HTD là một hệ thống tự động đo và điều khiển việc gia công thông tin theo một algorithm(thuật toán) định sẵn.
Cụ thể hơn hệ thống thông tin đo lường là một tập hợp các thiết bị có cùng một nhiệm vụ, cùng một thuật toán chức năng để có thể thiết lập được ước lượng về đối tượng. Sau đó biến đổi thông tin, gia công và chuyển về dạng con người có thể thu nhận được.
+ Các quá trình xảy ra trong hệ thống thông tin đo lường
• Quá trình đo lường
• Quá trình kiểm tra
• Quá trình nhận dạng
• Quá trình tính toán
• Quá trình chẩn đoán
-Quá trình đo lường: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để nhận được ước lượng định lượng của đối tượng thông qua việc so sánh với mẫu. Đây là quá trình quan trọng nhất của hệ thống thông tin đo lường.
-Quá trình kiểm tra: so sánh giữa trạng thái của đại lượng cần kiểm tra so với mẫu cho tín hiệu đánh giá.
-Quá trình nhận dạng: xác định xem có sự tương ứng hay không giữa đối tượng và mẫu đã cho
-Quá trình chẩn đoán: là quá trình theo dõi sự làm việc bình thường của đối tượng và tìm ra chỗ hỏng hóc. Hệ thống kiểm tra các hoạt động của thiết bị kỹ thuật gọi là hệ thống chẩn đoán
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuyết minh đổi mới phương pháp giảng dạy Môn học: hệ thống thông tin công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA ĐIỆN TỬ
Bộ môn: Đo lường và Điều khiển tự động
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
NĂM 2007
MÔN HỌC:
HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Công
Cộng tác: Nguyễn Văn Chí
Nguyễn Hoài Nam
THÁI NGUYÊN 2007
ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐO LƯỜNG
Định nghĩa và sự phát triển của hệ thống thông tin đo lường
Định nghĩa hệ thống thông tin đo lường
HTD là một hệ thống tự động đo và điều khiển việc gia công thông tin theo một algorithm(thuật toán) định sẵn.
Cụ thể hơn hệ thống thông tin đo lường là một tập hợp các thiết bị có cùng một nhiệm vụ, cùng một thuật toán chức năng để có thể thiết lập được ước lượng về đối tượng. Sau đó biến đổi thông tin, gia công và chuyển về dạng con người có thể thu nhận được.
+ Các quá trình xảy ra trong hệ thống thông tin đo lường
Quá trình đo lường
Quá trình kiểm tra
Quá trình nhận dạng
Quá trình tính toán
Quá trình chẩn đoán
-Quá trình đo lường: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để nhận được ước lượng định lượng của đối tượng thông qua việc so sánh với mẫu. Đây là quá trình quan trọng nhất của hệ thống thông tin đo lường.
-Quá trình kiểm tra: so sánh giữa trạng thái của đại lượng cần kiểm tra so với mẫu cho tín hiệu đánh giá.
-Quá trình nhận dạng: xác định xem có sự tương ứng hay không giữa đối tượng và mẫu đã cho
-Quá trình chẩn đoán: là quá trình theo dõi sự làm việc bình thường của đối tượng và tìm ra chỗ hỏng hóc. Hệ thống kiểm tra các hoạt động của thiết bị kỹ thuật gọi là hệ thống chẩn đoán
+ Đặc tính chung của các quá trình
Tất cả các quá trình đều có một đặc tính chung là phải có sự thu nhận đại lượng bằng các thiết bị kỹ thuật biến đổi qua các đại lượng trung gian rồi so sánh với mẫu. Ghi lại tất cả các trạng thái hay tính chất của đối tượng và đưa ra kết quả bằng số.
Hệ thống kỹ thuật ngày càng phức tạp cho nên có nhiều điểm thu thập số liệu từ nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy xuất hiện các hệ thống đo, đó là tổ hợp đo của nhiều đại lượng, hiện nay số điểm thu thập có thể lên đến hàng ngìn điểm.
Ví dụ: Động cơ, máy phát, lò luyện kim, quá trình sản xuất xi măng và nhiêu đại lượng khác nhau, đại lượng điện như dòng, áp, công suất, cosj, đại lượng nhiệt, nồng độ…
Để điều khiển quá trình sản xuất xi măng
Ta phải lấy mẫu clanhke và đưa qua máy phân tích phổ. Tín hiệu đầu ra của máy phân tích phổ được đưa vào máy tính. Máy tính sẽ tính toán theo một phần mềm định sẵn, sau đó ra lệnh để phối liệu sao cho đạt chất lượng xi măng như mong muốn.
+ Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống thông tin đo lường.
Đối tượng
Thiết bị thu nhận thông tin
Thiết bị gia công thông tin
Thiết bị lưu giữ thông tin
Thiết bị thể hiện thông tin
Người quan sát
Thiết bị điều khiển
Tín hiệu vào
Tín hiệu ra
Hình 1.1 - Sơ đồ cấu trúc của HTD
-Thiết bị thu nhận thông tin chủ yếu là các cảm biến, biến tín hiệu cần đo của đối tượng sang tín hiệu điện. Sau đó sẽ có quá trình đo thực hiện phép so sánh với mẫu, quá trình lượng tử hoá và mã hoá.v.v
-Thiết bị gia công (biến đổi, tính toán) thông tin thực hiện các phép tính theo một algorithm nhất định(thường phải sử dụng mP và mC).
-Thiết bị lưu trữ ghi vào bộ nhớ hoặc in ra để lưu trữ.
-Thiết bị thể hiện thông tin có thể là thiết bị đo hoặc tự ghi, hoặc là màn hình của máy tính.
+Nhiệm vụ của hệ thống thông tin đo lường.
Thực hiện việc đo hay kiểm tra chẩn đoán, nhận dạng hay tính toán từ nhiều tín hiệu khác nhau trong thời gian ngắn nhất.
Biến đổi tín hiệu thành các tín hiệu chuẩn hoá để truyền đi xa mà không bị mất mát.
Hệ thống thông tin đo lường làm nhiệm vụ tự động hoá cao độ, quá trình đo, kiểm tra nhận dạng, từ đó cho ra thông tin để điều khiển kịp thời đối tượng. Nhờ đó mà nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Sự phát triển của hệ thống thông tin đo lường.
-Vào những năm 1960: Chủ yếu là hệ tập trung, chưa có sự tham gia của máy tính. Thường dùng mạch biến áp hoặc senxin. Tín hiệu đưa về là tín hiệu tương tự.
-Từ những năm 1970 ¸ 1982: Vẫn là các hệ tập trung, song đã có sự tham gia xử lý tín hiệu bằng máy tính. Lúc này đã xuất hiện các tổ hợp đo lường tính toán.
-Từ năm 1982 ¸ đến nay: Là các hệ thống phân tán, các máy tính đều được đưa tới các phân xưởng. Mỗi máy tính chịu trách nhiệm 1 cụm nào đó. Máy tính sẽ đo và xử lý sơ bộ sau đó gửi thông tin lên máy tính trung tâm thông qua các mạng máy tính.
Phân loại hệ thống thông tin đo lường
Phân loại dựa trên tín hiệu vào
Khác với dụng cụ đo một hệ thống thông tin đo lường có thể có một số lượng lớn các đầu vào đại lượng vật lý giống nhau hoặc khác nhau. Chúng có những đặc trưng rất khác nhau. Do vậy thường căn cứ vào tín hiệu vào để xác định nguyên lý làm việc của hệ thống. Việc phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu vào có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Theo số lượng tín hiệu vào
+ Hệ thống có từ 2 tín hiệu vào trở nên gọi là hệ nhiều kênh (đa kênh)
Theo tính chất của tín hiệu.
+ Hệ thống có các tín hiệu vào độc lập hay phụ thuộc.
Ví dụ t0 và U là hai tín hiệu độc lập, còn t0 và độ ẩm là hai tín hiệu phụ thuộc.
Theo sự thay đổi của tín hiệu
+Hệ thống có các tín hiệu vào tiền định (biết trước quy luật) hay ngẫu nhiên (không biết trước quy luật)
Theo sự biến đổi của tín hiệu
+Hệ thống có tín hiệu vào rời rạc hay liên tục.
Theo bản chất của tín hiệu
+Hệ thống có tín hiệu vào là chủ động, tức là bản thân nó có năng lượng như I, U, t0, ánh sáng v.v. hoặc có tín hiệu vào là bị động, tức là bản thân nó không mang năng lượng như R, L, C, sức bền vật liệu.
Theo quan hệ của tín hiệu và nhiễu
+ Hệ thống có các tín hiệu có nhiễu độc lập (có thể tách khỏi tín hiệu) hoặc nhiễu phụ thuộc (không thể tách khỏi tín hiệu).
Ví dụ như tín hiệu máy điện tim: Utín hiệu = 0.7mV, Unhiễu =20mV
Phân loại dựa trên tín hiệu ra
1. Hệ thống đo lường
Là HTĐ có nhiệm vụ đo các đại lượng vật lý cho thông tin ra bằng số, kết quả được đưa ra trực tiếp. Hệ thống đo lường bao gồm hai loại:
Hệ thống thông tin đo lường gần
Hệ thống thông tin đo lường xa(truyền số liệu)
2. Hệ thống kiểm tra tự động
Là hệ thống có nhiệm vụ so sánh giá trị đo được với một giá trị chuẩn để nhằm nhiệm vụ kiểm tra. Để thực hiện việc kiểm tra hay điều khiển ta phải ấn định giá trị chuẩn Sp(setpoint) điểm đặt. Sau đó so sánh với giá trị cần kiểm tra. Những hệ thống như vậy gọi là hệ thống kiểm tra tự động. Tín hiệu ra thường có 3 mức: chuẩn, trên chuẩn, dưới chuẩn.
-Với hệ thống kiểm tra: tín hiệu ra mang tính chất lượng để trả lời cho câu hỏi thấp hơn hay cao hơn chuẩn. Trong công nghiệp hệ thống đo lường và hệ thống kiểm tra thường đi đôi với nhau.
3. Hệ thống chẩn đoán kỹ thuật
Trên cơ sở kết quả đo hệ thống đưa ra đánh giá về trạng thái làm việc của đối tượng, đặc tính hư hỏng và phương pháp sửa chữa. Hệ thống này phải có sự tham gia của thiết bị tính toán và các phần tử logic.
4. Hệ thống nhận dạng
Nhận biết các thông tin xem có giống với mẫu hay không, thông thường hệ thống này cũng phải kết hợp với thiết bị tính toán. Ví dụ như hệ thống phân loại sản phẩm.
Phân loại dựa trên sơ đồ cấu trúc
S1
S2
Sn
Phần đo lường 1
Phần đo lường 2
Phần đo lường n
.
.
.
.
.
.
Thiết bị thể hiện thông tin
Người
Thiết bị điều khiển
1- Hệ thống có các kênh song song
Hình 1.2 Hệ thống có các kênh song song
-Đặc điểm: các kênh liên lạc làm việc độc lập với nhau
-Ưu điểm: Độ làm việc tin cậy, nếu hỏng một kênh thì các kênh khác vẫn làm việc bình thường.
-Nhược điểm: Số lượng dây quá lớn (nếu số lượng điểm đo lớn) nên chỉ áp dụng cho các nhà máy nhỏ (khoảng cách £ 2km)
2- Hệ thống có các kênh nối tiếp
S1
S2
Sn
.
.
.
Mux
Thiết bị đo lường
Thiết bị thể hiện thông tin
Người
Thiết bị điều khiển
Hình 1.3 Hệ thống có các kênh nối tiếp
Mux: Multiplexor – bộ dồn kênh
Cấu tạo Mux như sau:
Đầu vào địa chỉ (A): Address
Đầu vào dữ liệu (D): Data
Đầu vào cho phép (C): Clock
Xung đồng bộ
Đầu ra: Q () ( là đầu ra đảo của Q), Q sẽ được đóng vào các tín hiệu đầu vào theo 2 phương án:
Theo một chương trình quét cho trước: D0, D1,…,Dn-1
Đầu ra Q được đóng vào chân dữ liệu đầu vào Di nào đó nếu như tương ứng với địa chỉ của nó.
Một Mux có n chân địa chỉ thì bao giờ cũng có 2n chân dữ liệu.
Mux
D0
D1
D2
D3
A2
A1
C
Q
Ví dụ: một mux có 4 chân dữ liệu
Bảng trạng thái
Chân địa chỉ
Chân Clock
Đầu ra
A0
A1
C
Q
X
X
0
0
0
0
1
D0
1
0
1
D1
0
1
1
D2
1
1
1
D3
Hàm logic: Q = C[D0 + D1A0+ D2A1 + D3A0A1]
Các kênh được biến từ song song thành nối tiếp (nhờ Mux) để đưa vào một kênh duy nhất.
-Ưu điểm: Tốn ít đường dây, sử dụng khi đo ở khoảng cách xa, rẻ tiền, đơn giản
-Nhược điểm: Độ tin cậy thấp vì nếu hỏng hóc ở phần kênh chung thì coi như tê liệt hệ thống
3 - Hệ thống song song nối tiếp
S1
S2
Sn
Mux1
Phần đo lường
S1
S2
Sn
Muxm
Phần đo lường
.
.
.
Muxå
Thiết bị thể hiện thông tin
Người
Thiết bị điều khiển
Hình 1.4 Hệ thống có cách kênh song song nối tiếp
Hệ thống này có ưu điểm là tăng độ tin cậy, tăng được số kênh đầu vào, song có nhược điểm là cồng kềnh, đắt tiền nên thường dùng cho các hệ thống lớn và phải truyền đi xa.
4- Hệ thống kiểm tra tự động
S1
S2
Sn
So sánh 1
So sánh 2
So sánh n
Mẫu
Thiết bị
thể hiện
thông tin
Người
Thiết bị điều khiển
Phần đo lường
Hình 1.5 Hệ thống kiểm tra tự động
Có một mẫu chung dùng cho tất cả các bộ so sánh, thiết bị thể hiện sẽ thông báo trạng thái của tín hiệu so với mẫu (lớn hơn, bằng, hay nhỏ hơn).
Tổ chức làm việc của hệ thống thông tin đo lường
Quá trình làm việc của HTĐ được điều khiển bằng bộ điều khiển, bộ điều khiển này điều khiển hệ thống thông qua một thuật toán nào đó như: điều khiển tác động lẫn nhau giữa các khâu trong hệ thống; thứ tự thực hiện công việc; các thao tác chọn tần số lấy mẫu tín hiệu; chọn số kênh, xác định giới hạn đo của từng tín hiệu ở từng kênh, tính toán sai số của việc đo; gia công kết quả đo.
Bộ điều khiển HTĐ ngày nay là các bộ vi xử lý và máy tính
Tất cả các thiết bị trong hệ thống nói chung là các thiết bị có tín hiệu vào ra khác nhau, do vậy để có thể trao đổi thông tin giữa các thiết bị với nhau hoặc với bộ điều khiển thì đòi hỏi phải có một giao diện chung (interface). Giao diện ở đây bao gồm giao diện phần cứng (các card ghép nối giữa thiết bị và máy tính, các bộ chuyển đổi tín hiệu. . .) và phần mềm (ngôn ngữ lệnh trong vi xử lý, các driver hay các trình điều khiển thiết bị...).
Ví dụ: Một hệ thống sử dụng mP như sau
S1
S2
Sn
TR1
TR2
TRn
Mux
ADC
mP
Program Memory
Date Memory
RS 232
Interface
RS 232
Interface
RS 232
Interface
Printer
Display
Keyboard
Control
ROM
RAM
Hình 1.6 - HTĐ sử dụng vi xử lý
RS 232
Interface
Printer
mP
Control
Date
Address
Hình 1.7 – Trao đổi giữa vi xử lý và giao diện
-Tín hiệu S được đưa qua các TR(TR1, TR2,…,TRn) đến bộ chọn kênh(Mux). Sau đó tín hiệu được đưa tới bộ nhớ chương trình, nhớ dữ liệu. mP sẽ điều khiển mọi hoạt động qua Interface (RS232) để in ra nếu cần thiết, hoặc điều khiển các khâu khác nhau.
Phân cấp trong hệ thống đo lường - điều khiển và thông tin công nghiệp hiện nay
Phân cấp hệ thống
Hệ thống sản xuất ngày nay càng được mở rộng và có phạm vi địa lý phân tán cho nên hệ thông thông tin đo lường và điều khiển cũng vì thế mà phát triển và được phân cấp hệ thống cơ bản theo 5 lớp – hình chóp như sau:
Cấp chấp hành
Cấp điều khiển
Cấp điều khiển giám sát
Cấp điều hành sản xuất
Cấp
quản lý
công ty
Hình 1.8 Phân cấp hệ thống
Cấp chấp hành: Bao gồm các cảm biến, cơ cấu chấp hành chúng có chức năng nhận tín hiệu đo thông qua cảm biến, thực hiện việc điều khiển theo lệnh cấp trên. Đây là thiết bị hiện trường(FI - Field Instruments) .
Cấp điều khiển: Bao gồm các máy tính điều khiển (CPU – Control Processing Unit); Các modul I/O (input / Output). Chức năng là bộ điều khiển cơ sở, điều khiển logic, tổng hợp dữ liệu, bảo vệ thiết bị và giám sát hiện trường FCS (Field Control Station).
Cấp điều khiển giám sát: là cấp điều khiển quá trình bao gồm các trạm thiết kế kỹ thuật và trạm vận hành.
Trạm thiết kế kỹ thuật – EWS (Engineering Work Station)
Bao gồm: Thiết kế các thông số hệ thống như chọn số kênh, chọn tần số quét của tín hiệu, tần số cắt mẫu, dải tần của kênh liên lạc, lựa chọn tối ưu các thông số của tín hiệu sao cho sai số của phép đo là nhỏ nhất. Định nghĩa mọi thiết bị, kết nối và phân luồng quản lý của từng CPU cụ thể.
Trạm vận hành OS (Operating Station)
Có chức năng vận hành hệ thống bao gồm điều khiển giám sát (supervery control), tối ưu hóa quá trình về chất lượng cũng như năng lượng tiêu thụ, xử lý sự cố, chẩn đoán kỹ thuật, bảo toàn hệ thống.
Cấp điều hành sản xuất: Theo dõi đánh giá kết quả sản xuất, lập kế hoạch sản xuất dựa vào tình trạng thiết bị, đầu vào, đầu ra của sản phẩm, tính toán, tổ chức sản xuất theo hướng tối ưu hóa
Cấp quản lý công ty: Tính toán kinh tế, thống kê số liệu về sản xuất kinh doanh, xử lý đơn đặt hàng, giao dịch thương mại (thương mại điện tử, quản lý kho tàng). Hoạch định tài nguyên của công ty: tài chính, nhân lực sản xuất, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất.
Ví dụ một hệ thống đo lường - điều khiển phân tán trong công nghiệp.
I/O Layer
Control Layer
Operation Layer
Management Layer
Control NetworkTocken Passing
Profibus...
Management Network
(Ethernet)
Data Historial
Operation
Station
Information Management System
Field Control
Field I/O
Hình 1.9 Ví dụ về hệ thống đo lường - điều khiển phân tán trong công nghiệp
Chức năng mở của hệ thống
Năm 1978 Hội tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization) đưa ra một mô hình hệ thống mở: OSI (Open System Information) nghĩa là phải có phương thức truyền thông mở theo một tiêu chuẩn bao gồm 7 lớp để có thể thay thế thiết bị lẫn nhau của nhiều hãng sản xuất.
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data link
Physical
Hình 1.10 Giao thức truyền thông mở bảy lớp trong công nghiệp
Application Layer: có chức năng truyền file, trao đổi bản tin, báo cáo...
Presentation Layer: chuyển đổi cú pháp các dữ liệu được truyền đi trên OSI
Session Layer: tổ chức và đồng bộ dữ liệu trao đổi như cung cấp, quản lý thông tin giữa các ứng dụng, thiết lập duy trì đồng bộ hóa, hủy bỏ phiên truyền thông giữa các ứng dụng trong hệ thống.
Transport Layer: thực hiện truyền giữa hai đầu sử dụng, phát hiện và sửa đổi, ghép và tách kênh
Network Layer: tối ưu hóa việc truyền một bản tin từ mạng này sang mạng khác, chuyển mạch luồng thông tin, kiểm soát luồng dữ liệu,cắt bỏ khối nếu cần
Data link Layer: cung cấp phương tiện truyền thông qua liên kết vật lý, đảm bảo tin cậy, phát hiện, sửa lỗi, khóa dữ liệu.
Physical Layer: đảm bảo về cơ điện cho hệ thống.
Truy nhập thông tin được thực hiện qua các giao thức gọi là protocol.
Ví dụ: việc truy cập thông tin trên internet qua đường điện thoại phải thông qua giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol / Internet Protocol)
CÁC ĐẶC TÍNH THÔNG TIN CỦA TÍN HIỆU ĐO LƯỜNG
Tín hiệu đo lường trong công nghiệp
Định nghĩa
Tín hiệu đo là loại tín hiệu mang đặc tính thông tin, chứa đựng thông tin về giá trị cần đo. Tín hiệu đo làm nối liền các khâu trong hệ thống đo lường - điều khiển của cả quá trình sản xuất, tín hiệu đo có thể thay đổi theo thời gian hoặc các thông số khác.
Một tín hiệu đo phụ thuộc vào nhiều thông số khác nhau nhưng người ta cố định các thông số khác và chỉ để phụ thuộc duy nhất vào một thông số.
Ví dụ: x(t, a, b, c,...) Þ x(t)
Như vậy tín hiệu đo trên phụ thuộc thời gian, các thông số khác nằm trong phạm vi cho phép.
Phân loại tín hiệu đo
Có thể phân loại tín hiệu đo dựa theo các tiêu chí sau:
Dựa vào sự xuất hiện của tín hiệu
Tín hiệu tiền định và gần tiền định
+ Tín hiệu tiền định là tín hiệu đã biết trước các thông số cũng như quy luật thay đổi. Ví dụ như tín hiệu: U = 10V, I = 5A.
+ Tín hiệu gần tiền định là các tín hiệu biết trước quy luật cần xác định thông số. Ví dụ như tín hiệu xoay chiều hình sin: x = xmaxsin(wt + j). Trong đo các lượng xmax, w, j đều có thể là chưa biết và cần phải đo. Xung đơn vị lý tưởng, xung đơn vị có chu kỳ.
b. Tín hiệu ngẫu nhiên
Là các tín hiệu không biết trước quy luật biến thiên cũng như các thông số, trong thực tế phần lớn là các tín hiệu dạng này. Sự thay đổi ngẫu nhiên của tín hiệu thường phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, áp xuất, độ ẩm v.v
Ví dụ: Nhiệt độ của một lò nung là tín hiệu ngẫu nhiên, nó phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cũng như các điều kiện xung quanh.
x
x(t)
t
0
a)
Dựa vào hình thức biến đổi tín hiệu
a. Tín hiệu liên tục (a)
Là tín hiệu liên tục theo thời gian liên tục. Đồ thị của tín hiệu là hàm liên tục của đối số liên tục.
x
x(t)
t
0
Dxk
b)
b. Tín hiệu liên tục lượng tử (b)
Là tín hiệu liên tục theo thời gian và lượng tử theo mức. Đồ thị của tín hiệu là hàm gián đoạn của đối số liên tục. Dx là mức lượng tử
c)
x
x(ti)
t
0
Dt
Dx
c. Tín hiệu rời rạc (c)
Là hàm liên tục của đối số rời rạc.
Dt là chu kỳ rời rạc
c)
x
Xi(ti)
t
0
Dt
d)
d. Tín hiệu rời rạc lượng tử (d)
Là hàm lượng tử theo mức của đối số rời rạc.
Hình 2.1- Các dạng tín hiệu (a, b, c, d)
Khái niệm quá trình ngẫu nhiên.
-Một tín hiệu đo ngẫu nhiên được gọi là một thể hiện
-Khi đo nhiều lần tín hiệu ngẫu nhiên X ta được nhiều đường cong khác nhau bao gồm nhiều thể hiện xi(t) và được gọi là quá trình ngẫu nhiên X(t) (là tập hợp của nhiều thể hiện).
t
X(t)
Một thể hiện
Nhiều thể hiện
xi(t)
Ví dụ khi đo 1 quá trình nhiệt độ theo thời gian thì nhiệt độ sẽ dao động xung quanh 1 giá trị trung bình Tc
Các đặc tính của tín hiệu đo ngẫu nhiên
Các đặc tính của tín hiệu ngẫu nhiên
Đặc tính phân bố
Luật phân bố
Hình 2.2. Mô tả tín hiệu ngẫu nhiên
Giả sử cho tín hiệu ngẫu nhiên X(t) với n thể hiện xi(t). Tại thời điểm t =t1 các giá trị xi(t1) (i = 1, 2, ... n) là đại lượng ngẫu nhiên đặc trưng bởi luật phân bố Pt1 (X). Đây là luật phân bố cấp một vì nó phụ thuộc vào các thời điểm của đối số t
Luật phân bố mô tả quan hệ giữa xác suất suất hiện giá trị x là P(x) của tín hiệu ngẫu nhiên X(T) và giá trị x tại thời điểm nào đó.
Pt1(X)
x
Phân bố đều
x0
x1
1
Có hai loại thường gặp là phân bố đều và phân bố chuẩn.
Pt1 (X)
x
x0
1
Phân bố chuẩn
Hình 2.4 Một số luật phân bố của tín hiệu ngẫu nhiên
Hàm mật độ xác suất bậc 1 - hình 2.5 a
Được đánh giá bằng xác suất suất hiện giá trị x nằm trong khoảng x1 và x1 + dx1 của đại lượng ngẫu nhiên X(t) tại thời điểm t1 và ký hiệu là w1(x1,t1)
P{x1 £ X(t1) £ x1 + dx1} = w1(x1,t1)dx1
t
x1
x1 + dx1
X(t)
t = t1
X(t)
x1
t = t1
t
x
1
F1(x, t1)
Hình 9.5 a, b, c
a)
b)
c)
Hàm phân bố xác suất bậc 1- hình 2.5b
Hàm phân bố xác suất bậc 1 của tín hiệu ngẫu nhiên X(t) được định nghĩa là xác suất của các giá trị tức thời của X(t) ở thời điểm t = t1 không vượt quá x1 và được ký hiệu là F1(x1, t1)
F1(x1, t1) = P{X(t1) £ x1}
Quan hệ giữa hàm phân bố xác suất và hàm mật độ xác suất
Theo lý thuyết về xác suất ta có:
Nhận xét
Như vậy để xác tín hiệu ngẫu nhiên X(t) tại n thời điểm khác nhau ta phải xác định được hàm phân bố xác suất và mật độ xác suất bậc n
wn(x1, t1; x2, t2; ...;xn, tn)
Fn(x1, t1; x2, t2; ...;xn, tn)
Nếu như n lớn thì việc xác định hai hàm trên rất khó khăn và do đó người ta dùng các đặc tính số như sau .
Đặc tính số
Trong thực tế người ta ít sử dụng đặc tính phân bố mà thường sử dụng các đặc tính số, đó là:
+ Kỳ vọng toán học
Trong đó: w1(x,t) là hàm mật độ phân bố xác suất bậc 1 của tín hiệu ngẫu nhiên X(t)
-Khi tín hiệu ngẫu nhiên là phân bố đều hoặc phân bố chuẩn thì:
-Khi tín hiệu ngẫu nhiên ở dạng rời rạc thì:
+Phương sai
-Khi tín hiệu ngẫu nhiên ở rạng rời rạc thì:
+Sai số bình quân phương
Hàm tương quan
Kỳ vọng toán học và phương sai của tín hiệu ngẫu nhiên xác định một hành lang trong đó xếp đặt các thể hiện của THNN, tuy nhiên không làm rõ mức độ thay đổi của THNN bên trong hành lang đó.
Ví dụ ta có 2 THNN X1(t) và X2(t) có cùng mx(t) và Dx(t) nhưng đặc tính thay đổi của các thể hiện hoàn toàn khác nhau:
X1(t)
t
t
X2(t)
Dx1(t)
Dx2(t)
Mx(t)
t1 t2 t3