Trong bối cảnh nền kinh tế của các Quốc gia phát triển như vũ bão. Khoa học kỹ thuật, các cuộc cách mạng công nghệ ra đời cũng nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nên nó hoạt động rất sôi nổi buộc các quốc gia luôn luôn phải tìm cách cải tiến để có thể tồn tại và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn thế nữa Việt Nam vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nên cần thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế đất nước là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Cụ thể, để nền kinh tế đất nước phát triển thì các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phải không ngừng tăng trưởng. Nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công ở mỗi DN đó là nhân tố con người. Mỗi người với mỗi trình độ chuyên môn khác nhau sẽ giúp DN đi lên. Xã hội ngày càng phát triển càng cần những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Vì vậy, các trường trung học, cao đẳng, đại học đã ra đời để đào tạo một lực lượng lao động phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Có câu “ học đi đôi với hành”.
60 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty TNHH Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế của các Quốc gia phát triển như vũ bão. Khoa học kỹ thuật, các cuộc cách mạng công nghệ ra đời cũng nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nên nó hoạt động rất sôi nổi buộc các quốc gia luôn luôn phải tìm cách cải tiến để có thể tồn tại và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn thế nữa Việt Nam vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nên cần thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế đất nước là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Cụ thể, để nền kinh tế đất nước phát triển thì các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phải không ngừng tăng trưởng. Nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công ở mỗi DN đó là nhân tố con người. Mỗi người với mỗi trình độ chuyên môn khác nhau sẽ giúp DN đi lên. Xã hội ngày càng phát triển càng cần những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Vì vậy, các trường trung học, cao đẳng, đại học … đã ra đời để đào tạo một lực lượng lao động phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Có câu “ học đi đôi với hành”.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoài vốn kiến thức đã được trang bị ở trường, lớp thì việc đi thực tế tìm hiểu khảo sát, công tác tài chính, công tác kế toán tại các DN là rất quan trọng và cần thiết. Thực tập qua đó có thể củng cố được các kiến thức đã học, hơn thế nữa có thể nắm bắt tình hình thực trạng công tác tài chính, kế toán, phân tích hoạt động kinh tế tại các DN. Từ đó đóng góp ý kiến giúp DN phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán thực tế tại các DN tạo một nền tảng kiến thức vững chắc, cơ sở kinh nghiệm khi ra trường, xin việc. Tự tin làm việc có hiệu quả trong tương lai.
Sau 3 tháng em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thanh Phong. Chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I -Tổng quan về công ty TNHH Thanh Phong
Phần II - Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Thanh Phong
Phần III - Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Thanh Phong.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THANH PHONG
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH THANH PHONG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và mọi người dân là đưa nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, hiện đại, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp thế mạnh. Tuy nhiên tiền thân nền kinh tế nước ta xuất phát từ một Quốc gia với nền nông nghiệp lâu đời. Do vậy thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Công nghiệp phát triển là động lực, là cơ sở cho nông nghiệp phát triển và ngược lại. Với xu thế phát triển, hiện đại thì nước ta đang từng bước công nghiệp hoá nông nghiệp hay cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn: Đưa máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ của ngành công nghiệp vào để phát triển hơn nữa ngành nông nghiệp đất nước. Do vậy, mà nhu cầu thị trường về máy động lực, cày xới và các loại máy phục vụ sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp là rất lớn.
Ngoài các nhà máy sản xuất trong nước hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu hàng vạn máy các loại. Theo tài liệu của Viện cơ điện nông thôn - Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn công bố tháng 05 năm 1999 thì năng lực chế tạo phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp động lực của nước ta mới đáp ứng được 17% nhu cầu. Đây chính là cơ sở, lý do kiến Công ty TNHH Thanh Phong ra đời. Công ty hoạt động với mục đích: Tăng cường việc sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm sẵn có và thúc đẩy sự tương hỗ giữa các ngành trong nước. Qua khảo sát và trên thực tế thị trường cùng với điều kiện về vốn, kinh nghiệm kinh doanh của mình.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THANH PHONG
Địa chỉ: 941 Đường Giải Phóng - Phường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Giấy phép thành lập 4557 GP/TLDN do Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/08/1999
Đăng ký kinh doanh : Số 072399 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/08/1999
Vốn đăng ký kinh doanh: 8.100.000.000 VND
(Bằng chữ: Tám tỷ một trăm triệu đồng Việt Nam)
Doanh thu trung bình hàng năm 25 tỷ đồng
Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trung bình hàng năm 5 tỷ đồng
Là một công ty đang hoạt động có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, thương mại, công nghiệp và đầu tư. đặc biệt là sản xuất và kinh doanh máy Nông nghiệp
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHONG
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Công ty TNHH Thanh Phong với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, láp ráp, mua bán các động cơ Diesel phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp.
Do khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển và đạt được nhiều thành tựu chính vì thế mà ngành hàng máy móc thiết bị của Công ty luôn có những cải tiến, phát minh mới khiến chúng ngày càng hiện đại, tiện dụng và cho hiệu quả sử dụng cao. Do vậy, mà công ty luôn luôn phải tìm tòi, sáng tạo cũng như nắm bắt kịp thời các thông tin khoa học, thông tin thị trường nhu cầu về các loại máy này để có một chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhanh, có hiệu quả các nhu cầu của thị trường, đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp. Với đặc điểm như vậy nên tập hợp khách hàng của công ty là các Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các hộ kinh doanh, người tiêu dùng cuối cùng… Hiện nay, Công ty có khoảng 500 bạn hàng thường xuyên đều là những người mua hàng với số lượng lớn về để bán. Mạng lưới khách hàng của Công ty phân bố trên cả nước, trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau
Sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng trong cả nước theo một kênh phân phối khá ngắn (qua một trung gian thương mại). Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của Công ty.
* Chức năng:
Công ty TNHH Thanh Phong đăng ký kinh doanh đa ngành nhưng hiện tại Công ty chủ yếu hoạt động với chức năng nhập khẩu lắp ráp động cơ Diesel các loại phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp.
Cung cấp các máy động lực cho các bạn hàng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước bằng việc nhập khẩu thành phẩm từ nước ngoài hoặc nhập khẩu linh kiện phụ tùng về lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc.
* Đặc điểm sản phẩm:
Các sản phẩm do Công ty TNHH Thanh Phong sản xuất - lắp ráp là các loại máy móc phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp như Động cơ Diesel từ 4 đến 30 mã lực, máy cầy, máy xới ...
* Quy trình sản xuất:
Dây chuyền công nghệ sản xuất máy móc phục vụ cho Nông - Lâm - Ngư nghiệp được lựa chọn trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về mặt bằng nhà xưởng và các tính năng kỹ thuật khác, như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường....
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ
Thiết kế kỹ thuật công nghệ
Sản xuất linh kiện máy móc và sản xuất nội địa hoá
Dây chuyền lắp rắp máy
Chạy thử và chạy rà trơn sản phẩm
Sơn hoàn thiện sản phẩm
Đóng hòm chuyển về kho
Mô tả Sơ đồ công nghệ
B1: Thiết kế kỹ thuật: Đây là bước quan trọng để tạo ra sản phẩm sẽ được hình thành bởi các chuyên gia dựa trên các công nghệ sẵn có của công ty, dựa trên cơ sở kinh nghiệm lâu năm của công ty cũng như của các chuyên gia.
B2: Sản xuất linh kiện: Đây là các loại máy móc chuyên dụng như máy cán, máy tiện, máy phay, máy ép thuỷ lực... để sản xuất ra các linh kiện, các chi tiết của các loại sản phẩm phục vụ cho dây chuyền lắp rắp
B3: Dây chuyền lắp rắp máy: Đây là hệ thống dây chuyền kép kín, lắp rắp các chi tiết rời thành các sản phẩm thành hoàn chỉnh.
B4. Hệ thống chạy thử và rà trơn : Đây là băng chuyền chạy thử hiện đại kiểm tra vòng quay/phút, công suất và tiêu hao nhiên liệu của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sử dụng.
B5: Sơn hoàn thiện sản phẩm: Đây là hệ thống sơn kép kín, được thiết kế trong phòng kín và được hoàn thiện ra đến khâu đóng gói.
*Nhiệm vụ:
Với chức năng hoạt động như vậy thì công ty có những nhiệm vụ như:
Bản toàn phát triển vốn góp. Tức kinh doanh phải có lãi, tạo điều kiện mở rộng thị trường thị phần, tăng hơn nữa doanh thu lợi nhuận cho Công ty.
Cung cấp hàng hoá thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình cho thị trường bằng các nguồn đảm bảo chất lượng (ví dụ nhập khẩu).
Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, ngoại thương đã kí.
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm của Công ty.
Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước có liên quan tới hoạt động của Công ty.
2. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, các Phòng chức năng được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phòng
Kế toán
Phòng
Hành chính
Phòng
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
- Ban giám đốc: Gồm các thành viên góp vốn là bộ phận đầu não quyết định toàn bộ hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty. Sau khi có được những thông tin đã được chọn lọc phân tích từ Giám đốc công ty thì Ban giám đốc họp và phân tích nghiên cứu lại thông tin để đưa ra quyết định, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển công ty. Chịu trách nhiệm đầu tiên với cơ quan pháp luật Nhà nước.
- Giám đốc: Là người điều hành tổng thể hoạt động công ty. Thừa hành mệnh lệnh của Ban giám đốc, chỉ đạo công việc các phòng ban ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Phối hợp chặt chẽ hoạt động các phòng sao cho nhịp nhàng. Tập hợp và xử lý thông tin từ các phòng và chuyển lên cho Ban giám đốc.
- Phòng kỹ thuật: gồm các chuyên viên và công nhân kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá nhập khẩu về có đúng quy cách hợp đồng không. Chỉ đạo kỹ thuật theo thiết kế, sửa chữa những hỏng hóc trong thời gian bảo hành cho khách hàng…. Nắm bắt các khoa học kỹ thuật mới phản ánh với Giám đốc công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh mặt hàng cho phù hợp với thị trường.
- Phòng kinh doanh: tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như kế toán, tài chính, hoạt động kinh doanh, xu thế những biến động của thị trường. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của một thương vụ từ có kinh nghiệm cho những thương vụ sau. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và lập bản báo cáo chuyển cho Giám đốc xem xét và là cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Ban giám đốc.
- Phòng hành chính: Là bộ phận xem xét, nghiên cứu các văn bản, quyết định của nhà nước cũng như của công ty có phù hợp không, phân tích các thủ tục, điều khoản trong hợp đồng thương mại, các thủ tục với đối tác là: người mua, người bán, ngân hàng, cơ quan nhà nước… Đồng thời cũng là bộ phận quản lý nhân sự của công ty, quản lý các quỹ lương, thưởng, phúc lợi … sử dụng lao động sao cho hiệu quả.
- Phòng kế toán: Quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh như: nhập khẩu hàng hoá, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chi phi kinh doanh, nhập xuất tồn hàng hoá, thanh toán công nợ, xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ lập báo cáo tài chính giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán của công ty để xem xét công ty làm ăn có hiệu quả hay không, là một cơ sở giúp Ban giám đốc hoạch định phương hướng, kế hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
KH
TH
KH
TH
Tiền
%
1
Tổng doanh thu
44.120
48.564
51.360
54.937
6.373
13,1
2
Tổng chi phí, giá thành
43.770
48.136
50.890
54.417
6.281
13,0
3
Nộp ngân sách NN
Trong đó:
Thuế GTGT
Thuế NK
Thuế TNDN
Thuế môn bài
7.123
3.712
3.310
98
3
8.535
4.535,2
3.877,1
119,84
3
9.194,6
4.681
4.379
131,6
3
10.420
5.298,3
4.973,2
145,6
3
1.987
22,1
4
Tổng lợi nhuận sau thuế
252
308,16
338,4
374,4
66,2
21,5
5
Thu nhập bình quân một lao động/ 1tháng
1,20
1,42
1,45
1,87
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Dựa vào bảng phân tích kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Phong trong hai năm 2005 và 2006, có thể thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 so với 2005. Cụ thể là: Doanh thu tăng 6.373 triệu đồng về số tiền và 13,1% về tỷ lệ; Trong khi đó tổng chí phí, giá thành cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn cả về số tiền (6.281 triệu đồng) và tỷ lệ (13,0%); Như vậy, có thể thấy tỷ lệ tăng doanh thu (13,1%) cao hơn tỷ lệ tăng về tổng chí phí, giá thành (13,0%) và dẫn đến lợi nhuận sau thuế đã tăng rõ rệt 66,2 triệu đồng về số tiền và 21,5% về tỷ lệ. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh trong năm 2006 của Công ty là cao hơn so với năm 2005. Từ đó, các khoản đóng góp về thuế của Công ty với Nhà nước cũng tăng (1.987 triệu đồng về tiền và 22,1% về tỷ lệ).
B. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHONG
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Hình thức tổ chức công tác kế toán: tập trung
Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: 01 Kế toán trưởng; 01 kế toán tổng hợp; Kế toán thuế: 02 người; Kế toán công nợ và bán hàng: 04 người; Kế toán vật tư, hàng hoá: 04 người; Kế toán vốn quỹ tiền mặt: 02 người; Kế toán chi phí và KQSXKD: 02 người. Toàn bộ nhân viên phòng kế toán đều có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán – Công ty TNHH Thanh Phong
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
THUẾ
KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
HÀNG HOÁ
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ KQSXKD
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
VỐN QUỸ TIỀN MẶT
- Hình thức kế toán : Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kết toán trong bộ máy kế toán của công ty:
- Kế toán trưởng : Là người giúp việc cho Giám đốc về tổ chức điều hành bộ máy kế toán, là người chịu trách nhiệm chung về báo cáo tài chính của công ty. Xét duyệt, kiểm tra các công việc liên quan đến kế toán tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: : Là người trợ lý cho kế toán trưởng giúp tổng hợp số liệu lập các báo cáo thuế, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính đưa lên kế toán trưởng xem xét và ký duyệt.
- Kế toán thuế: Thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước, hạch toán các loại thuế phát sinh. Theo dõi chi tiết trên các sổ thuế 13311, 13312, 3331 …
- Kế toán bán hàng và công nợ: Nhiệm vụ theo dõi doanh thu bán hàng và các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán. Theo dõi sát để có kế hoạch thu tiền và trả tiền kịp thời hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn và tăng khả năng lạm dụng vốn của người bán. Theo dõi và quản lý trên các sổ chi tiết TK511, TK 131, TK 331.
- Kế toán vật tư, hàng hoá: Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến vật tư hàng hoá trong kho cũng như đang đi đường của công ty. Xem xét tình hình nhập xuất tồn, mở sổ chi tiết vật tư hàng hoá, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
- Kế toán vốn quỹ tiền mặt: Hạch toán kế toán tình hình vốn kinh doanh của công ty: biến động vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chia theo vốn góp. Tình hình biến động của quỹ tiền mặt: thu chi của công ty vì khách hàng chủ yếu thanh toán với công ty bằng tiền mặt (nhưng thanh toán với người bán chủ yếu qua ngân hàng bằng việc mở L/C), tổng hợp và theo dõi trên sổ quỹ tiền mặt.
- Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh: Tập hợp và phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cuối kỳ kết chuyển chi phí, doanh thu, giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN
1. Hình thức kế toán:
Công ty TNHH Thanh Phong là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và quy trình khép kín. Doanh nghiệp hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với sơ đồ như sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chính sách kế toán của công ty :
+ Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
+ Chế độ kế toán hiện hành công ty đang áp dụng: theo quyết định số 1141 –TC/QĐ/CĐKTngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và vận dụng chuẩn mực kế toán theo thông tư 89.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho và hàng xuất bán : phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp khấu hao : khấu hao theo phương pháp bình quân.
+ Tỷ giá ghi sổ: tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
a) Hạch toán ban đầu
* Các chứng từ sử dụng :
- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Biên lai thu tiền
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Thẻ kho
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hoá đơn tiền điện
- Hoá đơn tiền nước
- Hoá đơn cước vận chuyển, bốc xếp
- Biên bản thanh lý TSCĐ…….
* Trình tự luân chuyển chứng từ của một số loại chứng từ chủ yếu:
Sơ đồ 5: Trình tự luân chuyển phiếu thu
Trách nhiệm
Công việc
Người nộp tiền
Kế toán thanh toán
Kế toán trưỏng
Thủ quỹ
1.Đề nghị được nộp tiền
2. Lập phiếu thu
3. Ký phiếu thu
4. Thu tiền
5. Ghi sổ
6. Bảo quản và lưu trữ
(1)
(2)
(5)
(6)
(3)
(4)
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm : kiểm soát chặt chẽ về mặt lợi ích.
- Nhược điểm : nếu vắng KT trưởng thì không thu được tiền
Sơ đồ 6: Trình tự luân chuyển phiếu chi
Luân chuyển
Công việc
Người nhận tiền
Kế toán thanh toán
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Đề nghị chi
Duyệt chi
Lập phiếu chi
Ký phiếu chi
Chi tiền
Ghi sổ
Bảo quản và lưu trữ
(1)
(4)
(8)
(9)
(2)
(6)
(3)
(5)
(7)
*Ưu nhược điểm:
+Ưu điểm: trình tự luân chuyển ngắn đảm bảo tính kiểm tra, xét duyệt.
+ Nhược điểm : không thuận lợi về mặt thời gian và nhân sự.
Sơ đồ 7: Trình tự luân chuyển phiếu BQ va LT
Kế toán HTK
Thủ kho
Bộ phận cung ứng
Nghiệp vụ xuất kho
Người có nhu cầu
Thủ trưởng, KT trưởng
xuất kho Lập chứng từ xin xuất
Duyệt xuất
Lập phiếu xuất kho
Xuất hàng, ghi thẻ kho
Ghi sổ
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: chặt chẽ đảm bảo hàng hoá, nguyên vật liệu được quản lý có hệ thống
+ Nhược điểm : trình tự luân chuyển phức tạp qua nhiều trung gian
Sơ đồ 7: Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho
Cán bộ cung ứng
Người
nhập
hàng
Ban
Kiểm
nghiệm
Phụ trách cung ứng
Thủ kho
Kế toán HTK
Bảo quản và lưu trữ
Đề nghị nhập
Kiểm hàng và lập BBKN
Lập phiếu nhập kho
Kỳ phiếu nhập kho
Kiểm hàng, ghi thẻ kho
Ghi sổ
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: quản lý theo từng hàng hoá tiện lợi, chặt chẽ
+ Nhược điểm : không thuận lợi về thời gian và lãng phí nhân lực
b) Vận dụng hệ thống tài khoản:
b1) Hệ thống tài khoản sử dụng:
3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán của công ty:
Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ hằng ngày
Sổ cái
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ tài sản cố định
Sổ chi tiết vật tư sản phẩm hàng hóa
Thẻ kho
Sổ chi phí sản xuất
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Sổ chi tiết tiền gửi tiền vay
Sổ chi tiết thanh toán với người bán người mua, thanh toán nội bộ, thanh toán với ngân sách…
Sổ chi tiết bán hàng.
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHONG
A- HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHONG
I- ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẨM
Các thành phẩm của Công ty TNHH Thanh Phong lắp ráp ra đều có chung đặc điểm là một phần linh kiện được nhập khẩu từ nước ngoài, một phần linh kiện được nội địa hoá trong nước. Do vậy, hạch toán kế toán thành phẩm tại Công ty TNHH Thanh Phong cũng được chia làm 02 phần: Phần nhập khẩu và phần mua trong nước
+ Nghiệp vụ mua hàng trong nước:
Khi mua hàng về nhập kho căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 152 : trị giá mua chưa thuế
Nợ TK 133(1331) : thuế giá trị gia tăng
Có TK 111, 112,