Đề tài Tìm hiểu về công tác tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998

Từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm ở nước ta đã chuyển từ hoạt động kinh doanh theo cơ chế bao cấp, bù lỗ sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trên thực tế, cơ chế thị trường đã tác động ngày càng sâu, rộng vào hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Nhiều hiện tượng và khuynh hướng mới đã nảy sinh, trong đó nhiều vấn đề phải được xem xét và nhận thức lại. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đang diễn ra hết sức sôi động. Bên cạnh những thành tựu bước đầu rất quan trọng, còn bộc lộ không ít những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm những năm qua. Những hạn chế thiếu sót trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm do nhiều nguyên nhân, trong đó sự yếu kém trong công tác tổ chức quản lý kinh doanh là một nguyên nhân chủ yếu. Điều kiện và môi trường của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đã thay đổi, trong khi đó phương thức tổ chức - quản lý kinh doanh chưa thay đổi kịp, nhiều vấn đề trong tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm đang được đặt ra, có những vấn đề rất gay gắt. Vì vậy nghiên cứu, tìm hiểu công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. Tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm là một quá trình đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp tổng hợp, các biện pháp tổ chức kinh doanh, các cách thức tác động và giải quyết của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để nhằm vào mục tiêu đã định của doanh nghiệp đã đề ra. Tổ chức - quản lý tốt lao động, vật tư tiền vốn, giảm tối đa các chi phí kinh doanh, sắp xếp bộ máy tổ chức của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho xã hội. Do đó tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường đã gắn liền với hoạt động kinh doanh, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với công tác phát hành Sách giáo khoa và các thiết bị giảng dạy và học tập ở Hà Nội trong điều kiện hiện nay. Thực hiện tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm lại càng có ý nghĩa quan trọng. Thông qua các kết quả mà tổ chức -quản lý và kinh doanh các xuất bản phẩm có được giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ thực trạng hoạt động của mình, những điểm mạnh cũng như hạn chế để căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch nhập và tiêu thụ các xuất bản phẩm hợp lý phù hợp với nhu cầu, phát huy được tối đa hiệu quả từ những cách thức tổ chức, quản lý, đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa kinh doanh và phục vụ đồng thời giữ vững được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường. Với tinh thần đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với đề tài: "Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998".

pdf71 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công tác tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 lời nói đầu Từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm ở nước ta đã chuyển từ hoạt động kinh doanh theo cơ chế bao cấp, bù lỗ sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trên thực tế, cơ chế thị trường đã tác động ngày càng sâu, rộng vào hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Nhiều hiện tượng và khuynh hướng mới đã nảy sinh, trong đó nhiều vấn đề phải được xem xét và nhận thức lại. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đang diễn ra hết sức sôi động. Bên cạnh những thành tựu bước đầu rất quan trọng, còn bộc lộ không ít những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm những năm qua. Những hạn chế thiếu sót trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm do nhiều nguyên nhân, trong đó sự yếu kém trong công tác tổ chức quản lý kinh doanh là một nguyên nhân chủ yếu. Điều kiện và môi trường của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đã thay đổi, trong khi đó phương thức tổ chức - quản lý kinh doanh chưa thay đổi kịp, nhiều vấn đề trong tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm đang được đặt ra, có những vấn đề rất gay gắt. Vì vậy nghiên cứu, tìm hiểu công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị Trường học Hà Nội là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. Tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm là một quá trình đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp tổng hợp, các biện pháp tổ chức kinh doanh, các cách thức tác động và giải quyết của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để nhằm vào mục tiêu đã định của doanh nghiệp đã đề ra. Tổ chức - quản lý tốt lao động, vật tư tiền vốn, giảm tối đa các chi phí kinh doanh, sắp xếp bộ máy tổ chức của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho xã hội. Do đó tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường đã gắn liền với hoạt động kinh doanh, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với công tác phát hành Sách giáo khoa và các thiết bị giảng dạy và học tập ở Hà Nội trong điều kiện hiện nay. Thực hiện tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm lại càng có ý nghĩa quan trọng. Thông qua các kết quả mà tổ chức - quản lý và kinh doanh các xuất bản phẩm có được giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ thực trạng hoạt động của mình, những điểm mạnh cũng như hạn chế để căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch nhập và tiêu thụ các xuất bản phẩm hợp lý phù hợp với nhu cầu, phát huy được tối đa hiệu quả từ những cách thức tổ chức, quản lý, đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa kinh doanh và phục vụ đồng thời giữ vững được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường. Với tinh thần đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với đề tài: "Tìm hiểu về công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998". Tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội được xem xét dưới góc độ là đối tượng quản lý Nhà nước về kinh tế. Luận văn này nhằm vào các mục đích chính sau đây: a- Phân tích để làm rõ tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội. b- Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998 từ đó rút ra những vấn đề đang đặt ra trong công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội. c- Bước đầu đề xuất một số phương hướng đổi mới hoạt động tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội những năm tới. Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây: Một là: Khái quát những vấn đề chung về tổ chức - Quản lý kinh doanh xuất bản phẩm nhằm làm nổi bật quá trình hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Hai là: Phân tích thực trạng tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998. Ba là: Đề xuất một số phương hướng cơ bản và những biện pháp cụ thể trước mắt nhằm đổi mới công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong những năm tới. Đây là đề tài nghiên cứu về kinh tế, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề rất khó và hết sức phức tạp trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Vì vậy, có thể có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Trong luận văn này, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm được coi là một đối tượng của quản lý Nhà nước về kinh tế. Do vậy, những vấn đề về tổ chức - quản lý hoạt động nghiệp vụ, quản lý công tác tư tưởng văn hóa, không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận văn mà chỉ được đề cập đến ở những mức độ nhất định. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, sản phẩm mà nó kinh doanh rất đa dạng và phong phú. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề tổ chức - quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm (ở đây là Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội) là chủ yếu, còn các doanh nghiệp In và xuất bản chỉ đề cập ở một mức độ nhất định. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm được phân tích, đánh giá trong luận văn là Sách giáo khoa và các Thiết bị, ấn phẩm giảng dạy và học tập trong Trường học. Vấn đề quản lý được nghiên cứu, giải quyết trong luận văn là trên góc độ quản lý vi mô ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội, tuy nhiên góc độ quản lý vĩ mô sẽ là các dẫn chứng minh họa trong luận văn để việc luận giải có tính thuyết phục hơn. Trong quá trình nghiên cứu của luận văn, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm luôn được đặt vừa trong tổng thể của các phương tiện thông tin đại chúng, vừa trong tổng thể kinh tế quốc dân và đặc biệt luôn xem xét nó trong mối quan hệ khăng khít với ngành In và xuất bản. Ngoài phần mở đầu, và kết luận, luận văn được trình bày theo ba chương: Chương 1: Tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội. Chương 2: Thực trạng tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998. Chương 3: Nhận xét chung và một số ý kiến đề xuất qua nghiên cứu công tác tổ chức - quản lý kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội trong hai năm 1997-1998. Ngoài việc vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cơ bản, truyền thống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả của đề tài này còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê ... Trong đó đã cố gắng nhất quán thực hiện sự gắn bó giữa quan điểm đường lối chính sách, kinh nghiệm thực tiễn với một số kiến thức khoa học hiện đại. Chương 1 tổ chức quản lý và ý nghĩa của nó đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà nội I. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình tổ chức, quản lý, kinh doanh xuất bản phẩm 1. Đặc điểm của việc tổ chức hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm Như chúng ta đã biết, thực chất của kinh doanh xuất bản phẩm là quá trình đầu tư vốn và công sức để tổ chức các hoạt động mua bán hàng hóa xuất bản phẩm, nhằm đạt lợi nhuận. Lợi nhuận trong kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ là tiền lãi thu được sau một quá trình kinh doanh mà còn là cái “lãi” của quá trình sử dụng xuất bản phẩm trong xã hội. Bởi vì kinh doanh xuất bản phẩm vừa là hoạt động kinh tế, vừa là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Trên thực tế xuất bản phẩm là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo và công nghệ chế bản, nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục, phổ biến trí thức thông qua việc mua bán trên thị trường, nên xuất bản phẩm trở thành đối tượng của kinh doanh. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xuất bản phẩm nhằm: Thỏa mãn nhu cầu xuất bản phẩm của xã hội và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó trong quá trình tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động phải xoay xung quanh mục tiêu này. Mọi hoạt động nhằm cản trở hay có tác động cản trở doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cần được loại bỏ nhanh chóng trong chương trình và biện pháp hoạt động của doanh nghiệp. Xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc thù do đó tất yếu cũng hình thành những người chuyên nghiệp làm lưu thông nó trên thị trường và tổ chức hoạt động của họ là các doanh nghiệp xuất bản phẩm. Doanh nghiệp xuất bản phẩm ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và những luật định về doanh nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất bản phẩm nói riêng được thành lập phải có những điều kiện tiên quyết như: Vốn (vốn lưu động tối thiểu quy định và vốn cố định là cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phương tiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh). Các doanh nghiệp xuất bản phẩm thực hiện những nhiệm vụ như: - Tập trung các hành vi mua và bán vào tay mình để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy sản xuất xuất bản phẩm phát triển, mở rộng. Thông qua đó doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng trong xã hội. - Góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của sản xuất - lưu thông xuất bản phẩm do yêu cầu của lưu thông trong tình hình mới. Doanh nghiệp thực hiện bằng hai cách: + Doanh nghiệp đưa đến cho khách hàng những xuất bản phẩm có chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao theo định hướng của Nhà nước. + Phản ánh chính xác những nhu cầu thị trường về xuất bản phẩm. Định hướng cho người sản xuất những chủ đề, tư tưởng, những nội dung xuất bản phẩm vừa hợp nhu cầu thị trường vừa có ý nghĩa giáo dục xã hội cao. - Phát triển các hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm theo đa dạng hoá các mặt hàng xuất bản phẩm và đa phương hoá các mối quan hệ giao dịch buôn bán (với trong nước và ra nước ngoài). - Quản lý tốt lao động, vật tư tiền vốn, giảm tối đa các chi phí kinh doanh để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho xã hội. - Tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, pháp luật kinh tế và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam.Thực hiện các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của xã hội. Đảm bảo tốt những nhiệm vụ trên đây, doanh nghiệp thực sự là một tổ chức kinh tế hợp pháp để thực hiện quá trình tổ chức kinh doanh với mục đích có lợi. 2. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm Cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, hệ thống quản lý trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm bao gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi phân hệ là một hệ thống phức tạp có mối quan hệ qua lại với nhau. Đối tượng quản lý là toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm bao gồm cả hoạt động phát hành xuất bản phẩm chuyên nghiệp và hoạt động phát hành xuất bản phẩm nhất thời. Đối tượng này có cơ cấu tổ chức phức tạp bao gồm nhiều mối quan hệ và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Điểm đặc biệt của đối tượng này là: Đây là một hoạt động xã hội rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực ở nhiều cấp nhiều ngành khác nhau. Ngành xuất bản ra đời và phát triển chỉ với tư cách là ngành chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị cơ sở của ngành là một đơn vị độc lập, trực thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Mỗi hoạt động cụ thể đều do một tổ chức, một cơ quan...khác nhau đứng ra xin phép hoạt động. Về mặt pháp lý mà xét, ai xin phép hoạt động, người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình. Vì vậy các quan hệ quản lý ở đây xuất phát từ hai bộ phận chủ thể khác nhau. Hoạt động quản lý cũng được phân ra thành hai dạng: Quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước và quản lý của cơ quan chủ quản với các đơn vị trực thuộc. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm là: - Cấp Trung Ương là Bộ Văn hóa thông tin có nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước trong toàn quốc đối với hoạt động xuất bản (kinh doanh xuất bản phẩm là một bộ phận của hoạt động xuất bản)(1). - ở địa phương, Sở văn hóa thông tin là cơ quan chuyên môn giúp chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản cũng như phát hành xuất bản phẩm ở Tỉnh, thành phố. Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa thông tin được Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) quy định theo Nghị định 196/ HĐBT, Chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa thông tin đối với hoạt động xuất bản phẩm thể hiện cụ thể trên ba nội dung sau: a) Định hướng cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm toàn quốc theo đúng tính chất, chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định Các văn bản pháp luật và dưới luật là những căn cứ pháp lý và là cơ sở cho việc định hướng hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Xuất phát từ quan điểm của Đảng với hoạt động xuất bản phẩm nói chung và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng, Bộ Văn hóa thông tin xây dựng các chính sách quốc gia về phát triển sự nghiệp xuất bản (trong đó có kinh doanh xuất bản phẩm). Từng giai đoạn cụ thể, Bộ Văn hóa thông tin phải vach ra (1) Nghị định 196 HĐBT về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các được chương trình kế hoạch phát triển toàn ngành, đề ra các mục tiêu và cân đối lớn cho toàn bộ hoạt động xuất bản trong cả nước. b) Điều tiết hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm toàn quốc trên cơ sở sử dụng hệ thống công cụ quản lý, trong đó hết sức chú ý đến sự kết hợp giữa tác động kinh tế, tác động hành chính luật pháp và tác động tâm lý giáo dục. Chức năng điều tiết của Bộ Văn hóa thông tin thể hiện trước hết ở điều tiết kế hoạch đề tài của các Nhà xuất bản và quy định thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản nhất thời cho các Sở Văn hóa thông tin. Để tránh trùng lặp và “lấn sân” lẫn nhau, Bộ Văn hóa Thông tin trực tiếp xem xét, duyệt kế hoạch đề tài của từng Nhà xuất bản. Những đề tài trùng nhau, những đề tài không thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc thẩm quyền quyết định của Sở là đối tượng điều tiết của Bộ. Bộ Văn hóa thông tin phối hợp với các Bộ có liên quan đề xuất và xây dựng những chế độ, chính sách đối với ngành xuất bản như: chế độ nhuận bút, chế độ lương, các tiêu chuẩn chức danh ngành. chính sách giá, thuế... để chính phủ ban hành. Những chế độ, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản nói chung và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng được ban hành chính là cơ sở pháp lý để tiến hành điều chỉnh hoạt động xuất bản hay phát hành xuất bản phẩm phát sinh trong tương lai. c) Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhằm duy trì trật tự, kỷ cương theo luật định Chức năng kiểm tra của Bộ Văn hóa Thông tin thể hiện ở những nội dung chính sau: - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tôn chỉ mục đích của các cơ sở phát hành xuất bản phẩm theo quy định của giấy phép hoạt động. - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các thủ tục, thể lệ chế độ, chính sách trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. - Kiểm tra việc thực hiện quy trình hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. - Kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của các cơ sở phát hành xuất bản phẩm. Bộ 11/12/1989. Chức năng quản lý Nhà nước của các Sở Văn hóa Thông tin đã được Bộ phân cấp. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở chỉ trong giới hạn của những thẩm quyền được giao. Theo sự phân cấp quản lý, Bộ Văn hóa Thông tin quy định: Toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm chuyên nghiệp và kinh doanh xuất bản phẩm nhất thời của các cơ quan, đoàn thể Trung Ương đều do Bộ trực tiếp quản lý, Sở Văn hóa Thông tin chỉ quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhất thời của địa phương. Theo quy định số 330/BBT năm 1987 (của Bộ Thông tin cũ) Sở Văn hóa Thông tin được phép cấp giấy phép xuất bản và kinh doanh nhất thời những loại xuất bản phẩm sau đây: - Các tài liệu dùng vào mục đích tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Bộ địa phương và những loại sách người tốt, việc tốt của địa phương. - Các tác phẩm văn nghệ do phong trào vận động sáng tác của địa phương tổ chức. - Các công trình nghiên cứu, sưu tầm về lịch sử, văn hóa của địa phương. - Các ấn phẩm: Tranh, ảnh,... giới thiệu cảnh đẹp địa phương. Các loại ấn phẩm sau, Sở không được cấp giấy phép: - Các loại báo, tạp chí, phụ trương, đặc san. - Các loại sách dịch: Trường hợp địa phương thực sự có nhu cầu thì phải xin phép Bộ, chỉ khi Bộ cho phép mới được tổ chức xuất bản và kinh doanh sách dịch. - Việc in lại sách của các Nhà xuất bản chuyên nghiệp phải được các Nhà xuất bản và tác giả của cuốn sách đó đồng ý và phải đưa vào kế hoạch xuất bản của địa phương. - Không được in các loại Bản đồ quốc gia, các loại lịch nếu không được sự đồng ý của Bộ(2). Những quy định trên cho thấy mức độ, phạm vi và thẩm quyền của Sở Văn hóa Thông tin đối với hoạt động xuất bản và kinh doanh các xuất bản phẩm. Sở không trực tiếp quản lý và cấp giấy phép cho Nhà xuất bản hay các cơ sở phát hành của chính địa phương mình. (2) Thông tư 330/BBT năm 1987 của Bộ thông tin. Cơ quan chủ quản của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm là cơ quan đứng tên xin giấy phép tiến hành hoạt động xuất bản. Dù là kinh doanh xuất bản phẩm chuyên nghiệp hay kinh doanh xuất bản phẩm nhất thời đều phải do một tổ chức, một cơ quan hay một cá nhân nhất định đứng ra xin giấy phép hoạt động. Đối với kinh doanh xuất bản phẩm chuyên nghiệp chỉ có các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở Trung ương và các Tỉnh, ủy, ủy ban nhân dân tỉnh mới có đủ tư cách đứng ra xin giấy phép thành lập Nhà xuất bản hay các công ty phát hành xuất bản phẩm. Đối với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhất thời, tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân có nhu cầu kinh doanh xuất bản phẩm đều được quyền xin giấy phép xuất bản. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm sau đây: - Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của mình. - Chịu trách nhiệm về phương hướng kinh doanh xuất bản phẩm. - Bảo đảm lực lượng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của mình. - Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính trong quá trình kinh doanh xuất bản phẩm. - Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm mà mình đứng tên xin phép. Sự phân định trách nhiệm trên xuất phát từ quan điểm là phải làm rõ: Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của ai, ai đứng ra xin phép hoạt động, ai chịu trách nhiệm về hoạt động đó? Từ đó có thể xác định được ranh giới giữa quản lý Nhà nước với quản lý của cơ quan chủ quản. Trên thực tế, nền kinh tế thị trường không chấp nhận bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh cồng kềnh của ngành phát hành sách thời bao cấp. Vì vậy để thích nghi với nền kinh tế thị trường thì vấn đề đầu tiên là sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong toàn ngành kinh doanh xuất bản phẩm, mỗi Công ty phát hành sách đều là mỗi cơ sở tự hạch toán kinh doanh độc lập. Quá trình tổ chức lại ngành: thu hồi cấp quận, huyện, tinh giảm bộ máy tổ chức quản lý ngành, chuyên môn hoá, trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Bộ máy tổ chức ngành phát hành sách tính đến tháng 8 năm 1997 đã giảm 45% từ 4250 cán bộ còn 2310 cán bộ trong cả nước. Cùng tác động vào hoạt động quản lý kinh doanh xuất bản phẩm còn có các ngành, các tổ chức liên quan khác như: Cơ quan kế hoạch, tài chính, ngân hàng, vật giá, Cục xuất bản, Cục bản quyền, cơ quan bảo vệ văn hóa của Bộ Công an... Sự tác động của các cơ quan này nhằm mục đích duy trì trật tự, kỷ cương và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phát triển. Toàn bộ tác động quản lý trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm được mô
Tài liệu liên quan