Đề tài Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đứng vững và phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt và đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay mà thực tế Việt Nam cũng đang phải gánh chịu. Doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu, nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển kinh doanh. Khâu tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại. Nếu các khâu khác tốt mà khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không tốt thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, tốc độ quay vòng vốn chậm và nguy cơ phá sản là rất cao. Vì vậy công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là một mắt xích rất quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và xác định kết quả bán hàng một cách kịp thời, chính xác nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý chủ động nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp, những chính sách sao cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Với mục đích vận dụng những lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã được học ở trường vào trong thực tế như thế nào để từ đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại đơn vị thực tập. Kết hợp với tình hình thực tế tại công ty cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Đào Thị Hằng và các cán bộ phòng kế toán của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT” để làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Thương Mại . Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT

doc82 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 5368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT MỤC LỤC Lời nói đầu 5 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 7 1.1Những vấn đề cơ bản về bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 7 1.1.1 Khái niệm và nội dung của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 7 1.1.1.1. Khái niệm về bán hàng 7 1.1.2 Các phương thức bán hàng và thanh toán trong doanh nghiệp Thương Mại 9 1.1.3 Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, giá vốn 12 1.1.3.1 Doanh thu bán hàng 12 1.1.3.2 Các khoản giảm trừ doanh thu 13 1.1.3.3 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 14 1.3Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 21 1.3 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Thương Mại 22 1.3.1 Chứng từ sử dụng 22 1.3.2 Tài khoản sử dụng 22 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 27 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 27 2.1.2.2 Chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban : 29 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 31 2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT 32 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 32 2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 37 2.2 Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty CP TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT 42 2.2.1 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tại công ty. 42 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT 43 2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 43 Phiếu xuất, lênh điều động. hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu chi, và các giấy tờ liên quan khác 43 1 46 Cáp thép không mạ 6*37 FC 13 46 CKM6*37FC13 46 Kg 46 230 46 27.238,168 46 6.264.779 46 11.500.000 50 1.150.000 50 63 54 01/12 54 B¸n cho Đỗ Minh Hồng 54 156(1) 54 6.264.779 54 KÕt chuyÓn 54 911 54 6.264.779 54 Céng ph¸t sinh 54 6.264.779 54 6.264.779 54 Sè d­ cuèi kú 54 0 54 0 54 Chương III 66 Một số ý kiến đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT 66 3.1 Đánh giá chung về thực trạng bán hàng tại công ty . 66 3.1.1. ưu điểm. 67 3.1.2. Hạn chế. 69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT. 70 Tài liệu tham khảo. 80 Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đứng vững và phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt và đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay mà thực tế Việt Nam cũng đang phải gánh chịu. Doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu, nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển kinh doanh. Khâu tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại. Nếu các khâu khác tốt mà khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không tốt thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, tốc độ quay vòng vốn chậm và nguy cơ phá sản là rất cao. Vì vậy công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là một mắt xích rất quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và xác định kết quả bán hàng một cách kịp thời, chính xác nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý chủ động nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp, những chính sách sao cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Với mục đích vận dụng những lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã được học ở trường vào trong thực tế như thế nào để từ đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại đơn vị thực tập. Kết hợp với tình hình thực tế tại công ty cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Đào Thị Hằng và các cán bộ phòng kế toán của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT” để làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Thương Mại . Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ ô tô GMT Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị phòng tài chính kế toán của công ty để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 01 tháng năm 2011 Sinh viên Trần Thị Cúc CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1Những vấn đề cơ bản về bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.1.1 Khái niệm và nội dung của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 1.1.1.1. Khái niệm về bán hàng Bán hàng : là việc chuyển quyền sỡ hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào muốn thu được lợi nhuận cao và thanh công trong kinh doanh đều phải thông qua hoạt động bán hàng.Chính vì vậy mà hoạt động bán hàng có vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự tồn tại đối với mỗi một doanh nghiệp. Tuy hoạt động bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và đứng vững trên thị trường thì việc đầu tiên phải quan tâm đến chính là hoạt động bán hàng và kỷ năng bán hàng của nhân viên.Đôi khi chất lượng hàng hóa không phải là yếu tố duy nhất để hàng hóa có thể tiêu thụ tốt, để sản phẩm có thể tiêu thụ nhanh thì cần có kinh nghiệm tốt trong bán và giới thiệu sản phẩm. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường mở thì hoạt động thương mại trở thành hoạt động chính thì kỹ năng bán hàng càng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Doanh nghiệp thực hiện tốt khâu bán hàng là thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động bán hàng đóng vai trò quyết định phát triển lưu thông hàng hóa và việc chuyển hàng hóa thành tiền tệ.Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có vốn để thực hiện chu chuyển hàng hóa thành tiền tệ tức là doanh nghiệp không chỉ thu hồi vốn mà còn có thêm phần lợi nhuận 1.1.1.2. Khái niệm xác định kết quả bán hàng Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường , kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động bất thường. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng * Yêu cầu quản lý hàng hóa - Quản lý về mặt số lượng : Phản ánh giá trị và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập xuất tồn kho, doanh nghiệp dự trữ sản phẩm kịp thời và đề ra các biện pháp xử lý hàng hóa tồn kho lâu ngày tránh ứ đọng vốn. - Quản lý về mặt chất lượng: Trong nền kinh tế thị trương cạnh tranh, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng hoàn thiện hơn nữa, kiểu dáng chất lượng hàng hóa phải làm tốt công việc của mình, cất giữ bảo quản hợp lý từng loại hàng hóa tránh hư hỏng, giảm chất lượng hàng hóa. Như vậy bên cạnh việc quản lý về mặt hiện vật, quản lý về mặt chất lượng cũng rất quan trọng như quản lý về trị giá hàng hóa nhập, xuất kho. * Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng : Xuất phát từ ý nghĩa của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng mà việc quản lý này cần bám xát các yêu cầu cơ bản sau: - Nắm bắt và theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, từng loại hàng hoá tiêu thụ và từng khách hàng, để đảm bảo thu hồi nhanh chóng tiền vốn. - Tính, bán, xác định đúng đắn kết quả của từng loại hoạt động và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận. Trong quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể phải chi ra những khoản chi phí phục vụ cho quá trình bán hàng gọi là chi phí bán hàng, ngoài ra còn phát sinh những khoản làm giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ…Thực hiện tốt quá trình bán hàng sẽ đảm bảo thu hồi nhanh chóng tiền vốn, tăng vòng quay của vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng đó để thực hiện tốt khâu bán hàng, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, đặc điểm của từng khách hàng và từng loại hàng hoá xuất bán để có thể có biện pháp đôn đốc thanh toán thu hồi vốn đầy đủ, đúng hạn. 1.1.1.4 Vai trò của kế toán trong việc quản lý hàng hoá bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Kế toán được coi như là một công cụ hữu hiệu, phục vụ công tác quản lý nói chung và công tác quản lý hàng hoá, bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng. Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở để các nhà quản lý nắm được tình hình quản lý hàng hoá trên hai mặt: hiện vật và giá trị. Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, chính sách giá cả hợp lý và đánh giá đúng đắn năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Thông tin do kế toán cung cấp là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của các quyết định bán hàng đã được thực thi, từ đó phân tích và đưa ra các biện pháp quản lý, chiến lược kinh doanh, bán hàng phù hợp với thị trường tương ứng với khả năng của doanh nghiệp. 1.1.2 Các phương thức bán hàng và thanh toán trong doanh nghiệp Thương Mại Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, theo đó các sản phẩm hàng hóa vận động từ doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng cuối cùng, tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương thức sau: - Bán buôn qua kho: Là phương thức bán hàng hóa mà hàng hóa được mua dự trữ trước trong kho của doanh nghiệp, sau đó mới xuất ra bán. Theo phương thức này có hai hình thức bán buôn: + Hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thực này người mua nhận hàng trực tiếp tại đơn vị bán hàng, đơn vị bán hàng xuất kho giao cho người mua. Khi bên bán xuất hóa đơn thì ghi nhận doanh thu. + Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này thì bên bán xuất kho gửi hàng và giao tại địa điểm quy định trong hợp đồng cho bên mua. Khi xuất hàng kế toán xuất hóa đơn VAT, khi việc giao nhận kết thúc, bên mua chấp nhận và ký vào hóa đơn thì doanh thu được ghi nhận. - Bán buôn vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn mà hàng hóa được mua đi bán lại ngay không phải qua thủ tục nhập xuất kho của doanh nghiệp, phương thức này được thực hiện theo 2 hình thức. + Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp (giao tay ba): Theo hình tức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng hóa nhận và giao hàng trực tiếp cho bên mua tại kho hay địa điểm của người bán. Sau khi giao nhận đại diện bên mua ký đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán, lúc này hàng bán được xác định là tiêu thụ. + Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng hóa doanh nghiệp không nhập kho mà vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã thỏa thuận. Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khi nhận được tiền do bên mua thanh toán hay giấy xác nhận của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa chuyển bán thẳng theo hình thức chuyển hàng được xác định là tiêu thụ. - Phương thức bán lẻ: Là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, theo hình thức này gồm có bốn hình thức: + Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này nhân viên bán hàng phụ trách việc quản lý hàng và giao hàng còn việc thu tiền do nhân viên khác đảm nhiệm. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên thu tiền lập phiếu nộp tiền, nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng. Thực hiện đối chiếu giữa báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền và sau đó chuyển đến phòng kế toán để ghi sổ. + Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo phương thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách hàng. Cuối ngày, cuối ca, định kỳ lập báo cáo bán hàng và lập phiếu nộp tiền chuyển về phòng kế toán. + Hình thức bán hàng trả chậm, trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng hóa còn thu thêm ở người mua một khoản lãi vì trả chậm, trả góp. + Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy do mình phụ trách. + Hình thức bán hàng tự động: Là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng, sau khi người mua bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua. - Bán hàng theo phương thức giao hàng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng: Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theo những thoả thuận trong hợp đồng. Khách hàng có thể là các đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc là khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế. Khi ta xuất kho hàng hóa - thành phẩm giao cho khách hàng thì số hàng hóa - thành phẩm đó vẫn thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thoả mãn đồng thời 5 điều kiện ghi nhận doanh thu. Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sỡ hữu hàng hóa cho khách hàng. Nếu là đại lý được hưởng hoa hồng đại lý bán hàng. Tóm lại, nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì các phương thức tiêu thụ rất đa dạng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ mà doanh nghiệp kết hợp sử dụng các hình thức tiêu thụ phù hợp. 1.1.3 Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, giá vốn 1.1.3.1 Doanh thu bán hàng a, Khái niệm về doanh thu bán hàng *) Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sỡ hữu. b,Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. *) Tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh mà doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia. Ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác. *) Khi hạch toán doanh thu và thu nhập khác cần lưu ý các quy định sau: - Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính. - Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất thì không được ghi nhận là doanh thu. - Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng ngành hàng, từng sản phẩm,... Theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu, để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng, từng sản phẩm... để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trị doanh nghiệp và lập Báo cáo tài chính. 1.1.3.2 Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và thuế xuất khẩu, thuế TTĐB. *) Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng hóa *) Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng. *) Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại… Các khoản phải thuế phải nộp liên quan đến hàng bán bao gồm: *) Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm là loại thuế chỉ đánh giá trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. *) Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu được tính trên doanh thu của một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (rượu , bia thuốc lá, xăng các loại…). *) Thuế xuất khẩu: Theo luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành thì mọi hàng hóa trao đổi với nước ngoài khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam thì đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu (trừ hàng vận chuyển quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, hàng viện trợ nhân đạo…). Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu đi theo hợp đồng (giá FBO ). Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh theo dõi chi tiết riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp để lập báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính). 1.1.3.3 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Giá vốn hàng xuất bán là trị giá thực tế của hàng bán tại thời điểm xuất bán. Giá vốn hàng bán là cơ sở để xác định kết quả bán hàng, khi hàng hóa đã được tiêu thụ và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì đồng thời giá trị hàng xuất kho hoặc hàng gửi bán cũn
Tài liệu liên quan