Đề tài Tình hình song ngữ khmer - Việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn

Sự cộng cư lâu đời và hoà hợp giữa hai dân tộc Việt và Khmer cũng như sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer đã tạo nên tình hình song ngữ KV tại nhiều khu vực ở ĐBSCL với các kiểu loại người, các vùng song ngữ khác nhau, cũng như những biến đổi, phát triển của hai ngôn ngữ trong tiếp xúc. Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, nhất là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, từ ngôn ngữ, đến giáo dục, đến phát triển xã hội là con đường mà các nhà làm chính sách cần phải tính đến, và ba yếu tố này cũng tạo nên một tam giác tương hỗ. Đề tài “Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại ĐBSCL – Một số vấn đề lý thuy ết và thực tiễn.” được lựa chọn trên cơ sở đó và quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ này ở mắt xích đầu tiên (ngôn ngữ), và các kết qu ả nghiên cứu sẽ làm n ền tảng cho việc hoạch định hai mắt xích còn lại một cách hợp lý trường hợp cộng đồng người Việt gốc Khmer tại ĐBSCL. Đề tài được thực hiện với những lý do chủ yếu sau: - Lý do thứ nhất: Nghiên cứu dân tộc thiểu số là một mảng nghiên cứu quan trọng ở một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam . Ở vùng ĐBSCL - một khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, d ân tộc Khmer đóng vai trò rất quan trọng về các mặt lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội và chính trị. V ì vậy, việc nghiên cứu tiếng Khmer và tình hình song ngữ KV, như là một phần của nghiên cứu dân tộc, sẽ đóng góp vào sự phát triển của bản thân cộng đồng dân tộc này và vào sự ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị.

pdf291 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình song ngữ khmer - Việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 9 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS BÙI KHÁNH THẾ PHẢN BIỆN 1. PGS.TS ĐINH LÊ THƯ 2. PGS.TS ĐOÀN VĂN PHÚC 3. TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG 2. PGS. ĐÀO THẢN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 10 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đinh Lư Giang 11 LỜI CẢM TẠ Để có thể hoàn thành luận án này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ, những trao đổi học thuật và sự động viên của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, cộng tác viên, bạn bè cũng như gia đình. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm tạ sâu sắc nhất đến GS.TS Bùi Khánh Thế, người Thầy đã nhiều năm hướng dẫn khoa học, chỉ bảo cho chúng tôi trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Đinh Lê Thư và PGS.TS Võ Công Nguyện đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia các công trình khoa học của các Thầy Cô về các vấn đề giáo dục và dân tộc học Khmer Nam Bộ và qua đó học hỏi được nhiều điều để tiến hành viết luận án. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến hai giáo sư phản biện độc lập GS.TS Nguyễn Văn Khang và PGS. Đào Thản, đã đọc và góp ý những ý kiến quan trọng cho bản luận án này. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá cấp đơn vị tại trường ĐHKHXH và NV (ĐHQG TP HCM), các thầy cô đã giảng dạy cho chúng tôi, các bạn bè đồng nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài đã quan tâm, trao đổi khoa học, cung cấp tư liệu. Đặc biệt, nếu không có sự giúp đỡ của các cộng tác viên và chính quyền các địa phương Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang mà chúng tôi không thể kể hết được tên ở đây, thì luận án của chúng tôi sẽ không thể hoàn thành. 12 QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU PHIÊN ÂM 1. Ký hiệu phiên âm: Để tiện theo dõi và in ấn, ở một số nội dung trong luận án, một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ được dùng để thay thế cho ký hiệu phiên âm quốc tế, cụ thể như sau: Ký hiệu nguyên âm: i [i] ư [ɨ] u [u] ê [e] ơ [ǝ]; â [ə̌] ô [o] e [] a [ɐ]; ă [ɐ̌] o [ɔ] Ký hiệu phụ âm: ph [ph] th [th] ch [ch] kh [kh] p [p] t [t] c [c] k [k] q [ʔ] b [b] d [d] j [ɟ] g [g] b [ʔb] đ [ʔd] m [m] n [n] nh [ɲ] ng [ŋ] s [s] y [j] h [h] l [l] r [r] 2. Một số từ viết tắt K ý hiệu nguyên âm đôi/nguyên âm chuyển sắc ie [i] ae [ʌ] ua [uʌ] iê [ie] uô [uɔ] êy [i] uơ [uǝ] 13 CPC = Cămpuchia CTV = cộng tác viên ĐBSCL = đồng bằng sông Cửu Long KV = Khmer-Việt tr. = trang VK = Việt-Khmer UBND = Uỷ ban Nhân dân > biến đổi thành < có nguồn gốc từ ? vẫn còn là nghi vấn 8 MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 8 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9 2. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 10 5. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 14 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14 7. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 17 Chương 1: BỐI CẢNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................... 19 1.1 Ngôn ngữ học tiếp xúc .................................................................................... 19 1.1.1 Các định nghĩa và khái niệm ................................................................... 19 1.1.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của Ngôn ngữ học tiếp xúc .............................. 21 1.1.3 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ ........................................................... 22 1.2 Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL ...................................................... 25 1.2.1 ĐBSCL và cộng đồng dân tộc Khmer ..................................................... 25 1.2.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình ..................................................... 32 1.2.3 Tiếng Việt, tiếng Khmer và sự phát triển quy tụ của các ngôn ngữ Đông Nam Á .................................................................................................... 38 1.3 Xác định cảnh huống tiếng Khmer ở ĐBSCL .................................................. 48 1.3.1 Tiêu chí phân loại ................................................................................... 48 1.3.2 Các loại hình cảnh huống ngôn ngữ ........................................................ 49 1.3.3 Loại hình của cảnh huống tiếng Khmer................................................... 51 1.4 Tiểu kết chương .............................................................................................. 53 9 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG SONG NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL ..................................................................................................... 55 2.1 Các môi trường song ngữ ở ĐBSCL .................................................................. 55 2.1.1 Môi trường song ngữ về mặt địa lý ........................................................... 55 2.1.2 Môi trường song ngữ về mặt xã hội .......................................................... 57 2.2 Phân loại người Khmer về mặt song ngữ ........................................................... 63 2.2.1 Phương pháp và tiêu chí phân loại ............................................................ 64 2.2.2 Kết quả phân loại ..................................................................................... 67 2.2.3 Khuynh hướng phát triển của các nhóm người Khmer song ngữ .............. 73 2.2.4 Người Khmer song ngữ nhìn từ một số tham tố xã hội ............................. 75 2.3 Phân loại vùng địa lý về mặt song ngữ .............................................................. 78 2.3.1 Các tiêu chí và phương pháp phân loại ..................................................... 78 2.3.2 Kết quả phân vùng và một số đặc điểm vùng song ngữ KV ...................... 79 2.4 Vị thế và việc sử dụng các ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ ........................ 82 2.4.1 Vị thế ngôn ngữ và các lĩnh vực giao tiếp ................................................ 82 2.4.2 Sự phân công chức năng tiếng Việt và tiếng Khmer ................................. 85 2.5 Tiểu kết chương ................................................................................................. 91 Chương 3: MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL ..................................................................................................... 92 3.1 Các cơ sở lý thuyết và phân biệt ........................................................................ 92 3.1.1 Khái niệm “mã”........................................................................................ 92 3.1.2 Một số hiện tượng về mã qua tiếp xúc ngôn ngữ....................................... 93 3.1.3 Một số hiện tượng về biến đổi ngôn ngữ qua tiếp xúc ............................... 95 3.1.4 Một số phân biệt giữa các khái niệm ........................................................ 96 3.2 Chọn mã và luân phiên mã ở song ngữ KV ........................................................ 99 3.2.1 Chọn mã, vay mượn và sao phỏng trong tiếng Khmer .............................. 99 3.2.2 Chuyển mã ............................................................................................. 113 3.3 Giao thoa KV .................................................................................................. 122 10 3.3.1 Giao thoa thanh điệu tiếng Việt của người Khmer .................................. 123 3.3.2 Lỗi chính tả của học sinh Khmer ............................................................ 131 3.4 Tiểu kết chương ............................................................................................... 135 Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIÁO DỤC SONG NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL .................................................................................. 137 4.1 Chính sách ngôn ngữ đối với dân tộc Khmer ................................................... 137 4.1.1 Tình hình nghiên cứu và chính sách ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam ..... 137 4.1.2 Chính sách ngôn ngữ cho vùng song ngữ KV ......................................... 143 4.2 Giáo dục song ngữ KV .................................................................................... 156 4.2.1 Một số kiểu loại giáo dục song ngữ ........................................................ 158 4.2.2 Tình hình giáo dục song ngữ KV hiện nay .............................................. 160 4.2.3 Giáo dục tiếng Việt cho đồng bào Khmer ............................................... 166 4.2.4 Vài lưu ý về việc học và viết chữ Khmer ................................................ 169 4.3 Tiểu kết chương ............................................................................................... 176 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 178 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 200 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 201 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự cộng cư lâu đời và hoà hợp giữa hai dân tộc Việt và Khmer cũng như sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer đã tạo nên tình hình song ngữ KV tại nhiều khu vực ở ĐBSCL với các kiểu loại người, các vùng song ngữ khác nhau, cũng như những biến đổi, phát triển của hai ngôn ngữ trong tiếp xúc. Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, nhất là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, từ ngôn ngữ, đến giáo dục, đến phát triển xã hội là con đường mà các nhà làm chính sách cần phải tính đến, và ba yếu tố này cũng tạo nên một tam giác tương hỗ. Đề tài “Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại ĐBSCL – Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn.” được lựa chọn trên cơ sở đó và quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ này ở mắt xích đầu tiên (ngôn ngữ), và các kết quả nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho việc hoạch định hai mắt xích còn lại một cách hợp lý trường hợp cộng đồng người Việt gốc Khmer tại ĐBSCL. Đề tài được thực hiện với những lý do chủ yếu sau: - Lý do thứ nhất: Nghiên cứu dân tộc thiểu số là một mảng nghiên cứu quan trọng ở một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Ở vùng ĐBSCL - một khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, dân tộc Khmer đóng vai trò rất quan trọng về các mặt lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội và chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Khmer và tình hình song ngữ KV, như là một phần của nghiên cứu dân tộc, sẽ đóng góp vào sự phát triển của bản thân cộng đồng dân tộc này và vào sự ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị. - Lý do thứ hai: Vấn đề song ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, một khuynh hướng nghiên cứu cần được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là giữa tiếng Việt với ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đây là một lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm từ lâu và thích thú, bởi tính ứng dụng của nó trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, vốn là nghề nghiệp của chúng tôi hiện nay. - Lý do thứ ba: Luận án tiến sĩ này được phát triển từ luận văn cao học của chúng tôi về đề tài song ngữ KV. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này sẽ giúp 2 chúng tôi tận dụng được các kết quả nghiên cứu trước đó và khai thác được khía cạnh mô tả lịch đại thông qua so sánh. - Lý do thứ tư: Khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc mà chúng tôi đã nhiều năm tiếp xúc, nghiên cứu và trở nên yêu mến. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở một số lý thuyết mới về nghiên cứu song ngữ, cũng như số liệu, ngữ liệu thu thập được qua thực địa, mục đích nghiên cứu là mô tả các đặc điểm môi trường, đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, qua đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình song ngữ KV hiện nay của đồng bào Khmer ĐBSCL. Bức tranh đó sẽ bao gồm việc mô tả khả năng và việc sử dụng song ngữ của người Khmer trong giao tiếp, sự hành chức của hai ngôn ngữ trong xã hội, thái độ của cộng đồng đối với các ngôn ngữ, sự phát triển biến đổi của các ngôn ngữ trong tiếp xúc và từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục cho cộng đồng Khmer ở ĐBSCL. Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: hệ thống hoá và giới thiệu một cách có chọn lọc các lý thuyết liên quan đến nội dung luận án; giới thiệu khái quát về ĐBSCL cũng như các địa bàn nghiên cứu; miêu tả và chỉ ra các đặc điểm của cộng đồng song ngữ KV qua các nghiên cứu trường hợp cả ở góc độ định tính lẫn định lượng; mô tả và phân tích các hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ KV; và, tổng thuật, phân tích, đánh giá cũng như gợi ý những chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục song ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho người Khmer vùng song ngữ. 3. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Hiện nay, tình hình song ngữ KV ở ĐBSCL tương đối đa dạng và phức tạp. Một bộ phận người Khmer vẫn còn chưa thông thạo tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung - và cả tiếng Khmer. Đặc biệt tỷ lệ mù chữ Khmer còn khá cao. Vấn đề song ngữ này ít nhiều cản trở cho giao tiếp, và một cách gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của dân tộc Khmer nói riêng và của địa phương nói chung. 3 Nếu không kịp thời nghiên cứu, mô tả và từ đó đưa ra những gợi ý về mặt chính sách, thì những bất cập, những khuynh hướng biến đổi tiêu cực, sẽ làm chậm lại sự phát triển. Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần củng cố các l ý thuyết về Ngôn ngữ học tiếp xúc, gợi ý các hướng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu song ngữ trên cơ sở liên ngành giữa ngôn ngữ học, xã hội học và dân tộc học. Ở góc độ thu thập tư liệu nghiên cứu, luận án kết hợp hai hướng định lượng và định tính, kết hợp nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã và dân tộc học. Luận án còn làm nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ có đặc thù đơn lập, ở một nước đang phát triển. Hơn nữa, luận án cung cấp các tư liệu phục vụ cho các đề tài tương tự. Đặc biệt, luận án còn đóng góp một vài khía cạnh l ý thuyết mới trong nghiên cứu song ngữ ở các ngôn ngữ đơn lập. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng Khmer ở ĐBSCL, cung cấp các kết quả khoa học làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, chính sách ngôn ngữ, cũng như là cơ sở cho công tác quản l ý giáo dục, quản lý chính quyền tại các địa phương ở góc độ song ngữ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt Nam Bộ và tiếng Khmer ở ĐBSCL trong sự so sánh đối chiếu, trong việc sử dụng và trong quá trình tiếp xúc. Về mặt đối tượng, đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu người Việt gốc Khmer và không nghiên cứu đối tượng song ngữ là người Việt1. Đó là lý do cách gọi Khmer – Việt thay vì Việt – Khmer, bởi nó cho thấy chủ thể của nghiên cứu. Về mặt thời gian, đề tài này được thực hiện trong 3 năm 2007 đến 2010 với các dữ liệu, vấn đề song ngữ trong thời gian 10 năm trở lại đây (2000 – 2010). Về mặt không gian địa lý, luận án chỉ nghiên cứu ở khu vực ĐBSCL, thuộc lãnh thổ Việt Nam2, trong đó tập trung ở ba tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, những nơi có nhiều người Khmer sinh sống, và mở rộng ra một số khu vực khác của ĐBSCL và CPC với mục đích chủ yếu là so sánh và kiểm chứng. 4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) đã liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc (từ trang 172 đến trang 210) từ những năm 1990 cho đến 2002, trong đó có 58 công trình (sách, bài viết) về vấn đề chung và 235 công trình về các ngôn ngữ dân tộc khác nhau. Từ đó đến nay, hàng chục cuốn sách, luận văn, luận án, bài nghiên cứu v.v. đã được thực hiện. Tình hình đó cho thấy nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam có một bề dày đáng tự hào. Từ thời điểm cuối những năm 90, đầu những năm 2000, Bùi Khánh Thế đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về những đóng góp này: “Hàng trăm khoá luận tốt nghiệp đại học cả ở phía Bắc lẫn ở phía Nam, trong nước và ngoài nước khai thác đề tài từ những ngôn ngữ dân tộc Việt Nam và con số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong lĩnh vực này lên đến con số vài chục. Có thể dẫn ra đây một số tác giả Việt Nam và ngoại quốc có công trình nghiên cứu về các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Đó là Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài (về dân tộc Mường), Nguyễn Văn Lợi (về tộc Mèo/Hmông), Trần Trí Dõi (về tộc Chứt), Đoàn Văn Phúc (về tộc Êđê), Hoàng Văn Ma (về tộc La ha), Tạ Văn Thông (về tộc Kơ ho), Hoàng Văn An (về tộc Tày), Phạm Đức Dương, Bùi Khánh Thế, Vương Hữu Lễ, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Hữu Lai … Trong số các nhà nhà khoa học nước ngoài viết về ngôn ngữ dân tộc Việt Nam ta thường gặp trên sách báo tên các tác giả Haudricourt A.G.. Ferlus M., Martini F., Piat M., Savina F.M., Aumonier E.F., Cabaton A., Adams K.L., Diffloth G., Banker J.E., Blood David và Dorothy, Edmonson J.A., Gregerson K.J., Miller J.D. và V.G., Fuller E., Friberg T. và V., Pittman R.S., Watson L., Solnsev V.M., Solseva N.V., Alieva N.F., Efimov A.J., Sokolovskaja N.K., Pogibenko T.T., Blagonrarova J.L …” ([93], tr.60). 5 Và cho đến nay, đã có thêm nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài nữa. Đặc biệt ở miền Nam còn có các nghiên cứu của Phú Văn Hẳn, Brunelle M. (tiếng Chăm), Đinh Lê Thư, Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Thị Huệ, Phan Trần Công (tiếng Khmer), Nguyễn Văn Huệ (tiếng Raglai), Lê Khắc Cường (tiếng Stiêng), … cũng như một số khoá luận tốt nghiệp và luận văn cao học ở các trung tâm đào tạo phía Nam. Mảng đề tài tiếp xúc ngôn ngữ và song ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh và trong vài chục năm trở lại đây là giữa tiếng Việt và một (hay hơn một) ngôn ngữ dân tộc. Mục đích của các nghiên cứu này là phục vụ cho biên soạn từ điển, biên soạn giáo trình dạy tiếng, viết chuyên khảo, nghiên cứu chính sách ngôn ngữ - dân tộc. Ngoài các công bố ở các t
Tài liệu liên quan