Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ về CPH DNNN, tình hình sản xuất kinh doanh và quá trình CPH ở
Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ
sau đổi mới đến nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu người viết đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê,
phương pháp điều tra, phương pháp toán học, phương pháp đọc, phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn gồm ba phần:
Chương I:Cơ sở khoa học của việc CPH DNNN trong nông nghiệp
Chương II:Thực trạng quá trình thực hiện CPH ở Công ty TPXK Bắc Giang
Chương III:Một số giải pháp thúc đẩyCPH ở Công ty TPXK Bắc Giang.
Do hạn chế về trình độ kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu nên đề tài khó
trách khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các
thầy, cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
93 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và giải pháp thúc
đẩy tiến trình cổ phần hoá ở
Công ty thực phẩm xuất khẩu
Bắc Giang
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP
7
1. Vị trí, vai trò của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong
nông nghiệp
7
1.1. Khái niệm kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp 8
1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp 8
2. Nhận thức cơ bản về cổ phần hoá và Công ty cổ phần 10
2.1. Khái niệm cổ phần hoá 10
2.2. Khái niệm về Công ty cổ phần 11
3. Những đặc điểm cơ bản của cổ phần hoá trong nông nghiệp 11
3.1. Trong các doanh nghiệp nông nghiệp giá trị của đất đai chiếm một tỷ
trọng lớn trong giá trị doanh nghiệp
12
3.2. Nông nghiệp từ lâu nay vẫn được coi là ngành sản xuất kinh doanh kém
hiệu quả đời sống của cán bộ công nhân còn gặp nhiều khó khăn
12
3.3. Trong nông nghiệp có một phần tài sản cố định có nguồn gốc sinh học 13
4. Sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp 13
4.1. CPH cho phép huy động tối đa nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài
nước để phát triển kinh tế
16
4.2. CPH để đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 17
4.3. Nâng cao tiềm lực kinh tế Nhà nước 17
4.4. Do yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà
nước trong nông nghiệp
18
4.5. Tạo động lực mới trong quản lí doanh nghiệp 18
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
2
5. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá
và quá trình thực hiện
19
5.1. Những chủ trương chính sách 19
5.2. Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện 29
6. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới 35
6.1. CPH ở Trung Quốc 35
6.2. CPH ở các nước ASEAN 37
6.3. Những kinh nghiệm quốc tế về CPH có thể áp dụng trong việc thực
hiện CPH DNNN chế biến thực phẩm xuất khẩu
38
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG
TY THỰC PHẨM XUẤT KHẨU BẮC GIANG
40
I. Chủ trương của Tỉnh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước
40
1. Mục tiêu của tỉnh Bắc Giang về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Tỉnh quản lý
40
2. Những biện pháp thực hiện 41
II. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất
khẩu Bắc Giang
43
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 43
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 43
1.2. Bộ máy tổ chức 44
1.3. Hoạt động chính của Công ty hiện nay 44
1.4. Nguồn lực hiện tại của Công ty 45
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 47
2. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến tiến
trình CPH
47
2.1. Vị trí địa lí của Công ty 47
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
3
2.2. Đặc điểm về lao động 48
2.3. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 49
2.4. Đặc điểm về bộ máy quản lí 50
3. Thực trạng quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm
xuất khẩu Bắc Giang
50
3.1. Sự cần thiết phải tiến hành CPH ở Công ty TP XK Bắc Giang 50
3.2.Quá trình thực hiện CPH 54
3.3.Những kết quả đạt được, những vướng mắc và những vấn đề đặt ra khi
thực hiện CPH
55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ Ở
CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT KHẨU BẮC GIANG
69
I. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu cổ phần hoá của Công ty 69
1. Quan điểm của Công ty 69
2. Phương hướng và mục tiêu cổ phần hoá của Công ty 69
2.1. Phương hướng CPH của Công ty 69
2.2. Mục tiêu CPH của Công ty 70
II. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy cổ phần hoá ở Công ty
thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang
70
1. Nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty 70
2. Lành mạnh hoá vấn đề tài chính của Công ty trước khi cổ phần hoá 72
2.1. Công khai hoá những vấn đề tài chính 72
2.2. Cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp 73
2.3. Tiến hành thị trường hoá các khoản nợ 75
3. Xác định đúng giá trị doanh nghiệp 75
4. Giải quyết vấn đề lợi ích cho người lao động 78
5.Tổ chức thực hiện đúng quy trình cổ phần hoá theo các văn bản hiện
hành
80
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
4
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách 80
6.1. Cần làm rõ hơn những ưu đãi với doanh nghiệp và người lao động trong
các doanh nghiệp CPH
81
6.2.Thay đổi cơ cấu cổ phần trong các doanh nghiệp CPH hiện nay 81
6.3. Đơn giản hoá quy trình thực hiện CPH 82
6.4. Chọn hình thức CPH phù hợp 83
6.5. Tạo môi trường thúc đẩy CPH 83
7. Coi trọng phát triển doanh nghiệp hậu cổ phần hoá 84
Kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo 89
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
5
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, sự đa dạng hoá các hình
thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến hơn trong toàn xã
hội. Những thành tựu của công cuộc đổi mới cho phép đông đảo quần chúng
nhận thức ngày càng rõ hơn rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình
thức sở hữu khác (tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng
phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Đồng thời việc đa dạng hoá các
hình thức sở hữu cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao
quyền tự chủ tài chính và khả năng tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao
tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của người lao động và người quản lý
doanh nghiệp.
Trải qua hơn 10 năm thực hiện cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) những thành tựu đã đạt được đủ để chúng ta khẳng định rằng CPH là
một chủ trương đúng đắn và phù hợp với yêu cầu khách quan. Tuy nhiên xung
quanh vấn đề CPH còn khá nhiều tồn tại như: Cơ chế chính sách chưa đồng bộ,
quy trình CPH còn phức tạp, ưu đãi dành cho người lao động và doanh nghiệp
CPH chưa thoả đáng, việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH còn gặp
không ít khó khăn…. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có giải pháp hoàn thiện
để thúc đẩy CPH DNNN.
Sau một quá trình thực tập tại Công ty thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Bắc
Giang, Công ty đang tiến hành CPH. Từ điều kiện thực tế cộng với kiến thức
hiểu biết của mình Em chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần
hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp đại học.
Luận văn cố gắng đi sâu nghiên cứu lí luận và tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn của cổ phần hoá DNNN đặc biệt là cổ phần hoá trong lĩnh việc nông nghiệp.
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
6
Đánh giá thực trạng quá trình CPH ở công ty thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Bắc
Giang làm nổi bật nên những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong khi tiến
hành CPH. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy CPH ở
Công ty.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ về CPH DNNN, tình hình sản xuất kinh doanh và quá trình CPH ở
Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ
sau đổi mới đến nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu người viết đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê,
phương pháp điều tra, phương pháp toán học, phương pháp đọc, phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn gồm ba phần:
Chương I: Cơ sở khoa học của việc CPH DNNN trong nông nghiệp
Chương II: Thực trạng quá trình thực hiện CPH ở Công ty TPXK Bắc Giang
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy CPH ở Công ty TPXK Bắc Giang.
Do hạn chế về trình độ kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu nên đề tài khó
trách khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các
thầy, cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
7
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP
Đổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trong đó
có CPH, đang là vấn đề nóng bỏng, hết sức bức súc ở Việt Nam. Mặc dù chủ
trương tiến hành CPH DNNN đã được đưa ra và thực hiện từ lâu, song đến nay
tiến độ thực hiện còn rất chậm, ngay cả khi Chính phủ giao chỉ tiêu CPH cụ thể
cho từng Bộ, ngành, địa phương. Chính vì vậy việc nghiên cứu về mặt lí luận,
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn CPH DNNN trong và ngoài nước thời gian qua để
tìm ra giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình CPH mà còn góp phần lí giải định hướng
đổi mới DNNN và kinh tế Nhà nước nói chung.
1. Vị trí, vai trò của kinh tế Nhà nước, DNNN trong nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và phức tạp. Nó giữ vai
trò quan trọng, quyết định và không thể thiếu được trong phát triển kinh tế ở tất
cả các nước nhất là các nước đang phát triển. Các nhà kinh tế đã chứng minh
được rằng điều kiện để phát triển kinh tế đất nước là phải tăng được lượng cung
về lương thực, thực phẩm bằng cách trực tiếp sản xuất hoặc có thể nhập khẩu từ
các nước khác nếu không thể sản xuất hoặc không có lợi thế trong sản xuất nông
nghiệp. Tuy có vai trò quan trọng như vậy, nhưng lâu nay nông nghiệp vẫn được
coi là ngành sản xuất kém hiệu quả, vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro
lớn. Vì vậy, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp không hấp dẫn được nhiều
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cho nên việc tồn tại của kinh tế Nhà nước
trong lĩnh vực nông nghiệp là yêu cầu khách quan không chỉ vai trò của nông
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
8
nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế mà còn là sự phát triển của hàng triệu hộ
nông dân.
1.1. Khái niệm kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà
nước thành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ sở hữu, là pháp nhân kinh
tế hoạt động theo phát luật, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước
giao.Từ khái niệm cho ta thấy những đặc trưng của kinh tế Nhà nước:
+ Là một tổ chức được Nhà nước thành lập bằng cánh đầu tư vốn (100%
hoặc Nhà nước nắm cổ phần chi phối) để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước
giao.
+ DNNN do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong doanh nghiệp thuộc
sở hữu Nhà nước.
+ DNNN có tư cách pháp nhân vì nó hội tụ đủ 4 điều kiện để trở thành pháp
nhân theo quy định của pháp luật (được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành
lập; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác
và tự chụi trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập)
+ DNNN là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nghĩa là nó tự chịu
trách nhiệm về nợ và cá nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi tài sản do doanh
nghiệp quản lí.
1.2. Vị trí vai trò của DNNN trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế mang tính chất
hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực sản xuất
và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng tồn tại và phát triển trong
mối liên hệ hợp tác, liên kết cạnh tranh cùng nhau phát triển phù hợp với qui định
pháp luật. Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp luôn có vai
trò đầu tầu, định hướng phát triển để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
9
bền vững đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng nên của xã hội đối với các sản
phẩm nông nghiệp và không làm giảm khả năng cho sản phẩm trong tương lai.
Kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp hiện nay có vị trí và vai trò chủ yếu sau.
- Định hướng, tạo tiềm lực cho Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết đối với
nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà
nước quyết định quỹ đạo phát triển của nông nghiệp nông thôn, đảm bảo duy trì
cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Sự can thiệp của kinh tế
Nhà nước bằng tiềm lực kinh tế của mình cũng như một số công cụ pháp luật làm
cho nền kinh tế thị trường hoạt động được thông suốt, tạo lập những cân đối lớn
theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà bản thân kinh tế thị trường không thể tự
điều tiết được. Kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp là lực lượng xung kích trong
việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để thực
hiện vai trò của mình thì bản thân kinh tế Nhà nước phải đủ mạnh, có thực lực
thật sự để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Chúng ta không thể định hướng
nền kinh tế bằng các công cụ phi kinh tế, bằng ý chí chủ quan và ý chí chính trị.
- Kinh tế Nhà nước nắm giữ các hoạt động quan trọng của nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành cung cấp những sản phẩm tối cần thiết cho nhu cầu của
con người, thiếu những sản phẩm này còn người không thể tồn tại và phát triển
được. Những sản phẩm của nông nghiệp cho dù khoa học ngày nay rất phát triển
nhưng cũng chưa thể tạo ra sản phẩm thay thế. Đối với nước ta nông nghiệp càng
có vai trò quan trọng hơn khi hơn 70% dân số nước ta vẫn hoạt động trong nông
nghiệp. Trong nông nghiệp có những lĩnh vực rất nhạy cảm chỉ cần một sự tác
động nhỏ là có thể ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời
sống của hàng triệu hộ nông dân. Những lĩnh vực như vậy không thể để cho các
thành phần kinh tế khác kiểm soát được mà Nhà nước phải quản lí, kiểm soát
chẳng hạn như sản xuất giống, phân bón, thuốc thú ý, hoạt động xuất nhập khẩu,
thức ăn gia súc, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn… Tuy nhiên cũng không
nên hiểu cứng nhắc là Nhà nước phải độc quyền trong lĩnh vực này mà nên hiểu
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
10
Nhà nước kiểm soát hoạt động này, kết hợp cùng với các thành phần kinh tế khác
phối hợp hoạt động sao cho có hiệu quả cao nhất.
- Kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp có vai trò hỗ trợ kinh tế hợp tác,
kinh tế trang trại, kinh tế hộ kinh doanh có hiệu quả, phải là đòn bẩy trong xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đưa công nghệ vào sản xuất, phát triển công
nghệ chế biến để tiêu thụ nông sản, phải phát huy được vai trò là trung tâm công
nghiệp dịch vụ, trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm văn hoá. Hỗ trợ các
thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp khi cần thiết. Kinh tế Nhà nước phải
là đầu tầu trong việc đưa nông nghiệp ra khỏi tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp
tiến lên sản xuất hàng hoá, phải nắm giữ cho được đại bộ phận các mặt hàng chủ
lực thiết yếu cho đời sống, điều tiết và bình ổn giá cả có lợi cho nông dân.
2. Nhận thức cơ bản về cổ phần hoá và CTCP
2.1. Khái niệm cổ phần hoá
CPH DNNN là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN (doanh nghiệp
đơn sở hữu) sang Công ty cổ phần(CTCP) (doanh nghiệp đa sở hữu) đồng thời
chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo luật DNNN sang doanh nghiệp hoạt
động theo các quy định về CTCP trong luật doanh nghiệp. Do vậy, các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh cũng có sự chuyển biến từ Nhà nước độc quyền sang hoạt
động theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường tuân theo các quy luật như cung
cầu, giá cả, cạnh tranh…
Trong quá trình CPH, tài sản của Nhà nước được chuyển đổi sở hữu cho
nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân
trong và ngoài nước, Nhà nước cũng giữ lại một tỷ lệ cổ phần cho chính mình ở
doanh nghiệp đó. Như vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ đơn
sở hữu sang đa sở hữu.
Với những đặc trưng như vậy, giải pháp CPH là giải pháp quan trọng nhất
trong công cuộc cải cách DNNN đang diễn ra hiện nay; giải tỏa được những khó
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
11
khăn cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích người lao động đóng góp tích cực
và có trách nhiệm sức lực, trí tuệ, vốn của họ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn CPH là giải pháp khắc phục những
vấn đề khó khăn trong khu vực kinh tế Nhà nước.
2.2. Khái niệm về Công ty cổ phần
Công ty cổ phần với tính cách là kết quả của việc CPH DNNN là công ty
được thành lập trên cơ sở hợp tác của nhiều cá nhân bằng cách phát hành và bán
cổ phiếu có mệnh giá bằng nhau. Lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các
cổ đông theo số lượng cổ phần mà mỗi cổ đông là chủ sở hữu.
- Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau
- CTCP có tư cánh pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn, cổ đông chỉ chịu tránh nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế tối đa.
- CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của
phát luật về chứng khoán.
3. Những đặc điểm cơ bản của CPH trong nông nghiệp
CPH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là giải pháp trung tâm
để sắp xếp và đổi mới hoạt động của kinh tế Nhà nước. Các DNNN trong nông
nghiệp hầu hết không nằm trong danh mục những DNNN cần nắm giữ 100% vốn
hoặc những DNNN cần nắm cổ phần chi phối. Vì vậy, số lượng các doanh
nghiệp nông nghiệp cần phải CPH là rất lớn. Để có thể chuyển nhanh các doanh
nghiệp này sang hoạt động theo hình thức CTCP thì cần phải nghiên cưú kĩ
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
12
những đặc điểm kinh tế kĩ thuật riêng có của các doanh nghiệp nông nghiệp mà
có cách làm cho phù hợp.
3.1. Trong các doanh nghiệp nông nghiệp giá trị của đất đai chiếm một tỷ
trọng lớn trong giá trị của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt
quan trọng nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Trong nông
nghiệp đất đai là tài sản vô giá, không có đất đai thì không có hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nông nghiệp. Điểm đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này là nếu
biết sử dụng, cải tạo, bảo vệ hợp lí thì chúng chẳng những không bị hao mòn,
chất lượng xấu đi, mà còn tốt hơn tức là độ phì của đất tăng lên. Cho nên diện
tích đất đai thì có hạn nhưng sức sản xuất của đất đai thì không có giới hạn.
Trong nông nghiệp giá trị của đất đai được xác định theo độ mầu mỡ của đất tức
khả năng sinh lời của đất. Chính vì vậy khi xác định giá trị đất đai trong nông
nghiệp không chỉ căn cứ vào diện tích bề mặt mà quan trọng hơn là phải căn cứ
vào sức sản xuất (khả năng cho sản phẩm) của đất trong tương lai. Trong nông
nghiệp giá trị đất đai thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị doanh
nghiệp nên làm nẩy sinh những khó khăn khi CPH. Bởi vì nếu tính giá trị đất đai
vào giá trị doanh nghiệp khi CPH sẽ đẩy giá trị doanh nghiệp lên rất cao trong
khi đất đai chưa thể phát huy vai trò sinh lời ngay. Giá trị doanh nghiệp cao làm
sao có thể hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp để sản xuất kinh
doanh như vậy rất khó cho CPH trong nông nghiệp. Nếu giá trị đất đai không
tính vào giá trị doanh nghiệp CPH thì Nhà nước sẽ mất đi một khoản thu và tạo
ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá thực
tế rất dễ nẩy sinh tiêu cực.
3.2. Nông nghiệp từ lâu nay vẫn được coi là ngành sản xuất kinh doanh kém
hiệu quả đời sống của cán bộ công nhân viên còn gặp nhiều khó khăn.
Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy cæ phÇn ho¸ ë C«ng ty thùc phÈm xuÊt khÈu B¾c Giang
13
Đầu tư vào nông nghiệp thường là đầu tư dài hạn cần nhiều vốn, khả năng
sinh lời thấp rủi ro cao do sản xuất nông nghiệp phải gắn với đất đai và điều kiện
tự nhiên. Kết quả của sản xuất phải thông qua sinh trưởng và phát triển của cây