Cộng hòa Ấn Độ là một tiểu lục địa ở nam á, châu á,bị ngăn cách bởi thế giới bên ngoài bởi Ấn Độ Dương va dãy núi himalya hùng vĩ nhất thế giới. Phía bắc Ấn Độ giáp với Trung Quốc, Nepan, Butan, phía đông bắc giáp với Mianma, tây bắc giáp với Apganistan, phía tây giáp với biển Ả Rập, phía đông là vịnh Banggan, đỉnh của tam giác lục địa chìa ra Đại Tây Dương.
Thủ đô là New Đêli, khoảng 11.700.000 dân.
Diện tích 3.287 .365km2( đứng thứ 7 trên thế giới).
Dân số 1.047.074.600 người, 72% người Indi_Arian, 25% là người đravia, còn lại là người Môngoloit. Dân số đô thị chiếm 25,7%, dân số nông thôn chiếm 74,3%.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
@&?
Lớp KS10D
Nhóm FM01:
Đỗ Minh Ngọc
Trần Thị Lệ Thanh
Nguyễn Thị Ngọc Linh
Phạm Thị Minh Nguyệt
Nguyễn Ngọc Yến Như
ẤN ĐỘ
‹›
Cộng hòa Ấn Độ là một tiểu lục địa ở nam á, châu á,bị ngăn cách bởi thế giới bên ngoài bởi Ấn Độ Dương va dãy núi himalya hùng vĩ nhất thế giới. Phía bắc Ấn Độ giáp với Trung Quốc, Nepan, Butan, phía đông bắc giáp với Mianma, tây bắc giáp với Apganistan, phía tây giáp với biển Ả Rập, phía đông là vịnh Banggan, đỉnh của tam giác lục địa chìa ra Đại Tây Dương.
Thủ đô là New Đêli, khoảng 11.700.000 dân.
Diện tích 3.287 .365km2( đứng thứ 7 trên thế giới).
Dân số 1.047.074.600 người, 72% người Indi_Arian, 25% là người đravia, còn lại là người Môngoloit. Dân số đô thị chiếm 25,7%, dân số nông thôn chiếm 74,3%.
Ngôn ngữ chính:tiếng hindu, tiếng anh.
Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo, 83% theo đạo hindu, 11% theo đạo hồi, 3% theo đạo thiên chúa, 1% theo đạo phật, còn lại theo đạo jaina, đạo xích. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người 1472 USD. Đơn vị tiền tệ là đồng Rupi Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những nước có lịch sử và văn hóa lâu đời, thời cổ đại là một trong những trung tâm của nền văn minh thế giới.
Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đạiI. Địa lý và cư dân1.Địa lý
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.
The north face of Mount Everest as seen from the path to the base camp in Tibet.
2.Cư dân
Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc, gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ yếu cư chú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư chú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập... Họ dần dần đồng hóa với các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là một vấn đề hết sức phức tạp.
Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay.
II. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Ấn ĐộTừ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kỳ lớn sau đây: 1.Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN)
Bản đồ các di chỉ của nền văn minh sông Ấn
Từ khoảng đầu thiên kỷ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả giai đoạn từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỷ II TCN, trước đây chưa được biết đến. Mãi đến năm 1920 và 1921,Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn. nhờ việc phát hiện ra hai thành phố Harappa và Môhenjô Đarô cũng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất có niên đại từ 3.000 dến 1.800 trước công nguyên. Nó nằm ở trung tâm sông Ấn và các nhánh sông, và mở rộng tới lưu vực sông Ghaggar-Hakra, sông Ganges-Yamuna Doab, Gujarat, và phía Bắc Afghanistan.
Nền văn minh này nổi bật với việc xây dựng các thành phố bằng gạch, hệ thống cống rãnh thoát nước và những tòa nhà nhiều tầng. Giữa những khu định cư là những trung tâm đô thị lớn như Harappa và Mohenjo-daro, cũng như Dholavira, Ganweriwala, Lothal, Kalibanga và Rakhigarhi. Có giả thuyết cho rằng các xáo trộn địa chất cũng như những thay đổi về khí hậu mà hậu quả dẫn đến sự phá rừng chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp của nền văn minh này. Sự suy thoái của nền văn minh sông Ấn cũng bao gồm sự đổ vỡ của xã hội đô thị tại Ấn Độ, cũng như các đặc trưng của đô thị như sự sử dụng chữ viết và seals.
Thành phố Harappa cổ
Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gợi đến môn phái yoga.ở vùng lưu vực sông Ấn, người ta mới biết được thời kỳ lịch sử này.
Tượng "vua Priest" thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn
Những tìm tòi gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến. Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình hình phát triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể suy ra đây là thời kỳ đã có nhà nước, chứ chưa biết được lịch sử cụ thể, vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ văn hóa Harappa hoặc thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn.
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa.
Con dấu của nền văn minh sông Ấn Ký tượng trên một mảnh đồ gốm tại Harappa, khoảng 5.500 năm.
2.Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Bản đồ nền văn minhVệ Đà
Thời kỳ này, lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập Vêđa nên gọi là thời Vêđa. Vêđa vốn là những tác phẩm văn học, gồm có 4 tập là: Rich Vêđa, Xama Vêđa, Atácva Vêđa và Yagiva Vêđa, trong đó Rich Vêđa được sáng tác vào khoảng giữa thiên kỷ II đến cuối thiên kỷ II TCN, còn 3 tập Vêđa khác thì được sáng tác vào khoảng đầu thiên kỷ I TCN.Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là "Người cao quý") mới di cư từ Trung á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lưu vực sông Hằng. Họ đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức PhậtTrong giai đoạn đầu của thời Vêđa, người Arya đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và đạo Bàlamôn. Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.
Cột Ashoka
Bức vẽ trên vách đá cổ xưa Bức tượng Đức Phật đứng
3. Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XIICác quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alêchxăngđrơ Makêđônia. Bắt đầu từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về tình hình chính trị của đất nước mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nước, trong đó mạnh nhất là nước Magađa hạ lưu sông Hằng. Trong số các nước như ở Tây Bắc Ấn Độ, chỉ có nước Po là tương đối lớn. Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chỉ huy đã tấn công Ấn Độ. Quân đội của nước họ đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại. Alêchxăngđrơ định tiến sang phía Đông tấn công nước Magađa nhưng quân sĩ đã quá mệt mỏi sau một cuộc trường trinh nhiều năm nên phải rút lui, chỉ để lại một lực lượng chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm được mà thôi.
Vương triều Môrya (321 - 187 TCN)
Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải phóng chống lại sự chiếm đóng của quân Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này là Sanđragupta, biệt hiệu là Môrya (chim công). Quân Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn Độ, Sanđragupta làm chủ được cả vùng Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía Đông giành được ngôi vua ở Magađa; Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền lập nên một triều đại mới gọi là vương triều Môrya, kinh đô được đặt tại Pataliputra (bang Bihar ngày nay), triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, có tới 600.000 quân với những binh chủng chiến xa và tượng binh vô cùng lợi hại. Chandra Gúpta đã lập ra một bộ thủy lợi, đắp đê, đào hồ lớn sudasana để chứa nước. Ông đã cho xây dựng kinh đô Pataliputra cực kì tráng lệ được mệnh danh là thành phố hoa. Đến thời Axôca (273-236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất. Asoca trở thành vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Ân Độ. Năm 268 TCN Asoca chiếm vương quốc Kaliga ở đông nam Ấn Độ. Đến đây Asoca đã xây dựng một quốc gia Ấn Độ thống nhất từ bắc xuống nam, trừ phần cực nam nơi bộ tộc Tamin cư trú.
Đạo Phật ra đời từ khoảng thế kỷ V TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng., đến thời kỳ này được phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo.Asoca là người mộ đạo phật nên cai trị từ bi, tạo điều kiện cho văn hóa, kinh tế phát triển , xã hội ổn định.Những cung điện, nhà cửa, bệnh viện và nhiều công trình kiến trúc với kĩ thuật , nghệ thuật cao được xây dựng. Đạo phật ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của nhân dân. Chùa chiền, tháp, cột đá khắc bia được xây dựng nhiều hơn tất cả các triều đại. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Sau khi Axôca chết, vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
Bức họa trên tường ở hang Ajanta Tương một nữ thần
Đồng tiền bạc 205-171 Tr. C.N. Đồng tiền Vua của các vị vua 35-12 Tr. C.N
Tháp chứa hài cốt Sanchi, xây dựng vào triều đại Mauyra
Nước Cusan
Đế quốc Kushan
Trong khi tình hình chia cắt ở Ấn Độ đang diễn ra trầm trọng thì vào thế kỷ I, tộc Cusan (cùng một huyết thống với người Tuốc) từ Trung á tràn vào chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canixca (78-123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên thời kỳ này Phật giáo cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỷ V thì diệt vong.
Vương triều Gupta và vương triều Hacsa
Trong thế kỷ III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương triều Gupta được thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ tạm thời thống nhất một thời gian.Sang đầu thế kỉ IV một vương quốc ở vùng trung lưu song Hằng của Chandra Gúpta I ngày càng hùng mạnh lên, trên cơ sở đó vương triều Gúpta ra đời. Đến đời Chandra Gúpta II(380-414) thì Ấn Độ được thống nhất suốt từ trung-nam-bắc. Lịch sử xã hội nô lệ chấm dứt, Ấn Độ bước sang xã hội phong kiến, đây là thời đại hoàng kim của Ấn Độ. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Kinh tế, thương mại phát triển phồn vinh. Văn học, khoa học nghệ thuâ5t phát triển rực rỡ.Tôn giáo được tự do phát triển. Đạo Balamon được cải cách cho phù hợp với điều kiện mới của xã hội, trở thành đạo hindu( Ấn Độ giáo). Thời kỳ này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản khổng lồ.
Từ năm 500-528, phần lớn miền Bắc Ấn Độ bị người Eptalil xâm chiếm và thống trị, đến năm 535, triều Gupta diệt vong.
Đồng tiền triều đại Gupta
Năm 606, vua Hácsa lại dựn lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ. Chính trong thời kỳ này nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc đã sang Ấn Độ để tìm kinh Phật. Năm 648, Hácsa chết, quốc gia hùng mạnh do ông dựng lên cũng tan rã.Từ đó cho đến thế kỷ XII, Ấn Độ bị chia cắt càng trầm trọng và nhiều lần bị ngoại tộc xâm nhập. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XI, Ấn Độ thường bị các vương triều hồi giáo ở Ápganixtan tấn công và đến năm 1200 toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào ápganixtan.
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
4.Ấn Độ từ thế kỷ XIII - XIXThời kỳ Xuntan Đêli (1206-1526)
Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xutan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli, nên thời kỳ này gọi là thời kỳ Xuntan Đêli.
Qutub Minar là minaret (tháp nhà thờ Hồi giáo) bằng gạch cao nhất thế giới, được xây dựng theo lệnh của Qutb-ud-din Aybak
Thời kỳ Môgôn (1526-1857)
Phạm vi của Đế quốc Mogul vào thế kỷ 17.
Nước Mông Cổ do thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỷ XIII, người Mông Cổ ở Trung á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli, thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.
Taj Mahal, do hoàng đế Mogul là Shah Jahan xây dựng
Gol Gumbaz ở Bijapur, là mái vòm tiền hiện đại lớn thứ 2 trên thế giới sau Byzantine Hagia Sophia
III.Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và lịch sử đến nền văn minh Ấn Độ
1.Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên
Nằm trên lưu vực của 2 con sông Ấn và sông Hằng là cơ sở thuận lợi để phát triển một nền văn minh lúa nước lâu đời, truyền thống. Cũng từ 2 con sông linh thiêng này, người Ấn Độ đã tạo nên các tín ngưỡng tâm linh độc đáo, các lễ hội đặc sắc.Dòng sông Ấn – Hằng chính là nguồn cội tạo nên một thời kì văn minh sông Ấn khởi đầu cho các thời kì phát triển cùng với các triều đại lịch sử Ấn Độ.
Do có giáp với các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt tiếp giáp với Ấn Độ Dương và đường bờ biển dài là điều kiên mở rộng giao lưu và giao thoa với các nền văn hóa. Làm cho nền văn hóa, tôn giáo,sắc tộc…vô cùng đa dạng,phong phú. Đây cũng là đặc điểm rất quan trọng để hình thành nên nền văn minh đậm đà bản sắc ,giàu truyền thống và mang trong nó nhiều màu sắc riêng biệt..
Là vùng đất giàu tài nguyên đặc biệt là đất và các khoáng sản là cơ sở để tạo ra các loại công cụ,canh tác và đó là kết tinh quá trình sáng tạo của người Ấn Độ trong việc làm ra các sản phẩm kiến trúc, điêu khắc tinh xảo và giàu giá trị nghệ thuật.
2.Ảnh hưởng của lịch sử qua các thời kì và vương triều.
các sự kiện trong lịch sử chính là điều kiện tác động quan trọng để làm thúc đẩy sự phát triên nền văn minh Ấn Độ vốn đã giàu truyền thống càng thêm đậm đà và nhiều màu sắc phong phú hơn.Thể hiện:
Vào thời kì Vêđa người Arya di cư từ Trung Á vào Ấn Độ, địa bàn là lưu vực sông Hằng. Từ việc sống trong xã hội nguyên thủy họ đã tiến vào thành lập nhà nước. Đóng góp lớn của họ là việc hình thành nên chế độ đẳng cấp,đạo Bàlamôn và các tác phẩm văn học độc đáo.
Mỗi vương triều được hình thành và phát triển chứa đưng trong nó một tín ngưỡng hưng thịnh riêng, đồng thời các công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo được xây dựng. Tất cả đã góp phần tạo nên những mảng ghép đặc sắc làm giàu có thêm nền văn minh Ấn Độ phát triển lâu đời.
Sự xâm lăng của các nước đối với Ấn Độ cũng như sự bành trướng
IV.KẾT LUẬN
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, một nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1700 trước công nguyên. Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của những vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai giai đoạn này, vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Mahavira và Thích-ca Mâu-ni ra đời Phần lớn tiểu lục địa được đế quốc Maurya chinh phạt trong suốt thế kỷ thứ IV và thứ III trước công nguyên. Sau đó nó lại tan vỡ và rất nhiều phần bị thống trị bởi vô số những vương quốc thời Trung Cổ trong hơn 10 thế kỷ tiếp theo. Những phần phía Bắc được tái hợp một lần nữa vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên và duy trì được sự thống nhất này trong hai thế kỷ tiếp theo, dưới thời của đế quốc Gupta. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt giai đoạn cùng thời, và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống trị bởi nhà Chalukya, nhà Chola, nhà Pallava và nhà Pandya, và trải qua giai đoạn vàng son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, Ấn Độ giáo và Phật giáo lan tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á.
Hồi giáo du nhập vào đầu thế kỷ thứ VIII sau công nguyên cùng với sự xâm lược Baluchistan và Sindh của Muhammad bin Qasim. Những sự xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ thứ X và XV sau công nguyên dẫn đến việc phần lớn Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu và sau đó là đế quốc Mogul. Sự thống trị của đế quốc Mogul, đế chế đã mở ra giai đoạn của thời kỳ thăng hoa và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật và kiến trúc, đã bao phủ phần lớn phía Bắc tiểu lục địa. Tuy nhiên, một vài quốc gia độc lập, như đế quốc Maratha và đế quốc Vijayanagara, cũng phát triển hưng thịnh trong cùng giai đoạn tại phía Tây và Bắc Ấn Độ. Mở đầu giai đoạn giữa thế kỷ XVIII và hơn một thế kỷ sau đó, Ấn Độ dần dần bị công ty Đông Ấn Anh Quốc thôn tính. Nỗi bất mãn với sự cai trị của công ty này đã dấn đến cuộc nổi loạn Ấn Độ 1857, sau đó thì Ấn Độ được điều hành trực tiếp bởi Hoàng Gia Anh Quốc cũng như chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như sự suy thoái về kinh tế.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh độc lập toàn quốc được khởi xướng bởi đảng Quốc Đại Ấn Độ, sau đó được kết hợp bởi đảng liên đoàn Hồi giáo. Tiểu lục địa giành được độc lập từ vương quốc Anh năm 1947 sau khi bị chia cắt thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan. Cánh phía Đông của Pakistan sau đó trở thành quốc gia Bangladesh năm 1971.
Tài liệu tham khảo
Almanach những nền văn minh thế giới.(Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội.1999)
Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới(nhà xuất bản lao động)
Giáo trình lịch sử văn minh thế giới
Internet
V.Câu hỏi
các bạn hãy cho biết ý nghĩa quốc kỳ Ấn Độ?
Tại sao sông hằng lại được coi là con sông linh thiêng của người Ấn Độ?
Đây là bộ sử thi gì của Ấn Độ?
Nhận xét và đánh giá của giáo viên:
…........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................