Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới
63 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng môi trường Việt Nam và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC SEMINAR SINH HỌC MÔI TRƯỜNG Đề tài: GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Diệu Hiền SVTH: Bùi Thị Diệu Thiện 0707103 Nguyễn Thị Kiều Nương 0707167 Lớp: 04SH02 MỤC LỤC Giới thiệu Tổng quan. Ô nhiễm môi trường đất. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Đồng Nai. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Tp Hồ Chí Minh. III. Kết luận. Giới thiệu. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới Ô nhiễm đất: Nông dân phun thuốc trừ sâu cho mùa vụ. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm Người ta phân loại đất bị ô nhiễm theo 5 loại: *Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp: * Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt: Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác,... Ô nhiễm đất do dầu mỏ: Khi dầu xâm nhập vào đất, chúng làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lý học và hóa học của đất, chúng biến các hạt keo thành “trơ”, không có khả năng hấp phụ và trao đổi nữa, làm cho vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM ĐẤT. Đối với sinh vật sống và con người: Làm tuyệt chủng một số loài động thực vật quý, gây ra nhiều căn bệnh, dị tật lạ ở người, anh hưởng lên sức khỏe con người. Đối với nông nghiệp: Làm thu hẹp đất canh tác, gây ra các loại sâu bệnh kháng thuốc mới làm mất mùa. Ảnh hưởng đến an ninh lương thực thực phẩm. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT: Viện công nghệ Môi trường Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản trong khôn khổ đề tài KC08.04/06-10 và đã triển khai xử lý thử nghiệm tại huyện Đại Từ và Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Qua khảo sát tại 4 khu vực ở Thái Nguyên, mỏ than núi Hồng xã Yên Lãng; mỏ chì, kẽm làng Hích xã Tân Long; mỏ titan, thiếc xã Hà Thượng và mỏ sắt Trại Cau, đều có tình trạng ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng các nguyên tố áp dụng cho đất nông nghiệp (TCVN 7209- 2002). Bốn kim loại nặng gây ô nhiễm nguy hiểm ở các điểm mỏ Thái Nguyên là chì, kẽm, asenic và cadmi Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp này là rất thân thiện với môi trường. Thực vật vừa tạo màu xanh, vừa cải thiện vi khí hậu, đồng thời hút kim loại nặng lên trên phần thân lá. Phương pháp này về mặt kinh tế là tương đối rẻ Tuy nhiên, công nghệ trên cũng còn nhiều nhược điểm . Dương xỉ Pteris vittata có khả năng chống chịu As đến 1500ppm, Pd đến 5000ppm và Cd 1200ppm. Cỏ mần trầu có khả năng chống chịu và hấp thu Chì và kẽm cao. Cỏ Vertiver, một loài thực vật gần đây được quan tâm nghiên cứu và áp dụng để chống xói lở đất. Nhờ đó nó có khả năng chịu hạn, có thể hút ẩm từ độ sâu bên dưới xuyên qua các lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng nước thải thấm xuống đất và phân hủy các chất gây ô nhiễm. Loại cỏ này có khả năng hấp thụ một lượng lớn nhôm, mangan, cadimi, niken, thủy ngân, kẽm…có trong nước bị ô nhiễm. Ngoài cỏ Vertiver, một số loài thực vật thông thường khác cũng có khả năng hấp thụ kim loại nặng như bèo tây, cải xoong, rau muống, dương xỉ kết hợp với nấm cộng sinh... rau muống dương xỉ Việc sử dụng rác để tái chế, sản xuất điện năng và phân bón có thể đem lại một nguồn thu nhập và lợi ích lớn. Tái chế các loại rác thải hoặc xử lý hóa học, sinh học, vật lý các chất có thể gây ô nhiễm môi trường.Tiến hành đồng loạt xử lý ô nhiễm nước và không khí. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư ở các thành phố lớn. 2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Đồng Nai. Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải từ KCN Gò Dầu – Vedan Lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Gò Dầu – Vedan và 4.152m3/ngày nước thải nhiệt của Công ty Ve Dan đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải Nước sông thị vải Hiện nay, Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan có 21 dự án đăng ký, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động. Trong khu công nghiệp này luôn tồn tại một khối lượng nguyên liệu có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, độc hại. Ngoài ra, ở đây còn có 10 cảng biển và cảng sông (gồm 8 cảng chuyên dùng, 2 cảng tổng hợp) cho tàu có trọng tải từ 2.000-5.000 tấn, mỗi tháng 30-40 lượt tàu ra vào cảng. Đặc biệt, các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại chủ yếu được vận chuyển qua cảng và hệ thống đường ống dẫn từ cầu cảng vào đến bồn chứa trong các doanh nghiệp, lượng hàng hóa bốc dỡ hàng năm qua hệ thống cảng của Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan rất lớn từ 450.000-500.000 tấn. Nhưng điều đáng báo động là lượng nước thải hàng ngày 6.934m3của 15 doanh nghiệp và nước thải nhiệt của Công ty Ve Dan là 4.152m3/ngày đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải. Qua kiểm tra 24 mẫu nước thải ra sông Thị Vải đã qua xử lý của 7 doanh nghiệp thì tất cả 24 mẫu nước đều không đạt tiêu chuẩn theo quy định (TCVN 5945-1995. Loại B). Các thông số đều vượt quá quy định, như: SS tỉ lệ khoáng 29,2%, BOD5: 12%, COD: 28,5%, Coliform 45%, dầu khoáng: 100%. Họng cống đưa nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai) Sông Đồng Nai bị ô nhiễm trầm trọng Mọi chất thải của thành phố Biên Hòa đều đổ về sông Đồng Nai. Dòng nước đen như nhựa đường của suối Linh, một trong hai dòng suối chính chảy qua thành phố, cũng đổ thẳng ra sông. Và đã đến lúc con sông này chịu không nổi sự ô nhiễm kéo dài qua nhiều năm tháng Đáng ngại nhất là chất thải chăn nuôi heo. Khắp phường Long Bình, hầu như bất cứ nơi đâu cũng có thể ngửi thấy một mùi đặc biệt của vùng nuôi heo Chính quyền tại địa phương cho biết, mỗi năm ở cái phường khá nhỏ bé này có thể sản xuất 32.000-35.000 con heo. Còn theo người dân địa phương thì ở đây hộ nuôi ít nhất cũng khoảng 200 con. 100% chất thải của việc chăn nuôi này đều đổ ra các dòng suối nhỏ rồi đổ vào suối Linh, được dẫn thẳng ra sông Đồng Nai. Một nghiên cứu cho biết nồng độ BOD5(oxy sinh học) trên sông Đồng Nai tại Hóa An có thể lên đến 11,5 - 13,8 mg/l, vượt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A từ 2,9 - 3,4 lần; tương tự, hàm lượng vi trùng, các chất dinh dưỡng từ các nguồn thải sinh hoạt, chăn nuôi... cũng sẽ tăng 2,3 lần trong vài năm tới HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC Ô nhiễm nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng do lượng nước chưa được xử lýcủa các cơ sở sản xuất xả thẳng ra môi trường Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy…)Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các sinh vật khác, do sự tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Kết quả là hồ hẹp lại dần và cạn đi. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S… Dưới dây là bảng tóm tắt các chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và tác hại của chúng đến sức khỏe con người Chì : Bệnh thận, thần kinh Amoni, Nitrat, Nitrit : Bệnh xanh da, thiếu máo, gây ung thư Asen : Bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, hàm lượng nhiều gây tử vong Trihalogenmethane :(sản phẩm phụ của quá trình khử trùng bằng clo, có nhiều trong nước máy)Khả năng gây ung thư cao Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa :Khả năng gây ung thư rất cao Natri (Na):Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch Lưu huỳnh (S) :Bệnh về đường tiêu hoá Kali (K) Cadimi :Bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, phốt pho v.v :Gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng: · Xenon peroxide, sodium percarbonate :Gây viêm đường hô hấp · Sodium perborrate : Nôn mửa, hại gan · Oxalate kết hợp với calcium tạo ra alcium oxalate :Gây đau thận, sỏi mật Vi trùng các loại ;Các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Kim loại nặng các loại: · Titan :Đau thần kinh, thận, hệ bài tiết · Kẽm :Bệnh viêm xương, thiếu máo · Sắt chì, cadimi, asen, thuỷ ngân : Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết Các hoá chất khác: Cyanogen, Sulfate, Nitrate, Carbonate, Cyanide v.v : Dễ gây các bệnh ung thư. Gỉ sét, chất thải, cát, đất :Đau gan, dạ dày, thận, rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng các loại thực vật sống dưới nước đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong nước. Ngoài các biện pháp khoa học để xử lý nước thải trước khi được thải ra như: Phương pháp lý học (dùng để lắng cát), Phương pháp sinh học (dùng vi sinh, các ao hồ lọc chất thải), Phương pháp hóa học (trung hòa nước thải, khử trùng…), Phương pháp quá trình tự nhiên (cánh đồng lọc, dùng thủy sinh vật…) Việc quan trọng nhất là giáo dục ý thức giữ gìn nguồn nước sạch cho mọi người dân như: không xả nước và rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ, không phóng uế bừa bãi, xây cầu tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt ống nước ngay trong hố ga, trong ống cống.. Ban hành những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc về xử lý chất thải và thực hiện những chương trình hành động thiết thực nhằm phục hồi môi trường đang bị xâm hại nghiêm trọng, tăng cường tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân nhất là những người dân sống ở ven và trên kênh racïh. 3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay, tại các cửa ngõ ra vào TP Hồ Chí Minh đều có nồng độ khói bụi trong không khí vượt mức cho phép. Thành phố đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhất là từ bụi mịn. Theo kết quả quan trắc nồng độ bụi không khí năm 2008 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hồ Chí Minh tại sáu điểm nằm trên các cửa ngõ ra vào thành phố thì cả sáu điểm đều vượt chuẩn cho phép từ 1,24 đến 2,59 lần, hay có mức dao động trong khoảng từ 0,37mg/cm3 đến 0,78mg/cm3 (TCVN 5937-2005: 0,3mg/ cm3). Cao nhất là tại trạm ngã tư An Sương, nồng độ bụi trong không khí vượt chuẩn cho phép tới 4,8 lần, ở mức 1.443mg/cm3. Tại ba trạm quan trắc ô nhiễm do giao thông đặt ở vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Ðinh Tiên Hoàng - Ðiện Biên Phủ, kết quả đo được cho thấy nồng độ bụi tại các trạm đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba đến bảy lần. Cao nhất là tại vòng xoay Phú Lâm, mức tăng của tháng sau so với tháng trước là 1,24 lần. Ðặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như ben-zen, ni-tơ, ô-xýt... Theo khảo sát của Viện Công nghệ châu Á (AIT), lượng bụi mịn trong không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cao nhất, lên đến hơn 100 microgram/m3, còn trung bình cũng hơn 50 microgram/m3, cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép là 25 microgram/m3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Công nghiệp Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Có tới 81/170 nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường nhưng chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, gây ảnh huởng trực tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh Giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Từ 1993 - 2007, lượng xe máy ở hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM liên tục tăng lên... (Biểu đồ do Cục Đăng kiểm lập) HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. Các biểu hiện sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm không khí: - Chảy nước mắt. - Ho hay thở khò khè. Mức độ bị ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Những người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là: Người cao tuổi Phụ nữ mang thai Trẻ em dưới 14 tuổi Người có bệnh về phổi và tim mạch Người tập thể dục, thể thao ngoài trời Người làm việc ngoài trời Mức độ ô nhiễm không khí cao có tác hại đến sức khoẻ: - Bệnh tim mạch trầm trọng; - Gây tổn thương hệ thống hô hấp. Tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với không khí ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng: - Sức khoẻ của phụ nữ đang mang thai; - Làm tăng nhanh sự lão hoá, giảm chức năng của phổi; - Bệnh hen suyễn, viêm phế quản và có thể bị ung thư; - Giảm tuổi thọ. Những hoạt động kiểm soát chất lượng không khí ở Tp. Hồ Chí Minh 1. Chương trình di dời các nhà máy gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp tập trung 2. Chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp 3. Chương trình quan trắc chất lượng không khí Lắp đặt trạm quan trắc chất lượng không khí 4. Hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường Hãy hành động vì chất lượng không khí Khi đi gần, bạn nên sử dụng xe đạp hay đi bộ Nên sử dụng xe buýt vừa giảm chi phí, hạn chế kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường. Nên đi chung xe khi đi làm, đi học, vui chơi, giải trí. Nên bảo trì xe máy của bạn mỗi năm một lần nhằm tăng độ bền xe và giảm khói thải ra môi trường. Trước mắt, xây dựng ngay các trạm rửa xe tại các cửa ngõ ra vào thành phố với cầu rửa hiện đại, khoa học. Có kế hoạch nghiên cứu đặt thêm một số trạm quan trắc tại các trục đường chính, nơi có mật độ xe ra vào lớn và thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin cho mọi người cùng biết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tổ chức thu phí môi trường các công trường xây dựng, các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, hỗ trợ cho việc tưới nước, hút bụi các trục đường lớn, cửa ngõ ra vào thành phố. Phát triển hệ thống cây xanh, tăng diện tích vườn hoa, công viên trên các tuyến vành đai Hãy trồng và bảo vệ cây xanh. KẾT LUẬN. Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tình hình ô nhiễm MT đất, nước, không khí ở nước ta sẽ diễn biến ngày cang nghiêm trọng nếu không được sự quan tâm và khắc phục của toàn xã hội. Tài liệu tham khảo. .