Đề tài Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai

Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa và nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em. Đến với Lào Cai, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, các du khách còn có mong muốn được hòa nhập và sống trong không khí cộng đồng của các dân tộc vùng cao, được ăn những món ăn của người vùng cao, được mặc những trang phục truyền thống của các dân tộc, được nhảy trong những giai điệu của núi rừng hay được tham gia vào các phong tục, lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số. Họ muốn cảm nhận sự thay đổi về văn hóa khi du lịch qua từng thị trấn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu các loại hình du lịch có thể đáp ứng được mong muốn tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc vùng cao. Thực tế này đòi hỏi cần có một nghiên cứu toàn diện về thực trạng của loại hình du lịch văn hóa và những tiềm năng hiện có ở Lào Cai để tìm ra hướng phát triển toàn diện hơn cho loại hình du lịch này tại địa phương.

pdf84 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2010 TÊN CÔNG TRÌNH: “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở VÙNG MIỀN NÚI LÀO CAI” Thuộc nhóm ngành: XH2b HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2010 82 Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG............................................................................... 3 1.1. Du lịch văn hóa ..................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa ............................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa ........................................................................ 5 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa ..... 7 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. ......................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm văn hóa ........................................................................................ 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI . 15 2.1. Tình hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ................................................................ 15 2.1.1 Mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai ........................................................... 16 2.1.2. Mô hình du lịch “Homestay” (Du lịch cộng đồng) tại Lào Cai ................... 23 2.2. Những khó khăn, tồn tại và tiềm năng của du lịch văn tại Lào Cai .................... 27 2.2.1. Tiềm năng phát triển các mô hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ................... 27 2.2.2 Những khó khăn, tồn tại của du lịch văn hóa tại Lào Cai ............................ 31 2.3 Ảnh hưởng của du lịch văn hóa đối với tỉnh Lào Cai .......................................... 39 2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai ............................ 39 2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai ............................ 43 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI............................................................................................. 49 3.1. Chính sách của UBND tỉnh Lào Cai về dịch vụ du lịch tại địa phương ............. 49 3.1.1. Định hướng phát tại Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại Lào Cai............................................................................................. 49 3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tại Lào Cai. .............. 50 83 Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 3.2. Hướng phát triển cho loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai. .............................. 51 3.2.1. Du lịch làng nghề truyền thống ................................................................... 51 3.2.2. Du lịch lễ hội ............................................................................................... 53 3.2.3. Du lịch cộng đồng ........................................................................................ 54 3.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai ......................................................................... 56 3.3.1. Các giải pháp khắc phục những khó khăn ................................................... 56 3.3.2. Các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực ....................................... 62 KẾT LUẬN....................................................................................................................69 PHỤ LỤC 1: PHONG TỤC - LỄ HỘI Ở TỈNH LÀO CAI...............................................i PHỤ LỤC 2: CÁC CHỢ VĂN HÓA Ở TỈNH LÀO CAI..............................................vii TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................xii Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung hoàn chỉnh CTDLVCN Chương Trình du lịch về cội nguồn FEI Chương trình “Khám phá Fansipan” MICE Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) SVNCKH Sinh viên nghiên cứu khoa học TT&TT Thông tin và Truyền thông UBND Ủy Ban Nhân Dân VHTTDL Văn hóa – Thể thao – Du lịch Lời mở đầu Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa và nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em. Đến với Lào Cai, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, các du khách còn có mong muốn được hòa nhập và sống trong không khí cộng đồng của các dân tộc vùng cao, được ăn những món ăn của người vùng cao, được mặc những trang phục truyền thống của các dân tộc, được nhảy trong những giai điệu của núi rừng hay được tham gia vào các phong tục, lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số. Họ muốn cảm nhận sự thay đổi về văn hóa khi du lịch qua từng thị trấn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu các loại hình du lịch có thể đáp ứng được mong muốn tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc vùng cao. Thực tế này đòi hỏi cần có một nghiên cứu toàn diện về thực trạng của loại hình du lịch văn hóa và những tiềm năng hiện có ở Lào Cai để tìm ra hướng phát triển toàn diện hơn cho loại hình du lịch này tại địa phương. Chính vì những lý do và yêu cầu kể trên, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai” Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là loại hình du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển của loại hình này ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai phương pháp nghiên cứu: một là, phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin, số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nguồn báo in và Internet; hai là, phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương (huyện Sa Pa, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai) về các loại hình du lịch hiện có và những tiềm năng đã được khai thác. Đề tài được triển khai theo kết cấu gồm ba phần chính: Chương I nêu lên những cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa và những đặc điểm của Lào Cai phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này; Chương II tập trung đánh giá thực trạng phát triển đồng thời nêu lên những những khó khăn tồn tại và tiềm năng chưa được khai thác của du lịch văn hóa tại Lào Cai; Chương III trình bày những chính sách của UBND Tỉnh Lào vào, định hướng phát triển, các giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những tiềm năng phát triển du lịch của Lào Cai. - 3 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Du lịch văn hóa 1.1.1. Khái niệm Du lịch văn hóa 1.1.1.1.Du lịch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Hoặc “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam) Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. - 4 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 1.1.1.2. Văn hóa Văn hóa được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau như để chỉ học thức (trình độ văn hóa); lối sống (nếp sống văn hóa) trình độ phát triển của một giai đoạn. Văn hóa còn được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả những phong tục, tín ngưỡng, hiện vật, lối sống… ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khu vực dân cư đó. Theo các định nghĩa trên thế giới, E.B.Taylor – một nhà nhân loại phương Tây cho rằng “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, những khả năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Ở Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mội trường tự nhiên xã hội”. 1.1.1.3. Du lịch văn hóa Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm))… và du lịch văn hóa. Đối với các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chủ đạo. Vậy, du lịch văn hóa là gì ? Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm - 5 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra. Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới và theo báo cáo gần đây của OECD đã nhấn mạng tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong khu vực phát triển trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng ở các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị phai mờ do sự du nhập của các loại hình văn hóa ở các nước đã phát triển và hiện đại hơn vào nước ta. Phần lớn các nơi thu hút khách du lịch văn hóa ở nước ta đều là những nơi còn khó khăn, đói kém. Bởi thế, thu hút khách du lịch văn hóa đồng nghĩa với việc phát triển được kinh tế, giảm thiểu đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa: Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ. Các điểm đến bao gồm các di tích lịch sử, thành phố hiện đại, công viên, các câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thế giới để khám phá nên văn hóa nơi đó. Hàng nghìn du khách trên thế giới thường xuyên tham gia vào các chuyến du lịch mỗi năm để đi tham quan các địa điểm như thế này. Một trong những điểm đến thu hút khá nhiều khách du lịch là khu vực sinh sống văn hóa của người dân nơi khách du lịch có thể trải nghiệm được cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân địa phương, so sánh với với cuộc sống của chính vùng dân cư nơi khách du lịch sinh sống. - 6 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 Di sản văn hóa bao gồm hai loại chính là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Theo điều 4 của Luật di sản văn hoá sửa đổi bổ sung, “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”(2). “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”(1), Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa: du lịch văn hóa gắn liền với các họat động du lịch và hoạt động văn hóa - Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo. - Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao. - Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng. - 7 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 - Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách. - Tính mùa vụ: đối với bầt kỳ loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này, đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ. Du lịch văn hóa còn thể hiện riêng ở những thời gian có những lễ hội, những sự kiện đặc biệt xảy ra như Hà Nội với sự kiện 1000 năm Thăng Long; đền Hùng vào những ngày giỗ Tổ. 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh mới thành lập từ năm 1991 vùng cao biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với 203km đường biên giới, nằm chính giữa khu vực Đông Bắc và Tây bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km đường sắt và 345 km đường bộ. Do đó, Lào Cai hiện nay thuận lợi về mặt giao thông – một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch. Riêng đối với đường thủy, do Sông Hồng – một tuyến giao thông huyết mạch nối từ Vân Nam, Trung Quốc chạy qua Lào Cao tới vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ nên thuận lợi rất lớn của địa hình Lào Cai khi con sông Hồng chảy qua có ý nghĩa lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Hơn thế nữa, con sông này còn góp phần quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa cho Lào Cai. Sông Hồng là con đường chuyên chở văn hóa Đông Sơn qua trạm trung chuyển Lào Cai lên Vân Nam, là cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục. Tuyến giao thông huyết mạch này cũng khiến Lào Cai sớm trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa. Một khối lượng lớn các hiện vật Đông Sơn thời kỳ trước Công Nguyên được tìm thấy ở Lào Cai như các loại trống đồng (gồm 31 chiếc với các loại như trồng đồng truyền thống, trống đồng lưng choãi), rìu lưỡi - 8 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 xén, mũi lao Đông Sơn, các loại bát bằng bạc, đĩa thủy tinh, những dụng cụ mà được coi là sản phẩm của cư dân du mục vùng Trung Á đã chứng minh Lào Cai là một trung tâm chính trị - xã hội lớn, cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục với văn hóa Điền ở Vân Nam, Trung Quốc và một số nền văn hóa vùng thảo nguyên Trung Á đã du mục vào Lào Cai. Địa hình Lào Cai khá phức tạp với hai dãy núi chính là Hoàng Liên Sơn và Con vui cùng có hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo nên các vùng đất thấp và trung bình cùng với nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng tạo ra các vùng khí hậu khác nhau. Vùng núi cao Lào Cai với các dân tộc miền núi có những văn hóa dân tộc khá đặc biệt như tục thờ mía của người Giáy, lẽ vượt biển của người Tày... càng đa dạng hơn hơn cho văn hóa ở vùng miền này. Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Nổi bật nhất ở Lào Cai là đỉnh Phăng – Xi – Păng cao 3143m so với mặt nước biển, Rả Giàng Phìng cao 3090m với cánh đồng Mường Thanh một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do đặc điểm địa hình nằm sâu trong lục địa, chi phối bởi nhiều dãy núi cao nên diễn biết thời tiết khá đa dạng và khác biệt theo không gian, thời gian, phân theo đai cao, có vùng nhiệt đới, có vùng mang tính chất Á Nhiệt đới. Nhiệt độ đặc biệt vùng Sapa rất đa dạng, trong cùng một ngày nhiệt độ có thể lên cao sau đó xuống thấp. Có những lúc, vùng sapa có nhiệt độ dưới 00C và có tuyết rơi. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa rõ rệt: mùa - 9 - Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010 mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong khi đó mùa khô lại kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa ở mức độ trung bình từ 1.400mm đến 1.700mm, dẫn đến hệ thống động, thực vật cũng phong phú gồm nhiều loại khác nhau. Dân tộc: Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 ngư
Tài liệu liên quan