Từ nghị quyết đại hội VI của đảng chúng ta đã tiến hành sự nghiệp đổi mới,
xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự đổi mới
mang tính cách mạng của đảng ta.
Trong nền kinh tế mới này, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hết sức
gay go khi cùng sản xuất một mặt hàng. Việc đứng vững trong cơ chế thị trường
đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt nắm vững nhu cầu thị trường. Công ty
dệt may Hà Nội cũng đang đứng trước những thử thách gay go của cơ chế này.
Tuy nhiên sản phẩm của công ty cũng có mặt trên thị trường trong và ngoài
nước đồng thời công ty cũng đang từng bước khẳng định vị trí của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu hàng dệt may, cùng
với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại
nhà máy dệt may Hà Nội, em đã viết bài báo cáo thực tập tổng hợp này.Bài viết
này cũng không ngoài mục đích trình bầy ở mức tổng quát nhất về tình hình hoạt
động của công ty nơi em đang thực tập.
Bài viết gồm có ba phần chính:
I Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
II.Thực trạng hoạt động sản xuất của công ty.
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết.
60 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động sản xuất của nhà máy dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng hoạt động sản xuất
của nhà máy dệt may Hà Nội
Lời mở đầu.
Từ nghị quyết đại hội VI của đảng chúng ta đã tiến hành sự nghiệp đổi mới,
xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự đổi mới
mang tính cách mạng của đảng ta.
Trong nền kinh tế mới này, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hết sức
gay go khi cùng sản xuất một mặt hàng. Việc đứng vững trong cơ chế thị trường
đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt nắm vững nhu cầu thị trường. Công ty
dệt may Hà Nội cũng đang đứng trước những thử thách gay go của cơ chế này.
Tuy nhiên sản phẩm của công ty cũng có mặt trên thị trường trong và ngoài
nước đồng thời công ty cũng đang từng bước khẳng định vị trí của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu hàng dệt may, cùng
với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại
nhà máy dệt may Hà Nội, em đã viết bài báo cáo thực tập tổng hợp này.Bài viết
này cũng không ngoài mục đích trình bầy ở mức tổng quát nhất về tình hình hoạt
động của công ty nơi em đang thực tập.
Bài viết gồm có ba phần chính:
I Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
II.Thực trạng hoạt động sản xuất của công ty.
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết.
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu tại công ty dưới sự hướng dẫn tận
tình của các cô chú trong công ty, em đã hiểu được phần nào cơ chế quản lý, sản
xuất kinh doanh trong công ty và em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng
hợp này.
Chương i
lịch sử hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty và CáC
PHòNG BAN.
I>lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty dệt may Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty dệt may
Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính,
có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tên Tiếng Việt : công ty dệt may hà nội
Tên Tiếng Anh : hà nội textile and garment company
Tên Viết Tắt : hanosimex
Địa Điểm : Số 1 – Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Số điện thoại : 84-04-8621024 ; 8621470; 8624611.
Số Fax : 84-04-8622334.
Website : www.hanosimex.com.vn.
Tên gọi trước đây của công ty dệt may hà nội là nhà máy sợi hà nội hoặc xí
nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, công ty dệt Hà Nội.
- Ngày 7 tháng 4 năm 1978 Tổng Công ty Nhập Khẩu thiết bị Việt Nam
và hãng Unionmatex (Cộng Hoà Liên Bang Đức ) chính thức ký hợp
đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội .
- Tháng 2 năm 1979 khởi công xây dựng nhà máy .
- Tháng 1-1982: lắp đặt thiết bị.
- Ngày 21 tháng 11 năm 1984 chính thức bàn giao công trình cho Nhà
máy quản lý điều hành ( gọi tên là nhà máy sợi Hà Nội ).
Quy mô: 10 vạn cọc sợi
Sản lượng: 8000tấn sợi/ năm.
Xây dựng xưởng dệt kim công suất thiết kế 1000 tấn sản phẩm/năm.
Nhà máy sợi Hà Nội được xây dựng theo quyết định số 457/TTg ngày
16/9/1978 do phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ký.
Diện tích: 1306 Héc ta.
Tổng vốn đầu tư( tại thời điểm 9/78) là 259695000đ)
Vốn xây lắp: 50000000đ
Vốn thiết bị: 176660000đ.
Kỹ thuật cơ bản khác: 31537000đ.
Số công nhân tham gia lắp máy(CBCNV)
Năm 1979: 87 người
Năm 1980: 136 người
Năm 1981: 171 người
Năm 1982: 297 người
- Tháng 12 năm 1989 đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt Kim số I. Tháng 6
năm 1990 đưa vào sản xuất.
- Tháng 4 năm 1990 Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép Nhà máy được kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ( tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX).
Tháng 4 năm 1991 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt
động nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Sợi –Dệt Kim Hà Nội .
- Tháng 6 năm 1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II, tháng 3 năm 1994 đưa
vào sản xuất .
- Ngày 19 tháng 5 năm 1994 khánh thành Nhà máy Dệt Kim ( cả hai dây
chuyền I và II ) .
- Tháng 10 năm 1993 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi
Vinh ( tỉnh Nghệ An ) và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 1 năm 1995 khởi công xây dựng Nhà Máy may thêu Đông mỹ .
- Tháng 3 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty Dệt Hà
Đông và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 6 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định đổi Xí Nghiệp Liên Hợp
thành Công ty dệt Hà Nội .
- Ngày 2 tháng 9 năm 1995 khánh thành Nhà Máy May thêu Đông Mỹ .
- Trong năm 2000 một lần nữa Công ty dệt Hà Nội được Bộ Công Nghiệp nhẹ
đổi tên thành công ty dệt may hà nội < theo quyết định số 103/QĐ/HĐQT
ngày 28/2/2000của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt
Nam>.
Công ty sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sợi, dệt, nhuộm, in, trao đổi
và buôn bán hàng dệt, may. Bao gồm các loại sản phẩm có chất lượng cao :
- Sợi Cotton, Sợi Peco, Sợi PE.
- Các loại vải dệt kim : Rib, Interlok, Single .
- Các sản phẩm may mặc lót , mặc ngoài bằng vải dệt kim .
- Các loại vải dệt thoi , các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi .
- Các loại khăn bông .
- Mũ và lều vải .
- Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành,
hoá chất, thuốc nhuộm.
- Các hoạt động thương mại - dịch vụ .
- Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, úc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Điển, Tiệp
Khắc, Nam Phi, khu vực EU .Trong đó nhiều nhất là Nhật Bản chiếm
50% doanh thu xuất khẩu.
Đại lý bán buôn bán lẻ của công ty có mặt khắp cả nước đặc biệt là các
thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Công ty dệt may Hà Nội coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong quá trình
sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình có nhiệm vụ thoả mãn mọi yêu cầu
của khách hàng. Duy trì nâng cao chất lượng đã đặt ra. Công ty áp dụng tiêu
chuẩn ISO- 9002 tại nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may I, nhà máy
may II và các phòng ban chức năng của công ty.
Công ty luôn duy trì và sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng các
hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác
cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa
học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm .
Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán
bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt
chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ
triển lãm kinh tế .
Qua hơn 10 năm sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được công xuất thiết kế
10.000 tấn sợi/ năm, 7 triệu sản phẩm may/ năm, 6,5 triệu khăn bông/ năm. Chất
lượng sản phẩm được nâng cao và duy trì được tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
ii.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của công ty và
các phòng ban .
1.Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Công ty có tổng số nhân viên 5235 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà
máy, các đại lý bán hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hà Tây và Vinh với tổng
diện tích mặt bằng là 24ha.
- Văn phòng chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh mới được thành lập
ngày 3 tháng 12 năm 2001
- Tại Quận Hai Bà Trưng Hà Nội : 15 ha
+ Nhà Máy Sợi số I
+ Nhà Máy Sợi Số II
+ Nhà Máy Dệt Kim ( bao gồm dệt , nhuộm , may ).
+ Nhà Máy Cơ Khí
+ Nhà Máy Động Lực .
- Tại huyện Thanh Trì Hà Nội : 9950 m2
+ Nhà Máy May Thêu Đông Mỹ .
- Tại Hà Đông ( tỉnh Hà Tây ): 19666 m2
+ Nhà Máy Dệt Hà Đông chuyên dệt vải , dệt khăn bông .
- Tại thành phố Vinh Nghệ An:
+ Nhà Máy Sợi Vinh .
- Cửa hàng thương mại - dịch vụ, các đơn vị du lịch khác
Đứng đầu là Tổng Giám Đốc Công Ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước, trước cấp trên, cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, tổ chức đời sống và mọi hoạt động của công ty theo luật
doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo các nội quy, quy chế thể chế, nghị quyết được ban hành trong công ty, các
quy định thể chế của Bộ Công nghiệp nhẹ và các chế độ chính sách của Nhà
nước.
Dưới Tổng Giám Đốc có 4 Phó Tổng Giám Đốc, có nhiệm vụ tham mưu
chính cho Tổng Giám Đốc, giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất
kinh doanh của công ty theo sự phân công uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám Đốc, trước Pháp luật về những công việc được phân công .Căn cứ
vào quy chế của công ty thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị
thực hiện nghiêm túc và báo cáo Tổng Giám Đốc Công ty về những phần việc
được phân công phụ trách.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức
Tổng giám đốc
Phó
T ng
Giám
c
II
Phó
T ng
Giám
c
I
Phòng
K toán –tài chính
Phó
t ng
Giám
c
III
Phó
t ng
Giám
c
IV
Trun
g tâm
TN
&KTCL
Nhà Máy
D t Nhu m
Nhà Máy
May 1
Nhà Máy
May 2
Nhà
MáyMay
ông M
Nhà Máy
C i n
Ban
CBSX
Nhà Máy
May 3
Phòng k
thu t u
t
Nhà Máy
S i
Nhà Máy
D t v i Denim
Các Nhà Máy
D t S i Khác
Phòng
Xu t Nh p
Kh u
Phòng
K ho ch
Th tr ng
Phòng
T
Ch c
Hành
Chính
Phòng
i
S ng
Trung
Tâm
Y
T
Để giúp Tổng Giám Đốc trong công tác quản lý điều hành Công ty, ngoài các
Phó Tổng Giám Đốc còn có các Phòng Ban Tham mưu nghiệp vụ, các Nhà Máy,
Phân xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám Đốc Công ty về những nhiệm vụ đã được giao .
- Phòng Sản xuất -Kinh doanh
- Phòng Kỹ Thuật - Đầu tư
- Phòng Kế Toán -Tài Chính
- Phòng Xuất Nhập Khẩu
- Phòng Tổ Chức Hành Chính
- Phòng Thị Trường
- Phòng Bảo Vệ - Quân Sự
- Phòng Đời Sống
- Trung Tâm Thí nghiệm và Kiểm tra chất lượng sản phẩm .
Công ty có một hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh khá
tốt. Công ty đã đầu tư một hệ thống máy tính hiện đại nối mạng INTERNET, hệ
thống thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh, các phương tiên giao thông đi lại của
riêng công ty cũng được đầu tư nâng cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
dịch.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến đã giúp cho công ty sử dụng
khá tốt khả năng chuyên môn của các thành viên. Đồng thời điều đó giúp cho
công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như
trong kinh doanh qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn.
Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay và các
năm tiếp theo.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất, XNK, gia công các
mặt hàng sợi, dệt may cũng nhu dịch vụ theo giấy phép đăng ký kinh doanh
và mục đích thành lập doanh nghiệp.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, giảm chí phí sản xuất,
bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu, qua đó mở rộng sản xuất, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyên môn cho CBCNV
trong công ty, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội, làm chọn nghĩa vụ quốc phòng.
- Với mục tiêu “chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp” . Công ty đã và đang tiến hành cải tiến bộ máy quản lý,
sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện quá trình quản lý và sản xuất
theo tiêu chuẩn ISO_9002 để thâm nhập vào thị trường quốc tế và tạo lòng
tin cho khách hàng. Xác định các mặt hàng chủ lực là sợi dệt kim, công ty đă
khai thác triệt để thế mạnh của sản phẩm sợi nhằm đáp ứng nhu cầu trong
nước cũng như xuất khẩu. Theo dự báo tốc độ tăng trưởng của thị trường sợi
trong giai đoạn 2000-2005 là từ 8-10% và từ 5-7% giai đoạn 2005-2010.
2. Chức năng, nhiệm vụ
a.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có vai trò lớn lao
như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành
phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu như cung
cấp hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc
đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện
đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực
và kinh tế thế giới.
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho chất
lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì mằt
hàng sợi là thế mạnh của Công ty.
Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single,
các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm
may mặc bằng vải dệt thoi, các loại khăn bông.
Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh nào, mục tiêu lớn nhất của công ty
Dệt May Hà Nội là tối đa hoá lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ phản ánh thực chất tình
hình kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm của công ty.
Bên cạnh mục tiêu hàng đầu đó, công ty cũng đang cố gắng để tối thiểu hoá
chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm để có thể
phục vụ mọi nhu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng vì trong kinh doanh
công ty luôn tuân thủ tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”. Nhờ việc giảm giá
thành công ty có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng hàng
bán ra, tăng doang thu, từ đó sẽ tăng lợi nhuận để từng bước cải thiện và nâng
cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, đảm bảo cho nguồn nhân
lực của công ty không chỉ đầy đủ về mặt vật chất mà còn dồi dào về mặt tinh
thần.
Song song với các mục tiêu trên, công ty cũng không quên “đeo đuổi” mục
tiêu bảo vệ môi trường và an toàn lao động cho công nhân.
Quyền hạn của Công ty
Công ty Dệt May Hà Nội(tên giao dịch là HANOSIMEX) là thành viên hạch
toán độc lập. Công ty được tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp
nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có quan hệ đối nội, đối ngoại, được mở
tài khoản riêng ở các ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp lệnh của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật Doanh
nghiệp Nhà nước và các quy định của pháp luật. Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty Dệt May Hà Nội được Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam phê chuẩn.
Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả phát triển vốn,
bảo đảm về việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên,
bảo đảm trật tự an ninh, bảo đảm an toàn sản xuất.
Công ty thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, các chủ trương của Bộ
Công Nghiệp và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đồng thời tham gia vào các
hoạt động của địa phương tuỳ theo điều kiện thực tế của công ty.
b.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy
b.1 Khối phòng ban chức năng
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ,
triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên
quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt
động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng,
chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban
trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo
cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi.
Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty gồm:
* Phòng Tổ chức hành chính
+Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động
tiền lương, chế độ chính sách.
* Phòng Kế toán tài chính
+Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng
đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng Kế hoạch thương mại :
+Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như : nghiên cứu, dự đoán sự phát triển
của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải
dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp
thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước.
* Phòng Xuất nhập khẩu
+Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ
trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ
tùng. phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của Công ty
đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của Công ty ra nước ngoài bao gồm cả
xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác.
* Phòng Kỹ thuật đầu tư
+Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ
khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong
phạm vi toàn Công ty.
* Phòng kế hoạch - thị trường
+Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp,
xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội
địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của Công ty;
thực hiện Công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các
phế liệu của Công ty.
* Phòng Đời sống
+ Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại
Công ty.
+Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn Công ty.
* Phòng bảo vệ-quân sự
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn
Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn Công ty
24h/24h.
Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
1.1 Khối các nhà máy sản xuất
Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản
xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các
nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất,
thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các
hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ
Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.
Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt
động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công
việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề
quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công
việc được giao.
Công ty bao gồm các nhà máy trực thuộc đóng tại nhiều địa bàn khác nhau:
- Nhà máy sợi Hà Nội ( đóng tại trụ sở chính của Công ty)
- Nhà máy sợi Vinh ( đóng tại thành phố Vinh – Nghệ An)
- Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của Châu Âu.
- Nhà máy may 1 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty).
- Nhà máy May 2 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
- Nhà máy May 3 (đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
- Nhà máy may Đông Mỹ ( đóng tại Đông Mỹ – Thanh Trì Hà Nội).
- Nhà máy dệt Denim (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
- Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am – Thị xã Hà Đông).
III Đặc điểm kinh tế kỹ thuật mặt hàng dệt may công ty dệt may Hà Nội.
3.1Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Căn cứ phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của ngành;
căn cứ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Công ty xây dựng kế hoạch dài
hạn về phương án kinh doanh, phương án nguyên liệu, phương án sản phẩm
đồng thời Công ty cũng xây dựng chương trình liên kết kinh tế với các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước.
Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm với các chỉ tiêu
tổng hợp trình Tổng Công ty xét duyệt, giao kế hoạch năm(với các giải pháp
tổng thể) từng quý, từng tháng cho các nhà máy thành viên. Kế hoạch bao gồm:
+ Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm, quy cách yêu cầu chất lượng (kể cả phần gia
công bên ngoài), chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch sản phẩm mẫu...
+ Các