốn ghi trên sổ sách. Vốn lưu động chỉ còn 50 % huy động vào sản xuất kinh
doanh. Còn lại là công nợ khó đòi tài sản mất mát, kém phẩm chất, trang thiết
bị lạc hậu.
Vì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả
gây lãng phí nguồn lực quốc gia, sang hình thức công ty cổ phần hay tư nhân
hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của
doanh nghiệp và nền kinh tế.
1.2. Nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
1.2.1. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đề ra từ lâu
nhưng đến nay mới được quan tâm hợp lý, nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp
để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá như nghị định
44/1998/NĐ-CP, nghị định 64/2002/NĐ-CP, bao gồm một số nội dung cơ bản
về cổ phần hoá như sau:
Về mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: La nhằm góp phần
quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại
hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động;
tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử
dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp. Huy động
vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội
trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng
- 13 -
cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; đảm bảo hài hoà lợi
ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
Về đối tượng doanh nghiệp cổ phần hoá: có đủ điều kiện hạch toán độc
lập, không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và các bộ phận còn lại.
Hình thức cổ phần hoá: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn đầu tư. Bán một phần vốn nhà
nước hiện có tại doanh nghiệp. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phần thu
hút thêm vốn.
Phương thức bán cổ phần: Cổ phần được bán công khai tại doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hoá, hoặc tại các tổ chức tài chính trung gian theo
cơ cấu cổ phần lần đầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong
phương án cổ phần hoá và sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá.
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều
kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì phương án bán cổ phần ra bên
ngoài phải đảm bảo các điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng
khoán, sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty nhà nước
(không phân biệt tổng công ty 90 hay tổng công ty 91) sẽ được chuyển về quỹ
hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá tổng công ty nhà nước. Tiền thu từ bán phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được sử dụng để hỗ trợ
doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc mất việc tại thời
điểm cổ phần hoá hoặc sau khi người lao động chuyển sang làm việc tại công
ty cổ phần trong 5 năm đầu, kể từ khi công ty cổ phần được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hoá được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp có khó
- 14 -
khăn về khả năng thanh toán, để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bảo hiểm xã
hội.
Về xác định giá trị doanh nghiệp: Cho phép áp dụng nhiều phương
pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, đồng thời quy định tổ
chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá như cơ quan có thẩm quyền
quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp sẽ chỉ định người đại diện làm chủ tịch
hội đồng, cơ quan tài chính (cung cấp) cử người đại diện làm chủ tịch hội
đồng; hoặc lựa chọn công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế có chức năng định
giá. Giá trị quyền sử đụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp đối với diện
tích đất nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh do