Đề tài Tìm hiểu về MINI-LINK E

MINI-LINK E là 1 hệ thống thiết bị truyền dẫn vô tuyến vi ba số, bao gồm 1 module truy nhập (AMM) lắp trong nhà và một khối vô tuyến lắp ngoài trời (RAU) và ănten. MINI-LINK E có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu về dung lượng truyền dẫn và phạm vi áp dụng; nó cung cấp các liên kết truyền dẫn vô tuyến từ 2 đến 17x2 (34+2) Mbit/s và dải tần hoạt động từ 7 ~ 38 GHz. MINI-LINK E có thể được cấu hình cho các thiết bị đầu cuối với chế độ không có bảo vệ (1+0), chế độ có bảo vệ (1+1) hoặc chế độ mạch bảo vệ vòng (ring).

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về MINI-LINK E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới thiệu. MINI-LINK E MINI-LINK E là 1 hệ thống thiết bị truyền dẫn vô tuyến vi ba số, bao gồm 1 module truy nhập (AMM) lắp trong nhà và một khối vô tuyến lắp ngoài trời (RAU) và ănten. MINI-LINK E có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu về dung lượng truyền dẫn và phạm vi áp dụng; nó cung cấp các liên kết truyền dẫn vô tuyến từ 2 đến 17x2 (34+2) Mbit/s và dải tần hoạt động từ 7 ~ 38 GHz. MINI-LINK E có thể được cấu hình cho các thiết bị đầu cuối với chế độ không có bảo vệ (1+0), chế độ có bảo vệ (1+1) hoặc chế độ mạch bảo vệ vòng (ring). Hình 1-1: Các thiết bị đầu cuối MINI-LINK E. Có thể tích hợp tới 4 thiết bị đầu cuối MINI-LINK E trong 1 khối module truy nhập và có thể kết hợp các cấu hình, dung lượng lưu lượng và các băng tần khác nhau. Có thể sử dụng phần mềm để điều khiển việc định tuyến lưu lượng giữa các thiết bị đầu cuối, giảm thiểu lượng cáp sử dụng. Hình 1-2: Thiết bị MINI-LINK E Khối trong nhà ‚Khối ngoài trời, RAU1 ƒKhối ngoài trời, RAU2 „Cáp vô tuyến 2. Mô tả kỹ thuật 2.1. Giới thiệu Thiết bị đầu cuối MINI-LINK E gồm 2 phần chính : Phần ngoài trời, độc lập hoàn toàn về dung lượng lưu lượng và hỗ trợ được cho một số dải tần khác nhau. Phần này chứa một module ăngten, khối vô tuyến (RAU) và các phần cứng lắp đặt phụ trợ. Module ăn-ten và khối vô tuyến có thể được tích hợp hoặc lắp đặt rời. Với cấu hình bảo vệ (1+1), hai khối vô tuyến và một hoặc 2 ăn-ten sẽ được sử dụng. Phần ngoài trời này được nối với phần trong nhà bằng 1 dây cáp đồng trục. Phần trong nhà, module truy nhập, hoàn toàn độc lập về băng tần và hỗ trợ các phiên bản khác nhau về dung lượng và cấu hình hệ thống. Nó bao gồm một Khối Modem (MMU) và Khối Ghép kênh Chuyển mạch (SMU) tuỳ chọn. Với cấu hình dự phòng, 2 khối modem và một khối ghép kênh chuyển mạch được sử dụng. Một khối truy nhập dịch vụ (SAU) tuỳ chọn được dùng chung giữa 2 máy đầu cuối. Có thể sử dụng thêm một khối đấu chéo MINI-LINK (MXU) cho cấu hình dự phòng ring. Tất cả các khối trong nhà được đặt trong một tủ máy truy nhập chung (AMM-Access Module Magazine). Các tủ máy truy nhập khác dùng cho các cấu hình máy đầu cuối khác cũng như cho các nút mạng gồm vài máy đầu cuối cũng có thể được thiết lập. Hệ thống giám sát và điều khiển được tích hợp sẽ theo dõi liên tục chất lượng truyền dẫn và các tình trạng cảnh báo. Hình 3-1: MINI-LINK E A: Khối ngoài trời B: Khối trong nhà C: Cáp radio 2.2. Phần ngoài trời Phần ngoài trời, dùng cho cấu hình đầu cuối 1+0, là một khối vô tuyến và một ăn-ten. Cấu hình 1+1 yêu cầu 2 khối vô tuyến và 2 ăn-ten. Thay vì sử dụng 2 ăn-ten, có thể sử dụng một ăn-ten và một bộ chia nguồn. 2.2.1 Khối vô tuyến Có 2 phiên bản khối vô tuyến: RAU1 và RAU2. Chúng có chung chức năng, nhưng khác nhau về thiết kế cơ khí và công nghệ vi ba. RAU2 có độ tích hợp các mạch vi ba cao hơn. MINI-LINK E RAU1 và RAU2 là các khối vi ba có khối thu phát tín hiệu tần số vô tuyến (RF). Các tín hiệu lưu lượng từ các khối trong nhà được xử lý và chuyển đổi sang tần số phát và được truyền qua chặng vi ba. Tất cả các kết nối từ và đến khối radio được thực hiện phía sau khối. Có các kết nối để đồng chỉnh ăn-ten, cáp vô tuyến và tiếp đất. Có 2 đèn LED ở phía sau khối chỉ thị cảnh báo và nguồn (tắt/bật) Hình 3-2: MINI-LINK E RAU1 và RAU2 Khối vô tuyến được nối trực tiếp đến ăngten không qua ống dẫn sóng mềm. Khối vô tuyến có thể lắp rời và kết nối qua một ống dẫn sóng dẻo đến bất kỳ ăngten nào với giao diện ống dẫn sóng chuẩn 154 IEC-UBR. Một bộ công cụ tuỳ chọn dành cho việc lắp đặt tách rời này gồm tất cả các dụng cụ cần thiết. Khối vô tuyến có thể tách ra và thay thế mà không ảnh hưởng đến sự đồng chỉnh của ăn-ten. Khối này có 2 bản lề và các chốt để lắp đặt bằng một tay trong suốt quá trình lắp đặt. 2.2.2 Khối ăn-ten RAU1 có ăngten compact 0,3 mét RAU1 có ăngten compact 0,6 mét RAU1 có ăngten compact 0,6 mét tần số 7/8GHz RAU2 có ăngten compact 0,2 mét RAU2 có ăngten compact 0,3 mét RAU2 có ăngten compact 0,6 mét Hình 3-3: RAU1 và RAU2 với các ăn-ten khác nhau. Khi lắp đặt rời, tất cả các ăngten sử dụng được với cả RAU1 và RAU2 qua ống dẫn sóng mềm. Danh sách sản phẩm MINI-LINK E cũng còn có các ăngten lớn hơn, 1,2 m đến 3m nhưng không được mô tả trong tài liệu này. Xem thêm chi tiết ở cataloge sản phẩm, MINI-LINK E và E Micro. Có thể chuyển đổi phân cực giữa dọc (tuyến tính) và ngang. Khối ăngten được gắn chặt với giá đỡ và không cần phải tháo ra trong quá trình bảo trì sau khi đồng chỉnh. Góc nâng có thể chỉnh ±13o với ăngten 0,2m và ±15o với ăngten 0,3 và 0,6 m. Góc phương vị có thể điều chỉnh ± 65o với ăngten 0,2m và ±40o cho ăngten 0,3 và 0,6 m. 2.3. Phần trong nhà 2.3.1. Hộp module truy nhập (AMM Access Module Magazine) Hộp này được thiết kế để lắp vào 1 rack 19” hoặc tủ máy nằm ngang. Có 3 loại độ cao: 1U, 2U và 4U tương ứng dành cho 1, 3, 4 và 7 thiết bị theo danh sách dưới đây: AMM 1U có thể chứa 1MMU AMM 2U-1 có thể chứa 2 MMU + 1 SAU AMM 2U-2 có thể chứa 2MMU + 1 SMU AMM 2U-3 có thể chứa 2 MMU +1 SMU + 1 SAU AMM 4U có thể chứa 4 MMU +2 SMU + 1 SAU Có thể tuỳ chọn lắp MXU vào bất kỳ khe trống nào trong AMM 2U-3 và AMM 4U. Xem thêm thông tin trong phần hướng dẫn lắp đặt MXU, EN/LZT 110 5088. Hình 3-4: Các hộp module truy nhập. AMM 1U được sử dụng cho một trạm đầu cuối đơn có cấu hình 1+0. AMM 2U được dùng cho đơn hoặc đôi trạm đầu cuối AMM 4U được sử dụng cho các trạm có nhiều đầu cuối hợp thành Các AMM cũng có thể được lắp đặt ngang hoặc dọc trên tường sử dụng các thanh xà. Trong các tủ máy với hệ thống làm mát, các khối được làm mát bằng luồng không khí thổi giữa chúng. Có thể gắn thêm các cánh tản nhiệt vào hộp để tăng tiết diện làm mát hoặc gắn một cái quạt trong rack. Tất cả các khối được lắp vào hộp từ phía trước. Tất cả các đèn chỉ thị, điều khiển và các giao diện đấu nối ngoài đều ở mặt trước của các khối. Các dây cáp được đi từ bên tay trái sang bên tay phải nhìn từ phía trước. Các hộp có một tấm chắn ở phía trước để bảo vệ các dây cáp, các đầu nối và các hệ thống điều khiển. Có thể theo dõi các đèn chỉ thị qua tấm chắn này. 2.2.2 Các khối đầu cắm bên trong Hình 3-5: Khối đầu cắm bên trong của hộp 2U-3. Có 3 loại khối đầu cắm bên trong: Khối truy cập dịch vụ (SAU) Khối Modem (MMU) Khối ghép kênh chuyển mạch (SMU) Khối Modem (Modem Unit - MMU) Khối MMU là giao diện trong nhà đến khối radio và chứa các bộ điều chế và giải điều chế. Mỗi khối vô tuyến cần một khối MMU. MMU có 4 phiên bản: MMU 2x2 cho tốc độ 2x2 Mbit/s MMU 4x2/8 cho tốc độ 4x2 hoặc 8Mbit/s (bao gồm một MUX 2/8) MMU 2x8 cho tốc độ 2x8 Mbit/s (hoặc 8x2Mbit/s (với SMU)) MMU 34+2 cho tốc độ 34+2 Mbit/s (hoặc 17x2 Mbit/s (với SMU)) Khối Chuyển mạch/ Ghép kênh (SMU) Khối SMU sử dụng với cấu hình dự phòng 1+1 để chuyển mạch và/hoặc ghép kênh/tách kênh các luồng 2Mbit/s. SMU có 3 phiên bản: SMU Sw - Cho đầu cuối cấu hình 1+1 Dung lượng: 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34+2 Mbit/s SMU 8x2 - Cho cấu hình đầu cuối 1+0 hoặc 1+1 Dung lượng: 8x2 Mbit/s SMU 16x2 - Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0. Dung lượng: Một cấu hình đầu cuối 1+0 với 17x2 Mbit/s và một cấu hình đầu cuối 1+0 với 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34 +2 Mbit/s. - Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0 : Dung lượng: 8x2 Mbit/s - Cho một cấu hình đầu cuối 1+1: 17x2, 4x8+2 Mbit/s Khối truy nhập dịch vụ (Service Access Unit- SAU) Khối SAU hỗ trợ các tính năng mở rộng như kênh dịch vụ, giao diện vào/ra cho người sử dụng và các cổng Kênh Cảnh báo ngoài (External Alarm Channel - EAC). Có 3 phiên bản: Basic: Với 2 cổng kênh cảnh báo ngoài, 8 giao diện vào và 4 giao diện vào/ra. Exp 1: Với chức năng của cấu hình Basic cộng thêm 2 kênh dịch vụ số cho mỗi terminal radio và Kênh cảnh báo từ xa (Remote Alarm Channel). Exp 2: Với chức năng của cấu hình Basic, thêm một kênh dịch vụ tương tự, một kênh dịch vụ số cho mỗi máy đầu cuối vô tuyến và Kênh Cảnh báo từ xa (RAC). 2.4. Vận hành & bảo dưỡng Bộ vi xử lý sẽ theo dõi tất cả các thông tin cảnh báo và truyền chúng trên một bus dữ liệu mở rộng qua mạng. Các kỹ sư dịch vụ có thể truy nhập bus cảnh báo này ở bất kỳ đâu qua một PC để theo dõi các trạng thái máy đầu cuối. Cũng sử dụng bus này, các mạch vòng đầu gần và đầu xa, các kỹ sư có thể dò tìm lỗi và thực hiện các bài kiểm tra quá trình lắp đặt. Hệ thống bảo dưỡng tích hợp này được bổ sung một kênh dịch vụ với giao diện số và/hoặc tương tự. Giao diện giám sát cục bộ (hiển thị và công tắc) trên MMU được sử dụng để đặt tần số, tắt/bật bộ phát, nguồn cấp v.v trong quá trình lắp đặt. Giao diện này còn có khả năng chỉ thị những lỗi đầu tiên. Xem mô tả chi tiết ở phần 9.2. Hai phần mềm máy tính dùng cho lắp đặt và giám sát MINI- LINK E là: MINI-LINK Netman, dùng cho giám sát tập trung các mạng MINI-LINK E và C. MINI-LINK Service Manager (MSM), dùng cho các máy đầu cuối trong mạng MINI-LINK E và C, bao gồm cả lắp đặt và tìm lỗi. 3. Lắp phần trong nhà Hình 4-1: Lắp phần trong nhà Thủ tục lắp đặt Bước 1 Lắp hộp máy: trong 1 Rack/ tủ máy trên tường đặt trên giá) Bước 2 Gắn các khối đầu cắm bên trong Bước 3 Chuẩn bị và nối các dây cáp cho module truy nhập Bước 4 Dán nhãn Bước 5 Nối một PC hoặc một Modem (tuỳ chọn) 4. Lắp đặt phần ngoài trời, RAU1. Hình 5-1: Lắp đặt phần ngoài trời. Thủ tục lắp đặt Bước 1: Cài đặt tần số và công suất ra cho khối vô tuyến MINI-LINK E (các phần trong nhà đã thực hiện xong) Bước 2: Lắp đặt tích hợp - Lắp khối vô tuyến và ăn-ten compact Lắp riêng - Lắp khối vô tuyến và ăn-ten compact 5. Lắp phần ngoài trời RAU2 Hình 5-1 Lắp phần ngoài trời Thủ tục lắp đặt Bước 1 Đặt tần số và công suất đầu ra cho MINI-LINK Bước 2 Lắp tích hợp ‚ khối vô tuyến và ăngten. Lắp riêng khối  vô tuyến và ăngten. 6. Lắp đặt cáp vô tuyến Hình 6-1: Lắp đặt cáp vô tuyến. Thủ tục lắp đặt: Bước 1 : Chuẩn bị cáp vô tuyến Bước 2 : Kết nối cáp đến khối vô tuyến Bước 3 : Buộc chặt cáp bằng kẹp cáp Bước 4 : Đấu đất cáp Bước 5 : Lắp thang cáp trên tường Bước 6 : Kết nối cáp với các khối trong nhà Kết nối cáp đến khối vô tuyến Thủ tục kết nối cáp là như nhau đối với tất cả các khối vô tuyến Tiếp đất cho khối vô tuyến là yêu cầu an toàn bắt buộc. Một đầu của cáp tiếp đất phải được nối đến chân cột. Hình 7-20 Nối cáp vô tuyến cho RAU2, tương tự áp dụng cho RAU1 Cài đặt phần mềm và kết nối ăngten. Phần này mô tả thủ tục đồng chỉnh ăngten và cài đặt phần mềm. Sử dụng một máy tính PC cài phần mềm MSM để thực hiện cài đặt phần mềm. Có thể sử dụng Giao diện giám sát cục bộ để thực hiện một số cài đặt Bước 1 Bật nguồn Bước 2 Lặp lại các bước trong chương 4 tới chương 7 đối với trạm ở xa. Bước 3 Đồng chỉnh các ăngten Bước 4 Cài phần mềm trong module truy nhập MINI-LINK E cần được lắp ở cả trạm đầu cuối ở xa và trạm đầu cuối ở gần. Công suất đầu ra và tần số nhất thiết phải được đặt trước khi bắt đầu đồng chỉnh. Nếu có 1 máy tính PC, thực hiện kiểm tra RF loop ( MINI-LINK 7-E, 8-E, 15-E, 18-E và 23-E cho RAU1, tất cả các model đối với RAU2) trên mỗi MINI-LINK trước khi bắt đầu thủ tục đồng chỉnh. Nếu có thể được thì kết nối thông tin giữa các trạm, để phối hợp các hoạt động đồng chỉnh. Thủ tục đồng chỉnh 1. Đồng chỉnh thô hướng của cả hai ăngten, nhưng càng chính xác càng tốt. 2. Bật máy phát lên. Hình 8-1: Vị trí cổng đồng chỉnh (AGC) trên RAU1. Hình 8-2: Vị trí cổng đồng chỉnh trên RAU2. Cài đặt: Việc đặt tần số và công suất đầu ra bằng cách sử dụng giao diện giám sát cục bộ trên MMU. Việc cài đặt phần mềm khác được thực hiện trên máy tính PC cài phần mềm MSM hoặc MINI-LINK Netnam. 8. Kiểm tra chức năng và giám sát cục bộ Thủ tục kiểm tra Bước 1 Thực hiện kiểm tra chức năng Bước 2 Khởi động hệ thống Giám sát cục bộ Các giao diện giám sát cục bộ bao gồm: Các đèn LED trên khối vô tuyến ngoài trời để xác định lỗi. Các đèn LED trên các khối trong nhà để xác định lỗi. Màn hình và các công tắc ở phía trước MMU để cài đặt phần mềm và xác định lỗi. Các đèn LED trên khối vô tuyến hiển thị trạng thái hiện tại của khối. Hình 9-1 Các đèn LED trên RAU1. Hình 9-2 Các đèn LED trên RAU2. Đèn LED xanh (sáng liên tục) Có điện. ‚Đèn LED đỏ (sáng liên tục) Hiển thị khối vô tuyến bị lỗi. Các đèn LED trên MMU, SMU, SAU và khối quạt chỉ thị trạng thái hiện tại của mỗi khối. Các bảng sau mô tả các cách kết hợp khác nhau. MMU không có đèn LED đỏ. Thay vào đó có các ký tự trên màn hình hiển thị trạng thái cho thiết bị đầu gần và đầu xa. Đỏ Xanh, sáng liên tục Xanh, nhấp nháy Khối quạt Khối quạt bị lỗi. Cảnh báo có thời gian trễ 1giây và xảy ra nếu ít nhất 2 khối quạt không hoạt động. Có điện - SAU SAU bị lỗi Có điện Cảnh báo NCC, EAC hoặc RAC MMU - Có điện Cảnh báo NCC SMU SMU bị lỗi Có điện Cảnh báo NCC Hình 9-3 Mô tả các đèn LED trên khối quạt, SAU, MMU và SMU Màn hình hiển thị của MMU Hiển thị (8 đặc tính) chế độ “chờ” khi nó không được kích hoạt. Chỉ các cảnh báo đầu gần hiển thị ở chế độ “chờ” (vị trí 5). Để kích hoạt màn hình, phải gạt lại công tắc hoặc nhấn phím bấm trên MMU một lần nữa. Màn hình sẽ trở lại chế độ “chờ” sau 5 phút, nếu không được kích hoạt lại. Khi gạt công tắc hoặc nhấn phím bấm, thì sẽ hiển thị trạng thái cảnh báo. Hình 9-4: Mô tả các cảnh báo trên MMU khi giao diện giám sát cục bộ được kích hoạt. Kiểm tra Thực hiện các bài kiểm tra sau trên các thiết bị đầu xa, đầu gần và ghi lại kết quả vào bản ghi kiểm tra MINI-LINK E: Bước 1: Các tham số thiết lập Mục đích: Để kiểm tra rằng các tham số chính xác đã được sử dụng. Kiểm tra, bằng cách sử dụng máy tính PC cài phần mềm MSM, rằng tất cả các tham số thiết lập được cài đặt theo mẫu Số liệu lắp đặt. Bước 2: Cấp nguồn DC Mục đích: Để kiểm tra rằng nguồn DC chính xác được cung cấp cho MMU. Sử dụng vôn kế số để đo điện áp DC gốc ở cáp DC kết nối với MMU. Ghi lại giá trị trong bản ghi kiểm tra. Bước 3: Công suất đầu ra máy phát. Mục đích: Để kiểm tra rằng công suất đầu ra tương ứng với giá trị thiết kế. Nếu công suất ra đã không thay đổi trong quá trình cài đặt, phải ghi lại giá trị từ bản ghi kiểm tra của nhà máy. (Không yêu cầu đo). Nếu công suất ra đã được thay đổi qua MSM, ghi lại giá trị đó. (Không yêu cầu đo). Nếu công suất ra đã được thay đổi bằng việc lắp thêm bộ suy hao cố định hoặc chỉnh bằng tay bộ suy hao biến đổi, đo công suất ra bằng máy đo công suất RF và ghi lại giá trị đó vào bản ghi kiểm tra. So sánh giá trị đó với giá trị thiết kế. Liên hệ với bộ phận thiết kế nếu các giá trị này khác nhau. Bước 4: Mức đầu vào RF Mục đích: Để kiểm tra rằng mức vào tương ứng với giá trị thiết kế. Chú ý: Trong hệ thống cấu hình 1+1, mức thu trong mỗi khối vô tuyến cần được đo 2 lần. Một lần với tín hiệu vào từ khối vô tuyến đầu xa 1, và một lần với tín hiệu vào từ khối vô tuyến đầu xa 2. Đọc mức đầu vào RF thu được, trên màn hình ở mặt trước của MMU hoặc bằng cách sử dụng máy tính PC cài phần mềm MSM. Ghi lại mức này. Bộ phận thiết kế cung cấp các mức đó cho cả hai khối vô tuyến trong hệ thống 1+1. So sánh các kết quả thu được với các giá trị này và ghi lại chúng trong bản ghi kiểm tra. So sánh mức đầu vào RF với mức tính toán trong thiết kế đường truyền. Hỏi ý kiến bộ phận thiết kế nếu sai lệch lớn hơn 3dB trong điều kiện không bị phading. Bước 5: Kiểm tra nhiễu Mục đích: Để kiểm tra rằng không có các tín hiệu gây nhiễu có thể làm suy giảm chất lượng. Truy nhập thiết bị đầu cuối xa qua chương trình MSM và tắt máy phát ở xa. Chú ý: Trong hệ thống 1+1, cả 2 máy phát phải được tắt nguồn. Đọc mức đầu vào RF thu được. Nếu mức này ≥ 90 dBm, phải tham khảo ý kiến của bộ phận thiết kế. Sau khi thực hiện bài kiểm tra, kích hoạt các máy phát lần nữa và khôi phục thông tin liên lạc qua tuyến. Bước 6: Kiểm tra cảnh báo gần Mục đích: Để kiểm tra rằng các khối trong nhà và ngoài trời đang hoạt động tốt. Kiểm tra trong MSM hoặc trên màn hình cục bộ của MMU rằng không có các cảnh báo đầu gần nào được kích hoạt. Bước 7: Cáp lưu lượng và kiểm tra việc đấu nối Mục đích: Để kiểm tra rằng lưu lượng trong mỗi khối đang hoạt động tốt và tất cả các điểm đấu nối cáp lưu lượng là tốt. Kiểm tra rằng mỗi tín hiệu nhánh (2Mbit/s, 8Mbit/s hoặc 34Mbit/s) có thể được loop trở lại từ trạm ở xa tại đầu nối cáp lưu lượng. Nếu lưu lượng được định tuyến, bên trong AMM, việc kiểm tra này phải được thực hiện từ trạm ở xa có lưu lượng được loop lại. Thực hiện kiểm tra nhanh trên mỗi nhánh bằng máy đo BER để kiểm tra rằng lưu lượng đang truyền qua hệ thống. Kích hoạt Cảnh báo Lưu lượng Đầu vào trong khi cài đặt lưu lượng, trong thời gian đó kiểm tra nhánh đó. Trong khi kiểm tra nhánh, kiểm tra rằng Cảnh báo Lưu lượng Đầu vào sẽ biến mất đối với nhánh đó. Nâng nhẹ từng dây cáp đã kiểm tra, để kiểm tra việc đấu nối có thích hợp hay không. Bước 8: Kiểm tra chuyển đổi cấu hình 1+1 Mục đích: Để kiểm tra tính năng của MMU không cần thiết, các khối vô tuyến và chuyển mạch SMU. Để thực hiện việc kiểm tra này, đảm bảo rằng máy phát và máy thu vô tuyến 1 đang hoạt động và chế độ chuyển mạch đó được đặt tự động. Nối máy đo BER vào một trong các nhánh và truyền lưu lượng. Ngắt nguồn của MMU1 và kiểm tra, trên cửa sổ thiết bị MSM, các chuyển mạch hệ thống của máy phát và thu khối vô tuyến 2. Kiểm tra trên máy đo BER xem lưu lượng được khôi phục lại hay chưa sau khi chuyển từ khối vô tuyến 1 sang khối vô tuyến 2. Lặp lại việc kiểm tra chuyển đổi đối với khối vô tuyến 2 (RAU 2) và MMU2. Kiểm tra chuyển đổi không cần gõ: Đấu nối máy đo BER với một trong các nhánh và truyền lưu lượng. Truy cập qua thiết bị MSM và việc kiểm tra sẽ được tiến hành. Đặt ngưỡng cảnh báo AGC cho khối RAU thu tín hiệu ở mức trên mức thu được. Kết quả là, xảy ra sự chuyển đổi tới khối vô tuyến khác. Các lỗi bit phải không không xuất hiện trên máy đo BER. Kiểm tra chặng vi ba. Bước 9: Kiểm tra chất lượng Mục đích: Để kiểm tra chất lượng hoạt động của chặng vi ba sau một thời gian hoạt động bình thường có suy giảm hay không. Thiết lập lại số liệu về chất lượng cho cả hai bên chặng vi ba bằng cách sử dụng máy tính PC cài phần mềm MSM. Tính năng thiết lập lại có thể tìm thấy trong Cửa sổ Quản trị Thiết bị (View menu). Nghiên cứu khả năng hoạt động cho cả hai thiết bị đầu cuối, ví dụ sau 24h. Nếu không có sự suy giảm chất lượng, việc kiểm tra là OK. Đính kèm các kết quả kiểm tra với Bản ghi kiểm tra của MINI-LINK E sau khi kiểm tra xong. Nếu chất lượng đã bị giảm, thực hiện đo cho 24h tiếp theo. Nếu chất lượng tiếp tục bị giảm, phải kiểm tra đường truyền và thủ tục lắp đặt. Bước 10: Kiểm tra EAC, RAC và NCC Mục đích: Để kiểm tra việc đấu nối giám sát mạng MINI-LINK. Đấu nối máy tính PC cài phần mềm MSM với cổng O&M trên SAU và dò mạng bằng cách lựa chọn Scan Local (dò cục bộ) trong danh sách mạng. Kiểm tra xem tất cả các thiết bị đầu cuối trong danh sách NCC mở rộng, EAC, và RAC có được hiển thị trong cửa sổ mạng MSM. Bước 11: Kênh phục vụ (SAU) Mục đích: Để kiểm tra việc thiết lập kênh phục vụ. Đảm bảo rằng kênh phục vụ được thiết lập hợp lý. Khi sử dụng SAU Exp 2: Thực hiện một cuộc gọi thử. Bước 12: Đầu vào người sử dụng (SAU) Mục đích: Để kiểm tra các điểm đấu nối USER In. Kích hoạt các cổng USER In (đầu vào người sử dụng) để sử dụng và kiểm tra chỉ số trong MSM. Bước 13: Đầu ra người sử dụng (SAU) Mục đích: Để kiểm tra các điểm đấu nối đầu ra bên ngoài. Ngắt nguồn DC cho 1 hoặc vài MMU qua AMM và kiểm tra rằng các cảnh báo A và B đang kích hoạt. Bước 14: Kiểm tra Cảnh báo Quạt Mục đích: Để kiểm tra việc đấu nối cảnh báo Quạt. Ngắt cáp cung cấp nguồn DC cho khối quạt. Sử dụng máy tính PC cài phần mềm MSM để kiểm tra rằng các cảnh báo A và B đang kích hoạt. 9. Số liệu kỹ thuật 9.1 Các yêu cầu về môi trường: Các khối ngoài trời Giới hạn nhiệt độ bao gồm cả bức xạ mặt trời: -500C đến +600C Độ ẩm tương đối: 8-100% Các khối trong nhà Nhiệt độ giới hạn bao gồm cả bức xạ mặt trời (đầy đủ chức năng): -200C đến +600C Độ ẩm tương đối: 5-95% 9.2. Số liệu cơ khí đối với thiết bị ngoài trời: 9.2.1. RAU1 Khối vô tuyến Kích thước (HxWxD): 411x326x144 mm Khối lượng: 7 kg Hình 10-1: Kích thước của khối vô tuyến RAU1. Lắp đặt tích hợp với ăngten c
Tài liệu liên quan