Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.
Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
Địa Lý:
Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi.Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
I.Đặt Vấn Đề
1. Mục đích
2. Đối tượng
3. Phạm vi
II. Nội Dung
1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2. Khó khăn, thuận lợi
2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
3. Thực trạng tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
3.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
3.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
3.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
3.2.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
3.2.3. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp
3.2.4. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn-nông nghiệp-nông dân
III. Đánh giá chung và kết luận
Những kết quả đạt được
Những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém
IV. Các giải pháp, phương hướng đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. Đặt Vấn Đề
- Mục Đích: tìm hiểu về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010
- Đối Tượng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm Vi: tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2006-2010
II.Nội Dung
1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.
Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
Địa Lý:
Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi....Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu
Khí hậu Thừa Thiên-Huế là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.
Giao thông
Quốc lộ 1, 14 và đường sắt Bắc-Nam nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Phía tây có cửa khẩu Hồng Vân-A Đớt nằm ở huyện A Lưới. Thành phố Huế cách sân bay quốc tế Phú Bài - Thị xã Hương Thuỷ khoảng 15 km, cảng Thuận An 12 km và cảng nước sâu Chân Mây 50km.
Hành chính
Thừa Thiên-Huế có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 151 xã, phường, thị trấn.
1.2 Thuận lợi và khó khăn
Thuận Lợi:
Hệ thống giao thông trên địa bàn tương đối thuận lợi với quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49,...( đường bộ ), cảng hàng không Phú Bài, cảng biển nước sâu Chân Mây, đường sắt Bắc – Nam,...
Mạng lưới sông suối phân bố tương đối đồng đều, với hệ thống sông Hương, sông Bồ, các sông Mỹ Chánh, Ô Lâu,...thuận lợi cho việc phát triển đường sông.
Đường bờ biển dài thuận lợi phát triển du lịch biển và thủy sản.
Vị trí thuận lợi, nguồn lao động dồi dào.
Có truyền thống lịch sử lâu đời.
Hệ thống lăng tẩm, đền đài,.... thuận lợi phát triển du lịch.
Khó Khăn:
- Chịu tác động diễn biến bất lợi của thời tiết( lũ lụt, khô hạn, bão,..)
- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả cạnh tranh còn thấp.
- Đổi mới kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra những đột phá mới.
- Công nghệ còn lạc hậu.
- Cơ cấu chuyển dịch còn chậm.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
Trong 5 năm 2006-2010, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã được duy trì ở mức cao. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về tăng trưởng của toàn nền kinh tế và từng ngành đều đạt kết quả khả quan. Đặc biệt những năm 2006 và 2007 tốc độ tăng trường GDP đạt cao. Tuy nhiên khi bước vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại, đạt 10.05%, năm 2009 nền kinh tế đã dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng, đạt 11.19%. Với những thành tích đạt được của năm 2009, theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 20.114 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12.5%; trong đó khu vực nông lâm thủy sản tăng 3.1%; khu vực công nghiệp-xây dựng đạt 16.5%; khu vực dịch vụ tăng 11.5%
Trong thời kỳ 2006-2010, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao hơn so với các kỳ kế hoach 5 năm trước, mức tăng trưởng liên tục và ổn định hơn, vì thế nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế tiến lên một tầm cao mới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 12.06%
Trong chiến lược 10 năm 2001-2010, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đều đạt mức tăng khá qua các năm, năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11.2%, năm 2005 đạt 11.3%, năm 2010 đạt 12.5%. Bình quân thời kỳ 2001-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 10.8%/năm. Điều này cho thấy, đến năm 2010, GDP tăng 280.5% so với năm 2000, tức là sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, GDP năm 2010 tăng gấp 2.8 lần so với năm 2000
Trong các kỳ kế hoạch 5 năm, mức tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân của tỉnh thời kỳ 2006-2010 đạt mức tăng khá cao (12.06%), hơn 5.6% so với mức tăng trưởng bình quân của thời kỳ 5 năm 1996-2000; hơn 2.5% so với thời kỳ 2001-2005; đặc biệt tăng trưởng của thời kỳ 2006-2010 còn tăng hơn cả thời kỳ 10 năm 2001-2010 (10.8%)
Như vậy thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ có mức tăng trưởng đạt cao nhất và đạt được giá trị GDP lớn nhất, kể từ khi Đảng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986. Đây là thời kỳ mà mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế được tạo ra tương đối ổn định và có tính bền vững hơn, tiềm lực được tích lũy lớn hơn nhiều so với thời kỳ trước.
2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế của tỉnh được tập trung đầu tư, huy động cao nhất mọi nguồn lực, từng bước thực hiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở đầu tư, đổi mới thiết bị máy móc, phát triển cơ sở hạ tầng trên tất cả các vùng kinh tế, chú trọng phát triển vùng gò đồi, đầm phá ven biển, vùng núi, tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ và văn hóa
Việc huy động các nguồn lực, công nghệ, lao động đã có tác động trực tiếp đến các ngành và thành phần kinh tế. Trong các khu vự kinh tế đã có chuyển biến theo hướng tích cực, công nghiệp-xây dựng luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể:
Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ là 2 khu vực có mức đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ; trong 5 năm 2006-2010, để có mức tăng bình quân 12.06%/năm, khu vực công nghiệp xây dựng đóng góp 6.35%, dịch vụ đóng góp 5.38%.
Tốc độ tăng GDP bình quân
Mức đóng góp chia theo khu vực kinh tế
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm ngư nghiệp
Mức đóng góp của cáckhu vực kinh tế bình quân qua các thời kỳ
- Trong 5 năm 1996-2000 6.3 2.6 3.2 0.5
- Trong 5 năm 2001-2005 9.5 4.8 3.8 0.9
- Trong 5 năm 2006-1010 12.06 6.35 5.38 0.33
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
Tăng trưởng kinh tế của các khu vực(%)
Tăng trưởng GDP
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm ngư nghiệp
Bình quân 1996-200
6.4
8.9
7.4
1.7
Bình quân 2001-2005
9.6
14.7
7.8
3.9
Bình quân 2006-2010
12.06
15.6
12.3
2.6
Bình quân 2001-2010
10.8
15.6
10.1
3.2
Năm 2010
12.5
16.5
11.5
3.1
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
3.1. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Cơ cấu các thành phần kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nhà nước từ 36.4% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010; tăng dần ở khu vực có vồn đầu tư nước ngoài từ 8.8% năm 2005 lên 12% năm 2010 và khu vực ngoài nhà nước từ 54.8% năm 2005 lên 58.0% năm 2010. Đây là xu thế chuyển dịch đúng hướng cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng tiếp tục sắp xế, đổi mới thành phân kinh tế nhà nước phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế-hành chính sự nghiệp cho thấy: tại thời điểm 1-7-2007 tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp nhà nước có 441 cơ sở giảm 37.7% so với thời điểm tổng điều tra 1-7-2002; trong khi đó số cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1461 cơ sở, tăng 3.02 lần và khu vự có vốn đầu tư nước ngoài là 21 cơ sở, tăng 90.9%, đã khẳng định việc chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp nhà nước để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu các thành phần kinh tế cũng cho thấy tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh dựa trên kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế-hành chính sự nghiệp 1-7-2007 và điều tra doanh nghiệp hằng năm: giá trị tài sản cố định bình quân của 1 lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước là 140.05 triệu đồng cao gấp 2.07 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước; trong khi lao động doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 55.4% tổng số lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngoài nhà nước với số tài sản chỉ bằng 86% doanh nghiệp nhà nước song đã tạo ra việc làm cho người lao động gần gấp 2 lần
Khu vực đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006-2010 đã có sự phát triển nhanh, tạo thêm 1 số mặt hàng mới, ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Giá trị tài sản cố định bình quân của 1 lao động thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 417.09 triệu đồng, cao gấp 3 lần doanh nghiệp nhà nước và cao gấp 6.2 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước; trong khi lao động chỉ bằng 25.3% doanh nghiệp nhà nước và chỉ bằng 14% tổng số lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước
Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Loạidoanh nghiệp
Tài sản cố định(%)
Lao động(%)
Tài sản cố định/lao động (triệu đồng)
Doanh thu thuần/tài sản cố định (đồng)
DN nhà nước
38.12
35.69
140.05
1.8
DN ngoài nhà nước
33.11
59.02
67.38
4.1
DN có vốn đầu tư nước ngoài
28.77
5.29
417.09
0.9
Toàn nền kinh tế
100.0
100.0
120.11
2.3
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
Đến nay đã có sự hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế vùng, bao gồm: vùng đầm phá ven biển, vùng gò đồi, miền núi; xây dựng một số vùng cây công nghiệp: cà phê, cao su, sắn, lạc,...; tiếp tục xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: KCN Phú Bài, KCN Hương Sơ, Thủy phương, Tứ Hạ; hoàn thành cơ sở hạ tầng thiết yếu và kêu gọi đầu tư vào khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại dịch vụ Chân Mây.
Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn nông nghiệp có những thay đổi cơ bản, lao động được sắp xếp hợi lý hơn, giảm lao động trồng trọt, tăng lao động ngành nghề, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong nông thôn nông nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, mở rộng.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong khu vực nông thôn ngày càng phát triển năng động, nhiều loại hình, ngành nghề, cơ sở kinh doanh trải rộng khắp mọi nơi, cung ứng đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân.
3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế
Những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá mạnh, nhất là cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị tăng thêm đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản; trong khi vẫn duyu trì tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH_HĐH.
Năm 2005, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 34,5% tổng sản phẩm trong tỉnh(GDP), đã tăng lên 38,2% trong năm 2010, khu vực dịch vụ từ 43,7% tăng lên 45,6%, nông lâm thủy sản giảm từ 21,8% cuống còn 16,2%. Điều này cho thấy trong thời kỳ 2006-2010 khu vực công nghiệp xây dựng đã có sự chuyển dịch nhanh hơn khu vực dịch vụ và là động lực của tăng trưởng kinh tế chung, đóng gớp gần một nửa cho tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%)
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
1995
100,0
30,5
26,5
43,0
2000
100,0
22,0
30,5
47,5
2005
100,0
21,8
34,5
43,7
2010
100,0
16,2
38,2
45,6
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế niên giám 2010
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Giai đoạn 5 năm 2006-2010, công nghiệp Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, nhất là từ năm 2008 đến nủa đầu năm 2009 sản xuất công nghiệp là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá nguyên nhiên vật liệu dầu vào tăng mạnh, nhiều đơn vị giảm sút cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thị trường thu hẹp, nguồn vốn cho mở rộng, nâng cấp trang thiết bị gặp khó khăn, người lao động bị giảm việc làm, thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên từ cuối quý 2/2009 với sự hỗ trợ tích cực với nhiều chính sách và giải pháp từ các gói kích cầu của Chính phủ nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng, sự chỉ đạo có hiệu quả của tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của các thành phần kinh tế nên công nghiệp đã dần được ổn định ,nhiều sản phẩm chủ lực được sản xuất và tiêu thụ với khối lượng lớn, một số sản phẩm tăng thêm do tăng năng lực sản xuất và đầu tư mở rộng như sợi, điện. Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tiếp tục duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, là lĩnh vực có đóng góp cao nhất trong tăng trưởng GDP hằng năm cũng như từng thời kỳ phất triển. Trong công nghiệp, đã tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp chủ lực, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, huy động cao nhất công suất của các nhà máy, nâng cấp mở rộng mới.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có đóng góp tích cực của lĩnh vực công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, khu vực công nghiệp đã tạo được sự chuyển dịch đáng kể, từ 30,5% năm 2005 và đến năm 2010 đạt 38,2% trong GDP.
Thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 19,2%, trong đó khu vực DNNN tăng 13,7%, khu vực ngoài nhà nước tăng 16,9%, khu vực đầu tư nước ngoài tăng 23,4%. Quy mô sản xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt 6.823,5 tỷ đồng(theo giá so sánh năm 1994), tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005; trong đó kinh tế Nhà nước đạt 1.254,5 tỷ đồng, tăng 1,7 lần, khu vực ngoài Nhà nước đạt 2.127,7 tỷ đồng, gấp 1,8 lần; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.441,3 tỷ đồng, tăng 3,1 lần.
Tốc độ tăng GTSX bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 (%)
Thời kỳ
Tổng giá trị sản xuất
Chia ra
Khu vực DNNN
Khu vực ngoài NN
Khu vực có VĐT NN
Tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong 10 năm 2001-2010
17,5
14,15
16,32
20,38
Trong 5 năm 1996-2000
19,1
14,4
9,5
33,3
Trong 5 năm 2001-2005
15,9
16,6
17,0
16,4
Trong 5 năm 2006-2010
19,2
13,7
16,9
23,4
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2010
Thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ phất triển năng động nhất của công nghiệp. Khu vực Nhà nước đã từng bước được sắp xếp, cổ phần hóa. Giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7% và chiếm 18,4% giá trị sản xuất của toàn bộ ngành công nghiệp.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh; đến năm 2010 chiếm 50,4% trong giá trị sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp(năm 2005 đạt 39,4%). Đây cũng là khu vực đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.
Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước trong thời kỳ 2006-2010 phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất khu vực ngoài Nhà nước chiếm 31,2% trong giá trị sản xuất toàn ngành.
Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp qua các năm không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1996-2000 vốn đầu tư cho ngành công nghiệp đạt 1570,8 tỷ đồng ; thời kỳ 2001-2005 đạt 2000 tỷ đồng; đến thời kỳ 2006-2010 đạt 9512,7 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần so với thời kỳ 2001-2005; gấp 2,7 lần so với cả thời kỳ 10 năm 2001-2010; chiếm tỷ trọng gần 30% so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn nền kinh tế trong 5 năm 2006-2010.
Trong cơ cấu công nghiệp, ngành công nghiệp khai khoáng thời kỳ 2001-2005 tăng nhanh, nhưng đến thời kỳ 2006-2010 đã có sự điều chỉnh về quy hoạch vùng nhiên liệu, ảnh hưởng môi trường và xuất phát từ chủ trương tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nên đã có sự dịch chuyển về cơ cấu. Ngành khai thác quặng kim loại có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng trưởng ngành khai thác mỏ đạt bình quân 32,7%/năm và tỷ trọng từ 5,3% năm 2005 đã giảm dần còn 2,2% đến năm 2010. Ngành khai thác đá tăng bình quân hàng năm 11,9% và tỷ trọng từ 4,6% năm 2005 giảm dần còn 3,1% năm 2010.
Công nghiệp chế biến tiếp tục khai thác các lợi thế nề nguồn nguyên liệu trong nước, trong tỉnh và có tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt khá cao là: Sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng 20,7%/năm, sản xuất sản phẩm dệt tăng 12,5%, sản xuất trang phục tăng 23,4%/năm, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm nghiệp tăng 22,5%/năm , sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại tăng 21,5%/năm, sản xuất giấy tăng 22%/năm, sản xuất sản phẩm bằng kim loại tăng 17,3%/năm, sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 18,8%/năm, sản xuất nước tăng 11,2%/năm.
Tuy vậy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một số ngành công nghiệp còn thấp, tỷ suất lợi nhuận nhiều ngành công nghiệp rất thấp, các sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm còn thấp, việc áp dụng công nghệ mới còn thiếu và yếu,chưa theo kịp áp lực trong cạch tranh.
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Là một trong 3 khu vực có vị trí rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, khu vực dịch vụ thời kỳ 2006–2010 đã có những chuyển biến rất cơ bản , chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và ngày càng phát huy xu thế tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế tỉnh. Trong 5 năm 2006–2010 khu vực dịch vụ có bước phát triển nhanh, tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế; đã tập trung đầu tư phát triển nhanh một số ngành dịch vụ đạt giá trị và chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh , nỗi bật là các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, kinh doanh tài sản và các dịch vụ tư vấn.
Trong khu vực dịch vụ các thành phần kinh tế cũng đã có những chuyển biến đáng kể : kinh tế tư nhân cá thể và kinh tế nước ngoài có sự thay đổi lớn về cơ cấu , kinh tế nước ngoài có sự thay đổi lớn về cơ cấu, kinh tế nước ngoài từ 0,6% năm 2006 đã tăng lên chiếm tỷ trọng 2,2% năm 2010; kinh tế tư nhân cá thể từ 70,5% năm 2005 tăng lên 88%; trong đó kinh tế rư nhân tăng nhanh nhất với 20,8% năm 2005 lên 42,5% năm 2010. Ngược lại kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giảm nhanh, từ 28,9% năm 2005 giảm xuống còn 9,8% năm 2010; tuy nhiên trong kinh tế tập thể loại hình siêu thị đang có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu thế phát triển của thị trường hàng hóa nên tỷ trọng cũng có sự chuyển dịch từ 2,4% năm 2005 tăng lên 3,6% năm 2010. Sự thay đổi về cơ cấu các thành phần kint tế trong khu vực dịch vụ trong 5 năm 2006-2010 đã cho thấy những thay đổi quan trọng cả về lượng và chất, thể hiện sự đóng góp tích cực của loại hình kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài , nhưng cũng đặt ra một số vấn đề về thói quen mua bán ở các chợ , cửa hàng nhỏ, thu nhập và sức mua cuả người tiêu dùng còn thấp, mua những mặt hàng thiết yếu và giá trị không cao, mua nhiều lần , nhiều tháng.
Phân theo ngành hoạt động trong khu vực dịch vụ cũng cho thấy sự phát triển của các ngành dịch vụ vẫn chủ yếu hướng vào ngành thương nghiệp hàng hoa thuần túy; các dịch vụ khác vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ và khiêm tốn so với số tiền tăng và thế mạng của tỉnh. Tuy vậy, một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ vẫn đạt mức tăng trưởng khá; bình quân 5 năm 2006–2010: ngành vận tải- bưu chính viễn tho