Kinh tế thị trường từng là động lực thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển vô
cùng nhanh chóng từ khi nó ra đời.Thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường làm
cho nền kinh tế trở nên năng động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị
trường luôn là sự cạnh tranh giữa các hãng sản suất với nhau do đó họ phải luôn tìm
tòi,sáng tạo các phương thức sản suất mới để mang lại lợi nhuận cao trong kinh
doanh. Chính vì thế nó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và
phồn thịnh.Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là một hoạt động kinh tế hoàn
hảo mà nó mang trên mình mặt trái của nó như:sự cạnh tranh không hoàn hảo; vấn
đề ngoại ứng; sự phân hoá giàu nghèo.và các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy,
nhà nước đã tham gia vào quá trình hoạt động của nền kinh tế để giảm nhẹ hoặc
khắc phục những hậu quả của nó. Nhưng trên thực tế không thể tồn tại một nền kinh
tế chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh và cũng không có nền kinh tế nào hoạt động
trên cơ sở tự nguyện mà không có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ ngày càng
khẳng định được vai trò của mình trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Đặc
biệt là đối với Việt Nam-một nước mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nên còn có
nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ nên chính phủ Việt Nam lại càng có vai trò to lớn
trong việc hướng nền kinh tế đi theo đúng mục tiêu đã chọn.Với hiểu biết của một
sinh viên mới được hướng dẫn học tập môn học này, em xin được trình bày những
hiểu biết của mình về vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng
thời liên hệ đến vị trí kinh tế của chính phủ ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá” đất nước.
52 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vị trí kinh tế của chính phủ ở nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam trong giai đoạn
“từng bước công nghiệp hoá và hiện đại
hoá” đất nước
Lời mở đầu
Kinh tế thị trường từng là động lực thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển vô
cùng nhanh chóng từ khi nó ra đời.Thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường làm
cho nền kinh tế trở nên năng động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị
trường luôn là sự cạnh tranh giữa các hãng sản suất với nhau do đó họ phải luôn tìm
tòi,sáng tạo các phương thức sản suất mới để mang lại lợi nhuận cao trong kinh
doanh. Chính vì thế nó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và
phồn thịnh.Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là một hoạt động kinh tế hoàn
hảo mà nó mang trên mình mặt trái của nó như:sự cạnh tranh không hoàn hảo; vấn
đề ngoại ứng; sự phân hoá giàu nghèo...và các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy,
nhà nước đã tham gia vào quá trình hoạt động của nền kinh tế để giảm nhẹ hoặc
khắc phục những hậu quả của nó. Nhưng trên thực tế không thể tồn tại một nền kinh
tế chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh và cũng không có nền kinh tế nào hoạt động
trên cơ sở tự nguyện mà không có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ ngày càng
khẳng định được vai trò của mình trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Đặc
biệt là đối với Việt Nam-một nước mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nên còn có
nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ nên chính phủ Việt Nam lại càng có vai trò to lớn
trong việc hướng nền kinh tế đi theo đúng mục tiêu đã chọn.Với hiểu biết của một
sinh viên mới được hướng dẫn học tập môn học này, em xin được trình bày những
hiểu biết của mình về vai trò của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng
thời liên hệ đến vị trí kinh tế của chính phủ ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
trong giai đoạn “từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá” đất nước.
phần I : vai trò của chính phủ trong
nền kinh tế thị trường
I.Ưu thế và khuyết tật của thị trường:
Để hiểu rõ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, trước hết ta
phải hiểu khái niệm về thị trường và cơ chế thị trường.
1.Khái niệm cơ chế thị trường:
a.Thị trường: Có rất nhiều khái niệm về thị trường tuỳ theo mỗi quan
điểm,mỗi góc độ khác nhau song một khái niệm tương đối khái quát nhất là: “Thị
trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng tác động
qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng “(Paul A.Samuelson).
Thị trường là yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh, là nơi hình thành các
quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế này là cơ sở quan trọng để hình thành cơ cấu
kinh tế. Thông qua thị trường các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các khu vực kinh
tế mới được biểu hiên. Thị trường có khả năng dự báo và hướng dẫn ngưới sản suất
và tiêu dùng trong hành vi kinh tế. Nói một cách khác,trong nền kinh tế hàng hoá tất
nhiên tồn tại một cơ chế thị trường.
b.Cơ chế thị trường (Sự vận động của thị trường ): “Cơ chế thị trường là một
hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà doanh
nghiệp tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định 3 vấn đề trung tâm của tổ chức
kinh tế “(Paul A. Samuelson ). Ba vấn đề trung tâm đó là: sản xuất ra cái gì; sản
xuất như thế nào và sản xuất cho ai.
Sản xuất cái gì: Nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và còn do khả
năng kỹ thuật và chi phí sản xuất quyết định. Trong nền kinh tế thị trường,việc sản
xuất ra cái gì khác so với nền kinh tế tự nhiên ở chỗ:trong nền kinh tế tự nhiên họ
sản xuất ra những gì mà họ cần để phục vụ cho mục đích tiêu dùng trực tiếp của
mình, còn trong nền kinh tế thị trường các nhà doanh nghiệp sản xuất ra những mặt
hàng mà thị trường cần. Cho nên giá cả chính là tín hiệu tập trung nhất mách bảo
cho người ta sản xuất ra cái gì. Người tiêu dùng sẽ bỏ phiếu bằng tiền cho những gì
cần sản xuất
Sản xuất như thế nào: Là do cạnh tranh giữa những người sản xuất quyết
định. Để có sự cạnh tranh về giá cả và lợi nhuận thì các nhà doanh nghiệp phải biết
sử dụng hợp lý nguồn lực mà mình có để tạo ra chi phí đầu vào thấp và chi phí đầu
ra hợp lý mà thị trường chấp nhận được
Sản xuất cho ai: Trong nền kinh tế thị trường, các hãng sản xuất ra những
loại hàng hoá và dịch vụ cho những người có nhu cầu và có khả năng thanh toán
cho những nhu cầu đó. Đối với người tiêu dùng, giá cả quyết định quy mô tiêu dùng
và do đó quyết định mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong xã hội.
Tóm lại, cơ chế thị trường là một loại cơ chế kinh tế lấy sự vận động của thị
trường để biểu hiện, mà sự vận động của thị trường lại cực kỳ phức tạp, nó bị chi
phối, ảnh hưởng, tác động qua lại của vô vàn yếu tố. Cơ chế thị trường có những ưu
thế và khuyết tật của nó mà ta phải nắm được để có biện pháp phát huy những ưu
điểm của nó đồng thời khắc phục những khuyết tật đó .
2.Ưu thế của thị trường:
Nền kinh tế thị trường ra đời là một tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi
quốc gia. Nó mang trên mình những ưu thế mà không một nền kinh tế nào sánh
được với nó.
Thứ 1:Đó là sự tự do về các hoạt động kinh tế. Có nghĩa là có sự đa dạng hoá các
thành phần kinh tế để phát huy được hết năng lực tìm tòi và sáng tạo của mỗi doanh
nghiệp nhằm tạo ra được lợi nhuận cao nhất góp phần làm đất nước giàu mạnh.
Thứ 2:Trong nền kinh tế thị trường thì kinh tế tư nhân chiếm ưu thế bởi vì đại đa
số các loại hình hoạt động kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ với khả năng thích ứng
nhanh, nhạy trước những thay đổi của thực tế. Mặt khác, họ không phải chi trả
lương cho bộ máy viên chức cồng kềnh như trong quản lý kinh tế quốc doanh, vì
thế thu được lợi nhuận lớn hơn.
Thứ 3:Phi tập trung hoá các quyền lực kinh tế có nghĩa là sự vận động của nền
kinh tế thị trường gắn liền với việc tồn tại các loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất, với quy luật canh tranh đã làm phân tán quyền lực về mặt kinh tế trong
từng ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua cạnh tranh thị trường
dẫn dắt người sản xuất-kinh doanh vào nơi đầu tư có lợi nhất. Điều này làm cho cơ
cấu sản xuất xã hội,ngành cũng có sự thay đổi theo yêu cầu của thị trường.
Thứ 4:Lợi nhuận là động lực cao nhất để thúc đẩy quá trình sản xuất. Từ đó nó
trả lời các câu hỏi sản suất ra cái gì,sản suất như thế nào và sản xuất cho ai. Nó biết
kết hợp các nguồn lực một cách hợp lýnhất để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm
lớn nhất với chi phí thấp nhất,từ đó tối đa hoá được lợi nhuận. Nền kinh tế thị
trường vận dụng được năng lực tối đa của nền kinh tế về vốn, kinh nghiệm lao
động.
Thứ 5:Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các ngành thuộc các lĩnh vực khác
nhau thì yếu tố chung duy nhất tác động đến doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Các
doanh nghiệp chỉ khác nhau ở hình thái quy mô tổ chức. Nhưng chúng có điểm
giống nhau là hoạt động trực tiếp với thị trường. Do đó họ là những người dám chịu
trách nhiệm trước các quyết định của mình, từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
trình độ,năng lực tổ chức kinh doanh.
3.Những khuyết tật của cơ chế thị trường :
Bên cạnh những ưu điểm có thể nói là tuyệt vời của nền kinh tế thị trường thì
trong quá trình vận động thì nó nảy sinh các nhược điểm sau:
Thứ 1:Sự tác động, điều khiển của bàn tay vô hình mang tính chất tự phát, mù
quáng vì không ai biết trước được cung cầu của xã hội.
Thứ 2:Thị trường mang trên mình những thông tin không đầy đủ nên dễ dẫn đến
mất cân đối trong nền kinh tế.
Thứ 3:Sự vận động của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hóa sâu sắc giữa giàu
và nghèo bởi trên thương trường chỉ tồn tại những “kẻ mạnh “,từ đó có sự mất bình
đẳng về kinh tế-xã hội.
Thứ 4:Thị trường phát triển dẫn đến độc quyền do đó làm giảm động lực phát
triển.
Thứ 5:Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nó gây ra những tệ nạn xã hội
như: hàng giả, buôn lậu, tham nhũng, hối lộ ...
Thứ 6:Thị trường trong nhiều trường hợp là kìm hãm chứ không phải là thúc đẩy
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Thứ 7:Hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường tàn phá môi sinh một cách ghê
gớm, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động ở nhiều quốc gia.
Chính những khiếm khuyết đó đã gây ra sự lãng phí của cải xã hội, do sự
nhận thức nhu của cầu thị trường của từng đơn vị là độc lập, là riêng lẻ dẫn đến đầu
tư trùng lặp, gây lãng phí. Đồng thời do sự cạnh tranh giành giật lợi nhuận dẫn đến
việc chi phí cho quảng cáo là quá mức cần thiết. Mặt khác, các lĩnh vực thu được ít
lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận lại không được các doanh nghiệp chú ý, mà
chính những hàng hoá đó lại là những cơ sở, tiền đề cho nền kinh tế phát triển, đó
chính là cơ sở hạ tầng của xã hội, mạng lưới giao thông,môi trường sinh thái...
Chính vì vậy, phải có sự can thiệp hữu hiệu của nhà nước để đảm bảo sự công bằng,
hiệu quả và ổn định cho nền kinh tế, xã hội .
II.Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:
Ta đã xem xét những ưu, nhược điểm của cơ chế thị trường. Tuy cơ chế thị
trường vẫn tồn tại tính hai mặt nhưng hiện nay vẫn được tất cả các quốc gia trên thế
giới tiến hành. Tại sao vậy? Bởi vì không một quốc gia nàolà không có sự điều tiết
của chính phủ đối với nền kinh tế. Chính sự điều tiết đó đã làm giảm bớt hoặc khắc
phục những hậu quả của cơ chế thị trường làm cho cơ chế thị trường ưu việt hơn
hẳn so với các cơ chế kinh tế khác và chính phủ dễ dàng hơn trong việc hướng nền
kinh tế đi đúng mục tiêu mà mình đã đề ra.
1.Mục tiêu của kinh tế vĩ mô:
Các quốc gia đều luôn luôn hướng về mục tiêu chính là: sản lượng cao, công
ăn việc làm đầy đủ, ổn định giá cả và cán cân ngoại thương
Mục tiêu thứ 1:là sản lượng cao cả trên thực tế lẫn tiềm năng. “Ngày nay, thước
đo cuối cùng để đánh giá thành công kinh tế, là khả năng của một nước để tạo ra sản
lượng cao và tăng nhanh được sản lượng hàng hoá và dịch vụ kinh tế” <Paul
Samuelson>.Có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao.
Mục tiêu thứ 2:là công ăn việc làm ở mức cao và thất nghiệp thấp ở mức thất
nghiệp tự nhiên. Bởi vì một quốc gia càng tạo ra được nhiều công ăn việc làm thì
nền kinh tế đó đang ở trong thời kỳ phát triển cao.
Mục tiêu thứ 3:là ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát thấp. Ôn định giá cả là làm cho
sự biến động của giá cả là không lớnvà không đột ngột để giới kinh doanh có thể
đoán được nhằm định hướng đầu tư cho mình. Khi giá cả của tất cả hàng hoá đồng
loạt tăng lên thì người ta gọi là lạm phát. Các quốc gia luôn muố duy trì tỷ lệ lạm
phát ở mức một con số hoặc hai con số ở mức thấp có thể chấp nhận được, các
chính phủ tìm mọi cách để giữ tỷ lệ lạm phát dao động quanh tỷ lệ lạm phát nói
trên.
Mục tiêu thứ 4: Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn địn tỷ giá hối đoái. Hầu
hết nền kinh tế của các nước đều là nền kinh tế mở cửa, buôn bán với nước ngoài do
đó luôn tồn tại việc xuất-nhập khẩu hàng hoá hoặc vay mượn giữa các nước... Cân
bằng cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá hối đoái nhằm làm cho cán cân hương
mại không có những “cú sốc “lớn .
2.Chức năng kinh tế của chính phủ:
Khi thảo luận vai trò của chính phủ, chúng ta thường đương chấp nhận rằng
chính phủ là người đề ra luật lệ đi đường. Để khẳng định vai trò của mình chính phủ
thực hiện các chức năng của mình.
Hiệu quả,như đã nói ở trên, các nền kinh tế trên thực tế đôi khi chịu thất bại
thị trường. Ơ hệ thống kinh tế cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất đơn giản không biết
kỹ thuật sản xuất rẻ nhất, và chi phí sản xuất không hạ xuống mức tối thiểu được.
Trên thị trường thực tế, một doanh nghiệp có thể có lãi bằng cách giữ giá cao cũng
như bằng cách giữ mức sản xuất cao. Trong nhiều lĩnh vực khác có rất nhiều tác
động bên ngoài, vì ô nhiễm độc hại hoặc vì kiến thức quí giá, đối với các nhà doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Trong mỗi một trường hợp này, một thất bại thị
trường dẫn đến sản xuất không hiệu quả hoặc tiêu dùng không hiệu quả, và ở đây,
chính phủ có thể đóng vai trò chữa bệnh. Nhưng trong khi đánh giá vai trò của
chính phủ chữa bệnh kinh tế, chúng ta cũng phải cảnh giác với “ những thất bại của
chính phủ “- đó là tình huống chính phủ gây thêm bệnh hoặc làm cho bệnh trầm
trọng thêm.
Cạnh tranh không hoàn hảo. Một sai lệch nghiêm trọng của cạnh tranh hoàn
hảo là cạnh tranh không hoàn hảo hoặc nhân tố độc quyền.
Chúng ta phải luôn luôn nhớ định nghĩa chinnhs xác của nhà kinh tế về
“người cạnh tranh hoàn hảo “. Mới chỉ có một vài địch thủ chưa đủ hco cạnh tranh
hoàn hảo. Định nghĩa kinh tế về cạnh tranh hoàn hảo trên một thị trường là có đủ
một số lượng doanh nghiệp hoặc mức độ cạnh tranh đến mức không có một doanh
nghiệp nào có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá đó. Một “ người cạnh tranh
không hoàn hảo “ là một người mà hành động có thể ảnh hưởng đến giá của một
mặt hàng. Thực tế, điều này có nghĩa là hầu hết các ông chủ doanh nghiệp, có lẽ trừ
số hàng triệu nhà nông mà từng người một sản xuất ra một phần không đáng kể
trong toàn bộ thu hoạch, đều là những người cạnh tranh không hoàn hảo. Ơ đầu cực
cạnh tranh không hoàn hảo là nhà độc quyền, người duy nhất cung cấp một mặt
hàng cụ thể.
Toàn bộ sinh hoạt kinh tế là sự kết hợp giữa các nhân tố độc quyền và cạnh
tranh. Cạnh tranh không hoàn hảo chứ không phải cạnh tranh hoàn hảo là hình thái
chính. Nhưng nói rằng, Một doanh nghiệp có thể tác động tới giá cả sản phẩm của
mình không có nghĩa là “ độc tài “. Phần sau chúng ta sẽ thấy rõ, một doanh nghiệp
không thể định giá hàng hoàn toàn theo ý muốn riêng mà vẫn có lãi. Doanh nghiệp
đó phải tính đến giá của các hàng có thể thay thế cho hàng của mình. Thậm chí nếu
doanh nghiệp đó sản xuất ra một loại dầu đốt đã có mác với những đặc tính độc đáo,
họ vẫn phải tính đến giá của các loại dầu đốt khác cũng như giá của củi, khí đốt và
chất cách nhiệt. Như vậy, sức mạnh kinh tế của những người cạnh tranh không
hoàn hảo luôn bị kiềm chế phần nào.
Các ông chủ doanh nghiệp và công nhân vừa ưa vừa ghét cạnh tranh khi nó
giúp chúng ta mở rộng thị trường. Nhưng chúng ta gọi nó là “ có tính chất đục đẽo”,
“ không công bằng “ hoặc “ tai hại “ khi đối thủ cạnh tranh của ta làm chúng ta
chúnh ta mất lợi nhuận. Những công nhân sống phụ thuộc vào giá bán sức lao động
của mình trên thị trường có thể là những người đầu tiên la ó khi cạnh tranh nước
ngoài đe doạ tiền lương của họ ở trong nước.
Khi sức mạnh độc quyền- tức là khi một doanh nghiệp lớn có khả năng tác
động đến giá cả ở một thị trường nào đó- thực sự trở thành quan trọng về kinh tế,
chúng ta sẽ thấy giá cả cao hơn mức hiệu quả, kiểu mẫu méo mó về cầu và sản xuất,
và lợi nhuận siêu thường. Những lợi nhuận này có thể bị biến thành điều quảng cáo
lừa dối hoặc là thậm chí có thể mua ảnh hưởng và sự bảo hộ của ngành lập pháp.
Chính phủ không coi mọi hoạt động của độc quyền là tất yếu. Từ những năm
1890 chính phủ Liên bang đã ra các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để tăng
hiệu lực của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn hảo của chúng ta.
Tác động bên ngoài. Một cách thứ hai để cơ chế thị trường không bị kiềm
chế có thể dẫn đến kết quả không có hiệu quả xuất khẩu khi có nhân tố tác động bên
ngoài.
Nhưng trên thực tế, nhiều tác động qua lại diễn ra bên ngoài các thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng tài nguyên hiếm như không khí hoặc nước sạch mà không trả
tiền cho những người phải sống trong bầu không khí bị ô nhiễm hoặc nước bị bẩn.
Doanh nghiệpB, đóng ở giữa một khu vực dân cư thuê một người bảo vệ mặt mũi
dữ tợn canh giữ nhà máy của mình;như vậy làm cho bọn lưu manh vì sợ cũng tránh
hành nghề ở các nhà dân lân cận. Trong những trường hợp đó, một cái xấu về kinh
tế và một cái tốt về kinh tế đã được chuyển giao tới những đối tượng bên ngoài các
thị trường. Tác động bên ngoài xảy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra chi
phí lợi ích cho doanh nghiệp khác hoặc nguời khác mà những doanh nghiệp hoặc
con người nào không được nhận đúng số tiền cần được trả hoặc không phải trả đúng
số chi phí phải trả.
Vì xã hội chúng ta đã trở nên đông dân hơn xưa, vì sản xuất ngày càng dựa
trên những quy trình sử dụng chất độc tác động bên ngoài đã từ những phiền toái
nhỏ mà trở thành những mối đe doạ lớn. Kết quả là chính phủ đã sử dụnh đến luật lệ
điều tiết hành vi kinh tế như là một cách để ngăn chặn những tác động tiêu cực bên
ngoài như ô nhiễm nước và không khí, khai thác đến cạn khoáng sản, chất thải-gây
nguy hiểm thức ăn, uống thiếu an toàn và các chất phóng xạ...
Những người phê phán việc quy định luật lệ than phiền rằng hoạt động kinh
tế của chính phủ có tính chất cưỡng bức không cần thiết. Chính phủ giống như cha
mẹ, luôn nói không được: Không được bán thiếu cân, không được sử dụng lao động
trẻ em, không được để ống khói nhà máy nhả khói ra bầu trời, không được bán hoặc
hút Cocaine.v.v...
Mặt khác, khi kinh doanh, các nhà sản xuất luôn muốn thu được lợi nhuận
cao nhất, nguồn vốn quay vòng nhanh... Do đó, một số loại hàng hoá quan trọng cho
việc phát triển kinh tế, cho sự bảo đảm an ninh trật tự cho nền kinh tế lại không
được đầu tư vì nó không mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít. Vì thế chính phủ
pnải đầu tư vào các loại hàng hoá này. “Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế chứng tỏ những việc làm như thế không phải
do ý thích “.(Paul A.Samuel).
Công bằng. Cho đến nay chúng ta đã tập trung vào các thiếu sót trong vai trò
chỉ đạo của bàn tay vô hình-những sự thiếu hoàn hảo có lẽ có thể sửa chữa được
bằng sự can thiệp đúng đắn. Nhưng hãy tạm cho rằng nền kinh tế hoạt động hoàn
toàn có hiệu quả-luôn ở trên ranh giới khả năng sản xuất và không bao giờ ở bên
trong ranh giới này cả, luôn chọn đúng số lượng hàng hoá công cộng so với hàng
hoá tư nhân.v.v... Nhưng thậm chí nếu hệ thống thị trường hoạt động hoàn hảo như
vừa mô tả thì nhiều người vẫn không cho nó là lý tưởng. Tại sao vậy?
Thứ nhất, hàng hoá đi theo số phiếu bằng đồng đô la chứ không phải là theo nhu
cầu lớn nhất. Một con mèo của người giàu có thể được nhận số sữa mà một đứa trẻ
nghèo cần có để được khoẻ mạnh. Có phsải là do cung cầu hoạt động kém không?
Hoàn toàn không vì cơ chế thị trường đang làm đúng chức năng-nó đặt hàng vào tay
người có thể trả tiền nhiều nhất, người có nhiều phiếu bằng tiền nhất. Những người
bảo vệ cơ chế giá cả và những người phê phán nó cần thừa nhận rằng một hệ thống
thị trường có hiệu quả có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Nếu một nước chi tiêu về
thức ăn cho súc vật làm cảnh nuôi trong nhà nhiều hơn là về giáo dục đại học cho
người nghèo thì đó là một khuyết điểm của việc phân phối thu nhập, chứ không
phải là của thị trường. Nhưng, một kết quả như vậy có thể không chấp nhận được về
mặt chính trị hoặc đạo lý. Một xã hội không cần chấp nhận kết quả của những thị
trường có tính cạnh tranh-sự sống còn của những kẻ sống sót-coi đó là quyền thiêng
liêng hoặc công lý trên đời. Bàn tay vô hình có thể dẫn chúng ta đến giới hạn bên
ngoài của ranh giới khả năng sản xuất nhưng không nhất thiết nó phân phối sản
lượng đó một cách có thể chấp nhận được. Và một khi xã hội dân chủ không thích
sự phân phối phiếu đô-la trong mức hệ thống thị trường “thả lỏng “thì nó có biện
pháp thay đổi kết quả thông qua những chính sách phân phối lại.
Thứ hai, do tỉ suất thuế thấp không thể giúp gì cho những người hoàn toàn không
có thu nhập.trong những thập kỷ gần đây chính phủ đã xây dựng một hệ thống hỗ
trợ thu nhập: Giúp đỡ cho người già, người mù, người bị tàn tật, cũng như bảo hiểm
thất nghiệp cho những người không có công ăn việc làm. Hệ thống trả tiền chuyển
dịch này tạo ra một “mạng lưới an toàn “bảo vệ những người không may khỏi bị
huỷ hoại về kinh tế. Cuối cùng, chính phủ đôi khi trợ cấp tiêu dùng cho những
nhóm có thu nhập thấp. Nhờ quá trình tăng trưởng kinh tế và những chương trình
phúc lợi tạo ra m