Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ
quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết
cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản
lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp đều phải tiến hành tổ chức quản lý, giải quyết các văn bản, nhằm bảo
đảm nguồn thông tin bằng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý. Hiệu quả hoạt động
quản lý của các cơ quan cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác này có được làm
tốt hay không. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, việc nghiên cứu
các biện pháp để tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản luôn là yêu cầu
đặt ra đối với mỗi cơ quan.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), là cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa
và các khoa học, xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nâng
cao chất lượng đào tạo cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà
nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông.
Xuất phát từ nhận thức chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn
tại và trưởng thành của một trường đại học, h ơn 40 năm qua HVBCTT đã không ngừng phát
triển đội ngũ, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đại học, vì thế
đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản
lý đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu và đổi mới.
Nghị quyết số 52/NQ-TƯ, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149/Q Đ-TƯ, ngày 2-8-2005 của bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo của
HVCTQGHCM và các học viện trực thuộc, mở ra cơ hội và điều kiện mới cho sự phát
triển của HVBCTT, đồng thời cũng đòi hỏi HVBCTT phải vươn lên, không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ, công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Hệ thống
văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan chính là công cụ để cơ quan thực thi
công việc và hoàn thành trách nhiệm được giao. Để thực hiện tốt chức năng và những
nhiệm vụ nói trên, hàng ngày HVBCTT phải ban hành, tiếp nhận và chuyển giao một
khối lượng văn bản khá lớn nên đòi hỏi Học viện phải có các biện pháp tổ chức quản lý
văn bản và khai thác thông tin văn bản để kịp thời phục vụ hoạt động quản lý và đào tạo.
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác này, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu: "Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt
động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền" làm đề tài luận văn khoa
học.
122 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông
tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào
tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền
mở đầu
1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ
quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết
cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản
lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp đều phải tiến hành tổ chức quản lý, giải quyết các văn bản, nhằm bảo
đảm nguồn thông tin bằng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý. Hiệu quả hoạt động
quản lý của các cơ quan cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác này có được làm
tốt hay không. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, việc nghiên cứu
các biện pháp để tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản luôn là yêu cầu
đặt ra đối với mỗi cơ quan.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), là cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa
và các khoa học, xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nâng
cao chất lượng đào tạo cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà
nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông.
Xuất phát từ nhận thức chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn
tại và trưởng thành của một trường đại học, hơn 40 năm qua HVBCTT đã không ngừng phát
triển đội ngũ, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đại học, vì thế
đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản
lý đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu và đổi mới.
Nghị quyết số 52/NQ-TƯ, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149/QĐ-TƯ, ngày 2-8-
2005 của bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo của
HVCTQGHCM và các học viện trực thuộc, mở ra cơ hội và điều kiện mới cho sự phát
triển của HVBCTT, đồng thời cũng đòi hỏi HVBCTT phải vươn lên, không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ, công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Hệ thống
văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan chính là công cụ để cơ quan thực thi
công việc và hoàn thành trách nhiệm được giao. Để thực hiện tốt chức năng và những
nhiệm vụ nói trên, hàng ngày HVBCTT phải ban hành, tiếp nhận và chuyển giao một
khối lượng văn bản khá lớn nên đòi hỏi Học viện phải có các biện pháp tổ chức quản lý
văn bản và khai thác thông tin văn bản để kịp thời phục vụ hoạt động quản lý và đào tạo.
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác này, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu: "Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt
động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền" làm đề tài luận văn khoa
học.
2. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất, khảo sát tình hình tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn
bản ở HVBCTT, phân tích thực trạng quản lý văn bản đi - đến, nội bộ, và khai thác thông
tin văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
- Thứ hai, trên cơ sở thực trạng đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý
đào tạo ở HVBCTT.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt
động quản lý là một nhiệm vụ hoạt động không thể thiếu của các cơ quan nhà nước.
Công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản được thực hiện
ở tất cả các cơ quan, đơn vị từ trung ương tới địa phương. Song do điều kiện thời gian và
trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể khảo cứu công tác tổ chức
quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở nhiều cơ quan tổ chức. Là một cán bộ
hiện nay đang công tác tại HVBCTT, luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu thực
trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý
đào tạo ở HVBCTT để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao
hiệu quả quản lý và khai thác thông tin văn bản ở cơ quan.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài luận văn của chúng tôi cần phải giải
quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
của HVBCTT và nghiên cứu nội dung của công tác quản lý đào tạo.
Thứ hai: Khảo sát hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động HVBCTT. Xác định
nội dung, yêu cầu của công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản
phục vụ quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Thứ ba: Khảo sát và nêu ra được thực trạng công tác quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Thứ tư: Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý văn bản
và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo
ở HVBCTT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn điều tra, khảo
sát. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát được chúng tôi vận dụng trong việc thu
thập các thông tin cần thiết đối với đề tài. những thông tin thu được qua các phương pháp
trên và các thông tin trên các nguồn tài liệu tham khảo sẽ được chúng tôi xử lý một cách
khoa học trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê
giúp chúng tôi xử lý hữu hiệu các số liệu thu thập được. Ngoài ra, trong đề tài này, chúng
tôi cũng vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp hệ thống...
Mặt khác, những kết quả nghiên cứu đều được chúng tôi phân tích, đánh giá, nhìn nhận
dựa trên những quan điểm mang tính phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã được cụ
thể hóa thành các nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc tổng hợp.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Công tác công văn giấy tờ nói chung và hoạt động tổ chức quản lý văn bản nhà
nước nói riêng từ trước tới nay đã được nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ khác
nhau.
Trong cuốn sách "Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn giấy tờ trong
thời phong kiến Việt Nam", PGS. Vương Đình Quyền đã nghiên cứu công phu và có hệ
thống về lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói chung và công tác công văn giấy tờ nói
riêng của các vương triều phong kiến Việt Nam.
Về công tác xây dựng, ban hành và quản lý văn bản của các cơ quan nhà nước hiện
nay cũng đã được đề cập trong một số cuốn sách chuyên khảo như: "Xây dựng và ban hành
văn bản quản lý nhà nước’’ của tác giả Tạ Hữu ánh, Nxb Lao động in năm 1996; "Soạn
thảo và xử lý văn bản trong công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lý’’ của PGS.TSKH
Nguyễn Văn Thâm, Nxb chính trị quốc gia năm 1996.
Hai công trình chuyên khảo trên đây đã đề cập đến những vấn đề như: phân loại
văn bản, nghiên cứu tính hệ thống của các văn bản, chức năng, vai trò của văn bản trong
việc đảm bảo thông tin trong quản lý...
Gần đây, giáo trình "Lý luận và phương pháp công tác văn thư" do PGS. Vương
Đình Quyền biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, đã được ấn hành năm 2005. Đây
là công trình nghiên cứu tương đối công phu về công tác văn thư. Giáo trình đã đề cập
đến những vấn đề như: Nội dung và yêu cầu của công tác văn thư; văn bản và văn bản
quản lý nhà nước, kỹ thuật soạn thảo văn bản, quản lý, giải quyết văn bản và lập hồ sơ
hiện hành. Giáo trình này đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực tiễn
trong công tác quản lý, giải quyết văn bản.
Ngoài ra, công tác quản lý văn bản cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
rất nhiều các sinh viên, học viên cao học ngành lưu trữ và quản trị văn phòng. Có thể kể
đến một số đề tài như khóa luận tốt nghiệp của Vũ Bá Dụ: "Tìm hiểu công tác xây dựng
và quản lý văn bản ở một số tổng công ty" và khóa luận của Nguyễn Thị Ngọc: "Công tác
quản lý văn bản và lưu trữ hồ sơ tài liệu ở một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
trên địa bàn Hà Nội". Niên luận năm thứ 3: "Tìm hiểu về hệ thống văn bản và công tác
quản lý văn bản ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường" của tác giả Trần Thị Thu
Hương, Hà Nội, 2000. Các luận văn và niên luận nói trên bước đầu đã khảo sát và cung
cấp một số thông tin về hệ thống văn bản và công tác quản lý văn bản ở các cơ quan,
doanh nghiệp cụ thể.
Trong thời gian vừa qua, có một số bài viết đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học
của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tháng 1-2005. Trong đó, đãng chú ý là bài "Một số
vấn đề về thực tiễn trong chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư ở địa phương"
của thạc sĩ Lã Thị Hồng. Bài viết đã nêu lên được những nguyên nhân và các tồn tại của
công tác văn thư hiện nay và những biện pháp khắc phục để đáp ứng được những yêu cầu
của công cuộc đổi mới đất nước và cải cách nền hành chính.
ở Việt Nam, từ cuối những năm 1970 trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam,
một tạp chí chuyên ngành uy tín đã xuất hiện một số bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa
công tác thông tin và công tác lưu trữ. Có thể kể đến những bài viết như: "Hoạt động
thông tin trong công tác lưu trữ" của tác giả Nguyễn Cảnh Đương, Tạp chí Văn thư Lưu
trữ số 1-1977; "Bước đầu tìm hiểu về những hoạt động thông tin trong các viện lưu trữ" của
tác giả Hồ Văn Quýnh, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3-1977.
Ngoài ra, có một số báo cáo khoa học và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đề
cập đến công tác thông tin tài liệu dưới những góc độ khác nhau như đề tài: "Tổ chức
thông tin phục vụ hoạt động điều hành và quản lý của bộ nội vụ" của sinh viên Trần Thị
Châm; "Thu nhập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý ở văn phòng
Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình" của sinh viên Vũ Thị Vượng. Đây
là những đề tài gắn liền với địa chỉ nghiên cứu nhất định, vì vậy nó mang tính thực tiễn
cao.
Như vậy, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập
đến vấn đề quản lý văn bản. Trong số đó có một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp quản lý văn bản hành chính cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói chung. Tuy
nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin
văn bản thì chưa có nhiều công trình đề cập đến. Mặc dù vậy, những công trình trên đã
gợi mở và cung cấp cho chúng tôi nhiều vấn đề hết sức bổ ích. Để thực hiện đề tài, chúng
tôi đã kế thừa những kết quả nghiên cứu ở các công trình của các tác giả đi trước, đồng
thời phân tích làm rõ và tìm các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý văn bản
và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
7. Các nguồn tài liệu tham khảo
Các cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết và khóa luận tốt nghiệp
được nêu trong lịch sử nghiên cứu vấn đề là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong
quá trình thực hiện đề tài này. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác như:
- các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý văn bản.
- Văn bản của Đảng và nhà nước về công tác văn thư và công tác lưu trữ.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Các sách chuyên khảo về công tác văn thư lưu trữ, về thông tin và thông tin
quản lý.
- Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, Tạp
chí Thông tin Khoa học Xã hội, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Tạp chí Quản lý nhà
nước...
- Các niên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và các đề tài nghiên cứu
khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
- Tài liệu khảo sát thực tế tại HVBCTT.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài được triển khai và thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau:
- Đóng góp đầu tiên của đề tài góp phần nghiên cứu các loại văn bản và giá trị
thông tin của hệ thống văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của HVBCTT; đồng
thời làm sáng tỏ thực trạng quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ
hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
- Thông qua việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản
lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT,
kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức
năng, đặc biệt là các học viện, các trường đại học ở nước ta hiện nay.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài được chia thành 3 chương.
Chương 1: Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
Chương này khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của HVBCTT; đồng thời giới thiệu hệ thống văn bản và phân tích ý nghĩa tác dụng của hệ
thống văn bản đối với hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản
phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đây là một trong hai chương chính của luận văn. Trong chương này chúng tôi
tiến hành khảo sát và nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. Qua kết quả khảo
sát, chúng tôi cũng đi sâu phân tích các nguyên nhân của thực trạng để từ đó có cơ sở đề
xuất các giải pháp cụ thể ở chương 3.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và
khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Trong chương này, bằng lý luận và thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản của
HVBCTT. Trong các giải pháp, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc đưa ra một số biện
pháp để quản lý văn bản phục vụ hoạt động quản lý nói chung, đào tạo nói riêng, bao gồm
nhiều vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như vấn đề tổ chức, con người, xây dựng
cơ sở dữ liệu, các dịch vụ thông tin cần thiết lập và sự vận hành của cả hệ thống. Định
hướng của các giải pháp nói trên là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khai thác thông tin văn
bản của các đối tượng sử dụng là lãnh đạo, cán bộ và giảng viên trong HVBCTT.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
việc khảo sát thực tế về tình hình khai thác thông tin văn bản. Mặt khác, do trình độ và
kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài lại được triển khai trong thời gian có
hạn, nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế
nhất định. Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo,
các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề này với
hy vọng các công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ đạt được chất lượng cao hơn.
Để hoàn thành luận văn, trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ Ban giám đốc, các đồng chí trưởng các đơn vị, các cán bộ văn
thư (giáo vụ) các khoa phòng, tổ bộ môn thuộc HVBCTT.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ chu đáo, đầy nhiệt huyết của PGS.TS
Vũ Thị Phụng - người hướng dẫn khoa học trực tiếp của tôi và sự giúp đỡ, góp ý của các
thày, cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Nhân đây tôi xin chân thành cảm
ơn các thày, cô giáo; cám ơn các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và các cá nhân đã giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Hà
Chương 1
hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động
của học viện báo chí và tuyên truyền
1.1. Khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của học viện báo chí và tuyên truyền
1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
Ngày 16-1-1962, theo Nghị quyết số 36/NQ/TW của Trung ương Đảng,
Trường Tuyên giáo Trung ương - nay là HVBCTT thuộc HVCTQGHCM đã được
thành lập.
Trong suốt 44 năm qua, cùng với những biến cố quan trọng của đất nước,
nhà trường đã trải qua quá trình phát triển với nhiều lần thay đổi về tên gọi, về chức
năng nhiệm vụ và cả quan hệ với các cơ quan chủ quản. Dưới đây là một số mốc
chính trong quá trình hình thành và phát triển của HVBCTT:
* Ngày 02-8-1967, trong Nghị quyết số 116/NQ-TW, Ban Bí thư Trung ương
Đảng quyết định: "Trường Tuyên giáo Trung ương từ nay trực thuộc Trung ương và
Trung ương ủy nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp chỉ đạo về mọi
mặt".
Tiếp theo đó, ngày 09-10-1967, Ban Bí thư Trung ương lại ra Nghị Quyết
số 154/NQ/TW: "Đổi tên Trường Tuyên giáo Trung ương thành Trường Tuyên
huấn Trung ương".
* Ngày 2-1-1983, theo Quyết định số 15/QĐ-TƯ của Ban Bí thư Trung
ương về công tác trường Đảng, Trường Tuyên huấn Trung ương I được thành lập
trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương và Trường Nguyễn ái Quốc V.
Trường Tuyên huấn Trung ương I trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
- Đào tạo giảng viên lý luận, chính trị cho hệ thống trường Đảng các cấp,
giảng viên chính trị các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, giảng viên
chính trị cho các trường ngành và đoàn thể ở trung ương đạt trình độ đại học; đào
tạo đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng của Đảng ở tỉnh, thành phố, huyện, quận và
các ngành trung ương.
- Mở các lớp chuyên tu, tiếp tục đào tạo các phóng viên, biên tập viên báo
chí, thông tấn, phát thanh truyền hình, xuất bản ở trung ương, tỉnh, thành phố đạt
trình độ đại học.
* Ngày 01-3-1990, theo Quyết định số 103/QĐ-TƯ của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc sắp xếp lại hệ thống trường Đảng trực thuộc Trung ương, Trường
Tuyên huấn Trung ương I lại được đổi tên thành Trường Tuyên giáo.
Trong Quyết định số 406/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 20-
11-1990, Trường Tuyên giáo được công nhận là trường đại học và có tên gọi là
"Trường Đại học Tuyên giáo". Trường trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam và có nhiệm vụ:
Đào tạo và bồi dưỡng ở trình độ đại học các giảng viên lý luận
chính trị của các trường Đảng và đoàn thể; phóng viên các báo, tạp chí
chủ yếu của các cấp ủy Đảng, đoàn thể ở trung ương và địa phương. Bồi
dưỡng lý luận, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nghiệp vụ
công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa các cấp.
Ngày 10-3-1993, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 61/QĐ-TƯ về việc sắp
xếp lại các trường Đảng trực thuộc Trung ương, theo Quyết định này, Trường Đại học
Tuyên giáo được chuyển thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc
HVCTQGHCM. Phân viện có nhiệm vụ: "Đào tạo và bồi dưỡng bậc đại học, cao
học, những cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền, đào tạo bậc đại
học một số chuyên ngành lý luận Mác - Lênin".
Ngày 30-7-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ về việc
"Đổi tên Phân viên Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên
truyền".
Thực hiện Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 30-7-2005, nhà
trường lại đổi tên thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong Quyết định 149/QĐ-TƯ ngày 2-8-2005, Bộ Chính trị khẳng định:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư
tưởng