Đề tài Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Niệt Nam (Sở giao dịch II)

Sau gần 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, của các doanh nghiệp nói riêng; thực sự là nghành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng_rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn tới phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạch tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi để đẩy mạnh tiến trình hội nhập,cũng như nhiều khó khăn và thử thách mới đã xuất hiện buộc Chính Phủ phải nâng cao chất lượng của công tác quản trị hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm hình thành một hệ thống các NHTM có sức cạnh tranh cao, năng động và hoạt động an toàn; hoàn thành tốt vai trò của ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

doc72 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Niệt Nam (Sở giao dịch II), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II” Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Minh Ngọc Sinh viên thực hiện :Nguyễn Hồng Nghĩa LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II 6 Chương 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 22 ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 22 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II 49 PHẦN KẾT LUẬN 77 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau gần 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, của các doanh nghiệp nói riêng; thực sự là nghành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng_rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn tới phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạch tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi để đẩy mạnh tiến trình hội nhập,cũng như nhiều khó khăn và thử thách mới đã xuất hiện buộc Chính Phủ phải nâng cao chất lượng của công tác quản trị hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm hình thành một hệ thống các NHTM có sức cạnh tranh cao, năng động và hoạt động an toàn; hoàn thành tốt vai trò của ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Tại diễn đàn gia nhập WTO của Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 03-04/06/2003.Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Phùng Khắc Kế đã phát biểu:”..... có thể ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho ngân hàng thương mại Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới, nếu không có những cải cách bên trong thích hợp và mở cửa với thương mại dịch vụ.....” Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức đã có trong quá trình nghiên cứu, học tập, thực tâp tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II. Tôi quyết định chọn tên đề tài: “Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của Ngân Hàng Thương Mại nói chung và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng và quản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng. Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định tới tài sản có của ngân hàng. Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn tới phá sản của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là “chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro là gì ?” Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng nhừa rủi ro. 3. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét, đánh giá về thực trạng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II. Thông qua các chỉ số như : dư nơ, nợ quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản có, nợ quá hạn trên tổng tài sản có, … Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung. Trong đó nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Do vậy, trong một số trường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tín dụng, nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là khả năng tiếp cận của bản thân có hạn, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế. Nên ở phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa trên. Do đó, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề sau: - Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II. - Quy trình cho vay tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II. - Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II (2002-2004). - Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II. Chương 1: VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-SỞ GIAO DỊCH II 1.1-Vài nét về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam: 1.1.1-Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ Tướng Chính Phủ. 48 năm qua Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam đã có những tên gọi: +Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957. +Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981. +Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990. Ngân hàng Đầu tư và phát triển việt nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ Việt Nam và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 48 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn của đất nước. Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. +Từ năm 1957-1960: thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: Hệ thống đê điều, công trình Đại Thủy Nông Bắc Hưng Hải-công trình Đại Thủy Nông đầu tiên của nước ta sau chiến tranh chống Pháp; các mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; các nhà máy điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; nhà máy xi măng Hải Phòng; đài phát thanh Mễ Trì; Trường Đại học Kinh Tế–Kế Hoạch, đại học Thủy Lợi…có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của nhà nước củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới. + Ngày 19/11/1960 Chính Phủ có nghị định số 64 ban hành : quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chuẩn bị. Đây là cơ chế quản lý xây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực thanh thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết kế được duyệt. Thời kỳ này Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng số vốn là 3.267 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 22.000 tỷ đồng (theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân cho toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 1.970 tỷ đồng (thdo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân mang lại trên một đồng vốn đầu tư đạt 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55 đồng. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần cho hàng trăm công trình hoàn thành vào sử dụng như : Khu công nghiệp Cao Xá Lá Thượng Đình Hà Nội; Khu công nghiệp Việt Trì; Khu gang thép Thái Nguyên-đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam; đường dây điện cao thế 110KV Việt Trì-Đông Anh; đường dây điện cao thế 110KV Đông Anh-Thái Nguyên; nhà máy điện Bản Thạch Thanh Hóa; nhà máy đường Vạn Điểm Hà Đông; nhà máy điện Uông Bí; đài phát thanh tiếng nói dân tộc khu tự trịViệt Bắc; nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao; nhà máy phân lân Văn Điển; công trình thủy lợi và thủy điện Khuôi Sao (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn); cầu Hàm Rồng và đoạn đường sắt Hàm Rồng-Vinh; hệ thống thủy nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm : Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trì, Nhâm Tràng; Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải … +Từ năm 1961 đến năm 1975 : thời kỳ thực hiện xây dựng cơ bản trong thời chiến. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng; cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương. Thời kỳ này Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung ứng 3.049 tỷ đồng (theo giá nắm964) tương đương 30.490 tỷ đồng (theo giá năm 1995) để chuyển hướng nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến. Trong đó riêng phục vụ cho cứu chữa, khôi phục , phục hồi phục vụ giao thông vận tải là 2,36 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 23.640 tỷ đồng (theo giá năm 1995). Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã thành lập các chi nhánh đặc biệt phục vụ các công trình 71 , 72 , 15A , 15B … Giai đoạn từ 1976-1989: thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước thống nhất hoàn toàn, cả nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. + Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại Hội Đảng lần thứ IV, V, VI và phương hướng đầu tư để khôi phục kinh tế sau chiến tranh tạo những tiền đề đầu tư phát triển kinh tế. + Tronh thời kỳ này, Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung cấp 237.6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995). Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã cung cấp vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt là ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần đầu tư vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình quan trọng như : Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh; Đài truyền hình Việt Nam; 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch; nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng; nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long; các nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội; nhà máy giấy Vĩnh Phú; nhà máy đường La Ngà; Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương; hồ Dầu Tiếng, Phú Mỹ Kè Gỗ; dầu khí Việt-Xô… Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam đã góp phần cùng với nhân dân cả nước thực hiện 2 nhệm vụ chính trị : xây dựng vá bảo vệ tổ quốc. Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước, chủ trương đổi mới nền kinh tế : xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Hoạt động của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thử thách sau : + thuận lợi : các nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII soi đường vàđược sự chỉ đạo trực tiếp của Chính Phủ, Đảng, ban lãnh đạo của Ngân Hàng Nhà Nước. + song bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn và thử thách như : . là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư , phát triển nhưng nguồn vốn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam còn ít. Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. . nhiều hoạt động của ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các công nghệ hiện đại. . trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập và hạn chế. . đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam sang Tổng Cục Đầu Tư (thuộc bộ tài chính), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại, nhưng lại bước vào thương trường sau các ngân hàng thương mại khác nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy, toàn hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã phát huy những thuận lợi; nhận thức rõ những khó khăn, thử thách và với truyền thống đoàn kết sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn. Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao cho. 1.1.2 - Hệ thống chi nhánh của ngân hàng: - Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước(tập đoàn) mang tính hệ thống, thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài(2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. - Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng, phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty. Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. 1.1.3-Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II: Sở giao dịch II Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và theo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5 ngày 27 tháng 11 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/03/1997. Trụ sở khi mới thành lập đặt tại 129B CMT8, Quận 3, Tp. HCM. Hiện nay đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. HCM. -Tên đầy đủ: Bank for Investmen and Development of Vietnam, Transaction Center No.II, Hochiminh City. -Tên viết tắt: BIDV Transaction Center No.II Sở giao dịch II là đại diện pháp nhân của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản, trụ sở chính đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, Sở được đánh giá là 1 trong 8 NHTM lớn nhất trên địa bàn ( kể cả NHTM cổ phần). 1.2- Mô hình tổ chức bộ máy qua các năm gần đây: - Năm 2000 bộ máy tổ chức gồm: +10 phòng nghiệp vụ +03 Phòng GD +02 QTK +Tổng số cán bộ công nhân viên 126 người - Năm 2001 bộ máy tổ chức gồm: +11 phòng nghiệp vụ +03 phòng GD +03 QTK +02 tổ nghiệp vụ +Tổng số cán bộ công nhân viên 136 người +Trong đó: Cao học chiếm 1,4%; trình độ Đại học chiếm 66%;Cao đẳng 15,6%; Trung cấp 2%;trình độ khác 15%. - Năm 2002 bộ máy tổ chức gồm: +12 phòng nghiệp vụ +03 phòng giao dịch +01 QTK +02 tổ nghiệp vụ +Tổng số cán bộ công nhân viên 178 người +Trong đó: Cao học chiếm 2,5%; trình độ Đại học chiếm 70,8%;Cao đẳng 10,48%; Trung cấp 2,46%;trình độ khác 13,58%. - Năm 2003 bộ máy tổ chức gồm: +11 phòng nghiệp vụ +01 QTK +05 phòng GD +02 tổ nghiệp vụ và1 bàn thu đổi ngoại tệ. +Tổng số cán bộ công nhân viên 184 người +Trong đó: Cao học chiếm 1,5%; trình độ ĐH chiếm 66%; cao đẳng:14%; trung cấp: 2%; trình độ khác 16,5% - Năm 2004 bộ máy tổ chức gồm: +13 phòng nghiệp vụ +06 phòng GD +02 QTK và 9 bàn thu đổi ngoại tệ. +Tổng số cán bộ công nhân viên 240 người +Trong đó: Cao học chiếm 1,5%; trình độ ĐH chiếm 66%; cao đẳng:14%; trung cấp: 2%; trình độ khác 16,5%. Mô hình tổ chức sở giao dịch II gồm 13 phòng nghiệp vụ, 06 phòng giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm. Cụ thể: Bảng 1.2.1.: Bảng mô hình tổ chức Sở giao dịch II 1  Phòng Tổ chức hành chính   2  Phòng Kế họach nguồn vốn   3  Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng   4  Phòng Tài chính kế toán   5  Phòng Thanh tóan quốc tế   6  Phòng Tín dụng 1   7  Phòng Tín dụng 2   8  Phòng Tín dụng 3   9  Phòng Điện toán   10  Phòng Tiền tệ - Kho quỹ   11  Phòng kiểm tra nội bộ   12  Phòng DVKH doanh nghiệp   13  Phòng DVKH cá nhân    Các Đơn vị trực thuộc    Phòng Giao dịch   1  Phòng giao dịch số 1   2  Phòng giao dịch số 2   3  Phòng giao dịch 88 MTB   4  Phòng giao dịch thương xáTax   5  Phòng giao dịch Q9   6  Phòng giao dịch Lê Quang Định    Quỹ tiết kiệm   1  Quỹ tiết kiệm 3/2   2  Quỹ tiết kiệm Bạch Đằng   1.3-Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Sở Giao Dịch II trong 3 năm qua: 1.3.1-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch II: 1.Huy động vốn: 1.1- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và dân cư trong nước bằng Việt Nam đồng và bằng ngoại tệ phù hợp với Pháp luật hiện hành, với quy định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước và hướng dẫn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. 1.2- Triển khai việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quyết định của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam hoặc theo nhu cầu phát triển của Sở. 2.Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các Ngân hàng thương mại qua thị trường liên Ngân hàng theo cơ chế thị trường liên Ngân hàng và sự ủy nhiệm của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. 3.Cho vay: 3.1- Cho vay dài hạn, trung hạn đầu tư phát triển, cho vay ngắn hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Kể cả các ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.2- Chiết khấu thương phiếu phiếu, hối phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo chế độ quy định 3.3-Cho vay đồng tài trợ các dự án dầu tư phát triển theo chế đô quy định. 3.4-Cho vay các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4.Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng; bảo lãnh thanh toán L/C; bảo lãnh đấu thầu; bão lãnh thực hiện hợp đồng; bão lãnh vay vốn; bão lãnh, bảo hành công trình,sản phẩm; bảo lãnh thanh toán và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính-tín dụng trong và ngoài nước theo chế độ quy định và theo sự uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 5.Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
Tài liệu liên quan