Máy tạo hàm là một công cụ không thể thiếu để kiểm tra và sữa chữa các thiết bị điện tử cũng như được áp dụng trong phòng thực hành điện tử. Nó là một trong những thiết bị đo. Không có máy tạo sóng, ta hoàn toàn phụ thuộc vào các tín hiệu do các thiết bị cần thử gây ra, và bị hạn chế chỉ ở các tín hiệu không rõ. Có nghĩa là không kiểm tra được tần số, biên độ, dạng hoặc độ điều biến của tín hiệu và không có cách gì để đưa tín hiệu vào mạch hoặc thiết bị đang thử hoặc sữa chữa. Với máy tạo sóng cho phép chúng ta tạo ra các tín hiệu cần cho việc thực hành các mạch điện tử .
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính toán, thiết kế và lắp ráp market thí nghiệm các mạch tạo sóng xung vuông, tam giác, sin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính toán, thiết kế và lắp ráp market thí nghiệm các mạch tạo sóng xung vuông,tam giác, sin.
Tính cấp thiết của đề tài:
Máy tạo hàm là một công cụ không thể thiếu để kiểm tra và sữa chữa các thiết bị điện tử cũng như được áp dụng trong phòng thực hành điện tử. Nó là một trong những thiết bị đo. Không có máy tạo sóng, ta hoàn toàn phụ thuộc vào các tín hiệu do các thiết bị cần thử gây ra, và bị hạn chế chỉ ở các tín hiệu không rõ. Có nghĩa là không kiểm tra được tần số, biên độ, dạng hoặc độ điều biến của tín hiệu và không có cách gì để đưa tín hiệu vào mạch hoặc thiết bị đang thử hoặc sữa chữa. Với máy tạo sóng cho phép chúng ta tạo ra các tín hiệu cần cho việc thực hành các mạch điện tử .
Với máy tạo sóng thích hợp, ta có thể sao lại tín hiệu hoặc tạo ra tín hiệu cần để thử, điều chỉnh và sữa chữa các mạch. Chúng ta có thể điều khiển tần số, biên độ, dạng và đặc tính điều chế của tín hiệu thế nào đó để có thể kiểm tra hoạt động của mạch cần thử với các điệu kiện khác nhau của tín hiệu (yếu, mạnh, chuẩn, dị thường . . .).
Hiện nay, tại phòng thực hành của khoa kỹ thuật điện tử 1 được trang bị rất nhiều loại máy tạo sóng phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu. Tất cả những loại máy này đều được nhập từ nước ngoài với giá cả khá đắt đỏ.
Mặt khác, để tạo điều kiện cho sinh viên gắn việc học tập với nghiên cứu khoa học do đó đề tài đã chính thức được đề ra với mục tiêu như sau:
+ Giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học,
+ Tìm hiểu khả năng chế tạo thiết bị đo lường điện tử.
Nội dung khoa học của đề tài:
Sơ đồ khối:
Máy tạo hàm về cơ bản tạo ra các dạng xung vuông, tam giác, sin. Đôi khi dạng sóng răng cưa, các dạng điều chế tín hiệu như AM, FM cũng được tạo ra. Tần số và biên độ ra có thể thay đổi được và có thể có mạch điều chỉnh dịch chuyển DC ..v.v...
Ta có sơ đồ khối tổng quát của máy tạo hàm: (Hình vẽ 1 trang bên)
Khối tạo sóng
chọn sóng
biên độ
KHối Khuếch đạI
công suất
Bộ Suy giảm
Bộ phối hợp
trở kháng
dảI tần
tần số
LoạI sóng
biên độ
lệch DC
Suy giảm
phối hợp
trở kháng
Ra
Hình 1.Sơ đồ khối máy tạo sóng chức năng
Khối chính của máy tạo hàm là Khối tạo sóng. Tại đây 3 dạng sóng chính được tạo ra là xung vuông, tam giác và sin. Đây là mạch tổng hợp tạo ra ba dạng tín hiệu trên
Khối thứ 2 là khối chọn loại sóng ở đầu ra từ bộ dao động trên.
Khối thứ 3 là khối để điều chỉnh biên độ ra của xung, đơn giản đây chỉ là bộ phân áp có thể điều chỉnh được tỷ số phân áp.
Khối thứ 4 là khối khuếch đại công suất. Để đáp ứng đầu ra công suất thì tín hiệu sau khi được tạo ra phải qua bộ khuếch đại công suất. Đồng thời ở đây ta có thể điều chỉnh mức DC.
Khối thứ 5 là khối suy giảm. Với khối này tín hiệu ra có thể được suy giảm một phần để phù hợp với tải.
Khối thứ 6 là khối phối hợp trở kháng. Dùng để chọn trở kháng ra phù hợp với tải nhằm để cho công suất trên tải là lớn nhất.
2.2. Khối tạo sóng:
Trong kỹ thuật mạch điện tử có nhiều kĩ thuật để tạo ra 3 loại sóng trên. Do vậy có rất nhiều phương pháp thiết kế nên khối tạo sóng. Nhưng tóm lại ta có thể phân ra 2 loại cơ bản sau:
Tạo ra các sóng riêng lẻ. Với phương pháp này tương tự như tổng hợp các máy tạo sóng đơn chức năng lại với nhau. Do vậy nó không có ưu điểm nổi bật. Để khắc phục phương pháp này thì người ta chuyển sang phương pháp 2.
Các sóng tạo ra trên cùng một mạch. Phương pháp này dựa trên mối quan hệ giữa các sóng thông qua các mạch điện.
Phương pháp này có 2 mô hình sau:
Mô hình 1(Mô hình tuần tự): Sóng 1 đ Sóng 2 đ Sóng 3; ở mô hình này: Đầu tiên một khối sẽ tạo ra sóng 1, sau đó qua mạch thích hợp cho ra sóng 2 và từ sóng 2 qua mạch thích hợp cho ra sóng 3. Mô hình này rất ít khi được sử dụng.
Mô hình 2(Mô hình có hồi tiếp): Đây là mô hình điển hình và phổ biến của tất cả các máy tạo hàm. Ta có sơ đồ khối:
I
S
F
Khối I: Là bộ tích phân biến đổi xung vuông thành xung tam giác.
Khối S: Là bộ so(hay Triger smith) biến đổi xung tam giác thành xung vuông.
Khối F: Là bộ biến đổi xung tam giác thành sin
Nguyên lý hoạt động: (xét mô hình 2)
Giả sử điện áp bão hoà của bộ so là :±Vmax. Các điện áp ngưỡng hoặc chuyển tiếp đối với bộ so là: ±VT . Gọi hệ số thời gian của bộ tích phân là Ttp.
Giả sử tại t = 0 đầu ra của bộ so V1 chuyển tiếp âm tới mức -Vmax. Điều này có nghĩa là tín hiệu ra V2 của bộ tích phân, vốn cũng là tín hiệu vào bộ so, đúng đạt tới mức -VT. Như vậy là hợp lý khi giả thiết:V2(0+) = -VT.
Có thể biểu thị tín hiệu ra V2(t) của bộ tích phân sau sự chuyển như sau:
V2(t) = - Ttp-1ũV1(t)dt+V2(0+);
Vì V1(t) =-Vmax; V2(0+) =-VT vào :
Suy ra : V2(t)= Ttp-1.Vmax.t-VT ;
Từ phương trình này ta thấy rằng V2(t) tăng tuyến tính từ mức -VT đến +VT. Khi V2(t) tăng đến mức +VT thì tại bộ so sẽ chuyển tiếp dương sang +Vmax. Và quá trình đó ngược lại khi bộ so chuyển từ +Vmax đến -Vmax. Chu kì được lặp lại như thế. Như vậy thông qua sự hồi tiếp giữa hai bộ trên cho ta xung vuông ở đầu ra bộ so và xung tam giác tuyến tính ở đầu ra bộ tích phân.
Xét về chu kì và tần số:
Bộ so duy trì ở trạng thái thấp cho tới khi V2(t) đạt mức +VT. Cho t1 là thời gian đạt được điều kiện đó. Thế: V2(t)=VT và t=t1 vào trên giải ra ta có:
t1= 2TphVT(Vmax)-1.
Khi đó chu kỳ của xung ra là :
T=2t1=4TphVT(Vmax)-1;
Tần số tương ứng: f=T-1=Vmax(4TphVT)-1;
Như vậy tần số được thay đổi thông qua thay đổi giá trị Tph .
Phương pháp được sử dụng rộng rãi để biến đổi sóng tam giác thành một dạng sóng xấp xỉ hình sin được vẽ ở hình dưới. Phương pháp này làm giảm độ dốc của sóng tam giác khi biên độ tăng lên.
R1
R4
R3
R2
D2
D1
R2
R8
R6
R4
R7
R5
R3
R1
D3
D5
D6
D4
D1
D2
ra; b)Mạch gánh điot sáu mức và tác dụng của nó tới dạng sóng vào.
gánh điot: a)Mạch gánh điot hai mức và các dạng sóng đầu vào và đầu
Dạng sóng tam giác có thể được tạo hình thành gần giống sóng sin nhờ
tam giác
Sóng vào
suy giảm
Sóng ra đã
ra có dạng gần sin
khác nhau Sóng ở lối
với các mức phân cực
Với 6 hoặc nhiều điot
-V1
+V1
Ra
Vào
-V1
+V1
-V2
+V2
-V3
+V3
Ra
Vào
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm có các bước sau:
Nghiên cứu tài liệu: Xác định đúng nội dung cần nghiên cứu để tìm tài liệu. Sau khi nghiên cứu kỹ tài liệu viết được bản tóm tắt nội dung.
Xây dựng phương án: Từ bản tóm tắt, xây dựng các phương án có thể có. Dùng các phần mềm về thiết kế mạch điện xây dựng các phương án trên. Đánh giá chất lượng các phương án. Chọn ra phương án khả thi.
Thiết kế và lắp ráp: Trên cơ sở phương án đã chọn tiến hành thiết kế và lắp ráp mạch. Đo đạc các thông số đã đặt ra. Sau khi lắp ráp xong market, tiến hành hội thảo khoa để rút ra những yếu kém, nhược điểm.
Tiến hành báo cáo cấp khoa: Sau khi hoàn chỉnh lại đề tài, tiến hành báo cáo tại khoa.
4. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Như ở trên đã trình bày, hiện nay việc trang bị các thiết bị đo lường cho các phòng thí nghiệm điện tử là cấp thiết. Mà các thiết bị này đều được nhập ngoại. Đề tài được đặt ra muốn nghiên cứu kỹ về khả năng chế tạo thiết bị đo và ứng dụng đề tài vào thực tiễn. Đó là:
Dần thay thế thiết bị ngoại nhập.
Dùng làm thiết bị để dạy học.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ hạn chế và thời gian gấp rút nên đề tài chỉ mới hình thành ở mức mô hình. Mong rằng được sự góp ý chân tình để hoàn thành đề tài tốt hơn ở những lần sau.