Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế thị trường, đặc biệt là đất nước ta đã gia nhập vào WTO nền kinh tế thị trường mở, một sân choi lớn toàn cầu cho các doanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh rất cao. Cùng với đó là hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và sự hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường mở hiện nay thì các doanh nghiệp phải phát huy tối đa tính năng động sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp.
Khác với trước đây khi nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh của danh nghiệp, quyết định các mặt hàng kinh doanh như: “Mặt hàng kinh doanh, đối tượng kinh doanh ” Nếu bị thua lỗ nhà nước có thể bù đắp thì nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong hạch toán và tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, tự chiu trách nhiệm với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính công ty mình.
B¬ước sang một thế kỷ mới - thế kỷ XXI - thế kỷ của nhân loại phát triển của khoa học kỹ thuật đất n¬ước lại càng phải đổi mới và các công trình kiến trúc hạ tầng ngày lại xây dựng nhiều. Công ty TNHH Bích H¬ường qua nhiều giai đoạn phát triển đã đứng vững đư¬ợc trong nền kinh tế thị trư¬ờng đầy tính cạnh tranh này. Sản phẩm của Công ty không chỉ đ¬ược biết đến ở trong nước mà còn ngoài nư¬ớc. Để Công ty lớn mạnh và phát triển như¬ hiện nay là nhờ có sự thay đổi cơ chế quản lý. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trư¬ờng với chất l¬ượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty.
Việc tiếp cận thực tế các sổ sách, chứng từ nghiệp vụ, đi sâu học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm tại các Công ty là vô cùng cần thiết và hữu ích cho sinh viên chúng em. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Văn Loát , qua quá trình tìm hiểu em tìm đến phòng kế toán của Công ty TNHH Bích Hường , được sự nhất trí của giám đốc công ty nhất là sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em đã cố gắng tìm hiểu đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của công ty TNHH Bích Hường và tham khảo thêm tài liệu để để viết báo cáo thực tập này.
Nội dung của báo cáo gồm những phần sau:
Phần I: Tổ chức công tác kế toán trong Danh nghiệp.
Phần II: Kế toán vồn bằng tiền và các khoản phải thu.
Phần III: Kế toán nguyên liệu- công cụ, dụng cụ.
Phần IV : Kế toán lương và các khoản trích theo lương.
Phần V: Kế toán tài sản cố định.
Phần VI: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phần VII: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả.
Phần: VIII: Kế toán nguồn vốn.
Phần IX: Báo cáo kế toán.
136 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của công ty TNHH Bích Hường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế thị trường, đặc biệt là đất nước ta đã gia nhập vào WTO nền kinh tế thị trường mở, một sân choi lớn toàn cầu cho các doanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh rất cao. Cùng với đó là hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và sự hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường mở hiện nay thì các doanh nghiệp phải phát huy tối đa tính năng động sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp.
Khác với trước đây khi nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh của danh nghiệp, quyết định các mặt hàng kinh doanh như: “Mặt hàng kinh doanh, đối tượng kinh doanh…” Nếu bị thua lỗ nhà nước có thể bù đắp thì nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong hạch toán và tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, tự chiu trách nhiệm với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính công ty mình.
Bước sang một thế kỷ mới - thế kỷ XXI - thế kỷ của nhân loại phát triển của khoa học kỹ thuật đất nước lại càng phải đổi mới và các công trình kiến trúc hạ tầng ngày lại xây dựng nhiều. Công ty TNHH Bích Hường qua nhiều giai đoạn phát triển đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh này. Sản phẩm của Công ty không chỉ được biết đến ở trong nước mà còn ngoài nước. Để Công ty lớn mạnh và phát triển như hiện nay là nhờ có sự thay đổi cơ chế quản lý. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với chất lượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty.
Việc tiếp cận thực tế các sổ sách, chứng từ nghiệp vụ, đi sâu học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm tại các Công ty là vô cùng cần thiết và hữu ích cho sinh viên chúng em. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Văn Loát , qua quá trình tìm hiểu em tìm đến phòng kế toán của Công ty TNHH Bích Hường , được sự nhất trí của giám đốc công ty nhất là sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em đã cố gắng tìm hiểu đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của công ty TNHH Bích Hường và tham khảo thêm tài liệu để để viết báo cáo thực tập này.
Nội dung của báo cáo gồm những phần sau:
Phần I: Tổ chức công tác kế toán trong Danh nghiệp.
Phần II: Kế toán vồn bằng tiền và các khoản phải thu.
Phần III: Kế toán nguyên liệu- công cụ, dụng cụ.
Phần IV : Kế toán lương và các khoản trích theo lương.
Phần V: Kế toán tài sản cố định.
Phần VI: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phần VII: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả.
Phần: VIII: Kế toán nguồn vốn.
Phần IX: Báo cáo kế toán.
PHẦN I: TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TRONG CÔNG TY TNHH BÍCH HƯỜNG
1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH Bích Hường
Tên gọi: Công ty TNHH Bích Hường
Ngày thành lập: 15/02/1959
Trụ sở: 387 Trường Chinh –Phường Thống Nhất – TP. Nam Định
Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước
Hành thức hoạt động: Hạch toán độc lập
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp
Tổng số công nhân viên (2011): 4000
Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp
Niên độ kế toán| từ 01/01/2011 - 31/12/2011
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Công ty TNHH Bích Hườnglà một doanh nghiệp được thành lập theo quyết định số 100A/BXD-TCLĐ ngày 24/3/1993
Công ty có trụ sở đóng tại: 387 Trường Chinh –Phường Thống Nhất – TP. Nam Định
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, xây lắp và chuyển giao công nghệ các công trình vật liệu xây dựng (gạch gốm sứ), xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, Xí nghiệp đã tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm Trong thời gian này, Công ty đã bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel.
- Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
- Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria- sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm. Qua nhiều sáng kiến như lắp quạt đẩy lò nung tunel, pha than vào gạch mộc, làm nguội nhanh, Công ty đã tăng sản lượng từ 30 lên 38 triệu viên/năm.
Để phù hợp với các chính sách kinh tế xã hội và đứng vững trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp (gạch, ngói, gốm, sứ)
- Tư vấn xây dựng các công trình vật liệu xây dựng (gạch, gốm, sứ); tư vấn sử dụng máy móc thiết bị sản xuất gồm sứ và tổ chức chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam, Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ cho dây chuyền sản xuất gạch ốp lát gạch đạt chất lượng cao nhất, thoả mãn những nhu cầu tôn chỉ "chữ tín với khách hàng".
Để thực hiện tốt chỉ tiêu đó, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có hiệu quả cải tiến liên tục "Hệ thống quản lý chất lượng" theo tiêu chuẩn ISO 9002.
2. Đặc điểm, tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bích Hường
Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong sự vận hành mọi hoạt động, đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý tại Công ty là một đội ngũ cán bộ có năng lực giữ vai trò chủ chốt điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty một cách năng động và có hiệu quả.
Công ty hiện nay có hơn 300 cán bộ công nhân viên trong đó nhà máy gạch granit chiếm khoảng 200 người, bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 5, 6, 7. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm.
Hiện nay, công ty có 4 phòng chức năng giúp việc giám đốc, mỗi phòng, ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau:
* Văn phòng công ty:
Chịu trách nhiệm các công việc sau:
+ Công tác hành chính
+ Công tác tổ chức lao động: Tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn công ty đồng thời giúp Giám đốc xét duyệt lương khối gián tiếp.
+ Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự trong công ty.
Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt
* Phòng tài kính - kế toán.
Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn công ty. Cụ thể:
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật - ban KCS
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, kế hoạch phát triển của công ty
- Xây dựng các định mức vật tư, kỹ thuật, lao động, tiền lương đồng thời quản lý việc thực hiện quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất của công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-Kế toán, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất. - Ban KCS: Quản lý chất lượng nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị nhập về công ty. Theo dõi, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho.
* Phòng vật tư - vận tải có nhiệm vụ:
- Quản lý tài sản trong các kho của công ty đảm bảo khoa học chính xác và trung thực
- Khai thác và cung ứng toàn bộ vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xây lắp toàn công ty.
- Quản lý và chủ động khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải thuộc phòng quản lý phục vụ hoạt động SXKD.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty TNHH Bích Hường
Sơ đồ 2
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán tại Công ty TNHH Bích Hường
Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của một doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của công ty cũng phải tổ chức cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình.
Khi Nhà nước ban hành chế độ kế toán mới, Phòng Tài chính - kế toán công ty đã sớm áp dụng và thực hiện tốt. Trong điều kiện hiện tại phải quản lý hoạt động của cả 4 đơn vị thành viên, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn giữ được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty cũng đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng.
Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tại các xí nghiệp, nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán Công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy tính theo yêu cầu của công tác kế toán.
Tại Công ty TNHH Bích Hường , đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thong tin kinh tế. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 6 người, mỗi người đảm đương một phần hành kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bích Hường
Sơ đồ 3
+ Kế toán trưởng: điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo, phối hợp thống nhất trong phòng tài chính - kế toán, giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế toàn công ty như lo vốn phục vụ sản xuất và đầu tư, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, lập kế hoạch tài chính... đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao.
+ Kế toán tổng hợp: (TSCĐ, tổng hợp lương, chi phí giá thành): có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ; tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành hàng quý, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước.
+ Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ với khách hàng và công nợ cá nhân nội bộ đầy đủ kịp thời thông qua các khoản thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày tại công ty, giao dịch với ngân hàng về vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện các báo cáo cho ngân hàng.
+ Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn bán hàng và bảng kê tiêu thụ về số lượng và doanh thu của 3 chi nhánh Bắc, Trung, Nam, kiểm tra đối chiếu kho hàng, công nợ với các chi nhánh, theo dõi ký quỹ với các khách hàng của 3 chi nhánh đầy đủ, kịp thời.
+ Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất từng loại vật tư như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ... viết phiếu nhập, xuất vật tư; Hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho. Định kỳ 6 tháng và cuối năm kiểm kê và tính chênh lệch thừa thiếu kiểm kê, báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xin xử lý.
* Các nhân viên kinh tế tại các đơn vị xi, nhà máy và các chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý.
Định kỳ nộp là 1 tháng.
Mặc dù quy định nhiệm vụ và chức năng riêng của từng phần hành nhưng giữa các phần hành vẫn có quan hệ chặt chẽ, thống nhất và cũng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty.
* Tổ chức sổ kế toán
Với điều kiện trang bị tính toán hiện đại, việc hạch toán kế toán ở công ty được thực hiện hoàn toàn theo chương trình kế toán sử dụng trên máy vi tính. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng làm nhật ký chung. Do đặc điểm lao động kế toán bằng máy đã giúp giảm bớt rất nhiều lao động tính toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng như sổ chi tiết. Các loại sổ đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình cài đặt sẵn. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tập hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy tính. Mỗi chứng từ cập nhật một lần (ghi ngày, tháng, sổ chứng từ, kết toán định khoản, nội dung diễn giải, số lượng, tiền, ...) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối các tài khoản cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và các phần hành kế toán liên quan cho khớp đúng, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Công ty vận dụng hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định.
+ Bảng chấm công, giấy đi đường, bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, BB kiểm nghiệm vật tư hàng hóa- công cụ- sản phẩm- hàng hóa.
+ Phiếu chi, phiếu thu.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ, BB thanh lý TSCĐ, BB kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Hóa đơn GTGT.
- Sổ chi tiết được sử dụng:
+ Sổ chi tiết vật liệu- dụng cụ- sản phẩm- hàng hóa.
+ Sổ kho.
+ Sổ TSCĐ.
+ Sổ theo dõi TSCĐ.
+ Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng.
+ Sổ theo dõi thuế GTGT.
+ SỔ chi tiết doanh thu.
- Sổ tổng hợp được sử dụng tại Công ty TNHH Bích Hường gồm.
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái (chứng từ ghi sổ)
+ Báo cáo tài chính.
- Báo cáo thuế GTGT bao gồm:
+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra.
+ Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Bảng kê phân bổ thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là: “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ tổng hợp gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
- Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng theo quy định chế độ kế toán mới ban hành của Bộ tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Công ty gửi 3 báo cáo này cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thuc niên độ kế toán. (niên độ kế toán của Công ty được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng là: Đồng Việt Nam.
PHẦN II: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
A/ Lý luận chung
I. Kế toán vốn bằng tiền.
- Vốn bằng tiền là một tài sản lưu động rất quan trọng của công ty được hình thành và sử dụng chủ yếu trong quan hệ mua bán thanh toán của công ty, như khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước, người lao động. Nó vận động không ngừng, phức tạp và có tính luân chuyển rất cao. Vì thế việc quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, các khoản phai thu là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí tài sản o trong doanh nghiệp.
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ dưới đây để góp phần quản lý tốt các tài sản của doanh nghiệp:
+ Phản ánh tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền và các khoản phải thu một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.
+ Việc chấp hành các chế độ, quy định các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền và các khoản phải thu phải được kiểm tra và giám sát một cách chặt chẽ.
1 Kế toán vốn bằng tiền.
- Vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng.
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK111- tiền mặt; TK112-TGNH, và sổ TK liên quan.
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Bích Hường chủ yếu là các nghiệp vụ liên quan đến Tiền mặt đồng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, hạch toán chủ yếu được chi trả ngày bằng tiền mặt.
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của daonh nghiệp bao gồm: Tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.
Trong mỗi doanh nghiệp đều được giữ lại một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Số lượng tiền tồn quỹ phải được tính toán hợp lý, tránh tình trạng tồn quỹ quá nhiều sẽ làm cho vòng luân chuyển của vốn bị hạn chế, tránh xẩy ra tình trạng thất thoát…. Mức tồn quỹ của doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động nếu tiền mặt tại quỹ quá nhiều thì số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
- Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
+ Chứng sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu...
+ Sổ kế toán sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết quỹ tièn mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký thu tiền, sổ cái tài khoản 111, Tk112...
* TK 111 có kết cấu như sau:
Bên nợ: + Các khoản tiền mặt, ngoai tệ, vang bạc… nhập tại quỹ.
+ Số tiền phát hiện thừa khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại cuối kỳ.
Bên có: + Các khoản tiền mặt, ngoai tệ, vàng bạc… xuất quỹ.
+ Số tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê.
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại cuối kỳ.
* Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền
Chứng từ gốc
(Phiếu thu, phiếu
chi, giấy báo nợ,
giấy báo có...)
Sổ NK thu
tiền, sổ NK
chi tiền
Sổ chi tiết
quỹ TM, sổ
tiền gửi ngân
hàng
Sổ quỹ
Sổ cái
TK111,K112,TK113,TK141...
Bảng đối chiếu số PS
Bảng cân đối kế toán và các BCTC khác
Sơ đồ 4:Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu.
2, Kế toán các khoản phải thu.
Kế toán các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác. Phải thu của khách hàng là khoản thu thường xuyên và quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp.
Phải thu của khách hàng là quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp với khác hàng phát sinh qua quá trình mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi đã bàn giao khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận nhưng chưa thanh toán tiền hàng.
Khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng kế toán phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Phải mở sổ chi tiết cho từng đố