Đề tài Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay

Lạm phát thường xuyên và dai dẳng là một hiện tượng mới bẩm sinh ở các nước tư bản, nó được coi như một con quỷ ghê gớm nhất trên trái đất, ít nhấtlà xét về triển vọng chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại nếu tốc độ tăng lạm phát cao nó sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng: Như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm về địa vị. Và lạm phát thường xẩy ra sau các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội. Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ở nhiều lĩnh vực của đời sống đang được diển ra trên phạm vi toàn thế giới thì vấn đề lạm phát nó không còn giới hạn trong các nước tư bản mà nó đã đến với các nước đang phát triển cũng như các nước ở thế giới thứ ba. Riêng các nước xã hội chủ nghĩa mà cụ thể là Việt Nam, cuối những năm 80đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế khá nghiêm trọng, sản xuất sút kém giá cả tăng với tốc độ phi mã. Cao điểm nhất là thời kỳ 1986 -1988, nền kinh tế nước ta vẫn hoạt động theo cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hàng hoá sản xuất có hạn mà nhu cầu thì lại rất cao nhưng đòi hỏi phải mở rộng quy mô phát hành tiền, tổng cầu luôn vượt tổng cung, nền kinh tế luôn ở trạng thái mất cân đối, lạm phát tăng ở mức ba con số

pdf40 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1  Luận văn: "Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay" 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT .....................................2 I. KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT. .........................................................................................................................2 II. CÁC LOẠI HÌNH CỦA LẠM PHÁT.............................................................................................................2 1. Căn cứ vào mức độ........................................................................................................ 2 2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát........................................................ 3 3.Căn cứ vào quá trình bộc lộ hiện hình lạm phát. ........................................................... 6 III-TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ. ...............................................................................6 1-Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế. ........................................................... 6 2-Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế. ........................................................... 7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA..........................................................................................8 I) THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI TRƯỚC 1986..................................................................................................8 II) THỜI KÌ BẮT ĐẦU ĐỔI MỚI 1986 – 1990 .................................................................................................9 III) THỜI KÌ KINH TẾ ĐI VÀO ỔN ĐỊNH, LẠM PHÁT ĐƯỢC KIỂM SOÁT 1991-1995......................10 IV) THỜI KỲ KINH TẾ CÓ DẤU HIỆU TRÌ TRỆ 1997 – 2000. ..................................................................11 V) THỜI KÌ KINH TẾ CÓ BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI 2001 – 2003.............................................................12 VI) LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2004 – 2005. .....................................................................................................12 VII)LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2006-2007: .......................................................................................................13 VII)TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2008 VÀ DỰ BÁO ĐẾN CUỐI NĂM: ...14 3 CHƯƠNG III-CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM NHẰM KIỀM CHẾ VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ.......................................................................................... 16 I) QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. ............................................................................................16 II) CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẲI PHÁP NHẰM KIỀM CHẾ VÀ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT................17 1. Chính sách , giải pháp và cơ chế quản lý vĩ mô. ......................................................... 17 2. Các giải pháp cấp vi mô (đối với các doanh nghiệp và đơn vị). ................................. 19 KẾT LUẬN 20 4 LỜI NÓI ĐẦU Lạm phát thường xuyên và dai dẳng là một hiện tượng mới bẩm sinh ở các nước tư bản, nó được coi như một con quỷ ghê gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét về triển vọng chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại nếu tốc độ tăng lạm phát cao nó sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng: Như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm về địa vị... Và lạm phát thường xẩy ra sau các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội. Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ở nhiều lĩnh vực của đời sống đang được diển ra trên phạm vi toàn thế giới thì vấn đề lạm phát nó không còn giới hạn trong các nước tư bản mà nó đã đến với các nước đang phát triển cũng như các nước ở thế giới thứ ba. Riêng các nước xã hội chủ nghĩa mà cụ thể là Việt Nam, cuối những năm 80 đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế khá nghiêm trọng, sản xuất sút kém giá cả tăng với tốc độ phi mã. Cao điểm nhất là thời kỳ 1986 - 1988, nền kinh tế nước ta vẫn hoạt động theo cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hàng hoá sản xuất có hạn mà nhu cầu thì lại rất cao nhưng đòi hỏi phải mở rộng quy mô phát hành tiền, tổng cầu luôn vượt tổng cung, nền kinh tế luôn ở trạng thái mất cân đối, lạm phát tăng ở mức ba con số. Thời kỳ 1989 - 1991 nền kinh tế chuyển hướng mạnh theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách quản lý mới nền kinh tế như: Tự do giá cả, thả nổi tỷ giá, chính sách lãi suất cao, cắt giảm nhiều khoản chi tiêu ngân sách....nhờ đó mà nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát phi mã bị chặn lại. Thời kỳ 1992 - 1995 nền kinh tế về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đi dần vào thế ổn định, nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát cao ở 5 nước ta vẫn là sự bành trướng cung ứng tiền tệ qua lớn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của xã hội nếu không tính đến những nguyên nhân có tính khách quan như: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu, mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều các yếu tố bên ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ của Liên Xô. Từ năm 1996 nền kinh tế nước ta chuyển sang một thời kỳ mới- công nghiệp hoá với tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, kiềm chế được lạm phát ổn định nền kính tế để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vẫn là mục tiêu đặc biệt quan trọng và công cụ chủ yếu vẫn là thực thi một số chính sách tiền tệ hợp lý như: tăng mức cung tiền tệ hàng năm với mức thích hợp, xây dựng và sử dụng có hiệu quả hơn các chính sách tiền tệ, kiên quyết không bù thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành tiền. Từ năm 1996 đến nay, do nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, đang trong trạng thái chuyển dịch, đầu tư tăng nhanh. Vì vậy có thể ổn định kinh tế ở một mức nhất định, lạm phát có thể giảm xuống ở mức có thể chấp nhận được. Và thực tề là xu hướng giảm phát đã xảy ra gây tình trạng thiểu phát, đây cũng là biển hiện của nền kinh tế trì trệ khủng hoảng. Vậy muốn ổn dịnh đất nước cả về kinh tế xã hội để đẩn bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mối người dân thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát phải được thực hiện một cách thống nhất làm thế nào đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi chungs ta phải nghiên cứu một cách khoa học, vấn đề này để hiểu được thế nào là lạm phát chống lạm phát làm như thế nào? Cần có những giải pháp gì để khắc phục cả về mặt ngắn hạn và dài hạn duy trì mức lạm phát ở mức nào cho hợp lý? thiểu phát có gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không?... 6 NỘI DUNG I-/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 1. Khái niệm: Lạm phát là một hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hoá, là căn bệnh nẩy sinh khi quy luật lưu thông tiền tệ không được tôn trọng. Lạm phát thường phát sinh do tình trạng thiếu hụt ngân sách, đặc biệt là do các cuộc chiến tranh, những biến động lớn về kinh tế khi Nhà nước TBCN khôpng có khả năng bù đắp những chi phá ngày càng tăng của mình bằng thuế khoá, công trái..... nên phải tăng cường phát hành tiền giấy, tình hình đó làm cho tiền giấy mất giá hết sức nhanh chóng so với vàng, hàng hoá và ngoại tệ. Vì vậy vấn đề chống lạm phát vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô của mối quốc gia. Có nhiều nhà kinh tế ở các quốc gia khác nhau đã đưa ra nhiều lý thuyết để chuẩn đoán và các giải pháp khắc phục. Vậy lạm phát là gì? Trên quan điểm lý luận của C-Mac Lenin thì lạm phát là tình trạng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm cho tiền tệ mất giá, là phương tiện để phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội có lợi cho giai cấp thống trị dưới chế độ TBCN là phương pháp để tăng cường bóc lột lao động biểu hiện lạm phát là giá cả tăng một cách tự phát, nhất là các giá cả hàng tiêu dùng thông thường. Nội dung lạm phát là sự liên tục tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. Lạm phát có thể biểu hiện một cách cụ thể như sau: Lạm phát do khổi lượng tiền thực tế trong lưu thông tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng hoặc do khối lượng tiền thực tế trong lưu thông vẫn giữ nguyên nhưng sản lượng hàng hoá giảm xuống làm cho tiền dư thừa, gây ra lạm phát. Đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra sự phát triển không bình thường của lưu thông tiền tệ. Sự quá thừa dấu hiệu giá trị trong lưu thông đã làm cho tiền tệ mất giá so với vàng, so với hàng hoá và ngoại tệ. Tiền tệ mất giá so với vàng bởi do đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền giấy là có thể chứa một khối lượng đồ sộ tiền giấy đi vào lưu thông làm cho lợng vàng mà 7 một đơn vị tiền giấy làm đại diện giá trị giảm xuống. Tiền tệ mắt giá so với hàng hoá có nghĩa sức mua của tiền tệ giảm sút đối với tất cả hàng hoá. Bởi vì giá trị của một đơn vị tiền giấy giảm thì giá trị hàng hoá biểu hiện ở tiền giấy tăng lên. Trong lạm phát giá cả hàng hoá cũng có thể tăng không cùng tốc độ với nó là do quan hệ cung cầu và mức độ thiết yếu của thứ hàng hoá đó, còn mất giá so với ngoại tệ nghĩa là giá trị tiền tệ ở các nước có lạm phát bị hạ thấp so với giá trị tiền tệ ở các nước khác thể hiện ở sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Lạm phát xảy ra luôn gắn liền với phân phối lại thu nhập quốc dân, nó làm cho giai cấp công nhân bị thiệt hại hơn cả vì khi tiền giấy bị mất giá, giá cả tiêu dùng tăng nhanh hơn tiền lương danh nghĩa, nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cả những người sản xuất nhỏ vì giá cả sản phẩm của họ tăng lên chậm hơn so với giá cả sản phẩm của các xí nghiệp. Ngoài ra tiền tiết kiệm của họ cũng bị mất giá, lạm phát còn ảnh hưởng đến hoàn cảnh của những người có thu nhập ổn định: Viên chức, giáo viên... Theo quan điểm của C- Mác. Lạm phát được chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ lạm phát tiệm tiền là thời kỳ mà trong đó tốc độ mất giá của tiền giấy nhỏ hơn tốc dộ tăng tiền giấy, bởi vì một bộ phận tiền giấy phát hành thay tiền đúc rút ra khỏi lưu thông không phải là tiền thừa. Đồng thời trong thời kỳ đầu lạm phát, mua bán chịu hàng hoá giảm do nhu cầu vay tiền giảm, khi nhu cầu tiền mặt tăng lên, giá tiền giấy đã lớn hơn tốc độ tăng tiền giấy trong lưu thông. Xét về mặt lý luận, nhân dân chưa phát hịên ra lạm phát, vấn đề thực hiện việc tích luỹ tiền tệ do đó phát hành tiền tăng nhưng giá tiền vẫn chưa tăng. Thời kỳ lạm phát công khai thì tốc độ mất giá tiền giấy tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền giấy trong lưu thông. Vì trong lạm phát sản xuất phát triển không đều, có xí nghiệp mạnh lên và có xí nghiệp phá sản dẫn đến khối lượng sản phẩm cung ứng trong xã hội giảm, mất cân đối tăng lên giữa khối lượng tiền giấy và khối lượng hàng hoá trong lưu thông. Khi khối lượng tiền giấy tăng lên với tốc độ đột biến nó cũng làm cho cán cân thanh toán quốc tế bị biến động. Theo quan điểm của Mac thì bất cứ một sự lạm phát tiệm tiền nào cũng dẫn đến lạm phát công khai. Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại thì lạm phát xảy ra khi mức chung về giá 8 và chi phí tăng lên, còn giảm phát là khi mức chung về giá và chi phí giảm xuống. Như vậy lạm phát xẩy ra khi hàng loạt các loại hàng hoá đều tăng giá hoặc cũng có thể chỉ một hay một nhóm nào đó tăng gây lên sự biến động của mức giá chung. Mức giá chung trong điều kiện có lạm phát thường mang tính cục bộ đối với từng hàng hoá, Theo quan điểm của các nhà kinh tế hội Việt Nam cho rằng lạm phát là một vấn đề không mấy xa lạ đối với nền kinh tế hàng hoá, và hầu hết quảng đại quần chúng đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì thì không dễ Ngay cả các nhà kinh tế học cũng có những qquan điển rất khác nhau về lạm phát. Xét về nội dung thì có thể chia quá trình phát triển của khái niệm lạm phát thành các giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1890 trở về trước lạm phát được coi là sự phát hành của nhiều tiền mặt dẫn đến tình trạng giảm giá trị đồng tiền tức là giá cả tăng lên "lạm phát là sự tràn ngập các luồng lưu thông, những đồng bạc giấy thừa gây ra sự mất giá của đồng tiền ". Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tập trung vào hai điểm cơ bản: Một là phát hành quá nhiều tiền giấy vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ. Hai là thể hiện chủ yếu nhất hoặc hiệu quả trực tiếp nhất của lạm phát là sự mất giá đồng tiền và cũng là sự tăng lên của giá cả. Xuất xứ của định nghĩa này từ đâu và có gì đúng sai hoặc không thích hợp?. Trước hết định nghĩa này xuất phát từ lý thuyết về số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, nó được tính theo công thức sau đây: 9  xp S = (1) V S: Số tiền cần thiết trong lưu thông P: Giá trị đơn vị của hàng hoá X: Lượng hàng hoá V: Số vòng quay của đồng tiền  xp: Biểu thị tổng giá cả Vậy số lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng tổng giá cả chia cho số vòng quay của đồng tiền Con số vòng quay của đồng tiền (V): Đối với một người, một gia đình hoặc một xí nghiệp kinh doanh người ta đã đề xuất cách tính. Nhưng trong toàn bộ nền kinh tế quôc dân thì V là "một con số mơ hồ" do vậy S cũng là "một con số mơ hồ". Bỏ qua thực tế trên và coi như công thức (1) được hoàn toàn xác định, người ta dựa vào đó để nêu lên định nghĩa về chỉ số lạm phát  (Tỷ lệ lạm phát) S - S  = . 100% (2) S S: Là lượng tiền đã phát hành S - S: Là số tiền phát hành quá mức cần thiết và chỉ số lạm phát chính là tỷ lệ giữa số tiền phát hành quá mức cầu cần thiết so với lượng tiền cần thiết. Bằng toán học ta cũng có thể chứng minh được rằng, nếu giữ nguyên vòng quay của đồng tiền (V) thì lượng tiền phát hành tăng lên bao nhiêu phần trăm, chỉ số giá cả tăng lên bấy nhiêu phần trăm như vậy tỷ lệ lạm phát cũng là tỷ lệ tăng giá. 10 Giai đoạn hai: Từ sau năm 1890 đến những năm trước 1950, lạm phát được coi là tình trạng cầu lớn hơn cung, dưới góc độ tài chính đó là chi lớn hơn thu thì lúc này chỉ số lạm phát được tính theo công thức sau: Chi - Thu  = . 100% Thu Theo quan điểm này, cứ xuất hiện chênh lệch chi lớn hơn thu thì xảy ra lạm phát, và vì có nhiều hình thức thu chi khác nhau: Thu chi ngân sách, thu chi tiền mặt, tín dụng nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát: Lạm phát ngân sách, tiền tệ, tín dụng... Như vậy khái niệm ở giai đoạn này chính là đi vào nguyên nhân trực tiếp nhất trong khái niệm lạm phát của giai đoạn thứ nhất. Vấn đề này có nguyên nhân lịch sử của nó, đó là từ lúc phôi thai của chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới II. Các nước gây chiến tranh cũng như các nước tham chiến đều tăng chi tiêu lên gấp bội. Nhưng sau chiến tranh đó bị tàn phá nặng nề về người và của, sản xuất ngừng trệ nguồn thu giảm nghiêm trọng. Cho nên chênh lệch thu chi trong giai đoạn này ở nhiều nước đã gây lên khủng hoảng về tài chính và tiền tệ, thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Để bù đắp thâm hụt ngân sách chính phủ của các nước này chẳng còn cách nào khác là phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt, làm cho lượng tiền giấy ngày càng tăng, gây ra sự mất giá của đồng tiền và lạm phát xảy ra. Với quan niệm lạm phát thực chất là chênh lệch thu chi thì biện pháp chống lạm phát chủ yếu ở đây là tăng thu giảm chi làm cân bằng ngân sách. Tăng thu chủ yếu nhờ chính sách thuế, chính sách khuyến khích sản xuất, chính sách đầu tư để thu hút vốn vay, phát hành công trái hoặc xin viện trợ... Còn giảm chi chủ yếu nhờ chính sách tiêu dùng xã hội, chính sách tiết kiệm bắt buộc, giảm quân đội, giảm biên chế hành chính, tinh giảm bộ máy nhà nước và hạn chế đầu tư... Giai đoạn 3: Từ những năm 1950 đến năm 1972 11 Trong giai đoạn này lạm phát được đồng nhất với sự tăng giá. Cho đến nay một số tạp chí trên thế giới vẫn sử dụng khái niệm này. Như chúng ta đã biết năm 1986 chỉ số lạm phát ở Việt Nam là 700% điều đó có nghĩa là chỉ số giả cả cuối năm 1986 gấp 7 lần chỉ số giá cả đầu năm 1986. Như chúng ta đã biết vấn đề giá cả là một vấn đề rất phức tạp, nó luôn luôn biến động. Tất cả các vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, đối nội, đối ngoại đều liên quan đến vấn đề giá. Như vậy việc tăng giá không chỉ do nguyên nhân phát hành tiền quá mức, do chênh lệch cung cầu hay bội chi mà nó còn mang nhiều nguyên nhân khác mang ý nghĩa phi tài chính, phi tiền tế như sự ảnh hưởng của tình hình chính trị-xã hội hay do sự tác động của các công ty độc quyền. Khi chúng nâng cao giá cả sản phẩm của mình. Như vậy tiến bộ của giai đoạn thứ ba là nêu nên được vấn đề mấu chốt nhất của vấn đề lạm phát là vấn đề tăng giá mà trước đó người ta chỉ coi nó như một hiện tượng hay một hậu quả của lạm phát. Giai đoạn thứ tư: Từ năm 1972 đến nay. Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ Khi tiền vàng bị rút khỏi lưu thông, chấm dứt việc đổi tiền tín dụng lấy vàng thì lạm phát có tính chất phổ biến và kinh niên, nó thường xảy ra cùng với sự suy thoái của sản xuất do khủng hoảng gây ra, với nạn thất nghiệp tăng lên là một hiện tượng mới của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa từ những năm 60 và nó được gọi là lạm phát suy thoái. Những xu hướng này đặc biệt thể hiện rõ trong điều kiện của cuộc khủng hoảng sâu sắc những năm 74-75, khi mà khối lượng sản xuất giảm sút và nạn thất nghiệp tăng lên mạnh mẽ đã kéo theo tình trạng giá cả và lạm phát tăng lên không gì ngăn cản nổi. Lo sợ những hậu quả phá hoại về kinh tế-xã hội của lạm phát, nhà nước đế quốc chủ nghĩa đang cố gắng điều chỉnh nó. Tuy nhiên tính không ổn định thường xuyên của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, kể cả trong lĩnh vực tài chính tín dụng của nó, cuộc khủng hoảng của hệ thống tiền tệ đang làm cho lạm phát trở thành một hiện tượng kinh niên của thế giới tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Và suy cho cùng, nó phá vỡ những cơ sở của chủ 12 nghĩa tư bản và làm cho các mâu thuẫn đối kháng về kinh tế -xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Tóm lại, ta có thể đi đến khái niệm lạm phát như sau:Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm cho tiền bị mất giá so với toàn bộ sản phẩm hàng hoá, vàng và ngoại tệ và thể hiện là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. mức giá trung bình thường lấy mức giá cả của những mặt hàng tiêu dùng làm cơ sở và muốn được lạm phát phải tính được chỉ số giá tiêu dùng. Công thức tính có thể được viết như sau: Ip=ip. d Trong đó: Ip chỉ số giá tiêu dùng của cả giỏ hàng hoá ip: Chỉ số giá cả của từng loại hàng hoá trong giỏ hàng hoá đó. d: Tỷ trọng mức tiêu dùng trong từng loại hàng hoá nhóm hàng hoá trong giỏ. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Khác với chỉ số gia tiêu dùng, chỉ số giá bán buôn(giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động của giá cả đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng(tính theo hàng năm, quý, tháng). 2. Tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh xu hướng và quy mô của lạm phát. Tỉ lệ lạm phát được tính theo công thức: gp=(Ip/Ip-1-1). 100% Trong đó: gp: tỷ lệ lạm phát(%) Ip: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu Ip-1: chỉ số giá cả thời kỳ trước đó. 13 Khi lạm phát xảy ra thì đồng nghĩa với việc tăng lên của chỉ số giá cả, nên mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua khối lượng hàng hoá cần thiết đã dự định. Như vậy thực chất của mức cầu tiền là cầu về cán cân tiền tệ thực tế Nhưng trong thực tế thì lượng tiền danh nghĩa tăng nhanh hơn cả do vậy tỉ lệ lạm phát cũng được tính bằng mức tăng lượng cung tiền danh nghĩa trừ đi mức tăng nhu cầu tiền thực tế. Theo lý thuyết định lượng đơn giản nói rằng:Do thu nhập thực tế và lãi suất thường chỉ thay đổi nhỏ một vài phần trăm mỗi năm nên nhu cầu thực tế thường cũng chỉ thay đổi một cách chậm chạ
Tài liệu liên quan