Sau 10 năm đổi mới ( 1986 - 1996), tình hình kinh tế Việt nam đã có nhiều khởi sắc và đã đạt được một số thành tựu nhất định, thể hiện rõ nét ở kim ngạch xuất khẩu và tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chủ đạo được thực hiện trong chiến lược 5 năm (1996- 2000) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới cũng như những khó khăn trong nước về vấn đề cải tổ, đổi mới đất nước, kết quả xuất khẩu giai đọan 1996-2000 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước, củng cố niềm tin vào nền độc lập dân tộc chế độ xã hội chủ nghĩa của một đất nước non trẻ. Đây không phải là toàn cảnh tình hình kinh tế Việt Nam sau 10 năm đổi mới nhưng lại là một kết quả đáng ghi nhận và nhìn lại để đánh dấu như một chặng đường “vượt thác băng ghềnh” thành công của đất nước ta để tiến lên con đường hội nhập thế giới. Với những luận điểm phân tích trong vấn đề này, chúng tôi hi vọng có thể thể hiện rõ nét nhất chặng đường phát triển đầy gam go và ngọan mục này của Việt Nam.
57 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3869 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 10 năm đổi mới ( 1986 - 1996), tình hình kinh tế Việt nam đã có nhiều khởi sắc và đã đạt được một số thành tựu nhất định, thể hiện rõ nét ở kim ngạch xuất khẩu và tổng quan tình hình xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chủ đạo được thực hiện trong chiến lược 5 năm (1996- 2000) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới cũng như những khó khăn trong nước về vấn đề cải tổ, đổi mới đất nước, kết quả xuất khẩu giai đọan 1996-2000 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước, củng cố niềm tin vào nền độc lập dân tộc chế độ xã hội chủ nghĩa của một đất nước non trẻ. Đây không phải là toàn cảnh tình hình kinh tế Việt Nam sau 10 năm đổi mới nhưng lại là một kết quả đáng ghi nhận và nhìn lại để đánh dấu như một chặng đường “vượt thác băng ghềnh” thành công của đất nước ta để tiến lên con đường hội nhập thế giới. Với những luận điểm phân tích trong vấn đề này, chúng tôi hi vọng có thể thể hiện rõ nét nhất chặng đường phát triển đầy gam go và ngọan mục này của Việt Nam.
A/CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU VÀ LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU:
1.Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu:
Để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiệm vụ của công tác xuất khẩu là:
- Gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, để ta có thể tham gia tác động vào cung của thị trường, nhờ đó tác động vào giác cả theo hướng có lợi.
- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân buôn bán, giảm tình hình nhập siêu.
- Đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển.
- Góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế.
- Cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua vệc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân.
- Phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà Nước : “ Đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”.
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thì công tác xuất khẩu phải xác định rõ những vai trò của mình đối với nền kinh tế:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. Xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thõa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu. Cho nên cho nên trong kinh doanh phải luôn luôn kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu, kết hợp trong sản xuất, kết hợp trong mua bán, kết hợp trong từng thị trường, kết hợp giữa các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Bởi vì việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền cho các ngành khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả.
- Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất: bởi để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. Khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, phải tiếp xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được hoạch định dựa trên những lợi thế của quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật và công nghệ… có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác.
- Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế, cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa. Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngoài thường không tạo động lực cho sự cải tiến. Mở cửa kinh tế, phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của xí nghiệp công nghiệp non trẻ trở thành công ty có khả năng cạnh tranh trê thị trường thế giới bằng việc mở rộng thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau ở các quốc gia.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có tác dụng tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa nước ta thành nước công nghiệp mới.
Trong giai đoạn từ 1996-2000, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ sự gia tăng hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn này,Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
2. Lợi thế của Việt Nam để phát triển chính sách xuất khẩu :
2.1. Tình hình thế giới và khu vực :
Từ sau thế chiến thứ hai – 1945 cho đến nay, toàn cảnh thương mại quốc tế đã có những biến động sâu sắc. Trên thế giới từ việc hình thành hai hệ thống kinh tế chính trị khác nhau là hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung của các quốc gia theo Chủ Nghĩa Xã Hội và hệ thống kinh tế thị trường của các nước theo chủ nghĩa Tư Bản cho đến sau chiến tranh lạnh sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN trên thế giới mở đường cho chủ nghĩa tư bản nhân rộng thế lực của mình bằng con đường toàn cầu hóa và khu vực hóa.
Toàn cầu hóa, hay trong phạm vi nhỏ hơn là khu vực hóa biểu hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội: từ kinh tế, chính trị, an ninh cho đến văn hóa xã hội, môi trường thể chế… từ những năm 1970 xu hướng toàn cầu hóa đã được khởi xưỡng và diễn ra đầu tiewen ở các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điển tử tiến trình toàn cầu hóa diễn ra rầm rộ và nhanh chóng lan tỏa từ những siêu cường kịnh tế đến những các nền kinh tế nhỏ đang phát triển. Trong những năm 1997-1999, thương mại điện tử tăng trung bình mỗi năm 74.35%. đây cũng là tiền đề tạo ra sự dịch chuyển nguồn vốn, dịch chuyển công nghệ quốc tế giữa các quốc gia. Chỉ riêng trên thị trường ngoại hối, tốc độ tăng doanh số trung bình tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1992 doanh số trung bình mỗi ngày đucợ giao dịch trên thị trường là 820 tỷ USD, thì đến năm 1995 là 1190 tỷ USD, và mặc cho những tác động trái chiều của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, đến năm 1998 mức doanh số này vẫn tăng lên đến 1490 tỷ USD.
Bên cạnh đó, sự trội dậy của các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia thể hiện rõ nát tính hữu hiệu của xu hướng toàn cầu hóa. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc trong năm 1995 ở Mỹ có tất cả 3379 công ty mẹ, ở Tây Âu thì con số này là 33302, Nhật Bản là 4231 vào năm 1996, và các nước phát triển khác là khoảng 2530 công ty. Số lượng công ty mẹ tại các nước đang phát triển trong giai đoạn những năm 1995 1999 cũng rất cao: 10165 công ty mẹ, trong đó, riêng khu vực Đông Á, Đông Nam Á có số liệu thông kê như sau: Trung Quốc : 379 công ty mẹ vào năm 1997, Hồng Kông là 500 -1997…
Từ những năm 1991, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bộc lộ rõ những nhược điểm và thể hiện sự không phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội mới. Đối với kinh tế Việt Nam, lối tư duy giữ độc lập đồng nhất với tách biệt khỏi thế giới tư bản dần được thay thế, những mối quan hệ kinh tế Quốc Tế được thiết lập, thương mại Việt Nam cũng có những bước tiến quan trọng trong giai đoạn sau đổi mới này.
Xét về tiến trình hội nhập của Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có nhiều bước tiến khả quan.
Thứ nhất, vào năm 1995, chúng ta chính thức là thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN.
Thứ hai, vào 24-25/11/1997 tại Vancourver – Canada, APEC tuyên bố chấp nhận kết nạp Việt Nam.
Thứ ba, mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam có những bước tiến tốt đẹp trong giai đoạn 1995 – 2000 khi Hiệp Định khung hợp tác – Cooperation Framework Agreement được kí kết vào ngày 17/07/1995 tại Brusselles. Và vào tháng 1/1996, văn phòng thường trực của Ủy Ban châu Âu tại Việt Nam đi vào hoạt động đã hỗ trợ nhiều cho sự phát triển cho quan hệ kinh tế giữa EU và VIệt Nam. Ngày 16/07/1996 hai bên đã chính thức ký kết hiệp định về trao đổi mậu dịch hàng dệt may tại Brusselles – Bỉ.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển nói chung hay nền kinh tế Việt Nam nói riêng, xu thế toàn cầu hóa này đem lại nhiều cơ hội cũng như thử thách.
Những thuận lợi nhìn chung mà kinh tế đối ngoại Việt Nam nhận được trong xu thế mới đó là: Việt Nam có nhiều thuận lợi trong phân công lao động quốc tế, thương mại quốc tế, thu hút đầu tư quốc tế. Tăng cường trao đổi thương mại, đặc biết đối với các sản phẩm nông nghiệp, và các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư. Thiết lập được một cơ chế xử lý các vấn đề thương mại khu vực, tạo được môi trường ổn định để phát triển kinh tế. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động bậc nhất của thế giới, có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, là bước đệm để hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1995 -2000 này là khởi đầu cho chinh sách mở cửa, những thành tựu của thương mại Việt Nam trong giai đoạn này chính là sự thay đổi chính sách đối ngoại, và chính sự thay đổi đúng dắn này, xuất khẩu Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng.Việt Nam là một nước hội nhập rất trễ, và tiến trình hội nhập gặp hiều khó khăn khác nhưng lại có nhiều điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm của các nền kinh tế đi trước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản …
Thế nhưng những khó khăn cơ bản của kinh tế đối ngoại Việt Nam gặp phải trong điều kiện mới cũng không ít:
- Các nguồn lực phát triển kinh tế đối ngoại còn hạn chế thiếu vốn đầu tư, thiếu công nghệ nhập về từ nước ngoài...
- Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất thấp, chúng ta có lợi thế so sánh ở các mặt hàng chủ yếu thâm dụng lao động, thế nhưng những ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao thì chúng ta không có, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là khai thác thô, không qua tinh chế.
- Năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có nhiều hạn chế:
Thứ hạng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam
Năm
Số lượng quốc gia xếp hạng
Thứ hạng
1997
53
49
1998
53
39
1999
58
48
2000
58
52
- Đồng thời xu hướng bảo hộ bằng các hàng rào phi thuế quan của các thị trường lớn được thiết lập gây sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1996-2000, kinh tế đối ngoại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều biến động trên trường quốc tế, đó là sự vươn lên của Trung Quốc những năm 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997-1998. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã gây ra những khó khăn nhất định đối với nền kinh tế khu vực này, đặc biệt là Đông Nam Á. Tuy Việt Nam không bị lún sâu vào nền kinh tế thế giới, thế nhưng là một thành viên mới của ASEAN, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn ngay từ giai đoạn đầu khi mà thị trường khu vực bị đình động. Trong giai đoạn 1996-2000 này còn có sự gia nhập của Lào, Mianma -1997, Campuchia -1999… làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Viêt Nam trong nội khối.
Không chỉ có vậy, sự vươn lên của Trung Quốc, Ấn Độ trên thị trường Quốc Tế cũng tăng sức ép cho hàng hóa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Sự vươn dậy này lại diễn ra trong giai đoạn nhiều nền kinh tế khu vực ASEAN vốn gặp khó khăn từ khủng hoảng, nay sức cạnh tranh lại giảm trên những thị trường lớn như Mỹ, Nhật …. Dòng chảy vốn đầu tư có xu hướng chuyển hướng sang các quốc gia đang nổi này.
Khoảng cách về sức cạnh tranh và độ mở của các nước ASEAN so với thế giới ngày càng lớn, thậm chí khoảng cách này còn tồn tại trong chính nội bộ các nước trong khu vực ASEAN. Những nước có nền kinh tế mở ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ này như Singapore- nhận thấy không bằng lòng với tiến độ AFTA trong giai đoạn này và chủ động tiến hành kí kết các FTA song phương với các nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, tiếp sau là các nền kinh tế năng động khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin … trong khi đó, các quốc gia còn lại sẽ chịu nhiều sức ép do chuyển hướng mậu dịch diễn ra tại các nước ký kết các FTA song phương với các thành viên trong khối. Tuy Việt Nam đã chú trọng đến xu hướng ký kết các FTA song phương thế nhưng những kết quả đạt được so với khu vực ASEAN là không nhiều. Chủ yếu quan hệ kinh tế đối ngoại song phương của Việt Nam là thông qua việc ký kết các Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại với các nước và vùng lãnh thổ (thống kê năm 2006, Việt Nam có 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư, 40 hiệp định tránh dánh thuế hai lần ..) đặc biệt với các nước và vùng kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Do đó trong tương lai, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực để góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của khu vực.
2.2. Tình hình Việt Nam :
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những đợt thiên tại lớn liên tiếp xảy ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, ra sức thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 1996-2000, đã đạt được những thành tựu quan trọng:
Thứ nhất, nhịp độ kinh tế tăng trưởng khá. Hằng năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 6~94% đã hình thành các vùng cây công nghiệp có giá trị, nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Công nghiệp giữ nhịp độ tăng, giá trị sản xuất bình quân hằng năm 13,5% ; kết cấu hạ tầng : bưu chính viễn thông, đường sá, cầu cống, sân bay, điện... được tăng cường. Xuất và nhập khẩu tiếp tục phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế; các chi tiêu chủ yếu đã đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra.
Cuối năm 1997, Hội nghị trung ương lần thứ tư của Đảng Cộng sản Việt Nam có nghị quyết đánh giá, phân tích tình hình một cách sâu sắc và đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát huy nội lực, đáp ứng những yêu cầu bức xúc đang được đặt ra trong tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta.
- Tập trung mọi điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp
Do nhận thức rõ vị trí của doanh nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước đã tập trung tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho công việc đầu tư làm ăn của nhân dân và doanh nghiệp. Từ cuối năm 1997, Chính phủ ban hành Luật thương mại và sau đó là Nghị định số 57/1998/NĐ-CP cho phép tất cả các doanh nghiệp trong nước có đăng kí hoạt động thương mại đều có quyền trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa mà không cần giấy phép XNK. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XNK ngoài quốc doanh vẫn chỉ được XNK hàng hóa được đăng kí trong Giấy đăng kí kinh doanh.Trên thực tế, một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, còn bị hạn chế quản lí thương mại. Từ đầu năm 1998, công tác đổi mới quản lí doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào 2 nhiệm vụ chính, đó là đổi mới tổ chức quản lí và hỗ trợ nhiều mặt nhằm ổn định và phát triển sản xuất.Năm 2000 đánh dấu một bước tiến rất quan trọng trong việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho dân thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, một quyền cơ bản của công dân đã được xác định trong Hiến pháp nước ta. Chỉ sau một tháng kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, Chính phủ đã kịp thời ban hành các văn bản quan trọng hướng dẫn thi hành đồng thời ra quyết định bãi bỏ 145 loại giấp gây khó khăn, cản trở sản xuất kinh doanh.Đây là một bước đột phá có ý nghĩa quan trọng làm sôi động hơn khí thế đầu tư và kinh doanh trong cả nước. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát lại khi bãi bỏ giấp phép kinh doanh để nhanh chóng đưa Luật Doanh nghiệp vào cuộc sống.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư
Chúng ta đã tích cực phát huy nội lực của cả nền kinh tế, ban hành nhiều chính sách phù hợp để tăng khả năng huy động vốn trong nước, kiềm chế sự giảm sút trong lĩnh vực đầu tư phát triển.Từ giữa năm 1999, Chính phủ đã đề ra các giải pháp đồng bộ về thông qua đầu tư, huy động các nguồn vốn trong nước.Đã có các quyết định kịp thời bổ sung thêm vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước và tín dụng ưu đãi, phát hành công trái và trái phiếu công trình đồng thời chỉ đạo các ngân hàng đẩy mạnh cho cho vay trung và dài hạn, kể cả cho vay ngoại tệ. Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, hai hình thức hấp thu nguồn vốn nước ngoài chủ yếu là hỗ trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Đối với nguồn vốn ODA: Đã đảm bảo được tiến độ xây dựng một số công trình trọng điểm và cấp bách, năng lực sản xuất một số ngành được tăng lên; nguồn vốn ODA đã được giải ngân nhanh hơn. Tốc độ giải ngân vốn ODA trong hai năm 1999 và 2000 nhanh hơn các năm trước. Và để tăng sức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, một mặt giúp đỡ và tạo điều kiện cho việc thực hiện những dự án đã được cấp giấy phép và cho sự hoạt động của các doanh nghiệp đã hoàn thành xây dựng; mặt khác tiếp tục xem xét đổi mới hệ thống thể chế và thủ tục đầu tư, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho mội trường đầu tư ở nước ta trong tình hình khu vực đã được cải thiện sau khủng hoảng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài mấy năm qua suy giảm. Để tăng sức thu hút FDI, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước năm 1998, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kể cả xí nghiệp liên doanh phải cam kết xuất khẩu theo một tỉ lệ nhất định sản phẩm của mình theo giấy phép đầu tư, chẳng hạn trong năm 1998 thì tỉ lệ này là 80%. Trước năm 1998 chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép xuất nhập khẩu mới được tham gia ngoại thương. Từ năm 1998, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích xuất khẩu hàng hóa không phải là sản phẩm của mình ngoại trừ một số hàng hóa đặc biệt. Tiếp tục tạo thêm thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, ngày 9 tháng 6 năm 2000 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc mở rộng quyền kinh doanh XNK đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nư