Đề tài tốt nghiệp Trạm trung gian F19 35-22kv

Hiện nay, hàng năm nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên, do đó nhà nước và các công ty điện tiếp tục xây dựng các nhà máy sản xuất điện, phát triển mạng lưới điện Ngành điện là ngành không thể thiếu trong quá trinh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Nguồn Trong cuộc sống điện có vai trò rất quan trọng. Việc đào tạo ra các kỹ sư ngành điện có vai trò quan trọng không kém. Ngày nay theo đà phát triển của xã hội mà điều kiện học tập của sinh viên nói chung và sinh viên ngành điện nói riêng đã được cải thiện rất nhiều,rất thuận lợi.

doc31 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài tốt nghiệp Trạm trung gian F19 35-22kv, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮKLẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TÂY NGUYÊN ************** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  ĐỀ TÀI: TRẠM TRUNG GIAN F19 35/22kV Bậc đào tạo : TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Loại hình đào tạo : CHÍNH QUI Ngành : ĐIỆN CN&DD Thời gian đào tạo : 2 NĂM Học sinh thực hiện : NGUYỄN VĂN LY Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN HUY TUẤN NĂM 2012 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Ngày ….. tháng ……. năm …. Giáo viên hướng dẫn Nhận xét của đơn vị thực tập Ngày ….. tháng ……. năm …. (Ký tên, đóng dấu) LỜI CẢM ƠN Để có được những buổi thực tập rất bổ ích và hiệu quả tại công ty điện lực Daklak -Điện lực Cư’Mgar thì trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến. Ban giám đốc điện lực Cư’Mgar, các anh chị ở phòng kỹ thuật quản lý vận hành đường dây và trạm, đặc biệt em xin cảm ơn anh Hoan, anh Vinh, và các anh trong tổ của anh Vinh như anh Tiếp, anh Tùng, anh Nam, anh Hên, anh Tân, anh Ngọc… Đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thưc tập. Bên cạnh đó em xin cảm ơn sự chỉ dẩn tận tình của thầy Nguyễn Huy Tuấn đã giúp đỡ e hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm bài báo cáo, em khó tránh khỏi những thiếu sót kính mong các chú, các anh trong công ty điện lực Cư’Mgar, và các thầy cô trong khoa bỏ qua và tận tình chỉ dẩn thêm. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, hàng năm nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên, do đó nhà nước và các công ty điện tiếp tục xây dựng các nhà máy sản xuất điện, phát triển mạng lưới điện Ngành điện là ngành không thể thiếu trong quá trinh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Nguồn Trong cuộc sống điện có vai trò rất quan trọng. Việc đào tạo ra các kỹ sư ngành điện có vai trò quan trọng không kém. Ngày nay theo đà phát triển của xã hội mà điều kiện học tập của sinh viên nói chung và sinh viên ngành điện nói riêng đã được cải thiện rất nhiều,rất thuận lợi. Ngành điện là một ngành có rất nhiều triển vọng trong xã hội hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì vậy em cùng nhiều bạn sinh viên đã chọn ngành điện là nghề nghiệp của mình sau này. Học sinh sinh viên trường trung cấp kinh tế công nghệ tây nguyên là sinh viên của một trường kỹ thuật do vậy điều kiện thực hành là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy trước khi tốt nghiệp sinh viên chúng em đã được nhà trường tạo điều kiện cho đi thực tập để tích lũy thêm vốn làm việc, kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như được áp dụng kiến thức mình được học ở nhà trường vào thực tế công việc. May mắn cho chúng em khi xin được thực tập tại điện lực Cư’Mgar thuộc điện lực Daklak. Đây là một công ty rất có tiềm năng phát triển và có điều kiện giúp các sinh viên đi thực tập làm tốt công việc của mình. Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị cô chú trong công ty và sự hướng dẫn của thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Huy Tuấn chúng em đã thực hiện tốt kỳ thực tập của mình. TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP I. Thời gian thực tập - Bắt đầu: 04/06/2012 - Kết thúc: 01/07/0212 II. Địa điểm thực tập - Công ty tiếp nhận thực tập: Điện lực Cư’Mgar - Lĩnh vực hoạt động: Quản lý, vận hành đường dây và trạm III. Nội dung hoạt động thực tập Trong quá trình thực tập tại phòng ban tiếp cận và va chạm với những công việc sau: - Phát quang tuyến đường dây - Kiểm tra máy biến áp và các thiết bị MBA - Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng , sữa chữa đường dây trung áp. - Vệ sinh và thay xà, sứ - Kéo đường dây mới IV. Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Huy Tuấn PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN LỰC CƯ’MGAR.  Hình 1 : Trụ sở làm việc điện lực Cư’Mgar 1. Địa chỉ và sự hình thành . a. Địa chỉ. Y Ngông Niê Kdăm, thị trấn Quảng Phú, Cư’Mgar, Đăklăk. b. Sự hình thành. - Trạm điện Cư’Mgar được thành lập ngày 01/04/2001 theo quyết định của Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Trung). - Đến ngày 1/04/2004 Công ty Điện 3 có Quyết định về việc đổi tên Trạm điện Cư’mgar thành Chi nhánh Điện Cư’Mgar. - Đến ngày 1/05/2010 Tổng Công Ty Điện Lực Miền Trung có quyết định đổi tên chi nhánh Điện Cư’Mgar thành Điện Lực Cư’Mgar. 2. Sơ đồ tổ chức nhân lực.  3. Đặc điểm công tác quản lý. Hiện tại, Điện lực Cư’Mgar quản lý: Quản lý vận hành ĐD371F3 (35kV). Quản lý vận hành trạm biến áp trung gian F19. Quản lý vận hành lưới điện 22kV và các trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD472F19. Quản lý vận hành lưới điện 22kV các trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD472CMG và ĐD476CMG. Quản lý vận hành lưới điện 22kV các trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD473E47 và ĐD475E47. Quản lý vận hành lưới điện 22kV các trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD471HT. Quản lý vận hành 24 trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD475HT và 1 trạm biến áp phụ tải thuộc ĐD474E48. Quản lý vận hành lưới điện hạ thế, hệ thống đo đếm bán lẻ trên địa bàn Huyện Cư’Mgar. 4. Đặc điểm kinh doanh. Hiện tại, Điện lực Cư’Mgar cung cấp, bán điện cho 37686 khách hàng trong đó: Điện 3 pha là 3.315 khách hàng. Điện 1pha là 34.371 khách hàng. 5. Thống kê lưới điện. TT  Hạng Mục  ĐVT  Điện Lực  Khách Hàng   1  Đường dây 35kV  Km  32.606    2  Đường dây 22kV  Km  320.519  40.118   3  Đường dây 0,4kV  Km  472.054  1.654   4  Trạm trung gian  Trạm  1    5  Trạm phân phối  Trạm  212  120   6  Tụ bù trung áp  Bộ  5    7  Tụ bù hạ áp  Bộ  36  32   8  Máy cắt trung thế  Máy  8    9  Recloser  Máy  1    10  Dao cách li  Cái  25    11  FCO  Cái  25  2   12  Dao NĐCĐ  Cái  17    PHẦN II. NỘI DUNG THỰC TẬP. 1. Giới thiệu chung.  Hình 2 : Máy biến áp 1.1. Định nghĩa Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Hệ thống điện đầu vào máy biến áp( trước lúc biến đổi) có: điện áp U1, dòng điện I1, tần số f. Hệ thống điện đầu ra của máy biến áp( sau khi biến đổi) có: điện áp U2, dòng điện I2, tần số f. Trong các bản vẽ máy biến áp được kí hiệu: Đầu vào của máy biến áp được nối vào nguồn điện, được coi là sơ cấp. Đầu ra nối với tải gọi là thứ cấp. Các đại lượng, các thông số sơ cấp trong ký hiệu có ghi chỉ số 1: số vòng dây sơ cấp N1, điện áp sơ cấp U1, dòng điện sơ cấp I1, công suất sơ cấp P1. Các đại lượng và thông số thứ cấp có chỉ số 2: cuộn dây thứ cấp N2, điện áp thứ cấp U2, dòng điện thứ cấp I2, công suất thứ cấp P2.  Hình 3 : Cấu tạo nguyên lý Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn sơ cấp thì máy biến áp là tăng áp, nếu điện áp thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp gọi là hạ áp. 1.2. Các thông số cơ bản Các đại lượng định mức của máy biến áp do nhà chế tạo máy biến áp quy định để cho máy có khả năng làm việc tối ưu. Có 3 đại lượng định mức cơ bản: a. Điện áp định mức: Điện áp sơ cấp định mức U1đm là điện áp quy định dây quấn sơ cấp Điện áp thứ cấp định mức U2đm là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức. Người ta quy ước, với máy biến áp 1 pha điện áp định mức là điện áp pha, với máy biến áp 3 pha thì điện áp định mức là điện áp dây. Đơn vị điện áp ghi trên máy thường là V hoặc kV. b. Dòng điện định mức: là dòng đã quy định cho mỗi dây quấn của máy biến áp, ứng với công suất và điện áp định mức. Đối với máy biến áp 1 pha, dòng điện định mức là dòng 1 pha. Đối với máy biến áp 3 pha, dòng định mức là dòng điện dây. Đơn vị ghi trên máy thường là A. Dòng điện sơ cấp định mức I1đm, dòng điện thứ cấp định mức I2đm. 1.3. Cấu Tạo.  Hình 4 : Cấu tạo chung máy biến áp a. Dây quấn Dây quấn là bộ phận dẫn điện của máy biến áp, làm nhiệm vụ thu năng lượng vào và nhả năng lượng ra. Kim loại làm dây quấn thường bằng đồng, cũng có trường hợp dùng nhôm.  Hình 5 : cấu tạo cuộn dây b. Vỏ máy : Gồm hai bộ phận là thùng và nắp thùng.  Hình 6 : Cấu tạo vỏ máy biến áp - Thùng máy biến áp: thường làm bằng thép, thường là hình bầu dục. Lúc máy biến áp làm việc, một phần năng lượng bị tiêu hao và toả ra dưới dạng nhiệt năng làm nóng dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác. Do đó, giữa máy biến áp và môi trường xung quanh có một hiệu số nhiệt độ và gọi là độ chênh nhiệt. Nếu độ chênh nhiệt đó vượt quá mức quy định sẽ làm giảm tuổi thọ cách điện và gây sự cố với máy biến áp. Để đảm bảo cho máy biến áp vận hành với tải liên tục trong thời gian quy định và không bị sự cố phải tăng cường làm lạnh bằng cách ngâm biến áp trong thùng dầu. Ngoài ra, dầu máy biến áp còn làm nhiệm vụ tăng cường cách điện. - Nắp thùng: Dùng để đậy thùng và trên đó đặt các chi tiết máy quan trọng như: + Các cửa ra của dây quấn cao áp và hạ áp: làm nhiệm vụ cách điện giữa dây dẫn với vỏ máy. + Bình giãn dầu: là một thùng hình trụ, bằng thép đặt trên nắp và nối với thùng bằng một ống dẫn dầu. + Ống bảo hiểm: làm bằng thép, thường là hình trụ nghiêng. Một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng đĩa thuỷ tinh. c. Lõi thép. Lõi thép của máy biến áp hình E gồm 3 trụ , được chế tạo bằng các lá thép mỏng cán lạnh được sơn phủ 2 mặt bằng Silicon có độ thẩm từ cao, tổn hao từ, thấp, độ bền cao. Các lá thép được xếp thành các mạch từ kín. Khung từ được bó chặt bằng các băng đai sợi thuỷ tinh epoxy và được siết ép bởi các bu lông và tấm đệm chặt. Cấu trúc lõi thép và các đai bó, bu lông ép tạo thành các vòng kín để tránh dòng phu cô, lõi thép được gông chặt và được kê trên các đầm sắt trên đáy máy. Các dây tiếp địa gông từ được đưa ra ngoài vỏ máy nhờ các sứ xuyên được đấu nối với vỏ máy bên ngoài. Trong vận hành phải bắt các đầu tiếp địa gong từ với vỏ máy. Trên các trụ của lõi thép có quấn các cuộn dây 3 pha, mỗi pha quấn trên một trụ.  Hình 7 : lõi sắt 2. Trạm và vận hành trạm F19. 2.1. Tổng quan về trạm trung gian F19. 2.1.1. Giới thiệu chung.  Hình 8: Trạm trung gian F19 Trạm trung gian F19 nằm trong lưới điện 35kV đường dây 371F3 thuộc sự quản lí của chi nhánh điện lực Cư’Mgar. Trạm F19 gồm 2 máy biến áp : T1 35/22kV có dung lượng 5600KVA. T2 35/22kV có dung lượng 6300KVA. Trạm F19 chia làm 2 đường dây: Đường dây : ĐD471F19. Đường dây : ĐD472F19, Hiện tại ĐD47119 đã được đấu vào lưới điện của trạm 110kV Cư’Mgar và T1 có dung lượng 5600KVA đã ngừng hoạt động.  Hình 9: Sơ đồ nguyên lý của trạm  Hình 10 : Sơ đồ mặt bằng trạm F19 2.1.2. Thông số của các máy biến áp T1 5600 KVA + Công suất định mức: 5600 KVA + Điện áp định mức: 35/22 kV + Tổ nối dây: Y/Y + Tần số 50 Hz + Công suất một pha. St = =  = 1866.67 KVA + Công suất một trụ. S’=  =  = 1866.67 KVA Trong đó: m là số pha, t là số trụ tác dụng. + Dòng điện định mức. I1== = 92.4 A I2 =  =  = 147 A + Dòng điện pha định mức. Dòng phía cao áp If1 = I1 = 92.4 A Dòng phía hạ áp If2 = I2 = 147 A +Điện áp pha định mức. Phía cao áp. Uf1 =  =  = 20.2 kV Phía hạ áp. Uf2 =  =  = 12.7 kV T2 6300 KVA. + Công suất định mức: 6300 KVA + Điện áp định mức: 35/22 kV + Tổ nối dây: Y/Y + Tần số 50 Hz + Công suất một pha. St = =  = 2100 KVA + Công suất một trụ. S’=  =  = 2100 KVA Trong đó: m là số pha, t là số trụ tác dụng. + Dòng điện định mức. I1== = 104 A I2 =  =  = 165 A + Dòng điện pha định mức. Dòng phía cao áp If1 = I1 = 104 A Dòng phía hạ áp If2 = I2 = 165 A +Điện áp pha định mức. Phía cao áp. Uf1 =  =  = 20.2 kV Phía hạ áp. Uf2 =  =  = 12.7 kV 2.1.3. Một số trang thiết bị trong trạm F19. a. Máy cắt. Là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện ở điện áp cao khi không thể đóng ngắt trực tiếp bằng tay. Có 4 máy cắt trong trạm. Máy cắt 332: Nằm phía cao áp 35kV vào máy biến áp T2. Máy cắt 432: Nằm phía đầu ra hạ áp 22kV của máy biến áp T2. Máy cắt 331: Nằm phía cao áp 35kV vào máy biến áp T1. Máy cắt 471 : Nằm sau dao cách li 471-1.  Hình 11: Máy cắt 35kV  Hình 12 : Máy cắt hạ thế 22kV b. Dao cách li. Dùng để đóng cắt mạch điện cao áp khi có dòng điện hay đẳng áp. DCL tạo khoảng cách nhìn they cho công nhân vận hành hay công nhân sửa chữa khi cần thao tác hay sửa chữa bộ phận mạch điện. Có 7 dao cách li trong trạm. DCL 332-1 nằm trước máy cắt 332. DCL 432-2 nằm sau máy cắt 432. DCL 331-1 nằm trước máy cắt 331. DCL 431-1 nằm sau máy biến áp T1. DCL 472-2 nằm đầu dường dây ĐD472F19. DCL 471-1 nằm đầu đường dây ĐD471F19. DCL 412-2 nằm giữa liên lạc giữa 2 đường dây ĐD472F19 và ĐD471F19.  Hình 13 : Dao cách li 35kV  Hình 14: Dao cách li 22kV c. Các thiết bị đo đếm. - Máy biến dòng: Dùng để biến đổi dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ để đo lường và cung cấp tín hiệu cho rơ le bảo vệ.  Hình 15: Ti - Máy biến điện áp: Dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ đo lương và rơ le bảo vệ.  Hình 16:Tu 2.2. Vận hành trạm. 2.2.1. Trước khi vận hành. Trước khi đưa vào vận hành máy biến áp phải được kiểm . + Điều chỉnh điện áp đã đặt đúng nấc chưa. + Kiểm tra máy không bị tổn thương bên ngoài ( rò rỉ dầu, móp méo vỏ thùng …) + Kiểm tra sứ cách điện cao, hạ thế không bị bể, nứt. Vệ sinh sứ bằng ancolhol ( nếu là sứ nhựa thì dung giẻ khô lau sạch ). + Kiểm tra mức dầu : nếu thấy màu trắng là đầy dầu, nếu màu đỏ là thiếu dầu và phải lien hệ để bổ sung dầu. Không được tự ý bổ sung dầu mà chưa có sự cho phép của ban quản lý kiểm tra kỹ thuật + Kiểm tra hệ thống tiếp đất. + Đo điện trở một chiều và điện trở cách điện của cuôn dây… 2.2.2. Khi vận hành. a. Khi máy biến áp làm việc bình thường. - Dòng điện cho phép của máy biến áp được quy định cụ thể cho từng máy biến áp trên cơ sở thiết kế của máy biến áp. + Nếu dòng tăng cao đột ngột do quá tải làm việc trong thời gian ngắn và nằm trong giới hạn cho phép thì có thể cho máy biến áp hoạt động bình thường. + Nếu dòng tăng cao đột ngột do ngắn mạch và máy cắt ngắt thì phải báo cho trực bạn để kịp thời xử lý. - Điện áp ra của máy biến áp phải nằm trong khoảng +5%, -10% điện áp định mức của máy biến áp. - Thường xuyên kiểm tra cách điện máy biến áp, trạm. - Khi máy biến áp làm việc bình thường, hệ thóng rơle bảo vệ và điều khienr tự động phải ở trạng thai sẳn sàng làm việc. - Trực ca phải căn cứ vào các đồng hồ ở các tủ diều khiển và đồng hồ nhiệt độ MBA mỗi giờ ghi một lần chỉ số dòng điện, điện áp, nhiệt độ của máy. Nếu MBA quá tải thì cứ 30 phút phải ghi chỉ số và nhiệt độ MBA một lần. - Trực ca phải kiểm tra MBA theo các nội dung sau: + Kiểm tra tiếng kêu của máy. + Kiểm tra mức dầu trên bình dầu phụ,kiểm tra đồng hồ đo mức dầu. + Kiểm tra nhiệt độ MBA và nhiệt độ cuộn dây. + Kiểm tra tình trạng các sứ xem có vết rạn nứt, vết phóng điện không. + Kiểm tra xem có vết rò rỉ dầu trên thân máy và các mặt bích không. + Kiểm tra bộ phận làm mát của máy. + Kiểm tra rơle hơi xem có khí bên trong không nếu có phải xả hết . + Kiểm tra các đồng hồ đo lường và các tín hiệu máy. + Kiểm tra các thanh cái và các đầu cốt bắt dây dẩn vào máy. + Kiểm tra tiếp địa thân máy và tiếp địa trung tính của máy. + Kiểm tra các thiết bị chống sét. + Kiểm tra các hệ thống cứu hỏa và các trang bị phòng cháy. + Kiểm tra sự phát nhiệt của các đầu cực cao áp sứ MBA. - Trực ca phải kiểm tra MBA vào ban đêm mỗi ca 1 lần. - Kiểm tra MBA khi có dấu hiệu bát thường : + Khi một trong các bảo vệ rơle, bảo vệ nhiệt độ, áp lực, dòng dầu, so lệch tác động. + Khi có các biến động về thời tiết : mưa to, gió lớn, sét, nhiệt độ môi trường thay đổi lớn. b. Khi máy biến áp làm việc không bình thường hoặc sự cố. - Trong tường hợp MBA tự dộng cắt ra do các thiết bị bảo vệ bên trong tác động cần tiến hành kiểm tra lại MBA, thử nghiệm máy, phân tích khí trong dầu MBA để xác định nguyên nhân cắt MBA. Chỉ cho phép đong MBA khi đã phát hiện ra nguyên nhân, khắt phục những hưng hỏng và được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật công ty. -Trong trường hợp cắt MBA do cá bảo vệ khác không liên quan đến hư hỏng bên trong thì cho phép đóng điện MBA sau khi đã kiểm tra tình trạng bên ngoài MBA bình thường. - Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu thì cần kiểm tra bên ngoài máy và lấy khí để phân tích, kiểm tra màu sắc, tính chất cháy của khí. Khi phát hiện và kiểm tra thấy các dấu hiệu hư hỏng rõ ràng ( rạn nứt, cháy, chảy dầu ) cần phải cắt ngay MBA - Nếu không có dấu hiệu hư hỏng nhưng kết quả kiểm tra khí thấy khí cháy được hoặc trong khí có các sản phẩm phá huỷ lớp cách điện thì phải cắt ngay MBA - Nếu kiểm tra thấy không có các hiện tượng trên, cho phép MBA làm việc tiếp nhưng phải theo dõi thường xuyên , nếu có xuất hiện khí trong rơ le và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo cáo ngay Giám đốc để có phương án, và tìm nguyên nhân. - MBA phải cắt ra khỏi vận hành khi có các hiện tượng sau : . + có tiếng kêu mạnh , không đều. + Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức. + Nhiệt độ lớp dầu trên của máy tăng đến 90 °c hoặc nhiệt độ cuộn dây tăng đến 95°c. + Dầu chảy ra ngoài qua van tự xả áp lực hoặc thùng dầu phụ ( mức dầu vượt Max). + Mức dầu hạ thấp dưới mức qui định trên bình dầu phụ ( mức min ) hoặc dầu tiếp tục hạ thấp mà không có khả năng để khắc phục nếu không cắt điện máy . + Thay đổi mầu sắc của dầu đột ngột. + Có chỗ vỡ và nứt ở các sứ, xuất hiện dấu vết phóng điện bề mặt có vết nức, phóng điện trên bề mặt máy , phồng vỏ máy. - Sau khi đã tìm ra nguyên nhân và khắc phục các hiện tượng trên, chỉ cho phép vận hành lại MBA khi có lệnh của Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty. - Tất cả mọi xử lý trong vận hành MBA khi có các hiện tượng không bình thường và trong sự cố phải ghi vào Nhật ký vận hành và Lý lịch của MBA. c. Phòng cháy chữa cháu cho trạm biến áp. - MBA dầu rất dễ xảy ra cháy khi ngắn mạch phát sinh hồ quang điện hoặc khi tiếp xúc với lửa. Vì vậy khi vận hành phải tuân theo các quy định về phòng chữa cháy. - Khi MBA bị cháy phải thực hiện các quy định dưới đây : + Báo ngay cho lực lượng phòng chữa cháy của trạm, Công ty và địa phương. + Kiểm tra các máy cắt 3 phía của MBA có tự động cắt không nếu chưa cắt thì phải cắt ngay các máy cắt, các dao cách ly của các máy cắt tổng, tiếp địa 3 phía MBA. Cắt nguồn đến hê thống làm mát và điều áp MBA . + Nếu lửa vẫn cháy cần ngăn cách vùng bị cháy với vùng lửa có thể lan tới và cử người trực ban bảo vệ trên đường qua lại và hướng dẫn các đơn vị chữa cháy ngoài trạm vào phối hợp chữa cháy. + Đóng van dầu trên đường ống với bình dầu phụ nếu có thể, đồng thời dùng bình C02 , bọt hoá học và cát để cứu hoả. + Dùng thiết bị vòi phun nước của hệ thống cứu hoả trạm để dập tắt ngọn lửa. - Khi dầu trên nắp máy bị cháy , cần tháo dầu ở van xả dầu sao cho dầu trong máy thấp hơn bộ phận hư hỏng. Để tăng tốc độ làm mát dầu cần phun nước vào thùng MBA. - Khi máy có khả năng nổ cần phải có các biện pháp an toàn về sử dụng dụng cụ áo, mũ, găng,... , đứng ở chỗ nấp hoặc cách một khoảng an toàn từ người tới máy khi chữa cháy. - Nếu khu vực cháy có nguy hiểm cho thiết bị đựng dầu ở gần cần phải dùng tường chắn đất, vật ngăn cách bằng vật liệu không cháy để ngăn cách ngọn lửa nếu vùng cháy ảnh hưởng đến những thiết bị có điện thì cần cắt điện những thiết bị đó. d. Bảo dưỡng máy biến áp. Bảo dưỡng thường kỳ MBA mỗi năm một lần với các nội dung sau: + Khắc phục các khuyết tật trong quá trình vận hành. + Vệ sinh sạch sẽ thùng máy biến áp và hệ thống làm mát. + Khắc phục các chỗ rò rỉ dầu ở trên thùng máy, các mặt bích, van dầu,... + Bổ sung đầu mói vào bình dầu phụ tới mức tiêu chuẩn , dùng dầu cùng loại đủ tiêu chuẩn. + Kiểm tra độ xiết chặt các bu lông các mặt bích, chỗ nối. + Thay silicagen hoặc sấy lại silicagen trong các bộ thở nếu màu sắc thay đổi, bổ sung dầu vào đĩa dầu cho đủ mức. + Tra dầu mỡ, sửa chữa các bộ quạt gió, bơm dầu nếu bị hư hỏng, kẹt. + Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ đo mức d