Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà
trường phổ thông, thực hiện chức năng tạo cơ sở cho việc phân luồng học sinh
sau khi tốt nghiệp THCS. Văn kiện đại hội Đảng X đã khẳng định “Đổi mới
mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Kết hợp việc tổ chức phân
ban với tự chọn ở THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân
luồng học sinh từ THCS”[12, tr. 95-96]. Điều 28 Luật giáo dục (2005) có quy
định rõ vũ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở (THCS) là”… có trình độ học
vờn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu vũ kỹ thuật và hướng nghiệp
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động”[28, tr 15]. Nghị định CP số 75/2006/NĐCP ngày
2/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật GD trong đó
có Điều 3 về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
109 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Ất
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Lược sử nghiên cứu về GDHN nói chung và GDHN thông qua
dạy học Sinh học trong trường phổ thông trên thế giới.......................5
1.2 Lược sử nghiên cứu GDHN nói chung và GDHN thông qua dạy
học Sinh học trong trường phổ thông ở Việt Nam....................... ........12
Chương 2: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỂP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC.
2.1. Các khái niệm công cụ.......................................................................17
2.2. Cơ sở lý luận của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung
và bộ môn Sinh học nói riêng.................................................................22
2.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDHN ở trường phổ
thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.....................................30
2.4. Các giải pháp tích hợp GDHN đối với giáo trình Sinh học 9........31
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................49
3.2. Phương pháp thực nghiệm...............................................................49
3.3. Kết quả thực nghiệm.........................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN.............................................................................................74
II. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................76
PHỤ LỤC...................................................................................................79
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học.
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Đối chứng ĐC
Giáo dục GD
Giáo dục- Đào tạo GD- ĐT
Giáo dục hướng nghiệp GDHN
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp GDKTTH
Giáo viên GV
Hướng nghiệp HN
Học sinh HS
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Thực nghiệm TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1.Xuất phát từ yêu cầu GDHN ở trường phổ thông nói chung:
Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà
trường phổ thông, thực hiện chức năng tạo cơ sở cho việc phân luồng học sinh
sau khi tốt nghiệp THCS. Văn kiện đại hội Đảng X đã khẳng định “Đổi mới
mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Kết hợp việc tổ chức phân
ban với tự chọn ở THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân
luồng học sinh từ THCS”[12, tr. 95-96]. Điều 28 Luật giáo dục (2005) có quy
định rõ vũ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở (THCS) là”… có trình độ học
vờn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu vũ kỹ thuật và hướng nghiệp
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động”[28, tr 15]. Nghị định CP số 75/2006/NĐCP ngày
2/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật GD trong đó
có Điều 3 về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ GDHN trong dạy học môn
Sinh học 9 mà sách giáo khoa vừa mới được ban hành:
Chương trình, SGK sinh học 9 được tiến hành thí điểm từ những năm
2002-2004 đến năm 2006-2007 được Bộ GD-ĐT quyết định chính thức ban
hành. Trong chương trình giáo dục phổ thông đối với môn Sinh, Bộ GD-ĐT
đã khẳng định một trong các mục tiêu về kiến thức “Hiểu được những ứng
dụng của sinh học và thực tiễn sản xuất, đời sống”, về thái độ, có ý thức vận
dụng các kiến thức kỹ năng học được vào cuộc sống lao động, học tập. Quan
điểm xây dựng và phát triển chương trình Bộ Giáo dục và đào tạo cũng quy
định “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng
với những ngành nghề liên quan đến sinh học” [6, tr. 8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Hiện tại giáo dục đang đòi hỏi cấp bách vấn đề này bởi lớp 9 là lớp cuối
cấp, học sinh rất cần được hướng dẫn để lựa chọn phân ban, phân hoá tại cấp
THPT và hướng dẫn cho một bộ phận các em học xong THCS sẽ không học
tiếp THPT mà theo học trường chuyên nghiệp để có trình độ tay nghề nhất
định, hoặc ra trường trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
Xuất phát từ các lý do trên, căn cứ vào đặc điểm bộ môn chúng tôi chọn
đề tài “Tích h ợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học Sinh học 9”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp và thực tiễn, thông
qua dạy học Sinh học ở trường phổ thông thuộc giai đoạn hiện hành, từ đó tìm
tòi, xác lập các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp áp dụng đối với dạy
học Sinh học 9 hiện hành.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy
học Sinh học.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tiến hành các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp một cách
hợp lý trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học 9 thì vừa bồi dưỡng hứng
thú, động lực học tập cho học sinh, nhờ vậy có tác dụng nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, vừa trực tiếp tạo được hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh THCS.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác GDHN tại trường phổ thông
giai đoạn hiện nay.
5.2. Các giải pháp tiến hành tích hợp giáo dục h ướng nghiệp trong quá
trình dạy học bộ môn Sinh học ở phổ thông và trong dạy học Sinh học 9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
5.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các giải pháp mà luận
văn đã đề xuất (chúng tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu ở một số bài trong
chương V, VI của phần Di truyền và Biến dị -Sinh học 9)
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.
6.2.Phương pháp điều tra, phỏng vấn, trao đổi:
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng, nhận thức thái độ, của
học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp, tích hợp GDHN trong dạy học
Sinh học ở trường THCS trước và sau thực nghiệm.
- Phỏng vấn, đối thoại trực tiếp đối với giáo viên, học sinh của các
trường THCS nhằm tìm hiểu thực tế việc tổ chức thực hiện GDHN, tích hợp
GDHN trong dạy học Sinh học của lớp 9 ở trường THCS.
6.3 Thực nghiệm sư phạm;
- Soạn giáo án theo hướng tích hợp GDHN trong dạy học một số bài của
chương V, VI phần Di truyền và Biến dị - Sinh học 9.
- Tiến hành thực nghiệm tại các trường THCS.
6.4.Phương pháp thống kê toán học;
- Sử dụng các công thức thống kê để xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
-Minh hoạ và thực nghiệm sư phạm một số giải pháp tích hợp giáo dục
hướng nghiệp trong dạy học chương V, VI của phần Di truyền và Biến dị
Sinh học 9.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Một số vấn đề có ý nghĩa lý luận về đổi mới công tác giáo dục hướng
nghiệp vào dạy học sinh học hiện hành và sinh học 9 nói riêng.
- Một số biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học sinh
học 9 hiện hành ở trường THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NÓI
CHUNG VÀ GDHN THÔNG QUA DẠY HỌC SINH HỌC TRONG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN THẾ GIỚI
Vấn đề Giáo dục lao động, Giáo dục KTTH, GDHN được các nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác- Lê nin đề cập, tiếp theo là các nhà GD học Xô viết (cũ)
đã phát triển thành các quan điểm, học thuật và chính quyền Xô viết xây dựng
các văn bản pháp qui liên quan.
Qua tài li ệu nghiên cứu của các tác giả chúng tôi điểm lại theo trình tự sau:
- Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tình hình nghiên
cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của Liên Xô cũ.
- Các nhà sư phạ m Liên bang Nga hậu xô viết tiếp tục bàn về giáo dục
KTTH và HN.
- Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một số
nước tư bản.
- Quan điểm của UNESCO về GDHN.
1.1.1. Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và tình hình
nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của
Liên Xô cũ
Năm 1866, trong tác phẩm Marx - Engels Tuyển tập, K. Marx viết:
“Chúng tôi hiểu giáo dục gồm ba điều: giáo dục trí lực, giáo dục thể lực, giáo
dục kỹ thuật giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản
xuất và đồng thời tập cho trẻ em hoặc thiếu niên quen sử dụng những công cụ
đơn giản nhất cho tất cả các ngành sản xuất”[25, tr. 186].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Ở Nga, tháng 2 năm 1919 trong văn bản đề cập đến những nhiệm vụ
trước mắt của GD Xô viết V.I Lenin đã viết: “Thực hiện chế độ giáo dục
không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (dạy lý thuyết và thực
hành về tất cả các ngành chủ yếu) cho trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi, kết hợp
chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội [25, tr.186].
N.K Krupxkaia và nhiều nhà quản lý giáo dục và nhà sư phạm Xô viết
như A.V lunatsarski, N.O Blonxki, S.T Saskii, M.N Xcatkin, M.Z Akmalov,
P.R.Atutop, V.D Simonenko… đã vận dụng tư tưởng trên của Marx và Lênin
xây dựng thành hệ thống lý luận giáo dục KTTH được áp dụng vào thực tiễn
giáo dục Xô viết nhằm chỉ đạo nội dung và phương pháp giáo dục của nhà
trường phổ thông thể hiện qua một số tác phẩm như tuyển tập các bài báo “Về
công tác hướng nghiệp cho học sinh”, Nhà xuất bản Giáo dục Liên Xô năm
1965 của Krupxkaia, tác phẩm “Vai trò của lao động trong giáo dục kỹ thuật
tổng hợp”của Atutốp P.Q, Pôliakốp V.A, tác phẩm “Hướng nghiệp như là tổ
hợp khoa học”của Klimốp E.A, Lêningrat 1969...Các nhà GD Xô viết cho rằng
giáo dục KTTH phải được quán triệt và xuyên suốt mọi hoạt động GD, làm căn
cứ cho để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học các môn khoa học tự
nhiên cũng như khoa học xã hội - nhân văn, công tác nội khoá, ngoại khoá,
hoạt động của nhà trường phải liên hệ thực tiễn với xã hội và sản xuất, các môn
học của nhà trường phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, với thực tiễn cuộc
sống. Giáo dục KTTH cũng quán triệt vào hoạt động lao động trong nhà trường
và các hoạt động của học sinh tham gia lao động sản xuất và với xã hội của
người lớn. Giáo dục KTTH và GD kết hợp giữa học tập với lao động sản xuất
có tác dụng lớn để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Ý tưởng giáo
dục KTTH mang các giá trị về chính trị, kinh tế, thực tiễn và sư phạm.
Người có công đầu trong việc xây dựng cơ sở lý luận dạy học quán triệt
nguyên lý KTTH là Skatkin N.M. Trong tác phẩm “Những vấn đề về lý luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
dạy học " Moskva, 1970 ông viết “Nguyên lý KTTH thể hiện vào nội dung GD
ở khâu trình bày các quy luật khoa học và các nguyên lý kỹ thuật - công nghệ,
tổ chức và kinh tế nền sản xuất hiện đại nhằm vũ trang cho học sinh những kỹ
năng khái quát nhất, dễ dàng vận dụng trong các tình huống mới và nhằm phát
triển tư duy kỹ thuật mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo. Nguyên lý KTTH được quán
triệt vào các môn học trường phổ thông thể hiện ở chỗ đưa vào nội dung dạy
học những kiến thức về các cơ sở khoa học của các phương tiện kỹ thuật hiện
đại và các quá trình công nghệ học cũng như những kỹ năng KTTH cần thiết
cho người lao động thuộc mọi ngành sản xuất khác nhau như những kỹ năng đo
lường, tính toán, lập sơ đồ, sửa chữa, phòng thí nghiệm và các kỹ năng
khác”[5, tr.4]. Nguyên lý KTTH có ý ngh ĩa quan trọng nhất trong công tác giáo
dục HN và lao động cho học sinh. Vận dụng tinh thần đó, các trường phổ thông
của các nước XHCN đều đã tổ chức dạy môn học thuộc nhóm môn lao động,
kỹ thuật, tổ chức học sinh lao động, tham quan tại các cơ sở sản xuất.. và vận
dụng tinh thần đó trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, biên soạn,
phương pháp dạy học các môn học trong đó có môn Sinh học, được thể hiện
trong tác phẩm “Đại cương về phương pháp giảng dạy sinh vật”tập I, tập II của
các tác giả N.M. Veczilin, V.M. Coocxunxcaia [33]...
1.1.2. Các nhà sư phạm Liên bang Nga hậu xô viết tiếp tục bàn về
giáo dục KTTH và HN
Do sự biến động về chính trị, cùng với sự tan rã của Liên Xô, nền giáo
dục của Nga cũng có sự thay đổi trong đó có vấn đề giáo dục KTTH và HN.
Atutôp P.R nhà lý luận Xô viết nổi tiếng tr ước đây, nay là viện sĩ viện hàn
lâm GD Nga có nghiên cứu mới, trong bài báo “Khái niệm giáo dụ c kỹ thuật
tổng hợp trong điều kiện hiện đại “đăng ở Tạp chí Sư phạm “Pedagogika”số
2/1999, trang 17, tiếng Nga đã khẳng định rằng phải nghiên cứu cơ sở khoa
học của GD KTTH về tính chất liên môn học trên nhiều bình diện như triết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
học, xã hội học, tâm lý học và khoa học - kỹ thuật. Ông đã bổ sung mặt lý
luận giáo dục KTTH với nhiều nội dung mới “Những yêu cầu tổng thể của
nền sản xuất hiện đại - một đảm bảo cho sự tăng trưởng tối đa những năng lực
sáng tạo của con người- đòi hỏi phải đặt giáo dục KTTH vào vị trí có chức
năng cơ bản chủ đạo trong việc phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết
để họ hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực tương lai khác nhau”. Ngày
nay mối quan hệ “khoa học - sản xuất”của xã hội loài người càng trở nên mật
thiết, có sự tác động qua lại, được phản ánh vào nhà trường dưới quan hệ “học
tập - lao động”, thêm vào đó mối liên hệ giữa các môn học chặt chẽ đến mức
tích hợp thì vai trò của giáo dục KTTH trong giáo dục càng lớn lao.
Khi bàn về giảng dạy công nghệ học cho học sinh phổ thông, trong bài
“Công nghệ học và giáo dục hiện đại “cũng đăng ở tạp chí Peđagogika số 2
năm 1996 Aututôp P.R nhấn mạnh “Trong GD công nghệ học phổ thông thì
giáo dục KTTH và GD tiền nghề nghiệp có vai trò quan trọng. …. Nói cách
khác GD công nghệ trường phổ thông phải thể hiện tinh thần giáo dục KTTH”.
Phát triển tư tưởng Aututôp P.R, Trecnôglazki A. Iu trong “Những vấn
đề giáo dưỡng cụ thể của Giáo dục kỹ thuật tổng hợp”đăng ở tạp chí
Peđagogika số 9 năm 2000 cho rằng “Những thành tựu khoa học GD mới đây
đã làm sáng tỏ thêm bản chất của nhiều tư tưởng giáo dưỡng và GD, trong đó
có GD KTTH. Ngày nay GD KTTH được hiểu như là một trong những chức
năng chủ đạo của quá trình GD, đóng góp vào sự phát triển ở học sinh những
năng lực cho phép các em hoạt động thành công trên mọi lĩnh vực rất khác
nhau trong tương lai”. Qua đó ông đã phân tích thành phần các tố chất hình
thành của nhân cách trong điều kiện hiện tại của học sinh có sự đóng góp
quan trọng của giáo dục KTTH trong nhà trường.
Tác giả cũng phân tích rõ mối quan hệ mật thiết giữa các hoạt động dạy -
học ở trường phổ thông phải quán triệt nguyên tắc giáo dục KTTH từ việc xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
dựng mục tiêu, nội dung các môn học đến việc biên soạn các tài liệu khoa
học, phương pháp dạy học cho bộ môn.
Chúng ta thấy rằng các nhà GD của LB Nga vẫn kế thừa và tiếp tục phát triển
trong điều kiện hiện đại lý luận, vai trò, ý nghĩa của giáo dục KTTH quán triệt
vào dạy học các môn khoa học của trường phổ thông
Như vậy, Bộ GD-ĐT liên bang Nga không tách GDHN khỏi GD phổ
thông, GD Liên Bang Nga đã kế thừa phát triển tinh thần, nội dung giáo dục
lao động - HN theo nguyên tắc KTTH của giáo dục Xô Viết (cũ) đồng thời
phát triển,hiện đại hoá nâng cao trình độ lý luận về GD KTTH và HN nhằm
đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại và xã hội hiện đại mà không phủ
nhận nguyên tắc này.
Về tinh thần nhiệm vụ giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học
Sinh học cũng tiếp tục được các tác giả đề cập đến như I.N.Ponomareva:
“Giáo dục lao động gắn liền với giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục
hướng nghiệp. Đối với dạy học sinh học điều quan trọng là cung cấp cho học
sinh nhận thức lao động là điều cốt yếu trong mối quan hệ giữa người với tự
nhiên. Nghiên cứu giới tự nhiên phải h ướng vào đặc thù của lao động, đồng
thời qua dạy học sinh học giới thiệu cho học sinh thế giới sống là đối tượng
của nhiều ngành nghề cũng là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt nhà trường phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ
xảo, một số nghề nghiệp liên đới “[40, tr.159].
1.1.3. Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một
số nước tư bản
Ở Pháp thành lập Viện Quốc gia nghiên cứu về Lao động và Hướng nghiệp
từ năm 1928, đến năm 1975, đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hoá
nền giáo dục,chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho
học sinh. Nhà nước Pháp coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác giáo
dục và tư vấn tâm lý hướng nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Hiện nay, Pháp thực hiện công tác hướng nghiệp không những cho học
sinh phổ thông mà còn cả với người lớn theo một tiếp cận mới. Đó là kết hợp
các hướng cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, về đặc điểm lao động
Của từng nghề, về các trường đào tạo nghề giúp người học có nhu cầu thông
tin để so sánh lựa chọn. Mặt khác nhà trường tổ chức các phương pháp như
giáo viên quan sát, tìm hiểu nhiều mặt liên quan đến nghề nghiệp tương lai
của trò, còn các chuyên gia tâm lý hướng nghiệp, thầy thuốc trường học tiến
hành các kiểm tra về nhân học, tâm lý, y học đối với học sinh. Trên cơ sở đó,
nhà trường hay nhà tư vấn đưa ra những tư vấn tâm lý về chọn nghề, để từng
học sinh tự quyết định sự chọn nghề lần đầu, hay điều chỉnh chọn nghề, thay
đổi nghề. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng loại cán bộ làm công tác h ướng
nghiệp mà tổ chức đào tạo nhà giáo dục hay chuyên gia hướng nghiệp khác
nhau làm việc tại các loại tr ường, các cơ quan quản lý giáo dục các cấp hay
các trung tâm thông tin và tư vấn nghề của nhà nước hay trong doanh nghiệp
[23, tr. 85-91]. Không chỉ chú trọng công tác HN ở các bộ môn về HN, mà
trong dạy học các bộ môn khoa học khác như môn Sinh học nói cũng có nội
dung GDHN, điều này được thể hiện trong cuốn SGK có tên “Các khoa học
về sự sống và về trái đất “dành cho lớp nhì nhánh khoa học trường Ly xê có
bài ngắn nhan đề “Sinh học và nghề cảnh sát khoa học”mô tả công việc của
cảnh sát công nghệ và khoa học trong các phòng thí nghiệm dùng kỹ thuật di
truyền để phá án, đồng thời chỉ ra những tiêu chuẩn nghiệp vụ của cảnh sát
này liên quan đến tri thức sinh học [40, tr.104]. Tương tự, trong sách Sinh học
lớp 11 năm 2005 có mục các nghề liên quan tới đối tượng sinh học [39, tr.14].
Ở Australia hiện nay các ch ương trình GDHN có chất l ượng ở nhà
trường có nội dung cân bằng và có các kết