I. Tính cấp thiết.
Nông sản là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng tăng. Xuất phát từ đó mà đòi hỏi đối với các mặt hàng nông sản không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, thu hoạch và buôn bán thì mặt hàng nông sản lại mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất cũng như xuất khẩu hàng nông sản ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là một nước có nên nông nghiệp lâu đời, có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy mạnh, Việt Nam đang mở rộng cánh cửa giao lưu buôn bán với các quốc gia trên thế giới, và mỗi nước đều có những lợi thế so sánh cũng riêng mình thì hàng nông sản được coi là một thế mạnh của Việt Nam. Và thực tế cũng đã chứng minh, hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hang nông sản không những đảm bảo được nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn giúp nâng cao đời sống cho người nông dân, là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước. Hoạt động này sẽ giúp cho Việt Nam có thể khai thác tối đa lợi thế ở Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực, Với vai trò to lớn như vậy, xuất khẩu hàng nồn sản được coi là một mũi nhọn chủ lực ở Việt Nam trong phát triển kinh tế.
Trong nhưng năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản có tộc độ tăng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt là ở các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước nói riêng và tổng sản phẩm GDP nói chung. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng thuận lợi mà còn đầy rẫy những khó khan, thử thách. Con đường để hàng nông sản Việt Nam đến với thị trường thế giới còn có không ít những rào cản đòi hỏi những người nông dân, những nhà doanh nghiệp và cả chính phủ cần phải có giải pháp tháo gỡ để vượt qua.
Xuất phát từ những lý do đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam” để nghiên cứu.
II. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp diễn giải xen lẫn phân tích để giới thiệu vấn đề.
- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được đọc, được nghiên cứu từ sách, báo, mạng internet có liên quan.
- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu, đánh gía, so sánh, thống kê mô tả nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phân chia công việc mỗi thành viên đóng góp một phần và trưởng nhóm tổng hợp hoàn thành bài.
30 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết.
Nông sản là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng tăng. Xuất phát từ đó mà đòi hỏi đối với các mặt hàng nông sản không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, thu hoạch và buôn bán thì mặt hàng nông sản lại mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất cũng như xuất khẩu hàng nông sản ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là một nước có nên nông nghiệp lâu đời, có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy mạnh, Việt Nam đang mở rộng cánh cửa giao lưu buôn bán với các quốc gia trên thế giới, và mỗi nước đều có những lợi thế so sánh cũng riêng mình thì hàng nông sản được coi là một thế mạnh của Việt Nam. Và thực tế cũng đã chứng minh, hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hang nông sản không những đảm bảo được nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn giúp nâng cao đời sống cho người nông dân, là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước. Hoạt động này sẽ giúp cho Việt Nam có thể khai thác tối đa lợi thế ở Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực,… Với vai trò to lớn như vậy, xuất khẩu hàng nồn sản được coi là một mũi nhọn chủ lực ở Việt Nam trong phát triển kinh tế.
Trong nhưng năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản có tộc độ tăng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt là ở các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước nói riêng và tổng sản phẩm GDP nói chung. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng thuận lợi mà còn đầy rẫy những khó khan, thử thách. Con đường để hàng nông sản Việt Nam đến với thị trường thế giới còn có không ít những rào cản đòi hỏi những người nông dân, những nhà doanh nghiệp và cả chính phủ cần phải có giải pháp tháo gỡ để vượt qua.
Xuất phát từ những lý do đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam” để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp diễn giải xen lẫn phân tích để giới thiệu vấn đề.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được đọc, được nghiên cứu từ sách, báo, mạng internet có liên quan.
Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu, đánh gía, so sánh, thống kê mô tả nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phân chia công việc mỗi thành viên đóng góp một phần và trưởng nhóm tổng hợp hoàn thành bài.
PHẦN II: NỘI DUNG
LÝ LUẬN LIÊN QUAN.
Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Theo điều 28, mục 1, chương 2, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hàng hóa xuất khẩu: Là hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường, mua bán trao đổi trên thị trường nhưng là thị trường nước ngoài. Hàng hóa này phải di chuyển qua biên giới của quốc gia. Đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường nhập khẩu đó đòi hỏi. Như vậy so với hàng hóa sản xuất để bán trên thị trường nội địa nó phức tạp hơn nhiều
Giá cả xuất khẩu: Là mức giá của hàng hóa xuất khẩu, nó được đưa ra dựa trên mức giá quốc tế và có sự chấp nhận của cả hai bên xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu: Được hiểu là tổng giá trị hàng hjóa xuất khẩu của một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn ngạch xuất khẩu: Là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, được hiểu là quy định của nhà nước về sản lượng hay giá trị của một mặt hàng, hay nhóm mặt hàng sang một thị trường nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép xuất khẩu (Quota xuất khẩu).
Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Các chủ thể của hợp đồng là ngừơi mua, người bán phải có trụ sở đăng kí kinh doanh tại các nước khác nhau, thông thường là có quốc tịch khác nhau.
Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quả nhu cầu nội địa. Trong trường hợp, nền kinh tế còn lạc hậu và phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất, thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Những yếu tố tác động đến xuất khẩu
Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái.
Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.
Chính sách của Nhà nước về thương mại quốc tế:
Thuế quan: Hiện nay các mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, hồ tiêu… là các mặt hàng nông sản được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nhằm giải quyết các vấn đề xã hội nên được miễn thuế xuất khẩu.
Công cụ phi thuế quan:
Quota xuất khẩu (hạn ngạch xuất khẩu): Được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạn ngạch được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu từ một thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.
Quota xuất khẩu là một trong những công cụ trước đây cũng đã áp dụng cho hàng hoá nông sản (xuất đi phải xin giấy phép xuất khẩu) làm hạn chế khả năng xuất khẩu. Từ năm 1997 đến nay, Nhà nước đã bỏ Quota xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. Riêng đối với gạo, việc xuất khẩu phải thông qua hiệp hội xuất khẩu gạo để đảm bảo quyền lợi chung của hiệp hội và của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chính sách đối với cán cân thanh toán cán cân thương mại: Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung, giữ vững được cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định vào sự củng cố nền độc lập và tăng trưởng kinh tế nhanh. Đương nhiên biện pháp để giữ cân bằng không phải là hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn để giữ cho cán cân thanh toán được cân bằng. Sự cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực.
Vấn đề đặt ra là phải có chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Song song với việc mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng đến những mặt hàng chủ lực. Có như vậy, quốc gia mới có thể giảm dần nhập khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu.
Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật (tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường, bao bì đóng gói,…)…
Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu
Mục tiêu chung của hoạt động xuất khẩu hiện nay là: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, tạo thêm các mặt hàng chủ lực; nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường; giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu”.
Ở những thời điểm nhất định mục tiêu xuất khẩu có khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…).
Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM.
Trong những năm gần đây
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Những năm qua, hoat động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những chuyển biếm tích cực như: Sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sự thay đổi đó thể hiện rất rõ ở kết quả xuất khẩu nông sản cuả Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 10 tháng đầu năm 2012.
Trong những năm qua, hoat động xuất khẩu nông sản đã có những chuyển biếm tích cực như sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Thị trường xuất khẩu hàng húa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Trong số các nước ở Châu Á như Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đó thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản xuất nông nghiệp trong năm 2008 gặp không ít khó khăn về thời tiết, dịch bệnh cũng như điều kiện thị trường. Đầu năm là những đợt rét chưa từng có trong vòng nhiều thập kỷ qua đã ảnh hưởng lớn không chỉ đến cây trồng, vật nuôi mà cả đến đời sống của người nông dân. Tiếp đó là thiên tai bão lụt mà tiêu biểu đợt mưa ngập ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, gây thiệt hại lớn về mùa màng và nuôi trồng thủy sản, v.v… Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ giữa năm 2008 đã tạo nên những cơn bão giá (giá xăng dầu thế giới tăng đã làm cho hàng loạt các vật tư nhập khẩu đầu vào của nông nghiệp tăng mạnh) làm tăng chi phí của người sản xuất tăng vào những tháng giữa năm. Đặc biệt, những tháng cuối năm điều kiện thị trường của nông sản đã biến động bất lợi cho ngành nông nghiệp: xuất khẩu khó khăn, nông sản khó tiêu thụ, v.v… Xuất khẩu thủy sản trong các tháng cuối năm giảm mạnh, đi ngược lại xu thế chung trong những năm trước đây và sẽ còn tiếp tục trong năm tới. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra một năm đầy những yếu tố bất thường đối với ngành: kể cả thuận lợi cũng như khó khăn. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Sản lượng lương thực tăng mạnh (7,5% so với năm 2007), kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt hơn 2,8 tỷ USD, cà phê – hơn 2 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt ngưỡng 4 tỷ USD.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 có những thuận lợi: Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu và tăng cường đầu tư cho sản xuất, thời tiết về cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và khai thác thuỷ sản, dịch bệnh diễn ra ở qui mô nhỏ,... Tuy nhiên, năm 2009 sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn: mưa lũ lớn trên diện rộng cuối năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây vụ đông, khu vực Tây Nguyên quí I bị hạn, thiếu nước, mưa bão trong quý III ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, giá cả nhiều nông sản giảm mạnh từ cuối năm 2008, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, thị trường xuất khẩu một số sản phẩm khó khăn,... Do vậy, kết quả sản xuất năm 2009 vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng ở mức tăng thấp so với những năm trước. Sản lượng lương thực có hạt đạt 43,33 triệu tấn tăng 24 ngàn tấn so với năm ngoái (tương đương 0,1%), trong đó sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 116 ngàn tấn (tương đương 0,4%), sản lượng ngô giảm khoảng 3,1% (tương đương 141 ngàn tấn) đạt mức 4,4 triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo của năm 2009 đạt mức cao nhất từ trước đến này: ước đạt 5,8 triệu tấn với trị giá kim ngạch 2,6 tỉ USD, so cùng kỳ năm trước tang 22,67% về lượng, nhưng giảm 10,34% về giá trị. Xuất khẩu nông lâm thủy sản tuy không đạt được mức của năm ngoái do tác động của khủng hoảng kinh tế và giảm giá thế giới nhưng cũng vượt mức đề ra (kế hoạch của ngành là 12 triệu USD và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là 14 tỷ USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12/2009 ước đạt trên 1,3 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cả năm 2009 ước đạt 15,34 tỷ USD, giảm 6,91% so cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 7,8 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 10,88%, thuỷ sản ước đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,73% so cùng kỳ, lâm sản ước đạt 2,74 tỷ USD, giảm 10,94% so cùng kỳ.
Năm 2010 diễn biến thời tiết không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: vụ đông xuân thiếu nước trên phạm vi rộng; nắng nóng kéo dài đầu vụ hè thu và vụ mùa; mưa, bão ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa hè thu và lúa mùa ở các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Bộ; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi lan rộng ở nhiều địa phương, nhất là bệnh rầy nâu trên cây lúa và dịch bệnh tai xanh trên lợn. Tuy nhiên, nhờ có các chính sách và biện pháp cụ thể kịp thời kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 đạt khá so với năm trước.
Năm 2011 giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cả năm 2011 ước xấp xỉ 25 tỷ USD, tăng 27,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm hàng này, ước đạt 13,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,2%; thuỷ sản ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ; lâm sản chính ước đạt 4,1 tỷ USD (trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD), tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2010.
Năm 2012 tính đến tháng 10 thì xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 10 tháng đầu năm ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,7%; thuỷ sản ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,7%; lâm sản chính ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 10 tháng đầu năm có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ mặt hàng gạo và cao su. Giá trị nhập khẩu các đầu vào cho sản xuất nông lâm sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 13,76 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, xuất siêu ngành Nông nghiệp 10 tháng đầu năm ước đạt 8,74 tỷ USD.
Thực trạng xuất khẩu một số nông sản chính
Hoạt động xuất khẩu gạo
Trong tháng xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007.
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,…
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước…
Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2009 với 1,48 triệu tấn, giảm 13,6% so với năm trước; tiếp theo là các thị trường: Singapore đạt 539 nghìn tấn, tăng 64,7%; Cuba đạt 472 nghìn tấn, tăng 5%. Mặc dù, xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất Philippin, nhưng tăng mạnh ở một số thị trường mới nổi như thị trường Inđônêxia đạt 687 nghìn tấn (năm 2009 chỉ là 17,8 nghìn tấn); Bănglađét đạt 359 nghìn tấn (năm 2009 là hơn 5 nghìn tấn);…
Năm 2011 thì mặt hang gạo vẫn là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản). Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2011 lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn và trị giá đạt 3,66 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 3,3% về lượng và tuy nhiên tăng khá 12,6% về trị giá so với năm trước.
Năm 2012 lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 9 năm nay là 673 nghìn tấn, giảm 17,4%, trị giá đạt 303 triệu USD, giảm 17% so với tháng trước. Như vậy, tính đến hết quý III/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,23 triệu tấn, tăng 5% và trị giá đạt 2,82 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong