Nước sử dụng trong ngành lưu trú chiếm một lưu lượng rất lớn so với nước sử dụng cho sinh hoạt tại các hộ gia đình.
- Viện nghiên cứu kĩ thuật ngành khách sạn của Úc- AIHE (Australian Institute of Hotel Engineers) đã ước lượng rằng: Thông thường một khách sạn 300 phòng sử dụng 225.000 lít nước mỗi ngày, tính ra tương đương mỗi phòng sử dụng 750 lít một ngày.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiết kiêm nước trong kinh doanh lưu trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
Bài tiểu luận môn: Quản trị Du lịch Bền Vững
Đề tài:
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trưởng khoa Thương Mại Du Lịch và là giảng viên phụ trách môn Quản Trị Du lịch Bền Vững và Du lịch Sinh Thái đã tạo điều kiện cho chúng em nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực phát triển du lịch bền vững.
Qua bài nghiên cứu, em đã thu thập và tổng hợp được nhiều kiến thức bổ sung cho nền tảng học vấn của mình, và từ đó có thể đưa ra những ứng dụng thực tế trong ngành kinh doanh lưu trú.
Và một lần nữa, em xin cảm ơn Thầy đã truyền thụ kiến thức và hướng dẫn em làm bài thu họach này.
TỔNG QUAN VỀ BÀI TIỂU LUẬN
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu và tổng hợp các phương pháp tiết kiệm và sử dụng nguồn nước an toàn ứng dụng trong các khách sạn, từ đó đưa ra mô hình sử dụng nước hiệu quả nhắm đến các mục tiêu:
Bảo vệ môi trường
Giảm chi phí kinh doanh
Tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở lưu trú
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập thông tin từ các trang web môi trường và các trang chuyên ngành về các thiết bị sử dụng nước trong khách sạn.
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Tại sao cần tiết kiệm nước trong kinh doanh lưu trú
Một số kinh nghiệm kinh doanh lưu trú trên thế giới đã cho thấy tiết kiệm nước không chỉ tiết kiệm được chi phí, mà còn tạo ra những lợi thế marketing quan trọng trong môi trường ngành cạnh tranh cao này.
Bằng cách tiết kiệm nước, cơ sở kinh doanh lưu trú có thể đạt được những lợi ích theo sau:
Bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường
Nước sử dụng trong ngành lưu trú chiếm một lưu lượng rất lớn so với nước sử dụng cho sinh hoạt tại các hộ gia đình.
- Viện nghiên cứu kĩ thuật ngành khách sạn của Úc- AIHE (Australian Institute of Hotel Engineers) đã ước lượng rằng: Thông thường một khách sạn 300 phòng sử dụng 225.000 lít nước mỗi ngày, tính ra tương đương mỗi phòng sử dụng 750 lít một ngày.
- Việc sử dụng nước trong một ngày của một khách sạn 300 phòng tiêu biểu trên có thể so sánh với 1,3 lượng nước của một hồ bơi đầy nước chuẩn thi đấu Olympic. Hoặc tính trong một năm thì tương đương với 483 hồ nước chuẩn Olympic.
Như vậy, tiết kiệm nước trong ngành lưu trú sẽ góp phần lớn trong việc bảo vệ nguồn nước và môi trường.
Giảm chi phí tiền nước
Khách sạn Hyatt Regency Sanctuary Cove resort (Úc) là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc giảm chi phí tiền nước. Nhờ việc áp dụng các kĩ thuật tiết kiệm nước, từ mức tiêu thụ 140.000.000 lít nước trong năm 1996, khách sạn đã giảm lượng tiêu thụ nước còn 54.583.000 trong năm 2000, đồng thời tiết kiệm được gần 85.372 USD mỗi năm.
Giảm chi phí tiền điện
- Dựa trên việc tiết kiệm nước mà sẽ tiết kiệm được lượng lớn điện dùng để bơm nước hằng ngày.
- Dựa trên việc giảm lượng nước nóng sử dụng mà lượng điện dùng để đun nóng nước sẽ được tiết kiệm.
- Và dựa trên việc giảm thời lượng sử dụng một vài thiết bị khác liên quan đến nước.
Nâng cao mối quan hệ với nhân viên, khách hàng và cộng đồng địa phương
- Nâng tầm danh tiếng của cơ sở lưu trú với hình ảnh là một nhà tuyển dụng thu hút, có trách nhiệm.
- Nâng cao động lực làm việc và lòng tự hào của nhân viên khi cam kết về các dịch vụ bền vững, thân thiện với môi trường
- Tạo hình ảnh đẹp về cơ sở lưu trú như là một thành viên trách nhiệm của cộng đồng, đã có những đóng góp chung giá trị.
- Tạo sức thu hút đặc biệt đối với những đối tượng khách đang có nhận thức về sự khan hiếm nước sạch tại Việt Nam và trên thế giới.
- Là đề tài thú vị về tiết kiệm nước trong kinh doanh cho giới truyền thông địa phương hoặc quốc tế đề cập đến.
2. Giải pháp tiết kiệm nước
Để có thể đưa ra những phương án tiết kiệm nước thích hợp, cơ sở lưu trú cần nắm rõ hoạt động nào của cơ sở chiếm tỷ trọng sử dụng nước nhiều nhất để có thể lập trình tự ưu tiên giải quyết.
Theo AIHE, nước trong khách sạn được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động sau
Nguồn: AIHE
Với: Guest Rooms: Phòng khách (38%)
Air Conditioning: Máy điều hoà (1%)
Kitchen: Nhà bếp (21%)
ColdRooms: Phòng trữ đông (6%)
Laundry: Bộ phận giặt ủi (12%)
Steam Generation: Hệ thống lò hơi (4%)
Lockers/ Public toilets: Nhà vệ sinh chung (16%)
Pool: Hồ bơi (2%)
Như vậy, các cơ sở lưu trú cần ưu tiên đầu tư để tiết kiệm nước theo trình tự sau đây: (1) Khu vực phòng khách và toilet công cộng, (2) Bộ phận nhà bếp, (3) Bộ phận giặt ủi, (4) Hệ thống hồ bơi, và (5) Hệ thống sân vườn- Phần thêm vào dành cho những khách sạn có vườn, (6) Hệ thống tổng quát- Phần giải pháp áp dụng chung cho toàn bộ cơ sở.
Xét theo mức độ quan trọng, mục (1) thuộc phần 2.1 Khu vực phòng khách và toilet công cộng sau đây sẽ được phân tích cụ thể về tính khả thi trong việc ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước, đồng thời để làm hình mẫu trong việc tính toán tính khả thi cho các ứng dụng kế đó.
Khu vực phòng khách và toilet công cộng
(1) Lắp đặt lại toàn bộ hoặc từng phần của hệ thống ống nước với các thiết bị mới như Vòi nước hay Đầu phun vòi hoa sen dòng chảy nhỏ (Efficient shower rose), hoặc lắp thêm Thiết bị điều chỉnh dòng nước (Flow control devices) vào hệ thống sẵn có.
Tính toán sau đây sẽ phân tích lượng nước và giá trị tiền tiết kiệm được khi sử dụng đầu phun nước dòng chảy nhỏ:
Đối với một khách sạn 300 phòng tại Việt Nam với công suất sử dụng phòng là 70%/năm à 76.650 phòng đôi được bán à ước tính 130.305 khách/ 365 ngày.
Một khách tắm trung bình 10’/ngày với Đầu phun vòi hoa sen 27 lít/ phút thường à Bình quân tốn 270 lít nước/ khách/ ngày à Khách sạn tốn 35.182.350 lít/ năm, tương đương 281.458.800.000 đồng (8.000 đồng/m3 từ 2009).
Một khách tắm trung bình 10’/ngày với Đầu phun vòi hoa sen dòng chảy nhỏ 9 lít/ phút à Bình quân tốn 90 lít nước/ khách/ ngày à Khách sạn tốn 11.727.450 lít/ năm, tương đương 93.819.600.000 đồng (8.000 đồng/m3 từ 2009).
Kết luận:
Khách sạn sẽ tiết kiệm được 187,6392 tỷ đồng và 23.454.900 lít nước/ năm.
Chi phí đầu tư = đơn giá 110 USD x 300 phòng + Phí quản lý và lắp đặt 3 USD x 300 = 33.900 USD, tương đương 576.300.000 đồng
à Thời gian bù vốn và bắt đầu sinh lợi: 576.300.000/ (187.639.200.000/ 365)= 1,12 ngày tương đương 2 ngày.
(2) Ứng dụng Hệ thống xối cầu Full & Half (xối hết dung tích bồn nước khi đại tiện & xối một nửa dung tích bồn nước khi tiểu tiện) với dòng xối nhỏ.
Hiện nay, công nghệ Bồn cầu tiết kiệm nước đã có thể tiết kiệm được 50-70% thể tích nước xối cầu so với các loại bồn cầu thường. Bồn cầu tiết kiệm nước gồm hai loại chính: (a) Bồn cầu sử dụng cơ chế trọng lực (Gravity-flush toilet) để đẩy nước xuống ống thải có giá từ 100- 400USD, và (b) Bồn cầu sử dụng cơ chế áp lực (Pressurized-flush toilet) có giá mắc hơn khoảng 100 USD so với bồn cầu trọng lực cùng chất lượng và mẫu mã.
(3) Cô lập ống cung cấp nước nóng khỏi các đường ống khác và các thể tiếp xúc khác để giảm thiểu việc mất đi nhiệt độ.
(4) Thiết kế rút ngắn tối đa khoảng cách giữa bồn trụ nước nóng và vòi dẫn hoa sen. Cách này sẽ giúp tiết kiệm tiền nước nóng và những chi phí đường ống không cần thiết.
(5) Xây dựng hệ thống phòng mà khách có thể lựa chọn phương án phòng rẻ hơn khi tiếp tục sử dụng khăn và ra giường cũ nếu ở lại khách sạn hơn 1 đêm. Điều này sẽ giúp tiết kiệm nước giặt.
Bộ phận nhà bếp
(1) Sử dụng Máy rửa chén tiết kiệm nước.
(2) Hạn chế rửa ly chén cho đến khi có đủ số lượng ly chén cần rửa.
(3) Đặt chế độ dòng chảy thấp cho các thiết bị nhà bếp. Sử dụng thiết bị điều chỉnh dòng chảy cho hệ thống nước nhà bếp.
(4) Tránh rả đông đồ ăn bằng nước lạnh chảy trực tiếp từ vòi. Rả đông bằng cách: (a) Để trong ngăn nhiệt độ lạnh thấp của tủ lạnh để truyền lạnh ra không gian ngăn lạnh, và thấp thu nhiệt độ cao hơn của ngăn để rả đông, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng giữ lạnh cho ngăn lạnh. (b) Dùng lò vi sóng. (c) Rả đông trong quá trình nấu ăn.
(5) Tránh mở nước chảy liên tục để rửa đồ ăn. Ngay cả khi cần rửa một lượng lớn thì chỉ nên rửa trong bồn, khi cần thiết thì xả nước và đổ đầy lại để tiếp tục rửa.
(6) Lắp đặt Van bàn đạp chân tại bồn rửa bếp (Foot pedal valve in kitchen sinks
Hệ thống trên cho phép người rửa có thể mở tắt nước trong khi tay đang bận rửa, giúp tiết kiệm được lượng nước chảy không trong quá trình thao tác. Loại van này có giá từ 100- 500USD tuỳ theo nhãn hiệu, chất lượng và mẫu mã. Thời gian hồi vốn trung bình từ 3- 12 tháng nếu được sử dụng thường xuyên kể từ khi lắp đặt.
(7) Lau sàn bếp bằng chổi chà và giẻ lau, tránh tưới bằng vòi nước.
Bộ phận giặt ủi
(1) Nếu cơ sở lưu trú có sử dụng hệ thống giặt hấp, cần lưu ý sử dụng áp suất cao trong quá trình giặt, và để áp suất thấp khi quá trình giặt hoàn tất.
(2) Chỉ sử dụng máy giặt khi đã đủ tải đồ cần giặt.
(3) Chắc chắn rằng các thiết bị nồi hơi, máy bơm, hệ thống làm lạnh và máy làm nóng nước được dùng theo đúng tải lượng và hoàn toàn tắt khi không được sử dụng.
(4) Bảo đảm rằng các thiết bị nối hơi, máy bơm, hệ thống làm lạnh và máy làm nóng nước được bảo trì đúng hạn để tránh tình trạng thất thoát nước do rò rỉ, bốc hơi hoặc ngưng tụ.
(5) Cài đặt Thiết bị canh giờ (Timer) để tắt tất cả các thiết bị khi không sử dụng.
Hệ thống hồ bơi
(1) Trung bình, một hồ bơi 10x15m sẽ thất thoát 7cm nước bề mặt do bốc hơi mỗi tuần. Lượng thất thoát này tương đương với 10.500 lít nước, và tính ra trong một năm sẽ là 546.000 lít. Do vậy, cần sử dụng Tấm phủ hồ bơi để làm giảm thiểu tối đa lượng bay hơi.
(2) Kiểm tra thường xuyên cơ sở hạ tầng của hồ để tránh rò rỉ và một số vấn đề khác.
(3) Kiểm tra mực nước trong hồ để tránh mất nước do tràn nước.
Hệ thống sân vườn
Hệ thống tổng quát
(1) Lắp đặt Thiết bị làm giảm áp lực nước để giảm lượng nước phun ra khỏi vòi trong thời gian sử dụng.
Tại Mỹ, một Van làm giảm áp lực nước loại 5-8 cm có giá từ 500- 700USD tuỳ thuộc vào kích cỡ, nhãn hiệu và kiểu dáng.
(2) leak
(3) w reuse
(4) rain w
III. KẾT LUẬN
IV. PHỤ LỤC