Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội lần thứ
VI của Đảng (1986), đây là Đại hội của đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực, sức sản xuất
phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện. Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế nước ta chưa tương xứng với khả
năng và yêu cầu; sức cạnh tranh còn yếu; các khu công nghiệp đã được xây dựng và đạt
được kết quả bước đầu, nhưng chỉ ở những khu vực nhỏ, nặng về các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu và dịch vụ, chưa phát huy vai trò là động lực phát triển cho một vùng lãnh
thổ hoặc cho cả nước.
Trong chiến lược phát triển, vùng lãnh thổ miền Trung nói chung và khu vực Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng là địa bàn rất quan trọng và đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong mấy năm gần đây
miền Trung đã làm được nhiều việc để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, song vẫn còn
chậm, chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu; miền Trung còn nhiều
khó khăn rất lớn, là vùng kinh tế nghèo của cả nước (giá trị GDP đứng thứ 6 trong 8 vùng
kinh tế của cả nước, thu nhập bình quân đầu người bằng 83% bình quân cả nước). Để vượt
qua khó khăn cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, việc xây dựng
KKTM Chu Lai cùng với khu kinh tế Dung Quất được xem là giải pháp đột phá giúp miền
Trung vượt qua đói nghèo và tụt hậu. Đặc khu kinh tế tại đây khi được xây dựng thành
công sẽ có tác động đến xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển và lan toả
ra các vùng xung quanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng của đất nước.
Trước những yêu cầu bức xúc nêu trên, tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính
phủ ban hành quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2003 về việc thành
lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu lai, tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế mở Chu Lai là không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi nhất theo các qui định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và
chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị
trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu.
86 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng ở Ngân hàng NO&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh
Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM
Chu Lai
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội lần thứ
VI của Đảng (1986), đây là Đại hội của đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực, sức sản xuất
phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện. Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế nước ta chưa tương xứng với khả
năng và yêu cầu; sức cạnh tranh còn yếu; các khu công nghiệp đã được xây dựng và đạt
được kết quả bước đầu, nhưng chỉ ở những khu vực nhỏ, nặng về các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu và dịch vụ, chưa phát huy vai trò là động lực phát triển cho một vùng lãnh
thổ hoặc cho cả nước.
Trong chiến lược phát triển, vùng lãnh thổ miền Trung nói chung và khu vực Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng là địa bàn rất quan trọng và đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong mấy năm gần đây
miền Trung đã làm được nhiều việc để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, song vẫn còn
chậm, chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu; miền Trung còn nhiều
khó khăn rất lớn, là vùng kinh tế nghèo của cả nước (giá trị GDP đứng thứ 6 trong 8 vùng
kinh tế của cả nước, thu nhập bình quân đầu người bằng 83% bình quân cả nước). Để vượt
qua khó khăn cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, việc xây dựng
KKTM Chu Lai cùng với khu kinh tế Dung Quất được xem là giải pháp đột phá giúp miền
Trung vượt qua đói nghèo và tụt hậu. Đặc khu kinh tế tại đây khi được xây dựng thành
công sẽ có tác động đến xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển và lan toả
ra các vùng xung quanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng của đất nước.
Trước những yêu cầu bức xúc nêu trên, tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính
phủ ban hành quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2003 về việc thành
lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu lai, tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế mở Chu Lai là không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi nhất theo các qui định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và
chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị
trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu.
Khu kinh tế mở Chu Lai đi vào hoạt động, sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư vào các
lĩnh vực công nghiệp, chế biến, khu phi thuế quan, khu du lịch. Đây là thị trường đầy tiềm
năng cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp hạng đặc biệt, có mạng lưới
rộng lớn trên toàn quốc, có đại lý tại hầu hết các nước trên thế giới. Hiện tại Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam có nguồn vốn tín dụng rất lớn, NHo&PTNT tỉnh Quảng Nam là chi
nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam sẽ có đủ khả năng đầu tư (qua việc điều hoà
nguồn vốn toàn ngành) vào các dự án lớn cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vào KKTM này. Song trong thực tiễn hoạt động mấy năm qua, giữa Ngân hàng
Thương mại và các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến nguồn
vốn và hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án nên đã ảnh hưởng đầu tư tín dụng của các
Ngân hàng thương mại và cho sự thành công của khu kinh tế mở Chu Lai. Đề tài “Tín
dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu
Lai” nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc nêu trên để đầu tư tín dụng mạnh hơn,
đẩy nhanh sự phát triển của khu kinh tế động lực của Quảng Nam nói riêng và miền Trung
nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học luận văn, luận án,
các bài nghiên cứu đã được công bố về các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở
cũng như hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung,
NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, như:
- "Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng Ngân hàng ở Thái Bình" của Vũ Văn Hùng –
Luận án PTS, khoa học kinh tế, H.1997.
- "Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Hà Nội", Luận án PTS kinh tế của Hoàng Việt Trung, H, 1996.
- "Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng Ngân hàng cấp cơ sở, nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế nông thôn" của Phạm Hồng Cờ - Luận án PTS, khoa học kinh tế, H.1996.
- "Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp phần đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta" của Đào Minh Tú – Luận án Tiến sỹ kinh tế,
H.2001.
- "Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH", Luận án TS kinh tế của Hà Huy Hùng, H 2003.
- "Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường", Luận án TS kinh tế của Võ Văn Lâm, H.2003.
- "Những chiến lược lớn của Trung Quốc" của tác giả Hồ An Cương, Nxb Thông tấn,
năm 2003.
- "Trung Quốc xưa và nay" của tác giả Lê Giảng, Nxb Thanh niên, 1999.
- "Toàn cầu hoá. Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu" của tác giả Lưu Lực, Nxb
Khoa học xã hội, 2002.
- "Bí quyết hoá rồng" của tác giả Lý Quang Diệu, Nxb Trẻ, 2001.
- Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 06 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Qui chế hoạt động của KKTM Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ (Được ban hành
kèm theo quyết định 108/2003/QĐ-TTg).
- "Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng công thương
Đống Đa, Hà Nội", Luận văn thạc sĩ của Lê Anh Hùng, H. 2004.
- "Quản lý tín dụng đầu tư nhà nước ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp",
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Trà, H. 2003.
- Các tài liệu về KKTM Chu Lai: Hồ sơ KKTM Chu Lai, Đề án xây dựng KKTM
Chu Lai Năm 2002.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế
Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Lai, H. 1996.
- Tiền tệ và tín dụng Ngân hàng của tác giả PGS.TS Lê Văn Tề, Nxb thành phố Hồ
Chí Minh, 1997.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đã đăng tải trên các tạp chí kinh tế và một số
báo cáo tại các hội thảo khoa học của ngành Ngân hàng.
Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên chỉ đề cập những khía cạnh khác nhau về
hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đối với cả nước hoặc từng địa phương, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tại
các khu công nghiệp, khu kinh tế mở trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khu kinh tế mở Chu
Lai là khu vực kinh tế tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho toàn bộ khu vực miền
Trung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở phân tích, làm rõ đặc điểm của KKTM Chu Lai, nhu cầu về
vốn đầu tư phát triển cho khu vực này và các khả năng, điều kiện, đầu tư tín dụng của
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam, luận văn có mục đích xác định những định hướng cơ
bản và kiến nghị hệ thống các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh đầu tư tín dụng của Ngân
hàng No&PTNT Quảng Nam nhằm phát triển KKTM Chu Lai, góp phần thực hiện mục
tiêu như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.
Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc thành lập KKTM Chu Lai
trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phân tích nhu cầu về tín dụng đầu tư phát triển ở KKTM Chu Lai, các nhân tố tác
động và các hình thức đầu tư tín dụng vào KKTM Chu Lai.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam,
Luận văn đề xuất giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng của
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam tại KKTM mở Chu Lai trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu các nhân tố tác động, các hình thức và giải pháp
đầu tư tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam vào KKTM Chu Lai.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về đầu tư tín dụng cho các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh thuộc khu vực thuế quan.
- Thời gian khảo sát: Từ khi thành lập KKTM Chu Lai (2003) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp hệ thống; thống kê; so sánh; phân tích
và tổng hợp; diễn giải và quy nạp để nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị về các vấn đề
xem xét.
Sử dụng số liệu thực tế để luận giải, chứng minh.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn phân tích những cơ chế, chính sách mới, và những ưu đãi về đầu tư tại
KKTM Chu Lai
- Chỉ ra những nhân tố tác động và các hình thức đầu tư tín dụng của Ngân
hàngNo&PTNT trong điều kiện có cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.
- Xác định những định hướng cơ bản và kiến nghị các giải pháp chủ yếu để đẩy
mạnh đầu tư tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam nhằm góp phần phát triển
KKTM Chu Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu làm
3 chương, 7 tiết.
Chương 1
KHU KINH Tế Mở CHU LAI Và VAI TRò ĐầU TƯ TíN DụNG
CủA NGÂN HàNG nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐốI Với PHáT TRIểN KHU KINH Tế NàY
1.1. MộT Số NéT KHáI QUáT Về KHU KINH Tế Mở CHU LAI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khu kinh tế mở Chu Lai
* Khái niệm:
KKTM Chu Lai là một khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi nhất theo các qui định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính
sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp cơ chế thị trường
nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu [33, tr.1].
So với các KCN và các KCX, KKTM có điểm giống nhau: được áp dụng những
chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, các thủ tục hải quan, thuế khoá được nới lỏng và giảm
nhẹ, cơ chế quản lý thông thoáng, quyền tự quyết của các doanh nghiệp được tôn trọng và
phát huy ở mức độ cao. Những quy định này có khác biệt với các quy định chung và được
Nhà nước cho phép áp dụng riêng.
Điểm khác nhau ở chỗ, KKTM có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa dạng hơn,
hay còn gọi là mô hình khu trong khu và bao gồm khu thương mại tự do, khu chế xuất, khu
du lịch, khu đô thị …; có dân cư sinh sống; có một mô hình kinh tế - xã hội tổng hợp; thể
chế, cơ chế quản lý thông thoáng hơn; Cơ quan quản lý KKTM là một cấp có thẩm quyền
quản lý kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
* Đặc điểm:
KKTM được nhà nước quy hoạch với chiến lược lâu dài, có vị trí địa lý thuận lợi và
các điều kiện cho phát triển kinh tế như hệ thống sân bạy, bến cảng. Là nơi được nhà nước
ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng như điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, an
ninh và các lĩnh vực khác.
Có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, đất đai, các chính sách tài chính, tín
dụng, xuất nhập khẩu tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà Chính phủ có quy định cụ thể. Đây
cũng là nơi thực nghiệm, áp dụng các chính sách mới tạo bước đột phá trong nền kinh tế
thị trường hiện đại, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình hội nhập với bên ngoài.
Trong KKTM có các KCN, KCX, trong các khu này sẽ tập trung được nhiều nguồn
vốn lớn, hoạt động với thời gian dài, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế trong đó chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đây là nơi sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến,
thu hút nhiều lao động có trình độ, không chỉ phát triển về kinh tế mà còn mang lại nhiều
lợi ích văn hoá - xã hội.
* Vai trò của KKTM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
Việc xây dựng và phát triển KKTM Chu Lai có những vai trò quan trọng sau đây:
1. KKTM Chu Lai có thể được coi là mô hình thử nghiệm về hội nhập tương đối
nhanh và toàn diện tại một khu vực trong khi chưa có điều kiện thực hiện ở bình diện quốc
gia.
2. KKTM Chu Lai là mô hình mở hơn, đa năng hơn, quy mô lớn hơn và xử lý được
những bất cập của KCN, KCX và sẽ tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát huy
nội lực bên trong, rút ngắn thời gian, chuẩn bị cho hội nhập WTO trong thời gian đến.
3. KKTM Chu Lai ra đời sẽ khai thác được lợi thế về điều tự nhiên sẽ tạo thêm
động lực mới cho tỉnh Quảng Nam; đồng thời cùng với sự đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng và khu kinh tế Dung quất sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ và sự lan toả nhanh
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
4. Phát triển KKTM Chu Lai góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc
biệt thu hút lao động từ vùng nông thôn, từng bước chuyển lao động từ ngành nông nghiệp
sang ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
5. Sự ra đời KKTM Chu Lai sẽ cho ra đời các khu đô thị mới, các khu dân cư được
xây dựng hiện đại sẽ hình thành các thành phố tại Miền Trung từ đó sẽ giảm bớt khoảng
cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong cả nước mà hiện nay
đang có nhiều chênh lệch lớn.
6. KKTM Chu Lai sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển và ổn định kinh
tế của đất nước.Việc phát triển các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ có những đóng góp
quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó các doanh nghiệp sản xuất, chế biến
công nghiệp, thương mại, dịch vụ có vai trò rất lớn trong tổng GDP của cả nước.
1.1.2. Mục tiêu, hoạt động và cơ chế chính sách đầu tư tại khu kinh tế mở Chu
Lai
- Mục tiêu hoạt động:
Chính phủ đã xác định việc xây dụng KKTM Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất là
giải pháp đột phá giúp miền Trung vượt qua đói nghèo và tụt hậu, từ đó mục tiêu được đặt
ra là:
+ Là nơi thực nghiệm và sáng tạo các thể chế, cơ chế chính sách mới, là một trong
những khâu đột phá để bước vào nền kinh tế thị trường hiện đại.
+ Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình kinh doanh trong
và ngoài nước phù hợp với thông lệ quốc tế, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập thị
trường quốc tế và khu vực.
+ Tìm mô hình động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém và
ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện
thực hiện trên phạm vi cả nước.
+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh
xuất khẩu, và mở rộng thị trường thế giới.
+ Tạo công ăn việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
+ Khai thác lợi thế của vùng ven biển có những ưu điểm thuận lợi về điều kiện tự
nhiên và trong giao lưu quốc tế, thúc đẩy kinh tế khu vực miền Trung phát triển theo kịp
với nhịp độ phát triển của cả nước [17, tr.7].
- Về nội dung hoạt động của Ban quản lý KKTM Chu Lai:
Ban quản lý KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm
thực hiện việc quản lý tập trung, thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư phát triển
kinh tế tại Khu KTM Chu Lai.
Ban quản lý KKTM Chu Lai là cơ quan quản lý Nhà nước có tư cách pháp nhân, có
con dấu mang hình Quốc huy, có biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước
cấp, là đầu mối kế hoạch được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà
nước
+ Xây dựng quy hoạch tổng thể và điều lệ hoạt động của Khu KTM Chu Lai, lập quy
hoạch chi tiết, tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết và điều lệ hoạt động.
+ Xây dựng danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng
năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu
đãi đầu tư, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá tại KKTM Chu Lai và các chứng chỉ khác theo uỷ
quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Giao hoặc cho các nhà đầu tư thuê đất, mặt nước để thực hiện các dự án đầu tư.
+ Xây dựng các khung giá và lệ phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.
+ Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triến
khai và thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại KKTM Chu Lai.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong công việc
đảm bảo mọi hoạt động trong KKTM Chu Lai phù hợp với quy chế hoạt động của KKTM
Chu Lai.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn thu ngân sách, được đầu tư trở
lại trên địa bàn KKTM Chu Lai theo đúng quy định; quản lý dự án xây dựng bằng nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tại KKTM Chu Lai.
+ Tổ chức, triển khai, giới thiệu, đàm phán xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
- Chủ thể tham gia và các chế độ ưu đãi về tài chính, đất đai, lao động và tổ chức
kinh doanh:
+ Chủ thể tham gia:
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động tại Khu KTM
Chu Lai trong các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng và đô thị; phát triển công
nghiệp; phát triển đô thị, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, tài chính- ngân
hàng; vận tải; bảo hiểm; giáo dục; đào tạo; y tế; nhà ở; xuất khẩu hàng hoá và mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
+ Các chế độ ưu đãi:
Ngoài những quyền được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, các doanh nghiệp hoạt động trong KKTM Chu Lai
được hưởng các quyền sau:
* Về tài chính:
áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá, dịch vụ và tiền thuê đất cho các cá
nhân và doanh nghiệp, không phân biệt trong nước và nước ngoài.
Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh
doanh tại KKTM Chu Lai được Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng của Nhà nước
theo quy luật hiện hành.
Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc
tế theo lộ trình hội nhập quốc tế mà việt nam đã cam kết để phục vụ riêng cho KKTM Chu
Lai với các mức phí do các nhà đầu tư tự quyết định.
Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 10% cho cả đầu tư trong nước và
nước ngoài.
Miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 8 năm kể từ khi có thu nhập
chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Riêng Khu phi thuế quan miễn 8 năm.
Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, lắp ráp, gia công, tiêu thụ trong Khu phi thuế quan, nhập
khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan được miễn thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa
hoặc từ nội địa xuất khẩu vào Khu phi thuế quan phải chịu thuế theo quy luật hiện hành.
Hàng hoá từ Khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ
nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa chỉ nộp thuế nhập khẩu phần nguyên liệu, linh kiện
nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó.
Sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, diện tích công cộng và các dịch vụ chung
cho KKTM Chu Lai như đường giao thông, bến cảng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện
chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc theo giá thoả thuận với các doanh nghiệp
kinh doanh hạ tầng.
* Về đất đai:
Giá cho thuê đất do ban quản lý KKTM Chu Lai quyết định theo từng dự án và từng
giai đoạn phù hợp với thực tế và đảm bảo khuyến khích đầu tư trên cơ sở quy định khung
giá của Nhà nước.
Các ưu đãi về đất đai cụ thể như sau:
Thời gian thuê đất tối đa là 70 năm.
Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng đến 31/12/2015 đối với các dự án đầu tư vào
các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu du lịch khởi công và đi vào hoạt động trước
31/12/2005.
Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng đến hết năm 2015 đối với 5 dự án đầu tiên đầu tư
vào Khu phi thuế quan khởi công và đi vào hoạt động trước 31/12/20