Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình,ngành điện đã luôn hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây, và công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ khi nước ta chuyển đổi việc quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói riêng cũng như nhiều ngành kinh
tế khác nói chung đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi va tồn tại trong điều kiện
mới. Hiện nay ngành điện nước ta hoạt động dưới sự quản lý độc quyền của Tổng
công ty Điện lực Việt Nam.Cùng với Công ty điện lực và các đơn vị khác, Công ty
Truyền tải điện 1 đang từng bước hoàn thiện mọi mặt để hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao và đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước.
Công ty Truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ vận hành
mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực miền Bắc luôn luôn cố gắng đảm bảo
truy ền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần
cùng toàn ngành điệngiảm giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức lao động tại công ty
Truyền tải điện 1 đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác này trong sự trưởng
thành và phát triển của Công ty.Cùng với nhiều công tác khác, công tác tổ chức lao
động đã giúp cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty và Nhà nước
giao, đồng thời tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
33 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty truyền tải điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng sản xuất kinh
doanh của công ty
Truyền tải điện 1
Lời nói đầu
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
mình,ngành điện đã luôn hoàn thành một cách có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây, và công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước hiện nay, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ khi nước ta chuyển đổi việc quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói riêng cũng như nhiều ngành kinh
tế khác nói chung đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi va tồn tại trong điều kiện
mới. Hiện nay ngành điện nước ta hoạt động dưới sự quản lý độc quyền của Tổng
công ty Điện lực Việt Nam.Cùng với Công ty điện lực và các đơn vị khác, Công ty
Truyền tải điện 1 đang từng bước hoàn thiện mọi mặt để hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao và đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước.
Công ty Truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ vận hành
mạng lưới truyền tải điện trên toàn khu vực miền Bắc luôn luôn cố gắng đảm bảo
truyền tải điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần
cùng toàn ngành điệngiảm giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức lao động tại công ty
Truyền tải điện 1 đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác này trong sự trưởng
thành và phát triển của Công ty.Cùng với nhiều công tác khác, công tác tổ chức lao
động đã giúp cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty và Nhà nước
giao, đồng thời tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Phần 1:Tổng quan về công ty Truyền tải điện 1
1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty Truyền tải điện 1
Công ty truyền tải điện 1 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
công ty điện lực Việt Nam – Bộ Công nghiệp
Trụ sở đặt tại 15 Cửa Bắc – Ba Đình – Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Power Transmision Company N0 1
Từ khi hình thành đến nay, trải qua hơn 25 năm hoạt động Công ty đã từng
bước trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Để hiểu
rõ hơn, chúng ta hãy đi theo tiến trình lịch sử của Công ty.
Tổ chức tiền thân của Công ty truyền tải điện 1 là Sở truyền tải điện miền
Băc trực thuộc Công ty điện lực miền Bắc (sau này là Sở truyền tải điện trực thuộc
Công ty điện lực 1).Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua 3 mốc
quan trọng sau:
* Giai đoạn 1: Sở truyền tải miền Bắc được thành lập theo quyết định số
06Đ1/TTCB ngày 7/4/1981 của Bộ Điện lực(Bộ Năng Lượng), tại số 53 phố Lương
Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Ngay từc những ngày đầu mới thành lập, Sở đã
khẩn trương tổ chức triển khai bộ máy, tập hợp đội ngũ, xây dựng lực lượng.
Trong vòng 2 năm (5/1981 – 5/1985) Sở đã lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ vận
hành toàn bộ lưới điện 110 KV miền Bắc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: từ Hà
Nội đến Hà Nam, Hà Bắc, Hà Sơn BÌnh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vĩnh Phú, Bắc Thái,
Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đồng thời với việc tiếp nhận lưới truyền tải đang vận hành, giải quyết những
khuyết điểm của lưới điện do chiến tranh để lại, Sở còn được Bộ Năng Lượng và
Công ty điện lực 1 giao nhiệm vụ lắp đặt một số công trình trạm và đường dây
110K trong kế hoạch cải tạo, mở rộng lưới của ngành điện.
Từ tháng 2 năm 1984 Sở được Tổng công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất và sau
đó tiếp nhận bàn giao đưa vào sản xuất công trình 220KV đầu tiên của lưới điện
miền Bắc: đường dây 220KV Phả Lại – Hà Đông và trạm 220KV Hà Đông, mở ra
thời kỳ phát triển lưới 220KV toàn miền Bắc.
* Giai đoạn 2:Từ tháng 10/1986,theo quyết định của Bộ, Sở tiến hành chuyển
giao lưới điện 110KV cho các Sở điện lực quản lý, tiếp nhận toàn bộ lưới 220KV.
Như vậy, từ tháng 5/1990 trở đi Sở chỉ còn quản lý lưới 220KV trên toàn miền, đáp
ứng nhiệm vụ truyền tải phần lớn san lượng điện phát ra từ các nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí để cung cấp cho Thủ đô Hà
Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và
chuyển tiếp cho các tỉnh miền Trung.
Tháng 4/1994, Sở truyền tải điện tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành hệ
thống truyền tải điện Bắc Nam 500KV cung đoạn Hoà Bình – Đèo Ngang.Cho tới
nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt , bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục
nhằm cung cấp điện cho miền Trung và miền Nam hàng tỷ KWh/năm.
* Giai đoạn 3:Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế
quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, Tổng công ty điện lực Việt Nam ra đời
theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.Từ tháng 4/1995, theo quyết định số
112NL/TCCB – LD của Bộ Năng lượng, Sở truyền tải điện tách khỏi Công ty điện
lực 1 để hình thành Công ty truyền tải điện 1, trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt
Nam.
Hiện nay Công ty có 1397 CBCNV, làm nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải
điện 220 – 500KV trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, trong đó có:
- 1275.8 km đường dây 220KV và 14Km đường dây 110KV
- 406 đường dây 500KV
- 9 Trạm biến áp 220KV và 6 Trạm biến áp 110KV với tổng dung
lượng 2855MVA.
- 1 Trạm bù 500KV
- 6 Trạm lặp, 9 đội chốt vận hành đường dây 500Kv.
Công ty có 15 đơn vị (9 truyền tải điện khu vực, 3 Trạm biến áp, 2 xưởng, 1
đội) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan
trọng như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Truyền tải điện 1
Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước cấp, Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư
cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc.Công ty có phạm
vi hoạt động trên toàn miền Bắc từ đèo Ngang trở ra với các lĩnh vực hoạt động như
sau:
- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấo điện áp 220KV đến 500KV với
tổng dung lượng các máy biến áp là 6685MVA, tụ bù 110KV là
1035MVAR, quản lý 860Km đường dây 500KV, 2150 Km đường dây
220KV.
- Sửa chữa đại tu các thiết bị điện, trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thông tự động,rơ le bảo
vệ và các thiết bị điện trong trạm biến áp ở các cấp điện áp.
- Lắp đặt cải tạo các thiết bị trong trạm biến áp, các đường dây tải điện ở
các cấp điện áp.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành
trạm và đường dây truyền tải điện.
- Sửa chữa đường dây 220KV trong trạng thái có điện.
- Tư vấn giám sát các công trình điện đến cấp điện áp 500KV.
- Quản lý đầu tư xây dựng các dự án nhóm C.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị lưới điện.
Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính, Công ty còn được Tổng công ty điện
lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của
Đức, Italy…để thay thế các thiết bị điện cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá
tải trong chương trình ở các trạm biến áp 220 KV miền Bắc.
1.3.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu
1.3.1.Cơ cấu sản xuất – kinh doanh
Hiện nay,công ty có 2 xưởng là xưởng thí nghiệm và xưởng sửa chữa thiết bị điện
phục trách những vấn đề liên quan đến sửa chữa và thí nghiệm.Các đơn vị truyền tải điện
thì phụ trách quá trình truyền tải điện đến được nơi tiêu thụ, còn các trạm biến áp có vai
trò thay đổi điện thế phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu vực.
1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay Công ty truyền tải điện 1 là một đơn vị lớn, có 1397 cán bộ công
nhân viên, trong đó có 1084 cán bộ công nhân sản xuất, 118 công nhân phục vụ và
196 cán bộ quản lý.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng(quản lý theo một
cấp).Đứng đầu là ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức
năng, truyền tải điện khu vực, trạm biến áp điện,đội xưởng sản xuất. Các đơn vị
trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo chính của
giám đốc công ty.
Trong công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc,trong đó 1 phó giám đốc
trạm và 1 phó giám đốc đường dây.
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện pháp
nhân của công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên.Quyền hạn và nhiệm vụ
của Giám đốc gồm có:
- Trực tiếp ký các nguồn lực của Công ty giao như quỹ đất, nguồn vốn, nợ
và các khoản tài sản,…
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án
Tổng công ty.
- Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước và
Tổng công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc.
- Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của Nhà nước.
- Chăm lo đời sống vật chất,văn hoá tinh thần cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong công ty.
- Giúp việc cho Giám đốc gồm một Phó giám đốc kỹ thuật(hay còn gọi là
phó giám đốc trạm) phụ trách các trạm biến áp điện, một Phó giám đốc
phụ trách đường dây và kế toán trưởng phụ trách từng khối công việc
được chuyên môn hoá cụ thể.
Phó giám đốc đường dây phụ trách 1 Đội phụ trợ (đội vận tải) và toàn bộ
khối đường dây thuộc các truyền tải điện khu vực.Phó giám đốc đường dây có chức
năng thực hiện các kế hoạch, chủ trương đã thống nhất với lãnh đạo công ty, đồng
thời đôn đốc kiểm tra việc khai thác sử dụng, bảo quản, quyết toán, bảo vệ vật tư,
thiết bị ở hiện trường và tại kho của đơn vị quản lý.Phó giám đốc chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước giám đốc công ty trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
được phân công.
Phó giám đốc trạm phụ trách 2 xưởng phụ trợ(xưởng Thí nghiệm điện và
xưởng sửa chữa thiết bị điện) và toàn bộ các trạm biến áp 110-220 KV,trạm bù 500
KV thuộc các truyền tải điện khu vực.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được công ty quy định như sau:
* Văn phòng
- Chức năng: Văn phòng công ty là cơ quan tổng hợp, hành chính, quản trị và
tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền,
lưu trữ trong công ty.
- Nhiệm vụ:
- Phụ trách công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, thông tin
liên lạc của cơ quan công ty.
- Phụ trách công tác quản tri sửa chữa nhà cửa, phòng làm việc của cơ
quan, mua sắm quản lý tài liệu phục vụ cho làm việc và phục vụ cho sinh
hoạt.
- Phụ trách công tác lễ tân phục vụ hội nghị, nhà khách của Công ty.
- Phụ trách công tác y tế, đời sống cơ quan Công ty.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, hành chính văn thư lưu trữ, pháp
chế trong toàn công ty.
- Tổ chức phổ biến, truyền đạt chủ trương, chính sách, nghị quyết, các văn
bản pháp luật, pháp quy toàn công ty.
- Phụ trách công tác tổng hợp tình hình chung các mặt hoạt động ở cơ quan
công ty và toàn công ty, làm các báo cáo sơ kết tháng, quý và tổng kết
công tác năm.
- Ghi chép văn bản, thông báo nội dung, kết luận hội nghị của lãnh đạo
công ty và theo dõi đôn đốc việc thực hiện.
* Phòng Kế hoạch
- Chức năng:Phòng kế hoạch là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và
tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác XDCB về hoạt
động sản xuất kinh doanh, xây dựng toàn công ty.
- Nhiệm vụ:
- Phòng kế hoạch là đầu mối giải quyết các lĩnh vực SXKD, XDCB trong
toàn công ty.
- Lập kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của công ty trình Tổng công ty duyệt
và triển khai thực hiện.
- Lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư các công trình theo phân cấp và các công
trình khác khi được Tổng công ty giao, trình Tổng công ty duyệt và triển
khai thực hiện.
- Lập kế hoạch xây dựng các công trình thuộc phạm vi công ty quản lý
theo tất cả các nguồn vốn trình Tổng công ty duyệt và triển khai thực
hiện.
- Tham gia cùng các phòng xây dựng kế hoạch tài chính, vật tư thiết bị, lao
động tiền lương…là đầu mối tổng hợp các kế hoạch trên.
* Phòng tổ chức cán bộ - lao động - đào tạo
- Chức năng :
Phòng tổ chức cán bộ - lao động – đào tạo là cơ quan tham mưu giúp giám
đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác về tổ chức quản lý và tổ chức sản
xuất, cán bộ và nhân sự, lao động tiền lương và chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ CBCNV, tổ chức công tác y tế đời sống trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ:.
- Nghiên cứu, đề xuất trình duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt
các hình thức tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, các biện pháp bảo toàn
và phát triển nguồn nhân lực, tận dụng tiềm năng lao động nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý và sản xuất của toàn công ty.
- Lập quy hoạch cán bộ thuộc diện công ty quản lý, bố trí sắp xếp đề bạt,
bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong toàn công ty.Nghiên
cứu và áp dụng, đề xuất ý kiến trong việc thực hiện các chính sách chế độ
cán bộ.
- Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch lao động tiền
lương, y tế, đời sống, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường,
cải thiện điều kiện làm việc trong toàn công ty.
- Giao kế hoạch lao động tiền lương (kể cả thưởng) và kế hoạch bảo hộ lao
động cho các đơn vị trực thuộc theo định kỳ (năm, quý). Kiểm tra đôn
đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được trình duyệt.
- Tham gia đề xuất ý kiến với Tổng công ty trong việc xây dựng các chế độ
chính sách chuyên ngành áp dụng đối với CBCNV của công ty.Tổ chức
thực hiện trong toàn công ty và theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị
thực hiện đúng theo thể chế hiện hành.
- Giải quyết thủ tục tiếp nhận, thuyên chuyển và ký kết hợp đồng lao động
đối với toàn công ty.Tổ chức thực hiện thoả ước lao động tập thể đã ký
kết giữa Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn công ty.Theo dõi, kiểm tram,
đôn đốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng thoả ước lao
động tập thể đã ký.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm trình Tổng công ty duyệt và tổ chức
thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức hội đồng kỷ luật cấp Công ty để xét kỷ luật CBCNV vi phạm kỷ
luật lao động theo đúng luật lao động và theo quy chế phân cấp của công ty.Theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo phân cấp.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên ngành tổ chức lao
động, đào tạo trong toàn công ty.
* Phòng kỹ thuật
- Chức năng:
Phòng kỹ thuật là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý,
điều hành công tác quản lý kỹ thuật vận hành, sửa chữa đào tạo và kỹ thuật an toàn
lưới truyền tải điện trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật
vận hành, sửa chữa lưới truyền tải điện do công ty quản lý và các lĩnh vực
liên quan đến công tác thanh tra kỹ thuật an toàn của công ty.
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển lưới truyền tải điện 1
trong khu vực công ty quản lý.
- Tham gia xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các đề án liên quan đến lưới
truyền tải điện của công ty, tham gia thẩm định đấu thầu, chọn thầu các dự
án đầu tư phát triển lưới điện của công ty.
- Theo dõi kiểm tra tình trạng làm việc và chất lượng kỹ thuật của các thiết bị
lưới điện do Công ty quản lý.
- Lập kế hoạch và các phương án kỹ thuật sửa chữa thiết bị, trình duyệt theo
phân cấp.
- Biên soạn các quy trình vận hành thiết bị.Xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật trong vận hành và sửa chữa lưới điện đồng thời theo dõi thực hiện.
- Quản lý hệ thống công tơ giao nhận điện tại các điểm ranh giới theo quy định
của Tổng công ty.
- Tham gia công tác bồi huấn, đào tạo và kiểm tra chuyên môn đối với cán bộ
kỹ thuật, công nhân quản lý lưới truyền tải điện.
- Tham gia xét duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa
học phát triển công nghệ và sáng kiến cải tiến.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp về việc đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn lao
động hàng năm và 5 năm, trình duyệt và thực hiện.
- Biên soạn và ban hành các quy trình an toàn thiết bị: tổ chức đào tạo, huấn
luyện và kiểm tra trình độ kỹ thuật an toàn cho cán bộ và công nhân trong
toàn công ty theo phân cấp.
* Phòng Kế toán tài chính
- Chức năng:
Phòng kế toán tài chính là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc về quản lý kinh
tế tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác kế toán tài chính
của công ty.
- Trên cơ sở kế hoạch của công ty, lập kế hoạch kế toán tài chính quý, năm
trình tổng công ty duyệt cấp vốn.
- Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính, tổ chức duyệt kế hoạch tài chính, cấp chi
phí sản xuất cho các đơn vị trong công ty đã mở tài khoản riêng.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, các quỹ.
- Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty; kiểm kê định kỳ, đột xuất phát
hiện các trường hợp vi phạm và đề xuất các biện pháp xử lý, lập danh mục
thanh lý tài sản cố định theo các nguồn vốn.
- Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu giá thành truyền tải điện; tiến hành phân tích
hoạt động kinh tế hàng quý, năm; đề xuất biện pháp tiết kiệm hạ giá thành
truyền tải điện.
- Thanh quyết toán kịp thời và làm đầy đủ nghĩa vị với Nhà nước.
- Tham gia duyệt dự toán đại tu, XDCB và làm quyết toán kịp thời.
* Phòng vật tư
- Chức năng:
Phòng vật tư là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc quản lý, cung ứng vật tư
thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện
và các công trình xây dựng theo kế hoạch của công ty.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực vật tư thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu của
công ty.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất của công ty xây dựng kế hoạch vật tư năm , 5 năm
và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt.
- Quản lý và thực hiện việc cung ứng vật tư thiết bị, phụ tùng nhiên liệu của
toàn công ty theo phân cấp.
- Tham mưu để Giám đốc công ty ký kết hợp đồng mua bán vật tư và tổ chức
thực hiện.
- Tham gia xây dựng các định mức sử dụng vật tư của công ty.
- - Xây dựng kế hoạch củng cố kho công ty và hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc củng cố kho đơn vị.
- Hướng dẫn cụ thể hoá các quy định của Nhà nước và của Tổng công ty để áp
dụng trong toàn công ty, tổ chức học tập, bòi dưỡng chuyên môn về công tác
vật tư trong công ty; định kỳ sơ kết, tổng kết và tổ chức tập huấn về công tác
vật tư của công ty.
* Phòng thanh tra bảo vệ
- Chức năng:
Phòng thanh tra bảo vệ là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chế độ
thanh tra bảo vệ, công tác phòng chống cháy nổ, thực hiện các nội dung về công tác
quân sự, xây dựng, huấn luyện đội ngũ tự vệ dự bị động viên.
- Nhiệm vụ:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác thanh tra bảo vệ,
phòng chống cháy nổ và quân sự tự vệ.
- Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra bảo vệ , phòng chống cháy nổ đối
với các đơn vị trực thuộc.
- Lập duyệt các kế hoạch phương án bảo vệ.
- Phối hợp cùng cơ quan pháo luật điều tra những vụ việc vi phạm an ninh trật
tự và tài sản XHCN trong công ty.
- Tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động về công tác quân sự tự
vệ trong phạm vi toàn công ty.
Bảng 1.1: Chất lượng đội ngũ lao động quản lý
Tên phòng
ban và các
chức danh
công việc
Tên người
đảm
nhiệm
Tình hình thực tế về Yêu cầu công việc về
Ngành đào
tạo
Trình độ
chuyên
môn
Thâm
niên
nghề
Ngành
đào tạo
Trình
độ
chuyên
môn
Thâm
niên
nghề
1.Giám đốc Vũ Hữu
Hoa
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 26 Hệ thống
điện
ĐH 5
2.Phó giám
đốc
Phan Văn
Cần
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 27 Hệ thống
điện
ĐH 3
3.Phó giám
đốc
Vũ Ngọc
Minh
Hệ thống
điện
ĐH ở Nga 35 Hệ thống
điện
ĐH 3
4.Phòng
TCCB- LĐ
*Trưởng
phòng
Trịnh
Nhật
Trung
Lao động
tiền lương
ĐH 27 Lao động
tiền lương
ĐH 2
*Phó
phòng
Trần Thế
Hùng
Lao động
tiền lương
ĐH 14 Lao động
tiền lươn