Với tính cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động
mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó,
tôn giáo luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, nhằm phát huy cao nhất mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
ở Việt Nam, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những
đổi mới căn bản về quan điểm, chính sách đối với tôn giáo, đánh dấu bằng việc, ngày
16/10/1990, Bộ chính trị, khoá VI, ban hành nghị quyết số 24, về tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình phát triển mới và sau này, tại Hội nghị Trung ương lần thứ
bảy, khóa IX, ngày 12/3/2003, Đảng ta lại ra nghị quyết Về công tác tôn giáo. Trong
các nghị quyết này, Đảng nhấn mạnh: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Với quan điểm đổi mới như vậy về vấn đề tôn giáo, một mặt, đã tạo ra bầu
không khí phấn khởi của đồng bào các tôn giáo; mặt khác, công tác tôn giáo của hệ
thống chính trị cũng có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Để các tôn giáo phát huy hơn nữa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, theo
nguyên tắc mác - xít, phải coi trọng việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; phải
quan tâm thường xuyên đến đời sống mọi mặt của quần chúng tín đồ. Nhưng sẽ là
thiếu toàn diện nếu chỉ nhấn mạnh đến quần chúng tín đồ mà xem nhẹ vai trò của chức
sắc tôn giáo. Bởi vì, chức sắc tôn giáo là người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối
với quần chúng tín đồ. Họ là lực lượng nòng cốt quyết định đường hướng hoạt động
của giáo hội tôn giáo, quyết định đến sự mạnh, yếu, thậm chí sống còn của tôn giáo
mình.
Trong hoạt động hành đạo, chức sắc tôn giáo là người “thay mặt đấng thiêng
liêng” chăm lo phần hồn các tín đồ; trong hoạt động quản đạo, là người điều hành nền
hành chính đạo; còn trong hoạt động truyền đạo, là trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn
nữa, họ là người đại diện cho tổ chức tôn giáo ở các cấp, nên thường xuyên có mối
quan hệ với Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội của nhân dân. Trong
đó, trên một số nội dung quan hệ cụ thể, họ có tư cách pháp nhân và gắn với trách
nhiệm pháp lý.
131 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 5876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng đội ngũ chức sắc một số
tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề
đặt ra hiện nay
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tính cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động
mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó,
tôn giáo luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, nhằm phát huy cao nhất mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
ở Việt Nam, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những
đổi mới căn bản về quan điểm, chính sách đối với tôn giáo, đánh dấu bằng việc, ngày
16/10/1990, Bộ chính trị, khoá VI, ban hành nghị quyết số 24, về tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình phát triển mới và sau này, tại Hội nghị Trung ương lần thứ
bảy, khóa IX, ngày 12/3/2003, Đảng ta lại ra nghị quyết Về công tác tôn giáo. Trong
các nghị quyết này, Đảng nhấn mạnh: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Với quan điểm đổi mới như vậy về vấn đề tôn giáo, một mặt, đã tạo ra bầu
không khí phấn khởi của đồng bào các tôn giáo; mặt khác, công tác tôn giáo của hệ
thống chính trị cũng có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Để các tôn giáo phát huy hơn nữa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, theo
nguyên tắc mác - xít, phải coi trọng việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; phải
quan tâm thường xuyên đến đời sống mọi mặt của quần chúng tín đồ. Nhưng sẽ là
thiếu toàn diện nếu chỉ nhấn mạnh đến quần chúng tín đồ mà xem nhẹ vai trò của chức
sắc tôn giáo. Bởi vì, chức sắc tôn giáo là người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối
với quần chúng tín đồ. Họ là lực lượng nòng cốt quyết định đường hướng hoạt động
của giáo hội tôn giáo, quyết định đến sự mạnh, yếu, thậm chí sống còn của tôn giáo
mình.
Trong hoạt động hành đạo, chức sắc tôn giáo là người “thay mặt đấng thiêng
liêng” chăm lo phần hồn các tín đồ; trong hoạt động quản đạo, là người điều hành nền
hành chính đạo; còn trong hoạt động truyền đạo, là trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn
nữa, họ là người đại diện cho tổ chức tôn giáo ở các cấp, nên thường xuyên có mối
quan hệ với Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội của nhân dân. Trong
đó, trên một số nội dung quan hệ cụ thể, họ có tư cách pháp nhân và gắn với trách
nhiệm pháp lý.
Với vai trò quan trọng như vậy nên chức sắc tôn giáo luôn có ảnh hưởng trực
tiếp, thậm chí quyết định, đến tính chất tích cực hay tiêu cực của mọi hoạt động tôn
giáo; đến sự đồng hành hay không đồng hành của tôn giáo với dân tộc, đất nước và với
chế độ XHCN.
Hiện nay ở nước ta, đội ngũ chức sắc các tôn giáo có hơn 10 vạn người; về chất
lượng, đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích
cực, số qua đào tạo ở trường lớp tăng lên đáng kể; có tác phong sâu sát với tín đồ,
hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo đúng với giáo luật và pháp luật; trách nhiệm đạo -
đời của họ ngày càng chu đáo hơn; công việc truyền đạo của họ thuận lợi và có hiệu
quả.
Tuy nhiên hiện nay, vẫn có một số chức sắc tôn giáo có hoạt động truyền đạo
trái pháp luật, vi phạm quy định của các địa phương, gây ra tình hình phức tạp ở một
số địa bàn. Một số khác có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định của chính sách
và pháp luật. Tình trạng một số chức sắc né tránh sự phân công, bổ nhiệm của giáo hội
tôn giáo khi được điều động về trụ trì tại những vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khăn,
tín đồ còn nghèo túng ... là một thực tế không hiếm hiện nay. Mặt khác, tình trạng thấp
kém về đạo pháp và sa sút về đạo hạnh của một số chức sắc tôn giáo cũng đang làm
cho giáo hội cũng như xã hội phải quan ngại. Ngoài ra, một số chức sắc tôn giáo tỏ ra
quá đam mê giáo quyền mà đi ngược lại với những gì tốt đẹp của tôn giáo, nên bị các
thế lực xấu lợi dụng vào mục đích chống đối chế độ. Tình hình trên là một thực tế
đang có ở các tôn giáo, nhưng rõ nét hơn cả là đối với chức sắc Phật giáo và Công
giáo, vốn là hai tôn giáo lớn nhất ở nước ta.
Như vậy, vấn đề chức sắc tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu
cầu đòi hỏi phải được nghiên cứu làm rõ, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhất
là đối với chức sắc Phật giáo và Công giáo. Vì thế, việc triển khai nghiên cứu đề tài
“Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra
hiện nay” là nhằm đáp ứng cho những đòi hỏi đó.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, hầu như chưa có một công trình khoa học nào tập trung nghiên
cứu về thực trạng đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta và những vấn đề đặt ra. Liên
quan tới đề tài này có một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, đơn vị ở trong và
ngoài tôn giáo.
Các công trình của các tác giả ngoài tôn giáo đáng chú ý là: Vấn đề tôn giáo
trong cách mạng Việt Nam lí luận và thực tiễn của GS, TS Đỗ Quang Hưng (NXB
CTQG, HN 2005); Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam của
PGS, TS Nguyễn Hồng Dương (NXB KHXH, HN 2004); Lý luận về tôn giáo và chính
sách tôn giáo ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng (NXB Tôn
giáo, HN 2007); Một số tôn giáo ở Việt Nam của TS. Nguyễn Thanh Xuân (NXB Tôn
giáo, HN 2005); Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải (NXB Công an
nhân dân, HN 2000); Về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện nay của GS.Đặng
Nghiêm Vạn (NXB KHXH, HN, 1998); Khái lược Phật giáo Việt Nam của Nguyễn
Cao Thanh (NXB Tôn giáo, HN, 2008); Đạo Tin lành ở Việt Nam của Ban Tôn giáo
Chính phủ (NXB Tôn giáo, HN, 2006); Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài của Viện
Nghiên cứu Tôn giáo (NXB KHXH, HN, 1996); Công tác giáo dục Tăng ni ở Hội
Phật giáo Bắc Kỳ của Lê Tâm Đắc (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5 - 2006); Hàng
giáo phẩm Công giáo Việt Nam - vấn đề nhân sự và đào tạo của PGS, TS Nguyễn
Hồng Dương (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 - 2005); Kết quả công tác tôn giáo
năm 2007 của Trần Xuân Hiền (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 3 - 2008).
Về đề tài nghiên cứu khoa học liên quan, có: Đề tài cấp bộ: Mối quan hệ giữa
chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, TS. Ngô Hữu Thảo chủ nhiệm
(HN, 1998); đề tài cấp nhà nước: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta và
những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ nhiệm
(HN, 2001); đề tài giáo trình Cử nhân chính trị chuyên ngành tôn giáo: Vấn đề đào
tạo chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, PGS, TS. Ngô Hữu Thảo và ThS. Nguyễn Khắc
Đức thực hiện (Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, 2006).
Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến vấn đề chức sắc tôn giáo,
nhất là đối với chức sắc Phật giáo và Công giáo, trên các góc độ như: Khái niệm chức
sắc tôn giáo; số lượng chức sắc tôn giáo ở Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử; vị trí,
vai trò của họ trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội; đặc điểm chức sắc tôn
giáo; hoạt động đào tạo chức sắc tôn giáo của Phật giáo và Công giáo ở nước ta; công
tác vận động chức sắc tôn giáo. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu nên vấn đề chức
sắc tôn giáo trong những công trình này nhìn chung còn sơ lược. Hơn nữa, có không ít
thông tin, những nhận xét, đánh giá đã tỏ ra không còn phù hợp. Như, chưa phân biệt
được các khái niệm “chức sắc tôn giáo” với “nhà tu hành” và với “chức việc tôn giáo”;
còn đơn giản và chưa khách quan khi đánh giá về chức sắc tôn giáo..., thể hiện thái độ
mặc cảm, có khi đến nặng nề đối với họ.
Trong các công trình nghiên cứu, tổng kết của các nhà tu hành, chức sắc tôn
giáo và giáo hội tôn giáo đã được công bố, đáng chú ý là: Báo cáo hoạt động Phật sự
nhiệm kỳ V (2002 - 2007) và Chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Hà
Nội 2007, Hội thảo khoa học 300 Phật giáo Gia Định - Sài Gòn TP Hồ Chí Minh
(NXB TP. Hồ Chí Minh 2002), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (Hòa thượng
Thích Trí Hải, NXB Tôn giáo, H 2004), Lược sử Phật giáo Việt Nam (Thượng tọa
Thích Minh Tuệ, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành - PL. 2536 - 1993),
Bến đỗ tâm linh (Nhất Hạnh, NXB Tôn giáo, HN, 2005), Đào tạo linh mục, nguồn
canh tân giáo hội (Tu hội Xuân Bích, Đại chủng viện Huế 1995), Thánh Công đồng
chung Vaticanô II (Phân khoa Thần học Giáo Hoàng học viện thánh Piô X, Đà Lạt-
Việt Nam 1980), Báo cáo thành quả 25 năm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tháng 11 - 2006) và Giáo hội Công giáo Việt Nam
Niên giám năm 2005 (NXB Tôn giáo, H 2005) của Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng
Giám mục Việt Nam.
Những công trình loại này có rất nhiều giá trị, vì khi người tôn giáo nói và viết
về mình thì thường sát – thật hơn. Tuy nhiên, với nhiều lý do, các công trình này
thường mới dừng lại ở việc mô tả tình hình, còn nếu có nhận xét, đánh giá về đội ngũ
chức sắc tôn giáo thì cũng lại thể hiện sự chủ quan, một chiều, chỉ thấy tốt mà không
thấy xấu. Đối với những thực tế tiêu cực, hạn chế của chức sắc tôn giáo, đòi hỏi giáo
hội tôn giáo phải trăn trở tìm kiếm giải pháp, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đề cập
nhưng chưa nhiều trong tác phẩm “Bến đỗ tâm linh”, chỉ là hãn hữu.
Những công trình nghiên cứu trên đây sẽ là những tư liệu bổ ích để những
người làm đề tài này tham khảo và kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Đề tài có mục tiêu:
Làm rõ thực trạng tình hình chức sắc tôn giáo của một số tôn giáo lớn ở Việt
Nam hiện nay, đó là của Phật giáo và Công giáo, trên cả phương diện số lượng cũng
như chất lượng, từ đó rút ra những vấn đề đặt ra, đề xuất kiến nghị mang tính giải pháp
cho công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và là cơ sở tham khảo cho công tác nhân
sự của các giáo hội Công giáo và Phật giáo ở Việt Nam, nhằm xây dựng đội ngũ chức
sắc tôn giáo có trình độ thần học cao, có đạo hạnh tốt, hoạt động tuân thủ pháp luật và
đồng hành cùng dân tộc.
- Đảm bảo mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
+ Làm rõ khái niệm chức sắc tôn giáo và vị trí, vai trò của họ trong hoạt động
tôn giáo và trong xã hội nước ta hiện nay.
+ Khảo sát, nghiên cứu thực trạng tình hình chức sắc của 2 tôn giáo lớn nhất ở
Việt Nam, là Phật giáo và Công giáo.
+ Rút ra những vấn đề đặt ra và kiến nghị từ góc độ công tác tôn giáo của hệ
thống chính trị và công tác nhân sự của giáo hội tôn giáo nhằm phát huy mặt tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của họ.
4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu
chủ yếu là chức sắc của 2 tôn giáo: Phật giáo và Công giáo trên địa bàn cả nước. Giới
hạn thời gian từ năm 2003 (khi có Nghị quyết TW Bảy, khoá IX, số 25, ngày 12-3-
2003, Về công tác tôn giáo) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời có tham khảo lý
luận của các học thuyết thần học.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng phương pháp
nghiên cứu của các khoa học cụ thể, như phương pháp logic và lịch sử, phân tích
và tổng hợp, hệ thống cấu trúc, so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia
và xử lý tư liệu tổng kết thực tiễn,...
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. ý nghĩa lý luận
Đề tài đóng góp tích cực cho việc bổ sung, phát triển lý luận ngành tôn giáo học
ở nước ta hiện nay và là một cơ sở để nâng cao nhận thức của một số ngành khoa học
xã hội liên quan trực tiếp đến tôn giáo học, như triết học, xã hội học, văn hóa học ...
6.2. ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đáp ứng cho công tác giảng dạy tại các hệ cao cấp, cử nhân chính trị; cử
nhân chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo và hệ cao học chuyên ngành tôn giáo
học của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và của một số Học
viện, Viện nghiên cứu tôn giáo, một số trường đại học xã hội nhân văn khác ở nước ta
hiện nay.
- Là một cơ sở để các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị tham khảo xây
dựng chính sách, chủ trương đối với tôn giáo nói chung và chức sắc tôn giáo nói riêng;
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác vận động, cũng như quản lý nhà nước đối với
chức sắc tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- Là một cơ sở để một số giáo hội tôn giáo tham khảo, xây dựng giải pháp phát
triển đội ngũ chức sắc tôn giáo của mình.
7. Nội dung
Chương 1: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của Chức sắc tôn giáo ở nước ta
hiện nay
1.1. Khái niệm chức sắc tôn giáo
1.2. Vai trò của chức sắc tôn giáo
1.3. Đặc điểm của chức sắc tôn giáo Việt Nam
Chương 2: Thực trạng tình hình chức sắc một số tôn giáo lớn ở Việt Nam
hiện nay
2.1. Thực trạng tình hình chức sắc Phật giáo Việt Nam
2.2. Thực trạng tình hình chức sắc Công giáo
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và kiến nghị đối với Công tác chức sắc tôn
giáo của hệ thống chính trị
3.1. Vài nét về công tác đối với chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị và
xu hướng biến đổi của chức sắc tôn giáo ở nước ta
3.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác đối với chức sắc tôn giáo của hệ thống
chính trị
3.3. Kiến nghị
Chương 1
khái niệm, vai trò và đặc điểm
của Chức sắc tôn giáo ở nước ta hiện nay
1.1. Khái niệm chức sắc tôn giáo
1.1.1. Khái niệm
Chức sắc tôn giáo1 (clergy) là thuật ngữ để chỉ những người lãnh đạo các tôn
giáo nhất định. Thuật ngữ này bắt nguồn từ khái niệm hopapos êëñ̃ï ̣- klçros, có nghĩa
là “nhiều”, nói ẩn dụ là “di sản”. Tùy theo mỗi tôn giáo, chức sắc tôn giáo thường
quan tâm tới các nghi lễ của tôn giáo, hoạt động truyền đạo và hướng dẫn thực hành
tôn giáo. Họ đóng vai trò chủ chốt trong những hoạt động liên quan đến các sự kiện
tiêu biểu xảy ra trong vòng đời mỗi con người tín đồ, như những nghi lễ khi sinh, lão,
bệnh, tử, lễ rửa tội, lễ cắt bao qui đầu, lễ hôn phối...
Chức sắc tôn giáo giống và khác với “giới tu hành”. Giới tu hành (Priesthood):
là tập hợp những linh mục, thày Saman hay những người có uy tín. Những người này
có quyền năng tôn giáo đặc biệt. Thuật ngữ priest (thày tu) có nguồn gốc từ Hi Lạp,
chỉ những người cao tuổi hoặc có thứ bậc cao, thường được sử dụng để chỉ các chức
sắc cụ thể. Như vậy, trong giới tu hành không phải ai cũng là chức sắc, cho dù họ rất
có vai trò quan trọng, mà chỉ những ai có vị trí “lãnh đạo” trong các tôn giáo thì mới là
chức sắc. Vậy chức sắc chỉ là một bộ phận của giới tu hành. Có thể là hơi khập khiễng
trong so sánh, nhưng để dễ hình dung, phân biệt, thì cũng giống như trường hợp người
dân phân biệt về các đảng viên của Đảng ta, đó là “đảng viên thường” và “đảng viên
có chức quyền”. Ở đây, chức sắc tôn giáo giống như đảng viên có chức quyền vậy.
Chức sắc tôn giáo cũng khác với nhà thần học. Nhà thần học là những học giả
tôn giáo và thần học, họ không nhất thiết phải là chức sắc tôn giáo. Một người bình
thường (không là chức sắc tôn giáo) cũng có thể là một nhà thần học2.
ở nước ta, theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trong mục giải thích các từ ngữ
(khái niệm) đã làm rõ khái niệm chức sắc tôn giáo và nhà tu hành tôn giáo từ phương
diện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo.
1 Cũng để nói đến giới tăng lữ.
2 Xem: http: //www.wikipedia.org (Từ điển Bách khoa mở).
Theo đó:
Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.
Còn, Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng
theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo 3.
Trên thực tế, những người không có tôn giáo thường bị, hoặc là nhầm lẫn chức
sắc tôn giáo với nhà tu hành, hoặc với chức việc của tôn giáo (là những người hoạt
động tôn giáo không chuyên nghiệp trong các tôn giáo); hoặc là đồng nhất các khái
niệm đó vào một khái niệm chức sắc tôn giáo.
Vậy, nắm vững khái niệm chức sắc tôn giáo, theo tinh thần Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo cần chú ý đến việc hội đủ 3 dấu hiệu căn bản như sau:
Một, trước hết, chức sắc tôn giáo phải là tín đồ của một tôn giáo. Vì thế, có
người còn gọi chức sắc tôn giáo là “tín đồ đặc biệt”.
Hai, họ phải là người có chức vụ nhất định trong tổ chức giáo hội tôn giáo. Bởi
vì tổ chức tôn giáo chính là nền “hành chính đạo”, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt
động tôn giáo và gắn với đó là những vị trí cao thấp khác nhau (chức vụ) do mỗi người
đảm trách. Theo đó, với những tôn giáo không có tổ chức thì sẽ không có chức vụ,
chức sắc.
Ba, họ còn phải có phẩm sắc (phẩm trật) tôn giáo, do công lao tu tập của họ và
được tổ chức tôn giáo suy tôn, thừa nhận và cho hưởng (tất nhiên là phải có và phải
theo quy định gắn với lễ nghi) chiểu theo công trạng, đạo hạnh, thời gian tu tập và
cống hiến của họ cho tôn giáo đó.
Theo đó, ở nước ta hiện nay, trong các tôn giáo lớn, có Phật giáo Hoà Hảo,
ngay từ khi ra đời đã chủ trương không có chức sắc và hàng giáo phẩm, nên tôn giáo
này chỉ có các chức việc chứ không có chức sắc.
Tuy nhiên, khái niệm chức sắc tôn giáo được định nghĩa như trên cũng chỉ mới
xuất phát từ phương diện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo hiện nay ở nước ta và
cũng chưa phải đã đáp ứng đầy đủ cho công tác tôn giáo, càng chưa thể thoả mãn đối
với nhận thức về tôn giáo nói chung. Vì thế, khái niệm chức sắc tôn giáo sẽ còn có
những định nghĩa khác nữa của các ngành khoa học liên quan đến tôn giáo và việc này
3 Ban tôn giáo Chính phủ (2004), Tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo, NXB Tôn giáo, Hà nội, tr.3.
là tất nhiên, như một sự tìm tòi, phát triển nhận thức rất đáng được khuyến khích. Hơn
nữa, bản thân mỗi tôn giáo cũng lại có những quy định cụ thể về chức sắc của tôn giáo
mình.
Với tinh thần đó, chúng tôi xin nêu ra, như là sự bổ sung vào các định nghĩa đã
có về khái niệm chức sắc tôn giáo. Đó là: Chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có vai
trò lớn trong các hoạt động tôn giáo: Truyền đạo, hành đạo và quản đạo, được cộng
đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn và thừa nhận.
Với định nghĩa này, tính chu diên của khái niệm chức sắc tôn giáo là rộng hơn
so với định nghĩa trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì chúng tôi không đưa vào nội
hàm khái niệm dấu hiệu “phẩm sắc tôn giáo”. Theo định nghĩa này, chức sắc tôn giáo
không chỉ bao gồm những người có chức vụ trong tôn giáo, mà còn có cả những ai có
trọng trách trong hành đạo và truyền đạo. Họ gồm những người tu hành và không tu
hành, như chức việc... Về truyền đạo, đây là bổn phận của mọi tín đồ, nhưng với tín đồ
không được đào tạo, không phải là nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và bán
chuyên thì những người tín đồ bình thường không thể có khả năng lớn như chức sắc
của họ. Theo định nghĩa này, chức sắc tôn giáo chính là những đối tượng đặc biệt quan
trọng mà công tác tôn giáo phải có sự quan tâm thường xuyên. Điều này lý giả tại sao
các cơ quan làm công tác tôn giáo ở nước ta khi nói đến chức sắc tôn giáo thường gọi
ra cả các nhà tu hành, chức việc tôn giáo... Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử
dụng định nghĩa chức sắc tôn giáo ở Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo mục
tiêu đề tài, nhưng trong một số trường hợp, sẽ sử dụng định nghĩa như đã đưa ra trên
đây.
1.1.2. Chức sắc một số tôn giáo lớn ở Việt Nam
1.1.2.1. Chức sắc Phật giáo
Chức sắc Phật giáo gồm có tăng và ni (Riêng hệ phái Nam tông không có ni và
không phải tăng ni nào cũng là chức sắc). Theo lời giáo huấn của Phật tổ Thích Ca
Mâu Ni, những tăng ni phải sống một cuộc sống thiền định khổ hạnh, như những
người hành khất suốt 9 tháng trong một năm. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, chức
sắc Phật giáo đã có những thay đổi rất lớn giữa các quốc gia. Ví dụ, đối với một