Đề tài Toàn cầu hóa

Ở những thập niên trước, nhiều quốc gia tìm cách bảo vệ nền kinh tế trong nước chống lại các lực lượng bên ngoài và hạn chế thặng dư chạy ra ngoài bằng những động thái mang tính chất quốc gia chủ nghĩa về kinh tế như quốc hữu hoá những ngành công nghiệp then chốt, ban hành những sắc luật bản xứ hoá, yêu cầu sát nhập vào kinh tế địa phương một phần tư bản nước ngoài. Một số quốc gia như Trung Quốc (thời Mao Trạch Đông), Mianmar và Tazania. luôn nhấn mạnh và nhắc nhở rằng tự lực cánh sinh là một biện pháp để thoát ra khỏi ảnh hưởng của hệ thống thế giới. Nhưng đến thập niên 90, mọi việc đã đổi khác, không còn ai ca ngợi những chiến lược kinh tế quốc gia chủ nghĩa hay cách ly chủ nghĩa nữa, bởi lẽ những làn sóng “xuyên biên giới” đã lan tràn địa cầu và thẩm thấu vào từng quốc gia. Làn sóng này được biết đến rộng rãi với thuật ngữ “toàn cầu hoá”. Thật vậy, toàn cầu hoá đã trở thành khẩu hiểu của những năm 90 và thường xuyên được bàn luận sôi nổi trên các báo và tạp chí gần đây. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đã làm phát sinh những ý kiến và lập luận trái ngược nhau. Cho nên, cần phải nắm được bản chất của vấn đề này để từ đó có thể hiểu được tình hình kinh tế - chính trị quốc tế. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế, tôi không có tham vọng phân tích sâu vấn đề này ở mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực mà chỉ xin được tập trung vào khía cạnh kinh tế để thấy được quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra như thế nào ?

doc7 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4602 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn cầu hóa LỜI NÓI ĐẦU Ở những thập niên trước, nhiều quốc gia tìm cách bảo vệ nền kinh tế trong nước chống lại các lực lượng bên ngoài và hạn chế thặng dư chạy ra ngoài bằng những động thái mang tính chất quốc gia chủ nghĩa về kinh tế như quốc hữu hoá những ngành công nghiệp then chốt, ban hành những sắc luật bản xứ hoá, yêu cầu sát nhập vào kinh tế địa phương một phần tư bản nước ngoài... Một số quốc gia như Trung Quốc (thời Mao Trạch Đông), Mianmar và Tazania... luôn nhấn mạnh và nhắc nhở rằng tự lực cánh sinh là một biện pháp để thoát ra khỏi ảnh hưởng của hệ thống thế giới. Nhưng đến thập niên 90, mọi việc đã đổi khác, không còn ai ca ngợi những chiến lược kinh tế quốc gia chủ nghĩa hay cách ly chủ nghĩa nữa, bởi lẽ những làn sóng “xuyên biên giới” đã lan tràn địa cầu và thẩm thấu vào từng quốc gia. Làn sóng này được biết đến rộng rãi với thuật ngữ “toàn cầu hoá”. Thật vậy, toàn cầu hoá đã trở thành khẩu hiểu của những năm 90 và thường xuyên được bàn luận sôi nổi trên các báo và tạp chí gần đây. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đã làm phát sinh những ý kiến và lập luận trái ngược nhau. Cho nên, cần phải nắm được bản chất của vấn đề này để từ đó có thể hiểu được tình hình kinh tế - chính trị quốc tế. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế, tôi không có tham vọng phân tích sâu vấn đề này ở mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực mà chỉ xin được tập trung vào khía cạnh kinh tế để thấy được quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra như thế nào ? CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ. I- TOÀN CẦU HOÁ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KHU VỰC HOÁ. 1- Thế nào là toàn cầu hoá ? Trong suốt thập niên 90, toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện ở nhiều mặt như: sự tổ chức lại không gian sản xuất, sự xâm nhập lẫn nhau giữa các nền công nghiệp xuyên biên giới, việc mở rộng các thị trường tài chính, việc nới lỏng các hàng rào mậu dịch, sự lan tràn của các “dòng chẩy” vốn, những làn sóng di cư ồ ạt qua lại giữa biên giới các nước gây ra xung đột giữa những người nhập cư với những người bản xứ. Như vậy, có thể thấy “toàn cầu hoá” là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản hiện đại vì chỉ ở những nước tư bản phát triển mới có tiềm lực kinh tế đủ mạnh và nền kinh tế thị trường đủ “tự do để thực hiện các quá trình trên. Tuy nhiên, do sự thống trị của thế giới tư bản chủ nghĩa trên trường quốc tế “toàn cầu hoá” đã phát triển thành xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Khái niệm toàn cầu hoá đã trở thành một đề tài bao gồm những hiện tượng đa dạng được phân tích trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và ý thức hệ. Do đó đến nay đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hoá, có thể kể đến như: Toàn cầu hoá là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia thông qua trao đổi và dòng chảy trên lĩnh vực kinh tế, xã hội văn hoá. Toàn cầu hoá là sự quy tụ những quá trình xuyên quốc gia khác nhau với những cấu trúc từng nước khác nhau, làm cho kinh tế, chính trị, văn hoá và tư tưởng của nước này thâm nhập được vào nước khác. Toàn cầu hoá là quá trình không ngừng chuyển hoá những vấn đề kinh tế - xã hội - chính trị - của các quốc gia độc lập thành một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Các định nghĩa trên xem ra đều hợp lý và phản ánh đúng bản chất của quá trình toàn cầu hoá: xoá bỏ biên giới giữa các nền kinh tế đơn lẻ thành một thực thể kinh tế thống nhất. Tuy nhiên, thuật ngữ này nhiều khi được sử dụng hẹp hơn để mô tả một môi trường thị trường toàn cầu đã được việc tự do hoá thương mại và đầu tư trên toàn thế giới thúc đẩy và đã thực hiện được do thông tin, giao thông vận tải đã tiến bộ về tốc độ và tính hiệu quả. Đó là những gì mà tôi muốn đề cập - toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. 2-/ Mối quan hệ giữa toàn cầu hoá và khu vực hoá ra sao ? Khi nghiên cứu về toàn cầu hoá, người ta hay đặt nó trong mối quan hệ với khu vực hoá. Hai hiện tượng quan trọng này xảy ra song song trong nền kinh tế thế giới hiện nay và gây ra những mối tranh cãi lớn? Quan hệ giữa hai hiện tượng này là như thế nào đây? Đối lập hay thống nhất? Có cần bác bỏ một trong hai hiện tượng này hay ủng hộ cả hai? Vẫn chưa có kết luận thống nhất. Quan điểm thứ nhất đưa ra cho mối quan hệ này là: khuc vực hoá là một xu thế đối lập với toàn cầu hoá, có một loại các tác động phá hoại và cản trở toàn cầu hoá kinh tế, là hòn đá cản đường toàn cầu hoá. Quan điểm này dựa trên những căn cứ: Thứ nhất, chủ nghĩa khu vực có tác dụng phá hoại ghê gớm tự do hoá mậu dịch toàn cầu. Nó làm yếu sức hấp dẫn của việc xây dựng thể chế mậu dịch nhiều bên trên thế giới. Thái độ khó thoả hiệp của EU và Mỹ về vấn đề chuối và thịt bò những tháng vừa qua có thể minh chứng cho điều này. Thứ hai, hoạt động của khối kinh tế khu vực hoàn toàn không phải theo lối mở ngỏ. Chẳng hạn, trong Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có quy định rõ ràng về việc gạt bỏ bên thứ ba, đặc biệt có yêu cầu nghiêm khắc đối với nơi sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các biện pháp của EU về thống nhất bán phá giá và việc thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh của các nước ngoài Liên minh rõ ràng mang tính chất bảo hộ của chủ nghĩa bảo hộ. Thứ ba, biện pháp ưu đãi mậu dịch có tính khu vực “đẻ” ra nhân tố ngăn cản tự do hoá thương mại toàn cầu, tức là sự di chuyển mậu dịch có lợi cho nước xuất khẩu với giá thành rẻ và giảm hiệu ứng sáng taọ mậu dịch. Việc các nước châu Phi đã từng đi thuyết phục EU giảm thuế cho các sản phẩm nhiệt đới của họ là một bằng chứng. Hoàn toàn đối lập với quan điểm này, quan điểm thứ hai cho rằng: khu vực hoá là một bộ phận và là quá trình trung gian, là hòn đá lát đường cho toàn cầu hoá và còn có thái độ khẳng định đối với nó. Những căn cứ để hậu thuẫn cho quan điểm này là: Thứ nhất, khu vực hoá là một bộ phận của toàn cầu hoá nền kinh tế. Thực hiện lưu động tự do các yếu tố trong nội bộ khu vực sẽ đẩy nhanh sự xâm nhập lẫn nhau về vốn, làm sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau về phân công quốc tế giữa các quốc gia thành viên từ đó thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá sản xuất và tư bản toàn cầu. Thứ hai, các tổ chức có tính khu vực có tính bài tha nhất định, nhưng không phải là các tổ chức khép kín. Tính bài tha của chúng chỉ biểu hiện ở chỗ các nước thành viên trong tổ chức sẽ được ưu đãi hơn so với các nước bên ngoài nhưng vẫn mở rộng cửa đối với ngoài khu vực, tạo cho các nước đó sự đãi ngộ mà GATT (nay là WTO) quy định. Do đó, chúng “gạt bỏ có giới hạn, khép cửa nhưng không đóng kín”. Cả hai quan điểm đều nghe có vẻ hợp lý nhưng xét về căn cứ đưa ra thì hai quan điểm đều phiến diện. Theo tôi, đã có câu trả lời xác đáng: cần đánh giá tổng hợp hiệu ứng cuối cùng của khu vực hoá đối với nền kinh tế toàn cầu. Về mặt lượng, cần khảo sát hai chỉ tiêu: khu vực hoá có làm tăng mức mậu dịch thương mại toàn cầu và mậu dịch của khu vực này với ngoài khu vực hay không ? Ta đã biết thương mại là một khâu quan trọng không thể thiếu của tái sản xuất. Mở rộng tổng lượng thương mại thế giới tự nhiên sẽ thúc đẩy gia tăng tổng sản lượng thế giới. Đây là một chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu ứng của khu vực hoá đối với toàn cầu hoá. Ngoài ra tiêu chuẩn đánh giá trình độ khu vực hoá là mức độ tăng tỷ trọng thương mại trong khu vực trong tổng giá trị mậu dịch quốc tế của các nước thành viên khu vực này. Nhưng sự gia tăng giá trị tương đối của thương mại trong khu vực không nhất thiết có nghĩa là sự giảm thiểu giá trị tuyệt đối của thương mại khu vực này với ngoài khu vực. Nếu giá trị tuyệt đối của thương mại khu vực này với ngoài khu vực có thể gia tăng với tốc độ cao hơn so với trước khi toàn cầu hoá thì điều đó nói lên rằng khu vực có đóng góp toàn cầu hoá kinh tế. Sau đây vài con số minh chứng sự đóng góp này. Kể từ cuối những năm 50, từ khi mà các tổ chức liên kết kinh tế dần dần xuất hiện, thương mại quốc tế tăng 6% hàng năm. Đến 1980, 43% thương mại thế giới diễn ra trên cơ sở khu vực và 10 năm sau (1990), mậu dịch khu vực chiếm 52% thương mại thế giới. Thương mại của các khu vực với ngoài khu vực chỉ giảm về tỷ trọng chứ vẫn giữ ổn định, thậm chí tăng về số lượng chẳng hạn, mặc dù tỷ trọng của mậu dịch ASEAN với Nhật có giảm xuống giá trị mậu dịch vấn tăng đều hàng năm. Như vậy, thực tiễn về tình hình buôn bán giữa các khu vực và trên toàn cầu cho thấy khu vực hoá hoàn toàn có hiệu ứng tích cực đối với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Vì thế, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng quan điểm thứ hai đã nêu lên trên đây là hoàn toàn chính xác nếu như những căn cứ của nó đưa ra đầy đủ hơn. II-/ NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ NỀN KINH TẾ. 1-/ Cơ hội Vấn đề toàn cầu hoá cũng gây tranh cãi không ít về các cơ hội và thách thức nó đặt ra cho nền kinh tế thế giới. Tôi xin được bắt đầu bằng những cơ hội: Thứ nhất, toàn cầu hoá thông qua việc tháo bỏ các hàng rào thương mại trên toàn thế giới tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các loại công ty với các quy mô khác nhau tham gia vào thị trường thế giới. Nhờ đó, mức thương mại quốc tế luôn ở mức cao và ngày càng tăng. Và dĩ nhiên, trong gia tăng thương mại phải nhất quán với quán với gia tăng sản xuất. Đây là hai nhân tố quan trọng nhất đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Thứ hai, toàn cầu hoá thông qua việc mở rộng tối đa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo ra khả năng tài trợ cho công nghệ mới trong các ngành tin học và điện tử ở các nước công nghiệp phát triển giúp giảm bớt những chi phí trung lặp mà trước đây mỗi nước đơn lẻ phải tiến hành nghiên cứu và sản xuất, đồng thời tạo khả năng về vốn và công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển. Thứ ba, toàn cầu hoá thông qua việc tự do hoá các thị trường tài chính và thị trường tiền tệ, giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tiết kiệm toàn cầu và tham gia vào quá trình thu hút vốn khổng lồ mà họ chưa bao giờ thực hiện được trước đây, vì các thị trường này có đặc điểm nổi bật là có tính cơ động cao và khối lượng lớn. Thứ tư, toàn cầu hoá thông qua việc quốc tế hoá các phương tiện thông tin đại chúng, INTERNET ngày càng trở nên phổ biến, các chương trình truyền hình quốc tế ngày càng nhiều, các tờ báo quốc tế cũng tăng số lượng. làm cho sở thích và nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng đã vượt biên giới tràn ra khắp thế giới. Và như vậy nó đã làm bùng nổ các thị trường. Các công ty xuyên quốc gia giờ đây cần phải mở rộng mạng lưới toàn cầu của mình hơn nữa để đẩy mạnh quốc tế hoá sản xuất, phân phối và tiếp thị hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp mọi ngõ ngách trên thế giới. 2-/ Thách thức: Tương ứng với mỗi cơ hội nêu trên các đặc điểm toàn cầu hoá lại tạo ra những thách thức cho nền kinh tế vốn làm điên đầu các nhà phân tích. Thứ nhất, việc tháo bỏ các hàng rào thương mại khiến các nền kinh tế yếu kém với các ngành sản xuất lâu nay vẫn được bảo họ “cẩn thận” trở nên điêu đứng. Sản phẩm của họ không thể nào cạnh tranh với các sản phẩm các nền kinh tế phát triển. Và thế là, hàng nhập khẩu tràn ngập thị trường nội địa và các sản phẩm sản xuất trong nước trở nên ứ đọng, nền kinh tế sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái. Thứ hai, những dòng chảy vốn đầu tư lan tràn gây ra tình trạng khó kiểm soát và quản lý các nguồn vốn đầu tư. Từ đó, vốn đầu tư sẽ được sử dụng một cách thiếu hiệu quả và có tính rủi ro cao. Cuộc khủng hoảng Châu Á là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Một nguồn vốn khổng lồ chảy vào các nước Đông Nam Á đều được tập trung vào bất động sản vốn là một lĩnh vực kinh doanh rất rủi ro. Thứ ba, việc tự do hoá tài chính cho phép các nhà đầu tư trên toàn thế giới tự do đưa vốn vào các thị trường tài chính một cách dễ dàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ có thể rút ra một lượng vốn tuỳ thích. Sự rút vốn thình lình đã gây ra tình trạng bất ổn làm cho các thị trường tài chính lao đao và là nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á hơn một năm rưỡi qua. Cuối cùng, việc toàn cầu hoá sở thích và nhu cầu của khách hàng trên thế giới tạo ra cơ hội những cũng là thách thức cho các công ty xuyên quốc gia Công việc nghiên cứu thị trường và tiến hành sản xuất, phân phối và tiếp thị hàng hoá trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng ngày nay được nhận thông tin tốt và có trình độ cao và như vậy rủi ro cho các công ty cũng rất lớn. Nếu sản phẩm của họ không được chấp nhận trên thị trường quốc tế thì nguy cơ phá sản rất dễ xẩy ra. Nói tóm lại, mọi việc đều có mặt tốt và mặt xấu của nó. Cũng vậy, toàn cầu hoá vừa đem lại cơ hội và thách thức. Vấn đề là ở chỗ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội và hạn chế bớt những thách thức của nó. CHƯƠNG II TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI. I- CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ. 1- Nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hiện tượng toàn cầu hoá. Chỉ có ở nền kinh tế kiểu này mới xẩy ra các quá trình tự do hoá thương mại, tài chính và đầu tư. Hiện tượng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới được biết đến rộng rãi thông qua các quá trình chủ yếu này. 2- Các sản phẩm của ngành viễn thông: Ngành viễn thông với những sản phẩm chiến lược như điện thoại, truyền hình, máy tính, điện tử dân dụng và thư điện tử (email) đang tiến dần đến giai đoạn của những sự phá vỡ và tạo dựng vĩ đại. Với điện thoại, truyền hình, máy tính mỗi công nghệ đều tiến đến cung cấp những khả năng của nhau, hình thành một cơ cấu liên kết hoàn hảo: điện thoại / truyền hình / máy tính. Đặc biệt thư điện tử đã làm khoảng cách trên thế giới biến mất. Hệ thống truyền thông cá nhân này sẽ có những đóng góp quan trọng cho các quá trình tự do hoá tài chính, thương mại và đầu tư, và như vậy thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, môi trường đầu tư, thị trường chứng khoán... sẽ được biết đến một cách đầy đủ, chính xác trong vòng không đầy 1 phút nhờ hệ thống này. 3- Tiếng Anh. Hiện nay tiếng Anh đang tiến tới trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới, một tài sản chiến lược toàn cầu. Nó gắn kết cộng đồng thế giới thành một khối kinh tế vững mạnh có cùng tiếng nói. Hầu hết những sản phẩm có tính chiến lược có quá trình toàn cầu hoá đều sử dụng tiếng Anh. Mạng lưới INTERNET, thư điện tử, các kênh truyền hình quốc tế, các tờ báo quốc tế... đều sử dụng tiếng Anh. Hội nghị của các tổ chức khu vực và quốc tế, các cuộc họp Hội đồng quản trị của các công ty xuyên quốc gia... đều sử dụng tiếng Anh. Như vậy, có thể nói tiếng Anh là chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. 4- Đồng tiền chung: Đồng tiền chung, cuối cùng, là yếu tố quyết định nền kinh tế thế giới được toàn cầu hoá ở mức độ cao hay không. Khi đó, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ thực hiện một chính sách tiền tệ chung vốn rất cần thiết cho sự ổn định tiền tệ và là yếu tố quyết định cho sự duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Hiện nay, 11 nước Châu Âu đã sử dụng đồng tiền chung Euro. Tình hình có vẻ tốt đẹp. Trong một tương lai không xa, cả châu Âu sẽ sử dụng đồng Euro. Rồi Châu Á cũng có đồng tiền chung. Và cuối cùng, nền kinh tế toàn cầu sẽ có một đồng tiền chung. Điều này thật sự có ích cho tiến trình toàn cầu hoá. II- CÁC LĨNH VỰC TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ. 1- Sản xuất Trong những năm 80, sản xuất của thế giới đã tăng trung bình 2,8% hàng năm. Nửa đầu thập niên 90, con số đó tương đương 6%. Sẽ dễ có được sự tăng mạnh sản xuất là nhờ các mạng lưới sản xuất đã được toàn cầu hoá. Đó là sự sắp xếp nối liền nhiều đơn vị sản xuất ở những nước và đơn vị khác nhau nhằm cung cấp mọi linh kiện, vật liệu và việc quản lý lắp ráp một sản phẩm cụ thể nào đó. Mạng lưới này rất phù hợp với cái được gọi là “sản xuất linh hoạt” hay “sản xuất mềm dẻo về khối lượng” (lean production). Đây là sự thay đổi cơ bản nhất về chế tạo kể từ khi áp dụng sản xuất hàng loạt và dây chuyền lắp ráp. Sản xuất linh hoạt có lợi thế to lớn so với các sản xuất hàng loạt thể hiện ở đặc trưng: sản xuất vừa đúng lúc, chất lượng tổng hợp, không có sai sót, thời gian của chu kỳ nhanh, thiết kế là để có thể chế tạo được. Kết quả là hàng háo có chất lượng cao hơn và giá thấp hơn. Cùng một chi phí đó nhưng giờ đây khối lượng sản phẩm lớn hơn được sản xuất ra. Điều này giải thích tại sao tổng sản lượng công nghiệp thế giới trong thời kỳ toàn cầu hoá lại tăng nhanh như vậy. Nhưng điểm đặc biệt nhất trong phương thức sản xuất mới này là nó đòi hỏi có một cách tổ chức mới trong công ty và quan hệ của công ty đó với công ty cung cấp vật tư. Điều này đòi hỏi một sự chính xác và nhất quán cao về mẫu mã, kích cỡ, chất lượng của vật tư và thời gian cung cấp. Điều này chỉ có ở những công ty xuyên quốc gia vốn có khả năng về vốn và tổ chức quản lý Công ty mẹ sẽ đảm nhận công việc nghiên cứu và ra quyết định về sản phẩm được sản xuất. Các công ty con chịu trách nhiệm tìm các nguồn cung cấp vật tư dồi dào và rẻ ở các nước sở tại và tiến hành sản xuất các bán thành phẩm. Mỗi công ty con sẽ sản xuất các bộ phận khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện ở nước sở tại. Cuối cùng công việc lắp ráp thành thành phẩm sẽ được tiến hành tại công ty con nào có đủ tiềm lực kinh tế mạnh nhất và đặt tại nước sở tại nào có khả năng tiêu thụ được số thành phẩm. Do hệ thống sản xuất khá quy mô nên các công ty xuyên quốc gia thường xuyên phải mở rộng mạng lưới của mình trên khắp thế giới. Đó là lý do trong những năm gần đầy đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng, hàng loạt các tập đoàn và công ty lớn tiến hành sát nhập và mua lại trở thành “liên minh chiến lược các công ty” nhằm giảm bớt các chi phí trùng lặp trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hoạt động tiêu thụ và các dịch vụ sau bán hàng. Tóm lại, hệ thống sản xuất linh hoạt đã đưa quá trình chuyên môn hoá sản xuất ở mức độ cao hơn, thúc đẩy hơn nữa quá trình toàn cầu hoá sản xuất. 2-/ Thương mại Những năm 80, thương mại quốc tế tăng 5,5% hàng năm. Cho đến những năm 90 thì con số này là xấp xỉ 10%. Có thể nói đây là kết quả của quá trình toàn cầu hoá nền thương mại thế giới. Quá trình này, trước hết, được thể hiện bằng sự tự do hoá các hoạt động thương mại. Sự tự do hoá này không nhất thiết là miễn thuế hoàn toàn cho các hàng hoá xuất nhập khẩu để cho các dòng lưu chuyển hàng hoá lan tràn qua các biên giới gây ra tình trạng “hỗn loạn thương mại”. Sự tự do hoá thương mại chỉ mang nghĩa tương đối: mở rộng hơn cho hàng hoá nước ngoài, áp dụng nhiều hình thức ưu đãi về thuế thông qua việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương, các hiệp ước khu vực. Ngoài ra, sự tự do hoá thương mại còn thể hiện thông qua việc buôn bán nội bộ trong các công ty xuyên quốc gia vốn có kim ngạch rất lớn. Các nhà kinh tế cho rằng buôn bán giữa các công ty mẹ và công ty con của các tập đoàn xuyên quốc gia là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ toàn cầu hoá. Từ 1985 đến 1990, xuất khẩu của các công ty mẹ ở Nhật sang các công ty con ở Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia và Đài Loan đã tăng nhanh từ 16,5 tỷ USD lên 47,6 tỷ USD. Buôn bán trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia của Mỹ chiếm 1/3 hàng xuất và 40% hàng nhập của Mỹ. 3-/ Đầu tư Đầu tư cũng là lĩnh vực được toàn cầu hoá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khối lượng FDI trên thế giới đã tăng gấp đôi từ 1973 đến 1980, và tăng gấp 3 kể từ 1980 đến 1990. Mỹ là nước đứng đầu thế giới về FDI. Tuy nhiên tỷ trọng của nó giảm mạnh từ 50,4% năm 1967 xuống 25,9% năm 1990. Vị trí của Mỹ về FDI được dần dần thay thế bởi Nhật, Tây Âu, Canada và Úc. Ở các nước đang phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh và sớm hơn đầu tư gián tiếp tức là các nguồn thu chứng khoán. Ở các nước công nghiệp phát triển, tình hình lại ngược lại. So với những năm cuối thập niên 70, dòng chẩy vốn đầu tư chứng khoán từ các nước này đã lên tới hơn 200% những năm cuối thập niên 80 và trên 300% vào đầu thập 90. EU và Nhật ngày càng trở thành những tay chơi quan trọng hơn. Từ những năm 80, vị trí tương đối của các loại trái phiếu quốc tế đã thay đổi rất nhiều: tỷ lệ của USD đã giảm từ trên một nửa xuống 40%. T
Tài liệu liên quan