Đề tài Tìm hiểu đình làng ba thôn kim cốc và những giá trị văn hóa lễ hội Ba Thôn

Đình làng ba thôn Kim cốc nằm trên địa phận các thôn Cốc Trung, Cốc Thượng, Cốc Hạ thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đây là ba ngôi đình được xây dựng từ rất lâu đời và đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa của thành phố Hà Nội. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình Đình làng ba thôn đã mang trong mình một truyền thuyết về bà Lí thị Ngọc Mai và 5 người con đánh giặc Tô Định và cứu dân, cứu nước. Hơn thế nữa, những ngôi đinh này cũng đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, cùng với đó đây cũng là nơi đã nuôi cán bộ cách mạng, tổ chức bình dân học vụ và những sự kiện lịch sử khác. Trong những năm gần đây do đã được tôn tạo và tu sửa lại các di tích đã có những sự thay đổi mới một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong những sự thay đổi đó có cả những thay đổi tiêu cực làm mất đi những giá trị vốn có của những ngôi đình nơi đây. Tìm hiểu về đình làng ba thôn Kim Cốc cũng như tìm hiểu những giá trị văn hóa của lễ hội làng của ba thôn tôi thấy được những nét đặc trưng trong văn hóa kiến trúc cũng như văn hóa tổ chức cộng đồng nơi đây. Do điều kiện điền dã có hạn và khó khăn trong việc thu thập các thông tin. Chính vì vậy, những thông tin về Đình làng ba thôn Kim Cốc còn hạn chế, chưa được đầy đủ.

doc9 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu đình làng ba thôn kim cốc và những giá trị văn hóa lễ hội Ba Thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA VIỆT NAM HỌC BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN: HÀ NỘI HỌC ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU ĐÌNH LÀNG BA THÔN KIM CỐC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI BA THÔN Sinh viên thực hiện: Đào Thị Hiên Lớp A – K59 Giảng viên: Nguyễn Thị Bích Hà THÁNG 4. 2012 LỜI MỞ ĐẦU Đình làng ba thôn Kim cốc nằm trên địa phận các thôn Cốc Trung, Cốc Thượng, Cốc Hạ thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đây là ba ngôi đình được xây dựng từ rất lâu đời và đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa của thành phố Hà Nội. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình Đình làng ba thôn đã mang trong mình một truyền thuyết về bà Lí thị Ngọc Mai và 5 người con đánh giặc Tô Định và cứu dân, cứu nước. Hơn thế nữa, những ngôi đinh này cũng đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, cùng với đó đây cũng là nơi đã nuôi cán bộ cách mạng, tổ chức bình dân học vụ và những sự kiện lịch sử khác. Trong những năm gần đây do đã được tôn tạo và tu sửa lại các di tích đã có những sự thay đổi mới một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong những sự thay đổi đó có cả những thay đổi tiêu cực làm mất đi những giá trị vốn có của những ngôi đình nơi đây. Tìm hiểu về đình làng ba thôn Kim Cốc cũng như tìm hiểu những giá trị văn hóa của lễ hội làng của ba thôn tôi thấy được những nét đặc trưng trong văn hóa kiến trúc cũng như văn hóa tổ chức cộng đồng nơi đây. Do điều kiện điền dã có hạn và khó khăn trong việc thu thập các thông tin. Chính vì vậy, những thông tin về Đình làng ba thôn Kim Cốc còn hạn chế, chưa được đầy đủ. NỘI DUNG Truyền thuyết ghi tích của ba ngôi đình. Theo thần phả của Đại học sĩ Nguyễn Bích soạn năm Hồng Phúc Nguyên niên 1572 là Nguyễn Hiền Phụng sao năm Vĩnh Hựu niên 1755. Đình 3 làng thờ 6 mẹ con Lí Thị Ngọc Mai đã có công dẹp giặc Tô Định từ thời Hai Bà Trưng. Truyền thuyết kể về bà Lí Thị Ngọc Mai: Vào năm 39, 40 SCN, Bà Lí Thị Ngọc Mai kết duyên cùng ông Đặng Công Thành ở Thiên Lộc, phủ Đức Quang. Sau khi có giặc ngoại xâm ông bà trở về làng Kim Cốc sinh sống, trong thời gan sinh sống ở làng Kim Cốc ông bà sinh được 5 người con là: Trình Duyên, Trình Xuân, Trình Lang, Trình Khiêm, Trình Tiến. Sau khi chồng mất bà nuôi dậy các con khôn lớn, trưởng thành. Năm 16 tuổi các con của bà ai cũng có diện mạo phi thường, ứng đáp tinh thông. Ai ai cũng tiên đoán rằng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Sau khi giặc Tô Định nước ta, làm cho dân ta khổ sở, vì thù nhà nợ nước. Bà và các con về tụ nghĩa với hai bà Trưng, cùng với hai bà diệt giặc Tô Định. Đất nước hòa bình, bà Trưng xưng vua, phong cho Trưng Nhị là Chiêu Dung công chúa, phong cho bà Lí Thị Ngọc Mai là Bình Khôi công chúa và phong cho các con của bà là tiền tả, hậu hữu đại tướng quân, ban cho vùng đất Kim Cốc là vùng đất thang bọc lúc sống hưởng thực ấp, lúc mất là nơi thờ tự. Thưởng cho bà 50 nén vàng kim, 6 bộ quần áo, cấm bào….. 6 mẹ con trở về hương ấp cũ thăm mộ chồng là Đặng Công Thành, bái yết tổ đường, hương hỏa cho tổ tiên. Sau đó bà và các con trở về thôn Kim Cốc trên một chiếc thuyền. Trên đường về đến Đình Trung bỗng nhiên trời đất mịt mù, nổi sóng to gió lớn, gặp quân Mã VIện và chiến đấu với Mã Viện. 6 mẹ con đã hy sinh ở khúc sông quê hương. Nhân dân để tỏ lòng biết ơn với bà và các con đã lập đình thờ. Hiện nay, tại đình Cốc Thượng thờ ông Cả và ông Ba là Trình Duyên và Trình Lang. Đình Cốc Hạ thờ Ông Hai và ông tư là Trình Xuân và Trình Khiêm. Đình Cốc Trung thờ Bà Lí Thị Ngọc Mai và con út là Trình Tiến. Hàng năm vẫn mở hội và thờ cũng tỏ lòng biết ơn. Năm 1994 Đình làng được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Những thông tin tìm hiểu về Đình Quán Trung Vị trí Ngôi đình nằm tại thôn Cốc Trung Xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hướng đình: Đình được xây dựng về hướng Đông. Xung quanh đình có rất nhiều cây cối, các cây gỗ đã được trồng cách đây vài chục năm. Lịch sử và nhân vật thờ cúng tại đình Đình cốc Trung được xây dựng từ rất lâu, lần tu sửa mới nhất cách đây khoảng 13 năm. ( Theo thông tin cụ Từ trông đình cho biết). Trước đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đình được sử dụng làm nơi dạy học cho chương trình bình dân học vụ của Đảng ta xóa nạn mù chữ cho nhân dân nghèo. Tại đình có 20 đạo sắc phong, tuy nhiên sau này đã bị mất trộm và tìm lại được 5 đạo sắc phong. Đình thờ thánh mẫu Lí Thị Ngọc Mai và 3 người con của bà là: Cấu trúc của đình. Trước đây đình có cấu trúc chữ Đinh, mái xếp chồng, tuy nhiên do quá trình trùng tu đình đã không còn như trước nữa. Hiện nay, kết cấu của đình chỉ còn: sân đình, 5 gian thờ chính điện, nhà thờ mẫu, và một gian nhà nhỏ bên hữu mục. Về điêu khắc: Trong đình chạm khắc hoa văn của những con rồng, phượng, có bức hoành phi ghi 4 chữ Như Tại Kỳ Thượng. Đình hiện nay đã có nhiều những biến đổi sâu sắc trong những nét kiến trúc so với trước đây. Tuy nhiên, tại đây vẫn giữ được những nét đẹp trong lễ hội truyền thống. Đình Quán Thượng Vị trí Đình thuộc thôn Cốc Thượng, xã Hoàng Diệu, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Đình được xây dựng theo hướng Tây, xung quanh đình hiện nay không còn cây cối nhiều do bị chặt phá sau khi tu sửa. Lịch sử hình thành của đình Đình Cốc Thượng được xây dựng từ rất lâu, dựa trên truyền thuyết về bà Lí Thị Ngọc Mai thời kỳ Hai Bà Trưng. Cấu trúc của đình Đình có cấu trúc chữ Đinh, Tam quan, sân đình, năm gian thờ chính, gian thờ mẫu và 1 dãy nhà ngang. Tam quan được xây dựng có trạm trổ hoa văn và điêu khắc hình thù của các con vật trong truyền thuyết như: voi, nghê, rồng… Trên các vì kèo của đình cũng được chạm chổ hoa văn tinh sảo. Đình Quán Hạ ( được công nhận là di tích lịch sử văn hóa ) Vị trí đình. Ngôi đình nằm tại thôn Cốc Hạ xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hướng đình: đình được xây dựng theo hướng Tây Nam, trước mặt đình có một ao đình. Xung quanh đình có nhiều cây cối cổ thụ, đình có quang cảnh rộng rãi, thoáng mát. Lịch sử và nhân vật thờ cúng Theo tìm hiểu chưa có thông tin chính xác năm xây dựng gần nhất của đình. Lần trùng tu mới nhất cách đây 22 năm vào năm 1990. Năm 1994 đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Trong đình có 29 đạo sắc phong. Hiện nay, đình đang thờ ông hai và ông tư là Trình Xuân và Trình Khiêm là con của thánh mẫu Lí Thị Ngọc Mai và thờ vọng thánh mẫu Lí Thị Ngọc Mai. . Cấu trúc của đình. Đình có cấu trúc chữ Đinh với Tam quan, sân đình, 5 gian thờ chính, và gian thờ mẫu. Hệ thống vì kèo còn nhiều hoa văn của kiến trúc cổ như trước khi trùng tu, các hoa văn được sử dung trong kiến trúc của đình chủ yếu là hình voi, rồng, phượng hoàng… 5. Lễ Hội ba thôn Kim Cốc Lễ hội ba thôn Kim Cốc diễn ra trong ba ngày từ ngày 14/2 – 16/ 2 âm lịch. Ngày hội chính vào ngày 15/2 âm lịch. Đây là lễ hội diễn ra với quy mô lớn và có sự quan tâm của các ngành trong xã Hoàng Diệu. Hàng năm vào ngày 14/2 – 16/ 2 âm lịch ba làng lại cũng nhau tổ chức lễ hội để nhân dân các làng cung vui chơi trẩy hội cũng như tăng tình đoàn kết cộng đồng làng xã. Cứ 3 năm các thôn lại tổ chức lễ hội lớn một lần, đinh làng thôn Cốc Trung là đình chính vì ở đây thờ đức thánh Mẫu bà Lí Thị Ngọc Mai. Nội dung của lễ hội Ngày 14/2: Các thôn làm công tác chuẩn bị: Quá trình chuẩn bị lễ hội: Lễ hội bắt đầu được chuẩn bị trước đó vào tháng 12 âm lịch. Các thôn tự chuẩn bị những tư trang, vật liệu của mình. Ngày 12 các thôn hoàn tất quá trình chuẩn bị cho lễ hội. Ngày 14 mở cửa đình. Các thôn chuẩn bị 3 chiếc kiệu, 2 kiệu 8 người khiêng, 1 kiệu 4 người khiêng, mỗi kiệu có hai người tổng cờ, một quản giáo, mỗi thôn có 4 người múa xin tiền, có thể hơn. Người chủ tế là một người có tuổi trong làng, có gia đình đầy đủ đề huề mới được chọn. Hội ba làng chỉ có một chủ tế chính người thuộc thôn Cốc Trung là nơi thờ thánh mẫu. Lễ vật bao gồm: Lợn gà, cá chép, hoa quả, bánh kẹo… Ngày 15/2 diễn ra lễ hội với các công việc chính như sau: Các thôn rước kiệu diễu hành và tập trung tại Quán Trung. Đây là đình thờ thánh mẫu bà Lí Thị Ngọc Mai và người con út là Ông Trình Tiến. Khai mạc lễ hội, đánh trống khai hội. Các cụ tế hội đồng. Nữ thôn Cốc Trung dâng hương. Tổ chức giao lưu văn nghệ. Ngày 16/2 Nữ cốc Trung dâng hương. Nữ cốc Hạ dâng hương. Các cũ tế hội đồng. Các thôn rước kiệu về đình, lễ yên vị, kết thúc lễ hội. Lễ hội diễn ra trong sự nô nức chào đón của mọi người dân trong làng cũng như nhân dân các vùng kế bên. Hội làng là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như thể hiện ước muốn một cuộc sống sung túc của con người. KẾT LUẬN Tìm hiểu về đình ba thôn Kim Cốc tôi muốn tìm hiểu về những nét kiến trúc đặc sắc cũng như những nét văn hóa trong thờ cúng phật giáo ở Việt Nam. Trong những năm gần đây trong sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như những chính sách văn hóa xã hội. Đình, đền, miếu, mạc… tại đây đã được đầu tư trùng tu lại trong đó có lễ hội truyền thống nơi đây đã được phục dựng lại, đem lại cho nhân dân đời sống tinh thần phong phú cũng như tìm lại những giá trị văn hóa cội nguồn cho nhân dân. Tuy có những hạn chế nhưng đây là một trong những minh chứng cho thấy sự đầu tư cũng như những chính sách của Đảng và nhà nước về văn hóa đã đến được các địa phương. Trong quá trình tìm hiểu do có những hạn chế trong việc thu thập thông tin chính vì thế bài làm của sinh viên chưa được đầy đủ. Em mong cô có những gợi ý, sửa chữa để có thể làm tốt hơn nữa.